Luận văn Thạc sĩ Y học: Nồng độ hs-CRP huyết tương và hình thái, tổn thương động mạch cảnh đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm xác định nồng độ hs-CRP huyết tương và hình thái, tổn thương động mạch cảnh đoạn ngoài sọ trên siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với hình thái tổn thương động mạch cảnh đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Nồng độ hs-CRP huyết tương và hình thái, tổn thương động mạch cảnh đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ HIẾU NỒNG ĐỘ hs - CRP HUYẾT TƯƠNG VÀ HÌNH THÁI, TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CẢNH ĐOẠN NGOÀI SỌ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2016
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ HIẾU NỒNG ĐỘ hs - CRP HUYẾT TƯƠNG VÀ HÌNH THÁI, TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CẢNH ĐOẠN NGOÀI SỌ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 Chuyên ngành: NỘI KHOA Mã số: 60.72.01.40 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Bùi Thị Thu Hương 2. PGS.TS Trịnh Xuân Tráng THÁI NGUYÊN - NĂM 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thị Hiếu
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Bộ môn Nội, các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Thái Nguyên, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Trịnh Xuân Tráng, TS Bùi Thị Thu Hương, các thầy, cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Khoa Khám bệnh, Khoa Sinh hóa, Khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cùng toàn thể anh chị em lớp Cao học Nội K18 đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Thái nguyên, tháng 11 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Hiếu
- CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ADA American Diabetes Association (Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ) BMI Chỉ số khối cơ thể CDC Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (Center of Disease Control) CT Cholesterol CRP Protein phản ứng C (C- Reactive Protein) ĐM Động mạch ĐMC Động mạch cảnh ĐTĐ Đái tháo đường HbA1c Hemoglobin gắn đường (Glycosylated Hemoglobin) HDL-C Lipoprotein tỷ trọng cao (High Density Lipoprotein- Cholesterol) Hs-CRP Protein phản ứng C độ nhạy cao (High Sensitivity C- Reactive Protein) IMT Bề dày lớp áo trong - áo giữa (Intima media thickness) MXV Mảng xơ vữa TG Triglycerid SA Siêu âm XVĐM Xơ vữa động mạch WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 35 Bảng 3.2 Kết quả chỉ số lipid máu của các đối tượng nghiên cứu 36 Bảng 3.3 Kết quả kiểm soát glucose máu và HbA1C của các đối tượng 37 nghiên cứu Bảng 3.4 Kết quả hs-CRP của các đối tượng nghiên cứu 37 Bảng 3.5 Kết quả phân độ hs-CRP ở đối tượng nghiên cứu 38 Bảng 3.6 Nồng độ trung bình hs-CRP huyết tương theo nhóm tuổi 38 Bảng 3.7 Kết quả nồng độ trung bình hs-CRP huyết tương theo giới 39 Bảng 3.8 Sự thay đổi nồng độ hs-CRP huyết tương theo BMI 39 Bảng 3.9 Sự thay đổi nồng độ hs-CRP huyết tương theo thời gian phát 40 hiện bệnh Bảng 3.10 Sự thay đổi nồng độ hs-CRP huyết tương theo chỉ số phân loại 40 glucose huyết Bảng 3.11 Sự thay đổi nồng độ hs-CRP huyết tương theo chỉ số phân loại 42 HbA1C Bảng 3.12 Sự thay đổi nồng độ hs-CRP huyết tương theo lipid máu 42 Bảng 3.13 Đặc điểm hình thái động mạch cảnh 43 Bảng 3.14 Đặc điểm IMT động mạch cảnh của đối tượng nghiên cứu 44 Bảng 3.15 Đặc điểm hình thái động mạch cảnh theo nhóm tuổi 44 Bảng 3.16 Đặc điểmhình thái động mạch cảnh theo giới 45 Bảng 3.17 Đặc điểmhình thái động mạch cảnh theo BMI 46 Bảng 3.18 Đặc điểm hình thái IMT ĐMC theo thời gian phát hiện bệnh 47 Bảng 3.19 Tỷ lệ MXV động mạch cảnh trên đối tượng nghiên cứu 48 Bảng 3.20 Số lượng MXV ĐMC theo vị trí của đối tượng nghiên cứu 48
- Bảng 3.21 Số lượng MXV động mạch cảnh của đối tượng nghiên cứu 49 Bảng 3.22 So sánh đặc điểm hình thái động mạch cảnh giữa nhóm có tăng 49 hs-CRP và không tăng hs-CRP Bảng 3.23 Liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với tình trạng vữa 50 xơ động mạch cảnh Bảng 3.24 Liên quan giữa nồng độ hs-CRP với độ dày lớp IMT 50 Bảng 3.25 Liên quan giữa nhóm có tăng hs-CRP và không tăng hs-CRP 52 với số lượng mảng xơ vữa
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………Error! Bookmark not defined. Chương 1 …………………………………………………………………..Error! Bookmark not defined. TỔNG QUAN ……………………………………………………………….. Error! Bookmark not defined. 1.1. Đái tháo đường ..................................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Protein phản ứng-C (C reactive protein-CRP)Error! Bookmark not defined. 1.3. Vữa xơ động mạch ở bệnh nhân đái tháo đườngError! Bookmark not defined. Chương 2 ………………………………………………...……………….Error! Bookmark not defined. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…..…..…………….…Error! Bookmark not defined. 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........ Error! Bookmark not defined. 2.3. Phương pháp nghiên cứu...................... Error! Bookmark not defined. 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu ........................ Error! Bookmark not defined. 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá và các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ... Error! Bookmark not defined. 2.6. Phương pháp xử lý số liê ̣u.................... Error! Bookmark not defined.
- 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........ Error! Bookmark not defined. Chương 3…………………………….……….………………………… Error! Bookmark not defined. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……….……….…………………… … Error! Bookmark not defined. 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứuError! Bookmark not defined. 3.2. Kết quả hs-CRP huyết tương và hình thái, tổn thương động mạch cảnh đoạn ngoài sọ............................................... Error! Bookmark not defined. 3.3. Mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết tương và tình trạng tổn thương ĐMC đoạn ngoài sọ ........................ Error! Bookmark not defined. Chương 4……………………….……….………………………… ……Error! Bookmark not defined. BÀN LUẬNError! Bookmark not defined. 4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứuError! Bookmark not defined. 4.2. Nồng độ hs-CRP huyết tương và hình thái tổn thương động mạch cảnh đoạn ngoài sọ bằng siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.............................. Error! Bookmark not defined. 4.3. Mối liên quan giữa nồng hs-CRP huyết tương và tình trạng tổn thương động mạch cảnh đoạn ngoài sọ ở đối tượng nghiên cứuError! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ………………….……….……………………………………..Error! Bookmark not defined. KHUYẾN NGHỊ………………….……….…………………………. ……Error! Bookmark not defined.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO………………….……….……………………… Error! Bookmark not defined. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh phổ biến nhất thế giới hiện nay, là mối quan tâm của các chuyên gia y tế và sự chú ý của các nhà quản lý xã hội. ĐTĐ týp 2 phát triển luôn gắn với sự tăng tỷ lệ các biến chứng mạn tính như các biến chứng về mắt, tim, thận, thần kinh; một trong những
- biến chứng nặng nề của bệnh ĐTĐ là biến chứng mạch máu. Trong đó, biến chứng mạch máu lớn là nguyên nhân bệnh tật và tử vong hàng đầu ở bệnh nhân ĐTĐ [22]. Theo ước tính của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, năm 2012 trên toàn thế giới có 371 triệu người bệnh đái tháo đường và ước tính đến năm 2030 sẽ có 552 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. ĐTĐ được xếp vào nhóm 10 bệnh mạn tính không lây nhiễm đứng hàng đầu thế kỷ 21 [44]. Y học ngày nay đề cập nhiều đến vai trò quan trọng của hiện tượng viêm trường diễn thành mạch trong cơ chế bệnh sinh của các bệnh xơ vữa động mạch (XVĐM). Trên cơ sở viêm trường diễn này sẽ lắng đọng các loại lipid, dần dần gây XVĐM, yếu tố viêm giữ vai trò chính trong tất cả các giai đoạn của mảng xơ vữa, từ giai đoạn sớm hình thành đến giai đoạn mảng xơ vữa phát triển và ngay cả lúc mảng xơ vữa bị vỡ, gây tắc nghẽn dòng chảy trong động mạch làm xuất hiện các biến chứng. Phản ứng viêm tại lớp nội mạc mạch máu không những tham gia vào cơ chế bệnh sinh của bệnh, mà còn là yếu tố làm duy trì, phát triển quá trình biến chứng và tăng tỷ lệ tử vong [60]. Quá trình viêm này có thể phát hiện được bằng xét nghiệm CRP (protein phản ứng C, C- Reactive protein) - một yếu tố chỉ điểm nhạy nhất của viêm và nhiễm trùng. Khi có phản ứng viêm thì nồng độ CRP tăng; tuy nhiên, trong viêm do XVĐM là hiện tượng viêm mạn ở mức độ thấp nên không gây tăng CRP thông thường. Nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật, những năm gần đây đã có thể phát hiện CRP ở mức rất thấp, từ 0,1-0,2 mg/l, đó là xét nghiệm định lượng CRP độ nhạy cao (High Sensitivity C-Reactive protein - hs-CRP) và hs-CRP đã được dùng phổ biến trong các bệnh tim mạch, bệnh chuyển hoá, ĐTĐ. Xét nghiệm hs-CRP phát hiện những thay đổi rất nhỏ của CRP trong quá trình viêm thành mạch; mặc dù nồng độ CRP trong máu vẫn trong giới hạn bình thường (≤10 mg/l), những thay đổi đó của hs-CRP cộng với các chỉ số về lipid máu giúp tiên lượng và dự báo các biến cố như: đột quỵ, hội chứng mạch
- vành cấp… trong tương lai. Siêu âm động mạch cảnh là một xét nghiệm không xâm nhập, an toàn, dễ thực hiện, giúp phát hiện và chẩn đoán sớm tổn thương xơ vữa động mạch. Vì vậy, việc định lượng hs-CRP kết hợp với siêu âm động mạch cảnh sẽ góp phần rất lớn cho điều trị và dự phòng biến chứng của bệnh. Nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như trên thế giới khi tiến hành nghiên cứu nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân đái tháo đường đều ghi nhận sự gia tăng nồng độ hs-CRP có liên quan đến sự xuất hiện, tiến triển cũng như biến chứng của đái tháo đường [12]. Tuy nhiên, tại Thái Nguyên chúng tôi thấy ít có đề tài nghiên cứu về nồng độ hs-CRP trên bệnh nhân đái tháo đường; đặc biệt xác định mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP với tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nồng độ hs-CRP huyết tương và hình thái, tổn thương động mạch cảnh đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ” với hai mục tiêu sau: 1. Xác định nồng độ hs-CRP huyết tương và hình thái, tổn thương động mạch cảnh đoạn ngoài sọ trên siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với hình thái tổn thương động mạch cảnh đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đái tháo đường 1.1.1. Định nghĩa Tháng 1 năm 2003 các chuyên gia thuộc Ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ đã đưa ra định nghĩa: “Đái tháo đường là một
- nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc điểm là glucose huyết tăng do hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong các hoạt động của insulin hoặc cả hai”. 1.1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh đái tháo đường Trong những năm gần đây, tỷ lệ đái tháo đường gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới. Theo một thông báo của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2012 cả thế giới có 371triệu người mắc bệnh ĐTĐ, khu vực Đông nam Á có 70 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, chiếm 1/5 số người mắc bệnh trên toàn cầu. Theo ước tính của WHO, đến năm 2030 sẽ có khoảng 552 triệu người bị ĐTĐ [44]. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp phát triển hay đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau. Trong đó, nơi có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu vực Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông (7,7%), châu Âu (4,9%) và châu Phi (1,2%) [1]. Tại Việt Nam, theo công bố của WHO năm 2012 có 3,16 triệu người mắc bệnh ĐTĐ; năm 2013, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chống đái tháo đường Quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012 trên 11.000 người tuổi 30-69 tại 6 vùng gồm: miền Núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 5,7% (tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2%, thấp nhất là Tây Nguyên 3,8%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7% năm 2002 lên gần 12,8% năm 2012. Như vậy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp đôi. Đây là con số đáng báo động vì trên thế giới, phải trải qua 15 năm tỷ lệ mắc ĐTĐ mới tăng gấp đôi.
- 1.1.3. Chẩn đoán đái tháo đường Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ, theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA 2011 [43]: - Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (làm xét nghiệm ít nhất hai lần). - Glucose huyết tương bất kì ≥ 11,1 mmol/l (làm xét nghiệm ít nhất hai lần). - Glucose huyết tương 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 11,1 mmol/l. - HbA1c ≥ 6,5%. 1.1.4. Phân loại bệnh đái tháo đường - ĐTĐ týp 1: do bệnh tự miễn dịch, các tế bào tuyến tuỵ bị phá huỷ bởi chất trung gian miễn dịch, sự phá huỷ này có thể nhanh hoặc chậm. Tiến triển nhanh gặp ở người trẻ
- - Các tình trạng tăng glucose huyết đặc biệt khác: Giảm chức năng tế bào beta do khiếm khuyết gen: MODY 1, MODY 2, MODY 3, ĐTĐ ty lạp thể, giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen. Bệnh lý tuyến tụy: viêm tụy, xơ sỏi tụy, ung thư tụy… Một số bệnh nội tiết: to đầu chi, hội chứng Cushing… do thuốc, hóa chất, do nhiễm khuẩn. 1.1.5. Viêm và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2 Nhiều tác giả cho rằng phản ứng viêm được xem như yếu tố then chốt tham gia vào cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ; tuy nhiên, nguyên nhân vì sao có phản ứng viêm ở bệnh nhân ĐTĐ thì còn chưa thật sáng tỏ [37]. Một số tác giả cho rằng viêm ở bệnh nhân ĐTĐ có liên quan tới tình trạng kháng insulin trong đó vai trò của béo phì và tổ chức mỡ được nhiều tác giả đề cập tới [37], [50]; Ahmed Al-Shukaili, Saif AL-Ghafri [37] cho rằng tổ chức mỡ thừa ở người béo phì và người ĐTĐ týp 2 phát triển làm sản sinh ra TNF-α (tumor necrosis factor-α), interleukin-6 (IL-6) và các trung gian hóa học khác tham gia vào pha cấp của quá trình viêm. Rất nhiều các tiền chất viêm và các cytokin tham gia và cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ, các chất như: C-reactive protein plasminogen activator inhibitor-1 (PAI-1); amyloid-A; α-1-acid glyco protein; haptoglobin… tham gia làm tăng tình trạng kháng insulin, chúng tăng ở pha sớm của ĐTĐ týp 2 và tăng dần cùng với thời gian tiến triển của ĐTĐ [37]. Tác giả Caparevic Z cho rằng sự tích tụ, tăng bám dính và thay đổi tính oxy hóa của LDL-cholesterol là nguyên nhân khởi phát quá trình viêm. Rất nhiều quan điểm hiện nay cho rằng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2 có hiện diện của phản ứng viêm ở mức độ thấp (low-grade inflammation); nhiều nghiên cứu chỉ rõ có sự tăng bất thường các marker viêm ở bệnh nhân mới phát hiện ĐTĐ như: hs-CRP, IL6.
- Nhóm tác giả Andreas Festa, MD (2005) [62] cho rằng viêm là một phần của hiện tượng kháng insulin; sự tăng CRP ở bệnh nhân ĐTĐ có liên quan tới hiện tượng kháng insulin, sau đó là do biến chứng xơ vữa mạch máu của đái tháo đường. 1.1.6. Viêm và biến chứng mạn tính của đái tháo đường Các tác giả Juan F. Navarrol và Carmen Mora (2001) [73], qua việc tổng kết nhiều nghiên cứu về viêm và biến chứng của ĐTĐ cho thấy các biến chứng mạch máu nhỏ do ĐTĐ nguyên nhân chính là do tăng đường máu kéo dài, làm rối loạn chuyển hóa tại chỗ gây biến đổi một số enzym, làm rối loạn cơ chế điều hòa các cytokin. Tác giả này phân tích cơ chế của viêm trong biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng động mạch võng mạc và đưa ra kết luận rằng viêm có liên quan đến sinh bệnh học của biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng động mạch võng mạc do ĐTĐ.
- Nguồn: Andreas Pfützner “Circulating Biomarkers of Typ2 Diabetes and Atherosclerosis”, Institute for Clinical Research and Development Mainz, GermanyMainz, Germany Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiện tượng viêm tham gia vào cơ chế bệnh sinh của bệnh thận do ĐTĐ: Juan F. Navarrol và Carmen Mora [73] tổng kết các nghiên cứu cho thấy sự gia tăng CRP, IL6 liên quan đến tổn thương màng đáy và tổn thương cầu thận do ĐTĐ; một số tác giả còn đưa ra gợi ý dùng các thuốc chống viêm trong điều trị và phòng bệnh thận do đái tháo đường [73]. Oliver Schnell và cộng sự (2013) kết luận có mối tương quan giữa hs- CRP, HbA1c và nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 [68] . AGTabak và cộng sự (2010) kết luận rằng tử vong do các biến cố tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tăng song hành cùng nồng độ hs-CRP [36].
- 1.2. Protein phản ứng-C (C reactive protein-CRP) 1.2.1. Sơ lược về lịch sử và cấu trúc của protein phản ứng-C Năm 1930, Wiliam.S. Tillette đã tìm được một loại protein có khả năng kết tủa với C-polysacarid lấy từ phế cầu khuẩn, đặt tên là protein phản ứng-C (C-Reactive protein: CRP). Protein này được tiêm cho thỏ và thu được một kháng thể đặc hiệu, dùng kháng thể đó cho tiếp xúc với huyết tương người có chứa CRP xuất hiện một kết tủa. Mức độ kết tủa này phụ thuộc vào nồng độ CRP trong huyết tương người. Gan là nơi tổng hợp ra CRP khi cơ thể có một kích thích như các bệnh nhiễm trùng cấp và mạn tính, nhiễm siêu vi và các bệnh lý không nhiễm trùng như: ĐTĐ, THA, béo phì, bệnh mạch vành, bệnh tự miễn hoặc bệnh ác tính [67]. Thuộc nhóm pentaxin, phân tử CRP có cấu trúc dạng đĩa với 5 chuỗi peptid có hình dạng giống nhau, xếp đối xứng xung quanh một lỗ trung tâm. Kích thước đường kính ngoài 102 A0, đường kính lỗ trung tâm 30 A0. Mỗi chuỗi polypeptide có 206 acid amin, với trọng lượng phân tử 110,000- 140,000 Dalton [67].
- Hình 1.2. Mô hình cấu tạo và hoạt động của CRP (Nguồn: Subodh Verma et al (2004) 1.2.2. Động học của protein phản ứng-C trong quá trình viêm Trước khi bắt đầu có diễn tiến tăng CRP sau một kích thích, cần ít nhất vài giờ cho sự hoạt hóa neutrophil, tạo IL-6, trình diện cho quá trình sinh tổng hợp tại gan. CRP bắt đầu được tiết ra trong vòng 4-6 giờ sau kích thích viêm và đạt đỉnh trong khoảng 36-48 giờ. Đo hàng loạt CRP tại thời điểm 24 và 48 giờ sau khởi phát bệnh lý đã cải thiện độ nhạy cảm lên tương ứng 82% và 84%. Một điều quan trọng phải lưu ý là: CRP vẫn duy trì sự tăng trong vòng 24-48 giờ sau khởi phát nhiễm trùng; thời gian bán hủy sinh học là 19 giờ, giảm 50% nồng độ mỗi ngày sau khi kích thích viêm cấp tính đã được giải quyết, trở về bình thường vào ngày thứ 5-7 sau đợt viêm, bất chấp nó vẫn đang tiếp diễn, trừ khi có một đợt viêm mới; không tăng trong các bệnh lý
- mạn tính như: viêm loét đại tràng, leucemia, bệnh ký chủ chống lại mảnh ghép, cho dù có tình trạng tổn thương mô trầm trọng [65]. 1.2.3. CRP và hs- CRP Nhìn chung xét nghiệm CRP và hs-CRP là giống nhau, đều là đo lường một chất protein trong máu (CRP). Tuy nhiên, CRP độ nhạy cao (hs-CRP ) là thử nghiệm đo số lượng CRP rất nhỏ trong máu và hs-CRP cũng được xem như một chỉ điểm dự báo biến chứng mạch máu trên bệnh nhân ĐTĐ. hs-CRP là xét nghiệm có độ nhạy cao, cao hơn xét nghiệm CRP thường tới hàng trăm lần. Thông thường thử nghiệm hs-CRP được đo trong khoảng 0,1-10 mg/l và thường được dùng để đánh giá nguy cơ tim mạch. Khác với thử nghiệm hs-CRP thì các thử nghiệm CRP thường xuyên được chỉ định cho những người có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc các bệnh viêm mãn tính; CRP được đo trong khoảng 10-1000 mg /l. 1.2.4. Chức năng của CRP CRP làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong giai đoạn đầu của quá trình nhiễm khuẩn, cơ chế của quá trình này là do sự thực bào qua trung gian bổ thể, trong đó bổ thể có chức năng opsonin hoá. CRP kích thích tổng hợp yếu tố mô bởi tế bào đơn nhân và làm tăng hoạt hoá bổ thể. CRP giữ vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển xơ vữa động mạch. Yếu tố viêm giữ vai trò chính trong tất cả các giai đoạn mảng xơ vữa, ngay từ giai đoạn sớm hình thành đến giai đoạn mảng xơ vữa phát triển và cả lúc mảng xơ vữa bị vỡ và gây tắc nghẽn dòng chảy trong. CRP gắn chọn lọc với LDL-C, đặc biệt là chất LDL-C thừa được tìm thấy ở các mảng xơ vữa và thường đi kèm với nó một bổ thể được hoạt hoá trong các mảng vữa như vậy. Phức hợp gắn CRP đó hoạt hoá bổ thể, là một yếu tố tiền viêm, góp phần vào bệnh sinh của xơ vữa động mạch.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2211 | 509
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 283 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 147 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 92 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 80 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa y học cổ truyền của bệnh viện Quân Y 175
108 p | 63 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Khảo sát đặc điểm và chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an
123 p | 23 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa Y học cổ truyền của Bệnh viên Quân y 175
108 p | 16 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
102 p | 67 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan chỉ số non-HDL-C với các thể y học cổ truyền ở bệnh nhân rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp
108 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
109 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên
73 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ
85 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
77 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
78 p | 47 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố Thái Nguyên
81 p | 57 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu tình trạng kháng Insulin ở bệnh nhân suy tim điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên
84 p | 43 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố Lạng Sơn
86 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn