intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ của người được điều trị tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

53
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành mô tả thực trạng tai nạn giao thông đường bộ được điều trị tại bệnh viện 19-8 Bộ Công an năm 2019; phân tích một số yếu tố liên quan đến chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ của người được điều trị tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an năm 2019 và một số yếu tố liên quan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG DƯƠNG THANH LAN THỰC TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN 19-8 BỘ CÔNG AN NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG DƯƠNG THANH LAN THỰC TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN 19-8 BỘ CÔNG AN NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : 8 72 07 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hướng dẫn khoa học: TS. VŨ HẢI NAM HÀ NỘI - 2019 Thang Long University Library
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, em đã nhận được sự quan tâm, khích lệ, giúp đỡ từ các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, phòng đào tạo Sau đại học và các thầy cô giáo Bộ môn Y tế công cộng - Trường Đại học Thăng Long đã luôn tận tâm truyền thụ và giúp em trang bị kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Vũ Hải Nam, người thầy hướng dẫn đã tận tình chỉ dạy và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Về phía cơ quan, xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của Thủ trưởng đơn vị, các anh chị em đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, xin gửi cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình và bạn bè, là những người luôn ở bên động viên chia sẻ và ủng hộ để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Tác giả Dương Thanh Lan
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Dương Thanh Lan Thang Long University Library
  5. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông CTDTNGT Chấn thương do tai nạn giao thông CTSN Chấn thương sọ não ĐTNC Đối tượng nghiên cứu TNGT Tai nạn giao thông TNTT Tai nạn thương tích PTGT Phương tiện giao thông WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
  6. ii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 3 1.1. Một số khái niệm, đặc điểm của tai nạn giao thông ............................................. 3 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................................... 3 1.1.1. Tai nạn giao thông đường bộ................................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm của tai nạn giao thông đường bộ ...................................................... 6 1.2. Tai nạn giao thông đường bộ ........................................................................................... 6 1.2.1. Hiện trạng.......................................................................................................................... 6 1.2.2. Hậu quả .............................................................................................................................. 6 1.2.3. Các nguyên nhân tai nạn giao thông đường bộ .............................................. 7 1.3. Đặc điểm và các yếu tố liên quan đến thương tích do tai nạn giao thông đường bộ .................................................................................................................................................... 9 1.3.1. Đặc điểm thương tích do tai nạn giao thông .................................................... 9 1.3.2. Các yếu tố có liên quan đến tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ ............................................................................................................................................. 10 1.4. Tình trạng gặp tai nạn giao thông hiện nay tại Việt nam và Thế giới ...... 17 1.4.1. Tình hình thương tích do tai nạn giao thông trên thế giới. .................... 17 1.4.2. Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam. ..................................................... 19 1.5. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ...................................................................................... 21 1.6. Khung lý thuyết ................................................................................................................... 23 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 24 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 24 2.1.1. Đối tượng ....................................................................................................................... 24 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 24 Thang Long University Library
  7. iii 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 24 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................................... 24 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ..................................................................................... 25 2.3. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................................... 25 2.3.1. Cơ sở xây dựng bộ công cụ ................................................................................... 25 2.3.2. Bộ công cụ: ................................................................................................................... 25 2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin .................................................................................... 25 2.3.4. Quy trình thu thập thông tin .................................................................................. 25 2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu..................................................................................... 26 2.5. Phân tích và xử lý số liệu................................................................................................ 30 2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số ........................................................................ 30 2.6.1. Sai số có thể gặp phải ............................................................................................... 30 2.6.2. Biện pháp khắc phục ................................................................................................ 30 2.7. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................................................... 31 2.8. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................................. 31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 32 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................... 32 3.2. Thực trạng người bị tai nạn giao thông đường bộ được điều trị tại bệnh viện 19-8 năm 2019 ........................................................................................................................... 33 3.2.1. Hoàn cảnh và hành vi khi xảy ra tai nạn giao thông ................................. 33 3.2.2. Thời điểm xảy ra tai nạn giao thông ................................................................. 36 3.2.3. Tình trạng người bị tai nạn giao thông ............................................................ 36 3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng chấn thương tai nạn giao thông đường bộ ................................................................................................................................................. 39 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 43
  8. iv 4.1. Về thực trạng tai nạn giao thông đường bộ của người được điều trị tại bệnh viện 19-8 bộ công an năm 2019....................................................................................... 43 4.2. Về một số yếu tố liên quan đến chấn thương tai nạn giao thông đường bộ .. 51 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 54 KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 57 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 62 Thang Long University Library
  9. v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Độ tuổi tham gia giao thông tại Thành phố Đà Nẵng ............................. 13 Bảng 2.1 Định nghĩa biến số nghiên cứu và chỉ số nghiên cứu .............................. 26 Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, nghề nghiệp.................. 32 Bảng 3.2 Loại phương tiện giao thông va chạm gây tai nạn .................................. 33 Bảng 3.3 Loại đường tham gia giao thông khi bị tai nạn ....................................... 34 Bảng 3.4 Loại phương tiện sử dụng lúc xảy ra tai nạn ........................................... 34 Bảng 3.5 Hành vi và tình trạng thị lực khi tham gia giao thông của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................... 35 Bảng 3.6 Tỷ lệ uống rượu bia trước khi xảy ra tai nạn theo nhóm tuổi ................. 35 Bảng 3.7 Tỷ lệ uống rượu bia trước khi xảy ra tai nạn theo giới tính .................... 36 Bảng 3.8 Thời điểm bị tai nạn giao thông .............................................................. 36 Bảng 3.9 Tỷ lệ người bị tai nạn giao thông được sơ cứu ban đầu .......................... 36 Bảng 3.10 Phân bố loại thương tổn của nạn nhân .................................................. 37 Bảng 3.11 Phân bố loại thương tổn xương chi và cột sống của nạn nhân .............. 37 Bảng 3.12 Phân bố mức độ chấn thương sọ não của nạn nhân .............................. 38 Bảng 3.13 Số ngày điều trị của nạn nhân ............................................................... 38 Bảng 3.14 Kết quả điều trị của nạn nhân ................................................................ 38 Bảng 3.15 Liên quan giữa sử dụng rượu bia và chấn thương sọ não ..................... 39 Bảng 3.16 Liên quan đội mũ bảo hiểm và chấn thương sọ não .............................. 39 Bảng 3.17 Mối liên quan giữa tốc độ và chấn thương sọ não ................................ 40 Bảng 3.18 Mối liên quan giữa vị trí ngồi và chấn thương sọ não .......................... 40 Bảng 3.19 Liên quan giữa vị trí ngồi và chấn thương gãy xương .......................... 40 Bảng 3.20 Liên quan giữa sử dụng rượu bia và đa chấn thương ............................ 41 Bảng 3.21 Liên quan giữa đội mũ bảo hiểm và đa chấn thương ............................ 41 Bảng 3.22 Mối liên quan giữa vi phạm tốc độ và đa chấn thương ......................... 42
  10. vi Bảng 3.23 Mối liên quan giữa vị trí ngồi và đa chấn thương ................................. 42 Thang Long University Library
  11. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 Thống kê phương tiện giao thông gây tai nạn 6 tháng đầu 2015.... 12 Biểu đồ 1.2 Thống kê phương tiện giao thông gây tai nạn 6 tháng đầu 2015………15 Biểu đồ 1.3 Phân bố tuyến đường xảy ra tai nạn 6 tháng đầu/2015…………….16 Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới……………………………33
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nạn giao thông gây ra gánh nặng thương tích ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo xếp hạng của Tổ chức Y tế thế giới về số năm mất sức khỏe của con người do 10 nguyên nhân cơ bản gây nên thì tai nạn giao thông đứng hàng thứ 3. Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân lớn nhất. Năm 1998, tại các nước đang phát triển tỷ lệ tử vong do chấn thương do tai nạn giao thông ở lứa tuổi 15-44 chỉ đứng sau HIV/AIDS với 524.063 người và đứng hàng thứ ba ở lứa tuổi 5-14 với 156.643 người [2] . Ở Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 (tính từ ngày 16.12.2017 đến 15.9.2018), toàn quốc xảy ra hơn 13.000 vụ , làm chết trên 6.000 người, bị thương trên 10.000 người [8]. Vì vậy, tai nạn giao thông là mối hiểm họa của toàn nhân loại, xảy ra ngày càng nhiều, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Dự đoán toàn cầu về gánh nặng bệnh tật và tử vong sẽ tăng lên khoảng 2,1 triệu người vào năm 2030. Phương tiện gây ra tai nạn chủ yếu là xe gắn máy đang tăng lên ở những nước có thu nhập thấp và trung bình. Đồng thời, tử vong do tai nạn giao thông đường bộ đứng hàng thứ 10 trong các nguyên nhân tử vong hàng đầu [24] . Tại Việt Nam, tai nạn giao thông là vấn đề đang được Nhà nước quan tâm vì tỷ lệ bị thương và tử vong ngày càng tăng. Việt Nam là một trong 14 nước có tỷ lệ tai nạn giao thông cao nhất thế giới. Theo báo cáo tình hình tai nạn thương tích định kỳ trong ngành y tế từ năm 2005-2010 cho thấy, mỗi năm trung bình cả nước có 22.827 trường hợp bị tai nạn giao thông [5]. Bệnh viện 19-8 trực thuộc Bộ Công an nằm ở phía tây bắc của thủ đô Hà Nội nơi giao cắt của nhiều tuyến giao thông huyết mạch có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho đối tượng bệnh nhân là Công an, bảo hiểm y tế và nhân dân quanh vùng. Trong năm vừa qua số người nhập viện vì tai nạn giao thông xảy ra khá nhiều, đồng thời cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực trạng người bị tai nạn giao thông điều trị tại đây. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng người bị tai nạn giao thông Thang Long University Library
  13. 2 đường bộ điều trị tại bệnh viện 19-8 năm 2019 và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng tai nạn giao thông đường bộ được điều trị tại bệnh viện 19-8 Bộ Công an năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ của đối tượng nghiên cứu.
  14. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm, đặc điểm của tai nạn giao thông 1.1.1. Khái niệm Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản [24]. Người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm các điều kiện an toàn của phương tiện tham gia giao thông [19]. * Phương tiện giao thông đường bộ Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông (PTGT) cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự [20]. * Các loại đường bộ Đường, cầu đường, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. * Tai nạn Tai nạn là một sự kiện bất ngờ, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước, do một lực ngoài ý muốn của con người từ bên ngoài bất ngờ gây ra, tác động gây thương tích về thể xác. Có hai loại tai nạn - Tai nạn không chủ định thường không có nguyên nhân rõ ràng. Thang Long University Library
  15. 4 - Tai nạn có chủ định như chiến tranh, bạo lực, bạo hành... thường có nguyên nhân và có thể phòng tránh được. * Thương tích Thương tích là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tiếp xúc cấp tính với các nguồn năng lượng với những mức độ, tốc độ khác nhau quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu hụt. * Chấn thương Chấn thương được định nghĩa là những tổn thương do ngã, tai nạn ô tô, xe máy, ngã cây, tai nạn lao động… dẫn đến bị vết thương phần mềm chảy máu, bong gân, phù nề, xây xát, gãy xương. 1.1.1. Tai nạn giao thông đường bộ Ở Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau về “TNGT đường bộ” được đưa ra bởi các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Dưới góc độ quản lý nhà nước và theo chức năng, nhiệm vụ được giao hiện nay có hai khái niệm về TNGT đường bộ được qui định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 97) và Thông tư số 58/2009/TTBCA(C11), ngày 28/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an qui định và hướng dẫn, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin TNGT đường bộ (sau đây viết tắt là Thông tư số 58). Trong phạm vi của một ngành, hiện có khái niệm TNGT đường bộ do Bộ Y tế đưa ra. Dưới góc độ học thuật, qua tìm hiểu có hàng chục khái niệm do các cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu ra. Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập, phân tích các khái niệm về TNGT được qui định tại Nghị định số 97, Thông tư số 58 và khái niệm của Bộ Y tế. Cụ thể: Theo Điều 5 Thông tư số 58 qui định và hướng dẫn, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin TNGT đường bộ, qui định: “TNGT đường bộ là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các qui định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ
  16. 5 gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Tại tiểu mục 1901 mục 19 - Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp, phần phụ lục của Nghị định số 97, qui định: “TNGT là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản”. Theo Bộ Y tế thì:“TNGT là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh, gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe” [3]. Như vậy, các quan điểm trên đều thống nhất cho rằng TNGT có một số đặc điểm chung như: + TNGT là sự việc hoặc sự cố giao thông nằm ngoài mong muốn của người tham gia giao thông. + Sự việc hoặc sự cố giao thông xảy ra trên mạng lưới giao thông đường bộ. + Nguyên nhân của TNGT là do người tham gia giao thông vi phạm các qui định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ. + TNGT gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điểm khác biệt giữa các quan điểm trên đó là: có quan điểm nói rõ hơn TNGT phải xảy ra “trên đường công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng”Tai nạn giao thông (TNGT) là sự việc bất ngờ xảy ra, do vi phạm các quy Thang Long University Library
  17. 6 tắc an toàn giao thông hoặc gặp phải những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản và tai nạn xảy ra trên đường bộ đối với các phương tiện đường bộ [22] 1.1.2. Đặc điểm của tai nạn giao thông đường bộ + TNGT là vụ va chạm xảy ra trên mạng lưới giao thông đường bộ công cộng. + TNGT là vụ va chạm có liên quan đến ít nhất một phương tiện giao thông, và phương tiện giao thông đó đang di chuyển trên đường. + TNGT đường bộ còn bao gồm “va chạm giữa các phương tiện đường bộ và đường sắt”. + TNGT gây ra thiệt hại về người và tài sản cho người phương tiện tham gia giao thông, công trình giao thông…. 1.2. Tai nạn giao thông đường bộ 1.2.1. Hiện trạng Tai nạn giao thông là loại tai nạn phổ biến và làm nhiều người thiệt mạng, bị thương nhất ở các quốc gia đang phát triển, khi hạ tầng cơ sở cũng như ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông của người dân còn kém. Thống kê cho thấy trong năm 2006 ở Việt Nam có 14.765 người người chết vì tai nạn giao thông đường bộ. Trong năm 2016, theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia năm 2017, toàn quốc xảy ra 20.080 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người [44] . 1.2.2. Hậu quả Tai nạn giao thông đang gây ra thiệt hại to lớn về nhân mạng và tài sản, sự mất mát, đớn đau không thể bù đắp được, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, dòng họ; ảnh hưởng đến tương lai và đe dọa sự phát triển bền vững của giống nòi. Khi xảy ra tai nạn, hậu quả nhẹ là thiệt hại về vật chất nhưng nhiều trường hợp hậu quả rất thương tâm và tài sản thiệt hại chỉ là một phần câu chuyện. Có những trường hợp, lái xe sau khi gây tai nạn phải đứng trước trách nhiệm bồi thường lớn đến mức phải bán nhà, bán đất để đền bù
  18. 7 thiệt hại. Một số khác lại bị “sốc” tâm lý nặng bởi họ không chỉ gây tai nạn cho người khác mà còn cho cả người thân đang ngồi trên phương tiện do chính mình điều khiển. Thêm vào đó, vào mùa mưa, hệ thống đường bộ tại các thành phố lớn liên tục xảy ra tình trạng ngập úng. Thời tiết và triều cường bất thường cũng làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn. Những đoạn đường mênh mông nước luôn là nỗi ám ảnh của các tài xế, bởi nếu chẳng may xe bị rơi vào vùng nước ngập thì hậu quả sẽ khá nặng nề Tai nạn giao thông gây nên không chỉ những tác động tâm lý, tình cảm mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của thân nhân, cha mẹ, con cái. Cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người, để lại những di chứng về tâm lý hết sức nặng nề cho người bị tai nạn, người thân của nạn nhân. Nếu trong một địa phương, một quốc gia xảy ra tai nạn giao thông quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng bất an cho xã hội. Ngoài những thiệt hại khổng lồ về kinh tế, bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ tai nạn giao thông, còn phải kể đến hao phí về thời gian chăm sóc, làm mất sức lao động của xã hội, nhất là đa số nạn nhân ở lứa tuổi lao động. 1.2.3. Các nguyên nhân tai nạn giao thông đường bộ * Cơ sở hạ tầng (đường, cầu), phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo...). Nghiên cứu của Phạm Văn Beo cho thấy: Hạ tầng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long dù được cải thiện nhiều vẫnchưa phát triển với nhiều xã chưa được kết nối bằng đường bộ với các vùng thị trấn đông dân cư tại địa phương. Chẳng hạn tại tỉnh Bạc Liêu, chỉ 29/47 xã có đường tráng nhựa đi về các thị trấn đông dân cư tại tỉnh này; ở An Giang, tổng chiều dài đường bộ là 3.560 km, trong đó có 356 km đường nhựa, còn lại là đường đá, đường cấp phối và đường đất; Trà Vinh có tổng số 3.377,25km đường bộ, (trong đó nhựa, cấp phối đá: 1520,4km chiếm 45% trên tổng số, còn lại 1.856,8km đường đất, cát chiếm 55% trên tổng số), Trà Vinh có các quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 60. Quốc lộ 53 nối liền các thị trấn trong tỉnh với thị xã Trà Thang Long University Library
  19. 8 Vinh và thị xã Vĩnh Long. Đây là tuyến đường bộ duy nhất từ Trà Vinh với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;… Do vậy, cần có giải pháp phát triển hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long để đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, phát triển kinh tế, phòng chống hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông và tránh tai nạn giao thông. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đồng bằng sông Cửu Long còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển [1]. * Ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn kém. Ở đồng bằng sông Cửu Long, theo thống kê được tiến hành ở 09 tỉnh trong 05 năm (2003-2007), mỗi năm mỗi tỉnh đã xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thu được khoảng 8,4 tỷ đồng [32]. * Điều kiện khách quan: Thời tiết xấu, sụt lở đất, lũ lụt… Những yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động giao thông như: đường, cầu... đều có những ảnh hưởng nhất định tới việc có xảy ra tai nạn giao thông đường bộ hay không. Những điều kiện của đường như các yếu tố hình học của đường, lưu lượng xe cộ, độ bằng phẳng và độ nhám của mặt đường, tầm nhìn và độ chiếu sáng trên đường, sự bố trí của các biển báo hiệu. Hiện nay, cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông còn nhiều điều bất hợp lý, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, không đồng bộ là một trong những nguyên nhân làm xảy ra nhiều vụ TNGT. Các loại phương tiện giao thông đường bộ ngày một nhiều nhưng cơ sở hạ tầng lại chưa đáp ứng được tối đa cho lưu thông đường xá. Sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông như chạy quá tốc độ, vượt ẩu, chở người hoặc hàng hóa sai quy định, khi chuyển hướng không quan sát, đi không đúng làn đường, điều khiển phương tiện trong tình trạng say bia rượu và sử dụng các chất kích thích… cũng là nguyên nhân quan trọng gây tai nạn.
  20. 9 Riêng 6 tháng đầu năm 2015 trong số 13.000 lượt cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức thì có tới 7.000 trường hợp tai nạn giao thông. Trong đó có 5% cấp cứu tai nạn giao thông có sử dụng rượu, bia; 10 đến 15% điều trị chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng [10]. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác dẫn đến tai nạn giao thông : - Thời tiết xấu, sụt lở đất, lũ lụt… - Do thời tiết diễn biến xấu: Mưa bão, động đất, sóng thần, lở đất… - Quản lý Nhà nước về giao thông: Chưa nghiêm khắc xử phạt những trường hợp vi phạm luật giao thông, các biển báo đôi khi bị che khuất… 1.3. Đặc điểm và các yếu tố liên quan đến thương tích do tai nạn giao thông đường bộ 1.3.1. Đặc điểm thương tích do tai nạn giao thông Nặng nhất và nghiêm trọng nhất là dẫn đến tử vong cho người tham gia giao thông. Ngoài ra tàn phế vĩnh viễn là một hậu quả nghiêm trọng của các chấn thương không gây tử vong. Số người bị tàn phế vĩnh viễn do tai nạn giao thông được cho là bằng số người bị tử vong; trong đó các tổn thương ở não và vùng thần kinh tủy sống gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho bản thân người bị chấn thương, gia đình và xã hội. Nghiên cứu của Bùi Thị Thắm ở Đà Nẵng cho thấy 3 vị trí dễ bị tổn thương nhất do tai nạn giao thông đường bộ ở tất cả các nhóm tuổi là đầu-mặt, chi trên, chi dưới. Chấn thương ở các phần này chiếm hơn một nửa (59,8%). Hơn 1/4 (26,2%) các nạn nhân bị thương ở mặt và đầu. Chấn thương sọ não và tủy sống chiếm 6,2% tổng số các vụ [27]. Theo báo cáo chiến lược bảo đảm trật tự ATGT đường bộ quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, thống kê các trường hợp TNGT cấp cứu đến bệnh viện năm 2010 cho thấy tỉ lệ không đội mũ bảo hiểm trong nhóm bị chấn thương sọ não chiếm 12%, tỉ lệ đội mũ bảo hiểm không cài quai trên số TNGT là 2,3% [3]. Thang Long University Library
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2