intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của sinh viên học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam năm 2020 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

67
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận văn trình bày thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản của sinh viên học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam; một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của sinh viên học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam năm 2020 và một số yếu tố liên quan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ĐỖ LAN PHƢƠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội – 2020
  2. KHOA KHOA HỌC VỀ SỨC KHỎE BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG ĐỖ LAN PHƢƠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 8.72.07.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN BẠCH NGỌC HÀ NỘI – 2020 Thang Long University Library
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SINH VIÊN VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN 3 1.1.1 Khái niệm vị thành niên, thanh niên và sinh viên ..................................................... 3 1.1.2 Khái niệm về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục .................................................. 4 1.1.3 Nội dung của chăm sóc sức khỏe sinh sản ................................................................ 6 1.2 GIÁO DỤC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .................................................................................................... 8 1.2.1 Trên thế giới .............................................................................................................. 8 1.2.2 Tại Việt Nam ............................................................................................................. 9 1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ............................................................................ 11 1.3.1 Trên thế giới ............................................................................................................ 11 1.3.2 Tại Việt Nam ........................................................................................................... 12 1.4 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA SINH VIÊN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN ............................................................... 19 1.4.1 Yếu tối tuổi, giới tính, vùng địa lý nơi sinh viên sinh sống .................................... 19 1.4.2 Yếu tố gia đình ........................................................................................................ 20 1.4.3 Yếu tố bạn bè và môi trƣờng xã hội ........................................................................ 20 1.5 GIỚI THIỆU VỀ HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ...................... 21 1.6 KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................................................................ 23 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 24 2.1 ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................................... 24 2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................................. 24 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 24 2.1.3 Thời gian nghiên cứu ............................................................................................... 24 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 24 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 24 2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:...................................................................................... 24 2.3 CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU ................................................................. 26
  4. 2.3.1 Biến số, chỉ số cho thông tin chung về đối tƣợng tham gia nghiên cứu ......................... 26 2.3.2 Biến số, chỉ số cho mục tiêu 1. ................................................................................ 28 2.3.3 Biến số, chỉ số cho mục tiêu 2 ................................................................................. 37 2.4 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN ................................................................. 39 2.4.1 Công cụ thu thập thông tin ...................................................................................... 39 2.4.2 Kỹ thuật thu thập số liệu .......................................................................................... 39 2.5 QUY TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN ....................................................................... 40 2.5.1 Quy trình thu thập thông tin .................................................................................... 40 2.5.2 Sơ đồ nghiên cứu ..................................................................................................... 41 2.6 SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ ......................................................... 42 2.6.1 Sai số ....................................................................................................................... 42 2.6.2 Biện pháp không chế sai số ..................................................................................... 42 2.7 XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU............................................................................... 42 2.8 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 42 2.9 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................... 43 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 44 3.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU............................................ 44 3.2 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN ................................................................................................................ 47 3.2.1 Kiến thức đúng của đối tƣợng nghiên cứu về sức khỏe sinh sản ............................ 47 3.2.2 Thái độ của đối tƣợng nghiên cứu về sức khỏe sinh sản ......................................... 56 3.2.3 Thực hành của đối tƣợng nghiên cứu về sức khỏe sinh sản .................................... 60 3.3 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA ĐỘI TƢỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU ....................... 67 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................................. 74 4.1 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN Y DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM .......................... 74 4.1.1 Về kiến thức............................................................................................................. 74 4.1.2 Về thái độ ................................................................................................................ 78 4.1.3 Về thực hành ............................................................................................................ 80 4.1.4 Đánh giá chung kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên về sức khỏe sinh sản .......................................................................................................................................... 83 4.2 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ SKSS CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ........................................ 84 4.2.1 Các yếu tố liên quan đến kiến thức về SKSS của sinh viên ....................................... 84 Thang Long University Library
  5. 4.2.2 Các yếu tố liên quan đến thái độ về SKSS của sinh viên ........................................... 85 4.2.3 Các yếu tố liên quan đến thực hành về SKSS của sinh viên ...................................... 86 4.2.4 Các yếu tố liên quan đến việc QHTD trƣớc hôn nhân của sinh viên ......................... 88 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 90 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong luận văn này trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Lan Phƣơng Thang Long University Library
  7. LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập, đƣợc sự giúp đỡ chân thành của cơ quan, nhà trƣờng, các Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập và luận văn tốt nghiệp của mình. Để có kết quả này, trƣớc tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Y dƣợc học cổ truyền Việt Nam, bộ môn Vi sinh - Ký sinh trùng đã tạo điều kiện và cho phép tôi đƣợc tham gia khóa học này. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu trƣờng Đại học Thăng Long, Phòng sau Đại học và Quản lý Khoa học, Bộ môn Y tế Công cộng – Trƣờng Đại học Thăng Long đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Bạch Ngọc, ngƣời đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức trong quá trình học tập, giúp đỡ, động viên, hƣớng dẫn tận tình và quan tâm tôi trong để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ngƣời thân trong gia đình cùng bạn bè thân thiết, những ngƣời luôn dành cho tôi sự động viên, yêu thƣơng, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Hà Nội, tháng 9 năm 2020 HỌC VIÊN Đỗ Lan Phƣơng
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Phân bố của đối tƣợng nghiên cứu theo dân tộc, giới tính và theo cấp học ... 44 Bảng 3.2: Phân bố của đối tƣợng nghiên cứu theo ngành học và cấp học .................. 44 Bảng 3.3: Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo cấp học và giới tính................................. 45 Bảng 3.4: Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo ngành học và giới tính ............................ 45 Bảng 3.5: phân bố đối tƣợng nghiên cứu về nơi cƣ trú, nơi ở hiện tại và đối tƣợng sống cùng theo năm học................................................................................................................. 46 Bảng 3.6: Kiến thức đúng của sinh viên về dấu hiệu dậy thì ............................................ 47 Bảng 3.7: Kiến thúc đúng về nguyên nhân có thai của đối tƣợng nghiên cứu................ 48 Bảng 3.8: Kiến thức đúng của đối tƣợng nghiên cứu về thời điểm dễ có thai ............... 49 Bảng 3.9: Kiến thức đúng của đối tƣợng nghiên cứu về các biện pháp tránh thai ................................................................................................................................................. 50 Bảng 3.10: Kiến thức đúng của đối tƣợng nghiên cứu về các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục ................................................................................................................................... 51 Bảng 3.11: Kiến thức đúng của đối tƣợng nghiên cứu về tác hại của nạo phá thai ... 52 Bảng 3.12: Kiến thức đúng của đối tƣợng nghiên cứu về tình dục an toàn, lành mạnh. 53 Bảng 3.13: Kiến thức đúng của đối tƣợng nghiên cứu về nơi cung cấp phƣơng tiện tránh thai........................................................................................................................................... 54 Bảng 3.14: Kiến thức đúng về các nguồn cung cấp thông tin về sức khỏe sinh sản cho sinh viên.................................................................................................................................. 55 Bảng 3.15: Tỷ lệ thái độ của đối tƣợng nghiên cứu khi bàn về vấn đề sức khỏe sinh sản ................................................................................................................................................. 56 Bảng 3.16: Mức độ chấp nhận của đối tƣợng nghiên cứu về việc quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân ...................................................................................................................... 57 Bảng 3.17: Thái độ của đối tƣợng nghiên cứu về quan điểm quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân......................................................................................................................................... 57 Bảng 3.18: Đối tƣợng nghiên cứu chia sẻ về các vấn đề sức khỏe sinh sản với bố mẹ . 59 Bảng 3.19:Thực hành của đối tƣợng nghiên cứu trong quan hệ tình dục ................... 61 Bảng 3.20: Lý do quan hệ tình dục lần đầu của đối tƣợng nghiên cứu............................ 62 Thang Long University Library
  9. ................................................................................................................................................. 62 Bảng 3.21: Lựa chọn biện pháp tránh thai của đối tƣợng nghiên cứu khi quan hệ tình dục ........................................................................................................................................... 62 Bảng 3.22: Mức độ sử dụng các biện pháp tránh thai trong quan hệ tình dục của đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................................. 63 Bảng 3.23: Lý do đối tƣợng nghiên cứu không sử dụng biện pháp tránh thai ................ 63 Bảng 3.24: Thực hành của nữ khi có thai ........................................................................... 64 Bảng 3.25: Thực hành của nam khi bạn gái có thai ........................................................... 64 Bảng 3.26: Thực hành các hành vi không an toàn của đối tƣợng nghiên cứu ................ 65 Bảng 3.27: Tỷ lệ tham gia các buổi sinh hoạt, nói chuyện truyền thông về sức khỏe sinh sản của đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................... 65 Bảng 3.28: Lý do không tham gia của đối tƣợng nghiên cứu tại các buổi sinh họat, nói chuyện truyền thông về sức khỏe sinh sản.......................................................................... 66 Bảng 3.29 Mối liên quan giữa cấp học với kiến thức sức khỏe sinh sản ................. 67 Bảng 3.30: Mối liên quan giữa ngành học với kiến thức sức khỏe sinh sản............... 67 Bảng 3.31 Mối liên quan giữa các nguồn cung cấp thông tin sức khỏe sinh sản với kiến thức về sức khỏe sinh sản.......................................................................................... 68 Bảng 3.32 Mối liên quan giữa giới tính với thực hành sức khỏe sinh sản ……….68 Bảng 3.33 Mối liên quan giữa ngành học với thực hành sức khỏe sinh sản .................. 69 Bảng 3.34 Mối liên quan giữa giới tính với thái độ sức khỏe sinh sản .................... 69 Bảng 3.35 Mối liên quan giữa tham gia các buổi sinh hoạt, nói chuyện truyền..... 69 thông với thái độ sức khỏe sinh sản ................................................................................. 69 Bảng 3.36 Mối liên quan giữa giới tính với quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân ....... 70 Bảng 3.37 Mối liên quan giữa cấp học với quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân ........ 70 Bảng 3.38 Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ về sức khỏe sinh sản.......... 70 Bảng 3.39 Mối liên quan giữa thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản ...................... 71 Bảng 3.40 Mối liên quan giữa tham gia các buổi sinh hoạt, nói chuyện truyền..... 71 thông với thực hành sức khỏe sinh sản ........................................................................... 71 Bảng 3.41: Mối liên quan giữa kiến thức với vấn đề quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân ........................................................................................................................................ 71
  10. Bảng 3.42: Mối liên quan giữa thực hành với việc chia sẻ về sức khỏe sinh sản với bố mẹ ...................................................................................................................................... 72 Bảng 3.43 Mối liên quan giữa hoàn cảnh gia đình với quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân ........................................................................................................................................ 72 Bảng 3.44 Mối liên quan giữa hành vi không an toàn với thực hành quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân ...................................................................................................................... 72 Bảng 3.45 Mối liên quan giữa hành vi xem phim, tranh ảnh nhạy cảm với quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân...................................................................................................... 73 Thang Long University Library
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân loại kiến thức của đối tƣợng nghiên cứu về sức khỏe sinh sản .... 56 Biểu đồ 3.2: Phân loại thái độ của đối tƣợng nghiên cứu về sức khỏe sinh sản.............. 60 Biểu đồ 3.3: Phân loại thực hành của đối tƣợng nghiên cứu về sức khỏe sinh sản ... 66
  12. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIDS Acquired immunodeficiency syndrome BCS Bao cao su BPTT Biện pháp tránh thai CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản CSYT Cơ sở y tế DS Dân số ĐTNC Đối tƣợng nghiên cứu HIV Human immunodeficiency virus infection ICPD Hội nghị Quốc tế về Dân số - Phát triển KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình LTQĐTD Lây truyền qua đƣờng tình dục PTTT Phƣơng tiện tránh thai QHTD Quan hệ tình dục SKSS Sức khỏe sinh sản SKTD Sức khỏe tình dục SV Sinh viên TH Thực hành TN Thanh niên TTN Thanh thiếu niên TTYT Trung tâm y tế UNFPA United Nations Fund for Population Activities (Quỹ dân số liên hợp quốc) VTN Vị thành niên WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) Thang Long University Library
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) đƣợc tổ chức vào năm 1994 tại Cairo với sự tham gia của 179 quốc gia. Tại hội nghị này, Chính phủ của 179 quốc gia tham gia đã đạt đƣợc sự đồng thuận, đồng thời cũng kêu gọi đƣa vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản và các quyền sinh sản cho phụ nữ vào vị trí trung tâm trong các hoạt động phát triển quốc gia và phát triển toàn cầu, trong đó đã nhấn mạnh đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên và thanh niên [5]. Thực hiện chƣơng trình của hội nghị ICPD, chƣơng trình dân số Việt Nam đã mở rộng nội dung và hƣớng trọng tâm vào chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe vị thành niên và thanh niên. Việt Nam hiện có hơn 64 triệu ngƣời đang trong độ tuổi lao động, chiếm trên 68% dân số, trong đó vị thành niên, thanh niên Việt Nam (nhóm dân số từ 10-24 tuổi, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới) chiếm khoảng trên 22% dân số. Những năm qua, vị thành niên thanh niên Việt Nam đã có những bƣớc phát triển khá toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần; đã và đang đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe sinh sản tình dục cho lứa tuổi này. Với lối sống hiện nay, đang tăng nhanh số thanh niên quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân, tình trạng nạo phá thai… tỷ lệ quan hệ tình dục trong học sinh và sinh viên cũng có xu hƣớng tăng cao. Những vấn đề này đe dọa trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của thanh niên [24]. Cuộc điều tra với quy mô lớn đã đƣợc thực hiện tại các tỉnh thành của đất nƣớc về vị thành niên, thanh niên với tên gọi “Điều tra quốc gia về vị thành niên thanh niên Việt Nam” từ năm 2003 đến 2010 đã cho thấy Việt Nam là một trong những nƣớc có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất trên thế giới, trong đó 20% là lứa tuổi vị thành niên, trên cả nƣớc có 5% bé gái sinh con trƣớc 18 tuổi, 15% sinh con trƣớc 20 tuổi [18]. Theo Tổng Cục Dân số, tình trạng quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn, nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đƣờng tình dục, nhiễm HIV ở vị thành niên thanh niên vẫn có
  14. 2 xu hƣớng gia tăng, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu các khu công nghiệp tập trung… Đặc biệt, kiến thức, kỹ năng cơ bản về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản của thanh niên còn nhiều hạn chế; Bên cạnh tỷ lệ nạo phá thai cao, gần đây liên tiếp xảy ra tình trạng bỏ trẻ sơ sinh tại nhiều phƣơng, gây nên những cái chết thƣơng tâm đối với các sinh linh nhỏ bé. Những mẹ bỏ con mới sinh có độ tuổi thanh niên. Điều này cho thấy tình trạng này là đáng báo động và còn có những lỗ hổng về kiến thức, thái độ và thực hành về sức khoẻ sinh sản của thanh niên. Học viện Y Dƣợc học Cổ truyền Việt Nam là trƣờng đại học y học cổ truyền đầu tiên ở Việt Nam, thành lập năm 2005. Với 15 năm hình thành và phát triển, học viện đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc. Học viện hiện nay đang đào tạo nhiều ngành nhƣ Bác sỹ Y học cổ truyền, bác sỹ Đa khoa, dƣợc sỹ đại học, hàng năm với gần 1000 sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Họ là sinh viên đến từ nhiều vùng miền trong cả nƣớc, là những cán bộ ngành y trong tƣơng lai, liệu những kiến thức, thái độ và thực hành của họ về sức khoẻ sinh sản đã đủ làm hành trang cho họ vào đời? Chính vì vậy, đề tài “Kiến thức, thái độ thực hành về sức khỏe sinh sản của sinh viên Học viện Y dƣợc học cổ truyền Việt Nam năm 2020 và một số yếu tố liên quan” đƣợc thực hiện với mục tiêu cụ thể nhƣ sau: 1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của sinh viên Học viện Y dƣợc học cổ truyền Việt Nam năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản của đối tƣợng nghiên cứu. Thang Long University Library
  15. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SINH VIÊN VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN 1.1.1 Khái niệm vị thành niên, thanh niên và sinh viên Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 -19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi từ 19 – 24 tuổi. Chƣơng trình Sức khỏe sinh sản/ Sức khỏe tình dục vị thành niên – thanh niên của khối liên Minh Châu Âu (EU)và quỹ dấn số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi từ 15 – 24 tuổi. Theo Từ điển Giáo dục học của nhà xuất bản Từ điển Bách khoa: “Sinh viên là ngƣời học của một cở sở giáo dục cao đẳng, đại học” [17]. Theo cách hiểu này, có thể phân loại sinh viên theo nhiều phạm trù khác nhau. Ví dụ sinh viên tập trung, sinh viên chính quy, sinh viên không tập trung, sinh viên tại chức, sinh viên tự do... Về độ tuổi, theo Điều 1, chƣơng I, Luật thanh niên 2005, thanh niên trong đó có cả thanh niên sinh viên là “công dân Việt Nam từ đủ mƣời sáu tuổi đến ba mƣơi tuổi” [27]. Quan điểm cho rằng tuổi thanh niên sinh viên thuộc giai đoạn tuổi thanh niên là phù hợp xét theo nhiều mặt. Theo cách hiểu đó, tuổi thanh niên là “giai đoạn phát triển bắt đầu từ sự phát dục và kết thúc vào lúc bƣớc vào tuổi trƣởng thành”. Tuy nhiên việc phát dục hay trƣởng thành về mặt sinh dục của mỗi trẻ em là hoàn toàn khác nhau. Trên thực tế, ngƣời ta thƣờng đƣa ra các chuẩn về mặt sinh lý, về mặt xã hội... để xác định lứa tuổi thanh niên. Cũng có quan niệm cho rằng nội dung tuổi thanh niên là những giai đoạn của cuộc đời. Quan niệm này có phần chặt chẽ, khoa học hơn khi cho rằng tuổi thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp, quá độ từ trẻ em đến ngƣời lớn và bao gồm lứa tuổi từ 11-12 đến 23-25 tuổi và trong đó đặc biệt lƣu ý đến 2 thời kỳ cơ bản sau:
  16. 4 + Tuổi thanh niên mới lớn (từ 14-15 đến 18 tuổi): Đặc trƣng là sự trƣởng thành về mặt cơ thể, sự chín muồi sinh vật, là giai đoạn hoàn thiện quá trình xã hội hóa đầu tiên. Tuổi thanh niên mới lớn cũng thuộc “thời kỳ chuyển tiếp trƣớc”. + Thời kỳ thứ ba của lứa tuổi chuyển tiếp (từ 18 đến 23-25 tuổi): là tuổi thanh niên muộn hay thời kỳ bắt đầu của tuổi ngƣời lớn còn gọi là “thời kỳ chuyển tiếp sau”. Lứa tuổi này “lớn” về cả hai phƣơng diện sinh học và quan hệ xã hội. Theo Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị (1992) “SV đại học, cao đẳng là những thanh niên thuộc thời kỳ chuyển tiếp sau” [32]. Việc cho rằng thanh niên nằm trong thời kỳ chuyển tiếp và SV đại học, cao đẳng thuộc thời kỳ chuyển tiếp sau cũng phù hợp với quan niệm của nhà tâm lý học ngƣời Mỹ Niky Hayes (2005) [36] khi cho rằng “thời thanh niên nhƣ một thời kỳ chuyển tiếp vai trò ngày càng tăng, đến lƣợt dẫn đến sự thay đổi nhân cách”. Theo đó việc chuyển tiếp có thể diễn ra từ trƣờng học đến nơi làm việc hay thực hành kinh nghiệm đòi hỏi thanh niên nói chung và thanh niên sinh viên nói riêng phải tập quen nhiều hành vi vai trò khác biệt nhau nhằm mục đích hƣớng tới việc hoàn thiện bản thân. Sự phát triển của thanh thiếu niên luôn là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu ở Việt Nam. Vì thanh thiếu niên đặc biệt là thanh niên sinh viên có tiềm năng to lớn quyết định sự lớn mạnh và thịnh vƣợng của đất nƣớc nên việc việc nắm đƣợc những vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của họ là hết sức quan trọng [5]. 1.1.2 Khái niệm về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục Vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS) là vấn đề khá mới mẻ, lý thú, nhạy cảm. Vấn đề này đã thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều nƣớc trên thế giới. Chính vì vậy, từ việc nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác giáo dục dân số cho thế hệ trẻ, và kể từ sau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairo, Ai Cập năm 1994 (ICPD), chƣơng trình dân số chuyển hƣớng sang quan tâm nhiều hơn đến chất lƣợng dân số, trong đó trọng tâm là nội dung chăm sóc Thang Long University Library
  17. 5 SKSS. Hầu hết các nghiên cứu về SKSS ở các nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam thƣờng hƣớng về đối tƣợng thanh, thiếu niên và nhất là vị thành niên và thƣờng là học sinh ở các trƣờng trung học cơ sở và trung học phổ thông [5]. Có thể nói, việc nghiên cứu SKSS nói chung và nghiên cứu SKSS vị thành niên nói riêng đã đƣợc tiến hành rất sớm trên thế giới, nhất là ở các quốc gia phát triển nhƣng thƣờng đƣợc gọi với những tên gọi khác nhau nhƣ sức khỏe vị thành niên hay giới tính, tình dục thanh thiếu niên. Kể từ sau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairo, Ai Cập năm 1994 (ICPD) khi đã có định nghĩa chính thức về SKSS thì việc nghiên cứu SKSS nhất là cho đối tƣợng thanh thiếu niên đang là “mối quan tâm của không những các nhà khoa học, các nhà giáo dục, các nhà quản lý xã hội mà cả các bậc cha mẹ đƣợc đẩy lên một trình độ mới” [23]. Tại Hội nghị ICPD Sức khỏe sinh sản đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh, hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thƣơng ở bộ máy sinh sản” [5]. Khái niệm SKSS trên hàm ý là con ngƣời có thể có một cuộc sống tình dục an toàn và thỏa mãn, có khả năng sinh sản, đƣợc tự do quyết định khi nào và thƣờng xuyên nhƣ thế nào trong việc này. Định nghĩa trên cũng khẳng định viêc chăm sóc SKSS là một tổng thể các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề sức khỏe sinh sản. Nó cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích là nâng cao chất lƣợng cuộc sống và các mối quan hệ riêng tƣ, chứ không phải chỉ là việc tƣ vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục [5]. Khi nói đến SKSS ngƣời ta thƣờng đề cập đến khái niệm Sức khỏe tình dục (SKTD) vì chúng có liên quan mật thiết với nhau và SKTD đƣợc xem là một nội dung SKSS. Theo Tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe tình dục đƣợc phát biểu nhƣ sau: “ SKTD là tổng hợp các khía cạnh thể chất, tình cảm, tri thức và
  18. 6 xã hội của con ngƣời có tình dục, sao cho cuôc sống của con ngƣời phong phú, tốt đẹp hơn về nhân cách, giao tiếp và tình yêu [38]. Thực hành tình dục của con ngƣời trƣớc đây thƣờng chịu sự nhìn nhận, đánh giá khắt khe và biến đổi theo thời gian, theo sự phát triển xã hội. Nhƣng hiện nay, SKTD đã ra đời những quan niệm cởi mở hơn, tiến bộ hơn do việc chúng ta ngày càng hiểu rõ bản chất sinh học, ảnh hƣởng tâm lý, giá trị nhân văn và tác động xã hội của nó. Giáo dục sức khỏe Vị thành niên (VTN) là một nội dung quan trọng đã đƣợc chính phủ chỉ đạo, đặc biệt phải tiếp tục tập trung xây dựng môi trƣờng xã hội lành mạnh cho thanh niên, nâng cao thể chấtvà tinh thần, kĩ năng sống, kiến thức về giới và sức khỏe sinh sản cho thanh niên. Nội dung giáo dục SK cho VTN chủ yếu nhƣ sau: Kiến thức cơ bản tuổi vị thành niên, thanh niên (những thay đổi về thể chất, sinh lý, tâm lý); giới và giới tính; tình bạn, tình yêu, giáo dục về tình dục, tình dục an toàn; kiến thức phòng tránh các nguy cơ có thai ngoài ý muốn, giảm các bệnh viêm nhiễm đƣờng sinh sản, phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục, phòng tránh xâm hại tình dục… Các nguy cơ trên có liên quan đến vấn đề tình dục. Giáo dục tình dục là một trong những vấn đề nhạy cảm, tuy nhiên lại hết sức cần thiết. Tình dục là một hành vi tự nhiên và lành mạnh của cuộc sống, là nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại của giống nòi. Tuy nhiên cần giáo dục cho mọi ngƣời biết cách thực hành tình dục an toàn và có trách nhiệm trong đó vai trò của nam nữ ngang nhau. Tóm lại SKSS bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có khía cạnh liên quan đến SKTD. Hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản của con ngƣời đƣợc hình thành, phát triển và tồn tại trong suốt cuộc đời. SKSS có tầm quan trọng đặc biệt với cả nam giới và nữ giới. Quá trình sinh sản và tình dục là một quá trình tƣơng tác giữa hai cá thể, bao hàm sự tự nguyện, tinh thần trách nhiệm và sự bình đẳng. 1.1.3 Nội dung của chăm sóc sức khỏe sinh sản Chăm sóc SKSS là sự phối hợp các biện pháp kỹ thuật, dịch vụ nhằm nâng cao chất lƣợng SKSS, làm cho sự hoạt động và chức năng của bộ máy sinh Thang Long University Library
  19. 7 sản đƣợc tốt hơn, khỏe mạnh hơn (bao hàm cả SKTD) chứ không chỉ là việc tƣ vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh LTQĐTD, mục đích là làm cho cuộc sống có chất lƣợng và hạnh phúc hơn. Mỗi khu vực, mỗi quốc gia lại có những vấn đề ƣu tiên của riêng mình, nên các nƣớc và các tổ chức tham gia vào việc thực hiện chƣơng trình SKSS đã cụ thể hóa 10 nội dung nhƣ sau : + Làm mẹ an toàn. + Kế hoạch hóa gia đình. + Nạo hút thai. + Bệnh nhiễm khuẩn qua đƣờng sinh sản. + Các bệnh LTQĐTD. + Giáo dục tình dục + Phát hiện sớm ung thƣ vú và đƣờng sinh dục. + Vô sinh. + Sức khỏe vị thành niên. + Giáo dục truyền thông vì SKSS-KHHGĐ [30]. Theo Chuẩn quốc gia về Chăm sóc SKSS, Bộ Y tế đƣa ra nội dung chủ yếu của SKSS ở Việt Nam gồm các vấn đề sau: + Chăm sóc phụ nữ khi mang thai + Chăm sóc bà mẹ và trẻ trong khi sinh và sau khi sinh + Kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tránh thai + Nạo hút thai an toàn và giảm tác hại của việc nạo hút thai + Phòng tránh các bệnh viêm nhiễm đƣờng sinh sản + Bệnh LTQĐTD + Nhiễm HIV/AIDS + Chăm sóc SKSS vị thành niên [18]. Trong các công trình nghiên cứu về SKSS, các tác giả cũng thƣờng đề cập đến các nội dung cốt lõi của SKSS nêu trên nhƣ: thuật ngữ khái niệm SKSS, vấn đề giới và giới tính, tình bạn, tình yêu, hôn nhân, tình dục an toàn, mang thai, nạo phá thai, biện pháp tránh thai, bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS.
  20. 8 Nhƣ vậy, với những nội dung trên, khái niệm SKSS trƣớc hết là một khái niệm rộng không chỉ giới hạn ở sức khỏe ngƣời mẹ mà là sức khỏe ngƣời phụ nữ nói chung, nhƣng cũng quan tâm đến những vấn đề liên quan đến quá trình sinh sản của nam nữ và nhấn mạnh nhiều đến việc tự quyết định của phụ nữ với sinh đẻ, chú trọng vào việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cả nam và nữ trong phòng tránh các bệnh viêm nhiễm đƣờng sinh sản, bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS và chăm sóc sức khỏe vị thành niên 1.2 GIÁO DỤC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1 Trên thế giới Sự phát triển kinh tế và văn hóa xã hội của các nƣớc trên thế giới là rất khác nhau nên tình hình CSSKSS cũng khác nhau nhƣng đều có một đặc điểm chung là các nƣớc đều rất quan tâm và tập trung CSSKSS cho lứa tuổi thanh thiếu niên sinh viên. Ở nhiều nƣớc phát triển trên thế giới nhƣ Nhật Bản, Bắc Mỹ và Châu Âu…nơi có tỉ lệ sinh thấp trong nhiều năm nay, họ đã chủ động đƣợc việc sinh con khi nào và sinh mấy con, họ chỉ mất 5 đến 6 năm cho việc sinh đẻ và nuôi con nhỏ, phần còn lại học quan tâm nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe mà đặc biệt là “Sức khỏe tình dục” [34]. Hoạt động tình dục sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn ngày càng tăng trên toàn thế giới, trong khi đó kiến thức về thời điểm có thai của thanh niên sinh viên rất thấp [47]. Do tác động của nhiều yếu tố nhƣ sự phát triển kinh tế và đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin, phim ảnh, phƣơng tiện thông tin, mạng xã hội, dậy thì sớm…và trào lƣu xã hội làm cho tỷ lệ có hoạt động tình dục sớm ngày càng tăng. Vấn đề cần quan tâm cùng với việc QHTD sớm là sự thiếu kiến thức của các em về các bệnh LTQĐTD và các biện pháp tránh thai. Hiện nay thực trạng công tác chăm sóc SKSS trên thế giới còn gặp rất nhiều thách thức nhƣ: vấn đề về thai nghén, sinh đẻ, trẻ sơ sinh, các vấn đề về kế hoạch hóa gia đình…Trong những vấn đề trên đối với vị thành niên và thanh Thang Long University Library
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0