Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Stress, trầm cảm, lo âu và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng viên các khoa lâm sàng, Bệnh viện Nhi trung ương năm 2019
lượt xem 16
download
Luận văn tiến hành nghiên cứu stress của nhân viên y tế, đặc biệt đó là điều dưỡng đang trực tiếp làm việc tại bệnh viện Nhi Trung ương, nơi mà môi trường làm việc luôn căng thẳng, đi kèm nhiều những rủi ro từ đặc thù công việc đang được quan tâm rất lớn. Bệnh viện Nhi trung ương là một bệnh viện đặc thù và là một trong ba bệnh viện hàng đầu khu vực trong lĩnh vực nhi khoa nhưng còn rất ít nghiên cứu đánh giá tình trạng stress của điều dưỡng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Stress, trầm cảm, lo âu và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng viên các khoa lâm sàng, Bệnh viện Nhi trung ương năm 2019
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE – BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG --------------------------------------- Nguyễn Thị Minh Huyền STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN CÁC KHOA LÂM SÀNG, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội, năm 2019
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE – BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG --------------------------------------- Nguyễn Thị Minh Huyền STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN CÁC KHOA LÂM SÀNG, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2019 CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8.72.07.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Bạch Ngọc Hà Nội, năm 2019 Thang Long University Library
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Người cam đoan Nguyễn Thị Minh Huyền
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự động viên cổ vũ của gia đình và sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Bạch Ngọc, cô đã cho tôi nhiều lời khuyên quý báu, tận tình chỉ bảo cho tôi về phương pháp nghiên cứu khoa học và luôn động viên tôi học tập, tìm tòi, sáng tạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các quý thầy cô trong bộ môn Y tế công cộng, trường Đại học Thăng Long đã dày công giảng dạy, đào tạo, truyền đạt kiến thức cho các thế hệ học viên chúng tôi. Tôi xin cảm ơn các bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên của Bệnh viện Nhi Trung ương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu cũng như trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin cảm ơn những người bạn đã kề vai sát cánh bên tôi trong hai năm học vừa qua, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, những người đã luôn ở bên động viên, cổ vũ và tiếp thêm sức mạnh cho tôi, giúp tôi luôn vững bước trên con đường của mình. Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2019 Nguyễn Thị Minh Huyền Thang Long University Library
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................3 1.1.1. Khái niệm rối loạn căng thẳng (stress) .................................................................3 1.1.2. Áp lực thể chất và tâm lý .......................................................................................4 1.1.3. Khái niệm trầm cảm ...............................................................................................4 1.1.4. Khái niệm lo âu ......................................................................................................5 1.2. Những nguyên nhân gây stress và những yếu tố liên quan ................................6 1.2.1. Nguyên nhân khách quan.......................................................................................6 1.2.2. Nguyên nhân chủ quan ..........................................................................................7 1.3. Những hậu quả của stress ......................................................................................7 1.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, yếu tố nguy cơ của trầm cảm ..........................8 1.4.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh .............................................................................8 1.4.2. Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng trầm cảm ......................................................9 1.5. Giới thiệu về công cụ đo lường stress, trầm cảm, lo âu trong nghiên cứu ......14 1.5.1. Những căn cứ để lựa chọn công cụ đo lường stress ............................................14 1.5.2. Thang điểm đánh giá Trầm cảm - Lo âu - Căng thẳng (DASS 21) .....................15 1.5.3. Thang đo Brief Job Stress Questionnaire - BJSQ ...............................................17 1.5.4. Một số thang đo khác ...........................................................................................17 1.6. Những công trình nghiên cứu về stress, trầm cảm, lo âu và các yếu tố liên quan ........................................................................................................................18 1.6.1. Trên thế giới .........................................................................................................18 1.6.2. Tại Việt Nam ........................................................................................................20 1.7. Giới thiệu về cơ sở nghiên cứu ............................................................................22 1.8. Khung lý thuyết ....................................................................................................26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................27
- 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu.....................................................27 2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................27 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................................27 2.2.2. Cỡ mẫu, cách chọn mẫu ......................................................................................27 2.3. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................28 2.3.1. Bộ công cụ ...........................................................................................................28 2.3.2. Cơ sở xây dựng bộ công cụ..................................................................................28 2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu ......................................................................................28 2.3.4. Quy trình thu thập thông tin ................................................................................29 2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu .............................................................................29 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá .............................................................................................33 2.5.1. Đánh giá điểm cho bộ công cụ DASS 21 .............................................................33 2.5.2. Đánh giá điểm cho bộ công cụ BJSQ ..................................................................33 2.6. Xử lý và phân tích số liệu .....................................................................................33 2.7. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ..................................................................34 2.7.1. Sai số có thể mắc phải .........................................................................................34 2.7.2. Biện pháp khắc phục sai số: ................................................................................34 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................................34 2.9. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................................34 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ..........................................................36 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu. ..........................................36 3.1.2. Hành vi và lối sống của điều dưỡng viên ............................................................38 3.2. Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của điều dưỡng bệnh viện Nhi Trung ương .......................................................................................................................39 3.2.1. Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu ............................39 3.2.2. Thực trạng stress do nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (BJSQ).................43 3.3. Một số yếu tố liên quan đến stress của đối tượng nghiên cứu ..........................45 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 52 Thang Long University Library
- 4.1. Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi trung ương năm 2019 ...........................................................................................52 4.1.1. Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của điều dưỡng viên (DASS 21) ..................52 4.1.2. Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng viên ...........................................56 4.2. Một số yếu tố liên quan đến stress của đối tượng nghiên cứu ..........................57 KẾT LUẬN 60 KHUYẾN NGHỊ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 69
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ : Acquired immuno-deficiency syndrome (Hội chứng suy AIDS giảm miễn dịch mắc phải ở người) BHYT : Bảo hiểm y tế Brief Job Stress Questionnaire (Bộ câu hỏi đánh giá stress BJSQ : công việc) Depression Anxiety Stress Scale (Thang điểm đánh giá DASS : Trầm cảm - Lo âu - Căng thẳng) ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu ICD : Phân loại quốc tế về Bệnh tật ICF : Hệ thống phân loại quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và : Sức khỏe NB : Người bệnh NVYT : Nhân viên y tế WHO : Tổ chức Y tế Thế giới Thang Long University Library
- DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH Bảng 1.1. Cách tính điểm của thang đo DASS 21 .................................................... 16 Bảng 1.2. Cơ cấu các khoa, phòng Bệnh viện Nhi Trung ương ................................ 23 Hình 1.1. Khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu ..................................................... 26 Bảng 2.1. Các nhóm biến số và chỉ số ..................................................................... 29 Bảng 2.2. Cách tính điểm của thang đo DASS 21 .................................................... 33 Bảng 3.1. Phân loại ĐTNC theo nhóm tuổi, giới tính, thu nhập ................................ 36 Bảng 3.2. Phân loại ĐTNC theo chức danh, trình độ, thâm niên, buổi trực ............... 37 Bảng 3.3. Môt số hành vi và lối sống của đối tượng nghiên cứu ............................... 38 Bảng 3.4. Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu .................... 39 Bảng 3.5. Mức độ stress, trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu ......................... 39 Bảng 3.6. Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu theo nhân khẩu học của ĐTNC ............ 40 Bảng 3.7. Thực trạng stress theo hành vi và lối sống của đối tượng nghiên cứu ........ 41 Bảng 3.8. Thực trạng stress theo lối sống của đối tượng nghiên cứu ........................ 42 Bảng 3.9. Thực trạng stress công việc của đối tượng nghiên cứu .............................. 43 Bảng 3.10. Mức độ hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu .................................... 44 Bảng 3.11. Mức độ hài lòng của đối tượng nghiên cứu ........................................... 44 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và stress của ĐTNC ................................ 45 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa giới tính và stress của ĐTNC ................................... 45 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thu nhập và stress của ĐTNC ................................... 46 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa chức danh và stress của ĐTNC ................................ 46 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa trình độ và stress của ĐTNC .................................... 46 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thâm niên và stress của ĐTNC ................................. 47 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tần suất trực và stress của ĐTNC ............................. 47 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và stress của ĐTNC ............... 48 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thói quen sử dụng rượu bia với stress của ĐTNC ...... 48 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thói quen tập thể dục với stress của ĐTNC ............... 48 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa cách giải tỏa căng thẳng và stress của ĐTNC ........... 49 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hài lòng và stress của ĐTNC ................................... 49
- Bảng 3.24. Mối liên quan giữa mức hỗ trợ xã hội và stress của ĐTNC ..................... 50 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa phản ứng với stress và stress của ĐTNC ................... 51 Thang Long University Library
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện nhất về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật (theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [55][56]. Định nghĩa này là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi, đặc biệt thiếu giá trị hoạt động và vì vấn đề được tạo ra bởi từ "toàn diện", nên đây vẫn là vấn đề còn tranh luận [30][40]. Các định nghĩa khác cũng đã được đưa ra, trong số đó định nghĩa gần đây nhất là mối quan hệ giữa sức khỏe và sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân [28]. Các hệ thống phân loại như Phân loại quốc tế về Gia đình của WHO, bao gồm Hệ thống phân loại quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe (ICF) và Phân loại quốc tế về Bệnh tật (ICD), thường được sử dụng để định nghĩa và để đo đạc các thành phần của sức khỏe. Như vậy chỉ cần thiết một trong ba yếu tố trên thì được coi là thiếu sức khỏe, là tình trạng bệnh tật. Ngày nay, trong các mối quan tâm đến sức khỏe thì tình trạng stress do nghề nghiệp đang là một vấn đề được quan tâm toàn cầu, và là mối đe dọa nguy hiểm nhất của thế kỷ XXI. Trong khi tại các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) các bệnh có nền tảng tâm lý đang có xu hướng phát triển nhanh chóng. Đến năm 2030 – theo đánh giá của WHO – trầm cảm có thể trở thành vấn đề sức khỏe lớn nhất, vượt qua cả các bệnh hệ tim-mạch và AIDS. Trong các đối tượng lao động hiện nay, nhân viên y tế, đặc biệt là các nhân viên ở các khoa lâm sàng, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân làm việc trong môi trường có khả năng stress rất cao với nhiều lý do như: làm việc quá tải, yếu tố an ninh trong bệnh viện, ý thức của người khám bệnh. Tác giả Demiral và đồng nghiệp năm 2000 đã nghiên cứu trên 300 bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau và tìm thấy tỷ lệ chung về trầm cảm và lo âu là 18,9 % và 27,4% ở các bác sĩ [33]. Ở Việt Nam, sức ép quá lớn của công việc khiến tỷ lệ nhân viên y tế có dấu hiệu stress cao. Nghiên cứu của Lê Thành Tài năm 2008 cho thấy nhân viên điều dưỡng có dấu hiệu stress nghề nghiệp tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần
- 2 Thơ, bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và bệnh viện đa khoa Châu Thành - Hậu Giang : 45,2% có dấu hiệu stress ở mức cao, 42,8% ở mức trung bình [11]. Nghiên cứu của tác giả Lương Quốc Hùng tại bệnh viện E năm 2018 cho biết tỷ lệ có dấu hiệu stress của nhân viên điều dưỡng khối lâm sàng bệnh viện E năm 2018 là 24,3%. Mức độ stress của nhân viên điều dưỡng khối lâm sàng bệnh viện E năm 2018 lần lượt là 12,3% mức độ nhẹ, 6,5% mức độ vừa, 4,5% mức độ nặng và 1% mức độ rất nặng [13]. Nghiên cứu stress của nhân viên y tế, đặc biệt đó là điều dưỡng đang trực tiếp làm việc tại bệnh viện Nhi Trung ương, nơi mà môi trường làm việc luôn căng thẳng, đi kèm nhiều những rủi ro từ đặc thù công việc đang được quan tâm rất lớn. Bệnh viện Nhi trung ương là một bệnh viện đặc thù và là một trong ba bệnh viện hàng đầu khu vực trong lĩnh vực nhi khoa nhưng còn rất ít nghiên cứu đánh giá tình trạng stress của điều dưỡng . Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Stress, trầm cảm, lo âu và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng viên các Khoa lâm sàng tại Bệnh viện Nhi trung ương năm 2019” nhằm hai mục tiêu như sau: 1. Đánh giá thực trạng stress, trầm cảm và lo âu của điều dưỡng viên của các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Nhi trung ương năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến stress của các đối tượng nghiên cứu. Thang Long University Library
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm rối loạn căng thẳng (stress) Theo tâm lý học giải thích thì đây là một cảm giác căng thẳng và dồn ép. Áp lực với cường độ thấp có thể là một điều tốt và thậm chí có lợi ích trong công việc và sức khỏe. Stress tích cực giúp tăng hiệu suất vận động thể thao. Nó cũng có vai trò trong động lực, thích nghi và phản ứng với môi trường xung quanh [3]. Tuy nhiên với một lượng áp lực quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề đối với cơ thể và điều đó có thể cực kì có hại. Stress - một thuật ngữ phổ biến nhưng cũng thường xuyên bị hiểu nhầm nhất. Người ta thường nghĩ rằng có những tình huống mà bản chất của nó đã khó tránh khỏi căng thẳng do sự cạnh tranh cao đòi hỏi khả năng xử lý tốt. Tác giả Walter Cannon (1927) là người đầu tiên đưa ra khái niệm về stress. Định nghĩa tác giả đưa ra tập trung vào khía cạnh sinh học của stress. Stress được hiểu đơn thuần là phản ứng “có sẵn” của cơ thể trước những nhân tố gây hại nhằm huy động sức mạnh của cơ thể để ứng phó [43]. Stress tích cực giúp chúng ta thích nghi, hòa hợp để cùng sống chung với stress, biến nó thành động lực giúp con người phát triển. Nhưng nếu nhìn nhận ở khía cạnh tiêu cực thì stress có thể phá vỡ cân bằng trong cuộc sống của con người làm nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe như lo âu, trầm cảm, suy kiệt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân và xã hội [28]. Theo Lazarus, 1966; Lazarus, Folkman, 1984, stress được định nghĩa như một quá trình tương giao giữa con người với môi trường, trong đó đương sự nhận định sự kiện từ môi trường có tính chất đe dọa và có hại, đòi hỏi phải cố gắng sử dụng các tiềm năng thích ứng của mình để đối mặt với những điều đó [43]. Ở Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Trần Anh Thụ có định nghĩa: stress là
- 4 tình trạng gây khó chịu hoặc gây thương tổn về cảm xúc và tinh thần, xảy ra khi cá nhân phản ứng lại những kích thích hoặc tình huống cực kỳ khó khăn, nhiều áp lực và căng thẳng do tác động từ bên ngoài và có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ [22]. Trong giới hạn nghiên cứu, chúng tôi định nghĩa: căng thẳng (stress) là yếu tố thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc gây ra căng thẳng cho cơ thể hoặc tinh thần. Căng thẳng có thể là bên ngoài (từ môi trường, tâm lý hoặc xã hội) hoặc bên trong (bệnh tật, bệnh lý cơ thể). Nghiên cứu năm 2008 được thực hiện ở Úc nhằm đánh giá khả năng điều dưỡng viên có thể làm gì và nói gì về chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc, phát hiện cho thấy họ không tham gia đầy đủ trong việc chăm sóc sức khỏe [36]. 1.1.2. Áp lực thể chất và tâm lý Áp lực là thuật ngữ được sử dụng trong vật lý học để chỉ lực ép trên bề mặt của một vật và vuông góc với bề mặt đó. Sau được sử dụng rộng rãi ra với nghĩa áp lực là sự bắt ép bằng sức mạnh, sức ép [6]. Theo Từ điển Tâm lý học, áp lực là lực khác với nhu cầu về hướng tác động. Nếu nhu cầu là lực xuất phát từ bên trong cơ thể thì áp lực là lực tác động từ phía môi trường lên cơ thể [27]. Như vậy, “Áp lực thể chất và tâm lý” là những nhân tố tạo sức ép cho con người trong quá trình sống, tác động lên cơ thể, làm cho con người có những căng thẳng về mặt tâm lý, gây cản trở hoạt động, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Có thể hiểu khái quát áp lực thể chất và tâm lý như là những nhân tố gây sức ép cho cá nhân, tạo ra những thay đổi trên thực thể và căng thẳng về mặt tâm lý. 1.1.3. Khái niệm trầm cảm Trầm cảm là một trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán nản khác với phản ứng buồn chán nhất thời ở người bình thường. Trầm cảm có nguyên nhân và cơ chế Thang Long University Library
- 5 bệnh sinh phức tạp, biểu hiện lâm sàng không chỉ bằng các triệu chứng đặc trưng về tâm thần là giảm khí sắc mà còn kèm theo nhiều triệu chứng về cơ thể nên người bệnh trầm cảm thường đến với các chuyên khoa khác và dễ bị bỏ sót chẩn đoán. Trầm cảm thường kèm các rối loạn tâm thần khác như lo âu [57]. Trầm cảm điển hình được mô tả bằng sự ức chế toàn bộ các quá trình hoạt động tâm thần biểu hiện bằng 3 triệu chứng đặc trưng sau: Khí sắc trầm: Biểu hiện bằng nét mặt, dáng điệu buồn rầu, ủ rũ. Mất hoặc giảm sự quan tâm thích thú: không quan tâm đến mọi việc, không còn ham thích gì kể cả vui chơi. Mất hoặc giảm năng lượng, giảm hoạt động: dễ mệt mỏi không còn sức lực chỉ sau một cố gắng nhỏ. Các triệu chứng phổ biến khác của trầm cảm bao gồm: - Mất hoặc khó tập trung chú ý - Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin - Tự cho mình là không xứng đáng hoặc có ý tưởng bị buộc tội, bị khuyết điểm - Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan, đen tối - Có ý tưởng, hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát; - Rối loạn giấc ngủ - Ăn ít ngon miệng [5][58]. Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm theo ICD 10: - Trầm cảm nhẹ, phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm và phải có ít nhất 2/7 triệu chứng phổ biến khác của trầm cảm. - Trầm cảm vừa, phải có ít nhất 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm và phải có ít nhất 3/7 triệu chứng phổ biến khác của trầm cảm. - Trầm cảm nặng, phải có 3/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm và phải có ít nhất 4/7 triệu chứng phổ biến khác của trầm cảm [5][58]. 1.1.4. Khái niệm lo âu Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước
- 6 những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội, mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, hướng tới [12]. Rối loạn lo âu là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể. Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Khi lo âu và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý. Nguyên nhân chính xác của rối loạn bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu liên quan tới các sang chấn tâm lý kết hợp với yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu [12]. 1.2. Những nguyên nhân gây stress và những yếu tố liên quan 1.2.1. Nguyên nhân khách quan Stress do môi trường sinh thái [1]: Do rối loạn chu kỳ thời gian sinh học. Do suy giảm khả năng thích ứng với môi trường. Do những tác nhân vật lý như tiếng ồn, hóa chất, sự đông đúc, không gian chật chội, ô nhiễm, nóng bức, thay đổi nơi cư trú. Stress do môi trường xã hội [1]: mối quan hệ xã hội ít ổn định, nghèo khổ, quyền hạn thấp kém; những vấn đề của toàn cầu hóa, quá tải dân số, gia tăng tội phạm, suy thoái kinh tế, thất nghiệp, sự phân phối các dịch vụ xã hội, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, sự quá tải thông tin, những biến động xã hội, vv… Một nghiên cứu năm 2017 cho rằng, việc có các biện pháp giải quyết vấn đề xã hội được đánh giá tốt hơn là dùng các biện pháp hạn chế công việc, tâm lý. [41]. Stress do những mối quan hệ giữa các cá nhân [1]: bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, tình yêu, vợ chồng, con cái, vv… Thang Long University Library
- 7 Nghiên cứu của Mai Hòa Nhung năm 2015 cho thấy các yếu tố liên quan tới căng thẳng của điều dưỡng bao gồm: tham gia công tác quản lý, mối quan hệ với đồng nghiệp và mâu thuẫn với cấp trên [14]. Stress do nghề nghiệp [1]: những thay đổi, biến động trong cuộc sống; nhiều vai trò, trách nhiệm; điều kiện, môi trường, thời gian lao động; tính chất, yêu cầu của công việc; vấn đề thu nhập; quan hệ trong lao động, công việc; sự phát triển nghề nghiệp; chế độ chính sách, cơ cấu tổ chức quản lý không phù hợp. 1.2.2. Nguyên nhân chủ quan Một số nghiên cứu đã nhìn nhận căng thẳng là hậu quả do ảnh hưởng của những thay đổi hoặc những sự kiện quan trọng trong cuộc sống [1][17][21]: Những điều phiền toái, tích lũy những ấm ức kéo dài, hụt hẫng thường dẫn đến tình trạng căng thẳng hơn những sự kiện gây choáng váng mạnh. Tình trạng bệnh lý thực thể từ trước hoặc mới phát sinh gây tác động đến tâm lý. Sự thiếu ý thức về khả năng kiểm soát bản thân. Không chắc chắn về tương lai hay những sự kiện không thể dự đoán. Những nhân viên y tế chưa sẵn sàng đối mặt với việc lãnh đạo quản lý có thể cắt giảm công việc và ranh giới nghề hiện có [46]. Ít có quyền quyết định những việc của bản thân. 1.3. Những hậu quả của stress Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra stress ảnh hưởng đến cơ thể theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực tùy theo từng đối tượng, tính chất, mức độ khác nhau: Tích cực: ở giai đoạn đầu, stress có lợi cho hệ miễn dịch, giúp con người thích nghi với những thay đổi của môi trường, tăng sự sáng tạo,
- 8 tăng khả năng cảnh giác, tạo sự hưng phấn,tạo sự tập trung và tăng động lực làm việc, từ đó tăng năng lực phán đoán, ý chí và tính chiến đấu của con người [31]. Tiêu cực: theo đích tác động thì stress ảnh hưởng tiêu cực đến con người về cả hai mặt là thực thể (sinh lý) và tâm thần (tâm lý) [1]. Rối loạn thể chất: bệnh tim mạch, huyết áp, đường tiêu hóa, bệnh cơ xương khớp, vv… Rối loạn tâm lý: rối loạn tâm thần, suy giảm chức năng nhận thức; sốc và mất phương hướng; bị phá vỡ quan hệ xã hội; hiện tượng kiệt sức (Burn Out Syndrome); tai nạn thương tích [1]. Như vậy chấp nhận thích nghi, hòa hợp sống chung với stress sẽ biến nó thành động lực giúp con người càng hoàn thiện và phát triển hơn trong việc và cuộc sống. 1.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, yếu tố nguy cơ của trầm cảm 1.4.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh Về cơ bản có thể chia nguyên nhân của trầm cảm làm 3 loại sau: - Trầm cảm phản ứng là trầm cảm xuất hiện sau sự cố sang chấn, căng thẳng kéo dài. - Trầm cảm thực tổn là trầm cảm xuất hiện trên nền tảng có tổn thương ở não hoặc các bệnh lý cơ thể ngoài não, ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của não. - Trầm cảm nội sinh là trầm cảm do mất cân bằng, các chất dẫn truyền thần kinh cảm xúc, các amin sinh học như serotonin, noradrenalin, dopamin [5]. Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu gia đình cho thấy 50% số bệnh nhân rối loạn cảm xúc có ít nhất một người cha hoặc mẹ mắc rối loạn cảm xúc thường là trầm cảm [5][16]. Cơ chế dẫn truyền thần kinh: Theo giả thuyết này, các nhà nghiên cứu thấy Thang Long University Library
- 9 có tổn thương hệ thống dẫn truyền thần kinh ở các vùng khác nhau của não gây ra các rối loạn trầm cảm. [5][16]. Giả thuyết về nor-epinephrin, giả thuyết về dopamine: Theo tác giả Blows (2000) serotonin và noradrenaline ảnh hưởng rất lớn đến hành vi về tâm thần trong khi đó dopamine chỉ ảnh hưởng đến vận động [29]. Nhân cách, các sự kiện trong cuộc sống (stress): Bệnh nhân trầm cảm thường trải nghiệm các stress mạnh trong thời gian trước đó. Người ta cho rằng stress có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố thúc đẩy cho giai đoạn trầm cảm nhẹ, hoặc là yếu tố làm trầm trọng thêm của các trường hợp trầm cảm nặng [5][51]. 1.4.2. Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng trầm cảm • Các bệnh mãn tính làm gia tăng tỷ lệ mắc trầm cảm Theo Robert G. Robinson (2002) tỷ lệ mắc trầm cảm trong suốt cuộc đời của người dân Hoa Kỳ vào khoảng 17%. Tỷ lệ mắc trầm cảm ở những người khỏe mạnh thấp hơn rất nhiều so với những người đang mắc bệnh. Tỷ lệ mắc trầm cảm trong nhóm bệnh nhân rất cao, từ 20 đến 40%. Trầm cảm đơn thuần hoặc kết hợp với các bệnh lý khác đều gây những tổn hại nghiêm trọng về mặt thể chất và tinh thần. Nếu không được điều trị, trầm cảm có thể kéo dài nhiều tháng và có thể gây phức tạp thêm quá trình điều trị bệnh [51]. Bất cứ bệnh mãn tính hoặc bệnh nặng nào đều có thể dẫn đến trầm cảm. Nhiều loại thuốc dùng cho các bệnh mãn tính có thể gây ra trầm cảm [29]. Trong số đó có thuốc giảm đau trong bệnh viêm khớp, thuốc hạ cholesterol, thuốc điều trị cao huyết áp và bệnh tim, thuốc giãn phế quản được sử dụng cho bệnh hen suyễn và các bệnh phổi khác. Các bệnh có thể dẫn đến trầm cảm có thể liệt kê như sau: - Bệnh tuyến giáp: suy giáp có thể gây ra trầm cảm. Tuy nhiên, suy giáp cũng có thể được chẩn đoán lầm là trầm cảm và không bị phát hiện. - Đau mạn tính: các nghiên cứu đã báo cáo có sự liên kết mạnh mẽ giữa
- 10 trầm cảm và đau đầu, bao gồm đau đầu mãn tính và đau nửa đầu. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng một hội chứng đau nửa đầu, lo lắng, và trầm cảm là do các yếu tố phổ biến, chẳng hạn như bất thường trong các chất hoá học, đặc biệt là dopamine hay serotonin. Đau xơ cơ và hội chứng đau mãn tính khác cũng liên quan với bệnh trầm cảm. - Đột quỵ và các bệnh thần kinh khác: khi bị một cơn đột quỵ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm. Ngoài ra, bệnh nhân Parkinson, chấn thương cột sống, và các vấn đề tương tự khác mà làm giảm khả năng vận động hay suy nghĩ thường gây ra trầm cảm. - Suy tim: bệnh nhân bị suy tim hoặc bệnh nhân đã bị một cơn đau tim cũng có thể có nguy cơ bị trầm cảm. - Rối loạn giấc ngủ và mất ngủ: ngủ bất thường là một phần của rối loạn trầm cảm, nhiều bệnh nhân trầm cảm bị chứng mất ngủ. Mặc dù căng thẳng và trầm cảm là nguyên nhân chính của chứng mất ngủ, mất ngủ cũng có thể làm tăng hoạt động của các hormone và các mối liên kết trong não có thể tạo những thay đổi trong cảm xúc. Ngay cả khi có sự thay đổi nhỏ trong thói quen ngủ cũng có thể tác động đáng kể đến tâm trạng của một người. Theo tác giả Daniel Taylor (2005), những người bị mất ngủ có tỷ lệ mắc trầm cảm cao gấp 9,8 lần so với những người không mất ngủ [32]. - Bệnh tiểu đường: nghiên cứu gần đây cho thấy trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Theo tác giả Egede (2010) (Diabetes and depression: Global perspectives), đái tháo đường và trầm cảm là 2 bệnh liên quan chặt chẽ với gánh nặng bệnh tật, tử vong và chi phí chăm sóc sức khỏe. Sự song hành của trầm cảm và đái tháo đường có liên quan đến giảm khả năng điều trị, giảm chuyển hóa, tăng biến chứng, giảm chất lượng cuộc sống, tăng chi phí điều trị, tăng mức độ tàn tật và giảm khả năng lao động và tất yếu gia tăng nguy cơ tử vong. Khoảng 60% bệnh nhân AIDS bị trầm cảm [34]. Thang Long University Library
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử ở Việt Nam
115 p | 741 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
193 p | 303 | 102
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
86 p | 174 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 147 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 92 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 80 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thuộc tính bao bì đến ý định mua sản phẩm sữa tươi đóng hộp - Vai trò trung gian của hình ảnh và niềm tin thương hiệu – Trường hợp nghiên cứu đối với người tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM
177 p | 108 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cổ phần hóa bệnh viện công tuyến tỉnh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Liệu có phải là giải pháp khả thi trong tiến trình nâng cao chất lượng dịch vụ y tế?
0 p | 134 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính tại trường Đại học Y Dược Thái Bình
96 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá độc tính bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang “CTHepaB” trên thực nghiệm
87 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y khoa: Thực trạng nguồn nhân lực y học cổ truyền công lập thành phố Đà Nẵng năm 2020
96 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các nhân tố giá trị nhận thức đến ý định hành vi của khách hàng đối với loại hình dịch vụ quán cà phê sân vườn tại TP.HCM
125 p | 50 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ tế bào gan của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm
92 p | 18 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng điều biến miễn dịch của viên nang Linh lộc sơn trên động vật thực nghiệm
110 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
117 p | 56 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa sự quá tải trong công việc, sự xung đột trong công việc - gia đình và ý định chuyển công việc của nhân viên ngành Xây dựng tại TP. HCM
95 p | 21 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 7B, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2019.
9 p | 49 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định mua lại vé xe tại các trang bán vé xe trực tuyến của người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh
122 p | 34 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn