Luận văn Thạc sỹ: Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014
lượt xem 21
download
Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, cho đến ngày nay, làng nghề là một bộ phận quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với các ngành nghề nông thôn, nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở nước ta từng bước được khôi phục và phát triển. Tham khảo luận văn Thạc sỹ "Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014" để hiểu hơn về vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ: Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM LÃNH ĐẠO VIỆC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
- HÀ NỘI, 2015
- BẢNG QUY ƯỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCH : Ban Chấp hành CN : Công nghiệp CNH HĐH : Công nghiệp hoá Hiện đại hoá HTX TTCN : Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp KT XH : Kinh tế xã hội TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Uỷ ban nhân dân
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xa xưa, các làng nghề thủ công luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở các vùng quê Việt Nam. Làng nghề đã thu hút một lực lượng lớn lao động dư thừa ở nông thôn, cũng như tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong những lúc nông nhàn. Sự tồn tại của các làng nghề còn có vai trò quan trọng đối với sự ổn định xã hội, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân. Bên cạnh đó, làng nghề thủ công còn là bộ phận của nền văn hoá Việt Nam, có những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Trong đó, có những sản phẩm của làng nghề vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần trở thành tác phẩm nghệ thuật, biểu trưng cho di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc. Có thể nói, làng nghề chính là một nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam, là cả môi trường kinh tế, văn hoá xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Trong tiến trình lịch sử, làng nghề ở nước ta có lúc thịnh, lúc suy, phát triển mạnh vào những năm 60 70 (thế kỷ XX), dưới hình thức các hợp tác xã TTCN, sau đó phát triển chậm lại vào thập kỷ 80. Đến đầu những năm 90, nhiều làng nghề đình đốn, thậm chí bị suy thoái, mai một do tác động của nền kinh tế thị trường. Cùng với đó, chúng ta mất đi thị trường truyền thống tiêu thụ sản phẩm làng nghề bởi sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Đứng trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công. Tại Hội nghị lần V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã xác định: “Phải có chính sách mở rộng thị trường, khuyến khích khôi phục và phát triển làng nghề, nâng cao độ tinh xảo, tính dân tộc độc đáo trong các chủng loại mặt hàng” 1
- [7, tr.17]. Chính những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là yếu tố quan trọng, thúc đẩy các làng nghề phát triển. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, cho đến ngày nay, làng nghề là một bộ phận quan trọng trong tiến trình CNH HĐH nông nghiệp nông thôn. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với các ngành nghề nông thôn, nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở nước ta từng bước được khôi phục và phát triển. Do đó, cho phép khai thác một cách hiệu quả hơn tiềm năng về lao động, nguồn nguyên liệu và trình độ tay nghề của những người thợ thủ công và các nghệ nhân; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, các làng nghề còn là nơi lưu giữ và phát huy bản sắc văn hoá của mỗi địa phương và của cả dân tộc. Hà nam là tỉnh có nhiều làng nghề, trong đó có những làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng trống Đọi Tam, thêu ren Thanh Hà, dệt Nha Xá, dệt Hoà Hậu, Sừng Đô Hai, dũa Đại Phu, gốm Quyết Thành, Rượu Vọc ... Với lợi thế về vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, nguồn lao động dồi dào… Hà Nam có điều kiện để hình thành và phát triển nhiều hơn nữa các làng nghề với cơ cấu các ngành hợp lý, toàn diện, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực tiễn cho thấy, có nhiều làng nghề mới được hình thành, đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, nằm trong xu thế chung của quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, các làng nghề thủ công ở Hà Nam phát triển theo chiều hướng khác nhau: nhiều làng nghề tồn tại và phát triển mạnh, có những tác động tích cực đến nền kinh tế trong khu vực, tạo nên những cụm TTCN làng nghề. Bên cạnh đó, một số làng nghề ở quy mô vừa và nhỏ đang gặp 2
- nhiều khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ, công nghệ sản xuất lạc hậu, tay nghề và trình độ văn hoá của người lao động thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề còn phổ biến… Có những làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định, thậm chí có làng nghề bị mai một, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội, tác động đến tâm tư, đời sống của nhân dân cũng như việc giữ gìn giá trị văn hoá vùng. Để các làng nghề thủ công thực sự đóng vai trò quan trọng trong tiến trình CNH HĐH nông nghiệp nông thôn, thì các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hà Nam cần phải có những định hướng và nhiều văn bản chi tiết hướng dẫn, đôn đốc và tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khôi phục và phát triển làng nghề thủ công là vấn đề được nhiều tác giả, cơ quan của Đảng và Nhà nước quan tâm nghiên cứu. Đã có rất nhiều các bài báo, đầu sách, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, các bài viết tham gia hội thảo bàn luận về vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau. Nhìn một cách khái quát, các công trình nghiên cứu liên quan có thể chia thành những nhóm chủ yếu sau: Nhóm đầu tiên là nhóm các công trình nghiên cứu tổng quát về các làng nghề trên phạm vi cả nước hoặc một vùng kinh tế nhất định. Đáng chú ý nhất là các công trình: Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam của tác giả Bùi Văn Vượng, Nxb Văn hoá dân tộc, 1998. Tác giả tập trung giới thiệu khái quát về lịch sử ra đời, các bí quyết nghề, kĩ thuật của các 3
- nghệ nhân trong các loại hình làng nghề truyền thống ở Việt Nam như: đúc đồng, rèn, kim hoàn, dệt, thêu ren, chạm khắc đá, gốm... Khôi phục và phát triển làng nghề ở vùng ĐBSH ở nước ta hiện nay do TS. Đỗ Thị Thạch làm chủ nhiệm đề tài đã khẳng định vai trò của làng nghề đối với phát triển kinh tế, chính trị xã hội, văn hoá cả nước nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Đồng thời, tác giả nêu lên thực trạng phát triển làng nghề ở ĐBSH hiện nay với những cơ hội về việc làm, thu nhập từ ngành nghề… những thách thức trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, về đội ngũ lao động, nghệ nhân… Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những định hướng và một số giải pháp phát triển làng nghề ở vùng ĐBSH; Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Luận án tiến sĩ của Trần Minh Yến, Hà Nội, 2003... Những nghiên cứu trên góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về làng nghề, thực trạng, phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề đặc biệt là làng nghề thủ công truyền thống. Nhóm thứ hai nghiên cứu về quá trình thực hiện đường lối phát triển các ngành nghề tiểu thủ công của Đảng như: Luận văn thạc sĩ của của Ngô Ngọc Khuê: Sự lãnh đạo của Đảng phát triển tiểu thủ công nghiệp quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, bảo vệ năm 2000; Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Thọ: Phát triển làng nghề ở huyện Từ Liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Đại học quốc gia Hà Nội; Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Đỗ Quang Dũng: Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, bảo vệ năm 2006… Các công trình này đã đưa ra hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc đẩy mạnh phát triển làng nghề; vai trò của các làng nghề và sự cần thiết phải khôi phục, phát triển làng 4
- nghề thủ công; đưa ra một số kinh nghiệm, giải pháp phát triển làng nghề phù hợp với thực tiễn của địa phương. Nhóm thứ ba nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng và từng giải pháp cụ thể cho phát triển làng nghề như: Phát huy những lợi thế truyền thống trong xây dựng thương hiệu làng nghề đồng bằng sông Hồng, Vũ Trường Giang, Tạp chí nông nghiệp và phát tiển nông thôn, số 15/2006; Phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam hiện nay, Nguyễn Vĩnh Thanh, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 4/2007; Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề, Hồ Thanh Thuỷ, Tạp chí Tài chính số 12/2005. Nhóm các công trình nghiên cứu này góp phần đưa ra giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, UBND tỉnh và Sở Công Thương tỉnh cũng đã đưa ra các đề án và công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển làng nghề như: Hiện trạng và phương hướng phát triển các ngành công nghiệp, TTCN tỉnh Hà Nam đến năm 2020; Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp TTCN, cụm TTCN làng nghề; Tình hình hoạt động các cụm công nghiệp TTCN và cụm TTCN làng nghề. Nhìn chung, những vấn đề về làng nghề đã có nhiều công trình nghiên cứu, tiếp cận dưới góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Đó là nguồn tài liệu quý báu, là cơ sở để tác giả kế thừa và tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách tổng quát, hệ thống những chủ trương và sự chỉ đạo về việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công của Đảng bộ tỉnh Hà Nam. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014” là việc làm cần thiết. 5
- 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn Hệ thống hoá, làm sáng tỏ sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014. Qua đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển các làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ luận văn Phân tích làm rõ chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam nhằm khôi phục và phát triển làng nghề thủ công. Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề thủ công của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 1997 đến năm 2014. Rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm về lãnh đạo phát triển làng nghề thủ công trong tình hình mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam, trong đó tập trung chủ yếu vào một số làng nghề: làng nghề trống Đọi Tam, làng nghề thêu ren An Hòa, Hòa Ngãi, làng nghề mây tre đan Ngọc Động, làng nghề dũa Đại Phu. 6
- Thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề từ năm 1997 đến năm 2014, nghĩa là trong thời kỳ Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Nguồn tư liệu chủ yếu phục vụ cho đề tài là: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng; các Nghị quyết, Chỉ thị, chương trình hành động, thông báo, các báo cáo hàng năm của Đảng bộ tỉnh Hà Nam về vấn đề làng nghề, phát triển làng nghề. Nguồn tài liệu sách báo, sách tham khảo, internet, tạp chí chuyên ngành, các luận văn, luận án có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc dùng để khôi phục, khái quát, đánh giá thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống Hà Nam trước năm 1997 và từ năm 1997 đến năm 2014. Phương pháp định lượng và thống kê toán học được sử dụng để thu thập các thông tin về dân số, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu. Các số liệu thu được về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở tỉnh Hà Nam là những thông tin khái quát ban đầu về khu vực nghiên cứu. Phương pháp so sánh giúp chúng ta so sánh, đối chiếu những kết quả đạt được, những hạn chế về phát triển làng nghề thủ công qua các năm từ năm 1997 đến năm 2014. Đặc biệt đề tài sử dụng phương pháp điền dã. Chúng tôi quan sát trực tiếp đời sống kinh tế, xã hội, con người, thiên nhiên, hoạt động sản xuất ở 7
- một số làng nghề tiêu biểu… Qua thực tế cho ta thấy bức tranh khái quát về làng nghề thủ công ở Hà Nam. 6. Đóng góp của Luận văn Về mặt khoa học: Luận văn phân tích làm rõ sự lãnh đạo và vai trò lịch sử của Đảng bộ tỉnh Hà Nam đối với việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014. Về mặt thực tiễn: Luận văn rút ra được những nhận xét và tổng kết được những kinh nghiệm có giá trị về lãnh đạo khôi phục và phát triển làng nghề. Đó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy những nội dung có liên quan đến phát triển kinh tế ngành nghề nông thôn ở tỉnh Hà Nam. Bên cạnh đó, còn góp phần giáo dục, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng trong giai đoạn hiện nay. 7. Bố cục Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được bố cục thành 3 chương. Chương 1: Bức tranh tổng quát về các làng nghề thủ công ở tỉnh Hà Nam trước năm 1997 Chương 2. Chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 1997 đến năm 2014 Chương 3. Nhận xét và một số bài học kinh nghiệm 8
- CHƯƠNG 1. BỨC TRANH TỔNG QUÁT VỀ CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG Ở TỈNH HÀ NAM TRƯỚC NĂM 1997 1.1. Khái quát về làng nghề thủ công 1.1.1. Các khái niệm Làng nghề Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu tạo bởi hai yếu tố làng và nghề. Làng là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã hội quan trọng ở nông thôn nước ta, mà ở đó tồn tại những tập hợp cư dân cùng sinh sống, sản xuất và giữa họ có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nghề ở đây là những nghề phi nông nghiệp được tiến hành trong phạm vi làng và gắn chặt với làng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ làng nào có nghề cũng được gọi là làng nghề. Để được công nhận là làng nghề thì làng nghề đó phải thể hiện được cả mặt định tính và định lượng của nó. Định tính của làng nghề chính là thể hiện sự khác biệt của làng nghề so với làng thuần nông, làng có ngành nghề phụ quy mô nhỏ hoặc với phố nghề ở thành thị. Còn về mặt định lượng là nói đến quy mô và tính ổn định của làng nghề đó như thế nào. Cụ thể hơn ta có thể hiểu mặt định lượng của làng nghề chính là việc xác định số hộ, số lao động và giá trị thu nhập từ ngành nghề đó chiếm bao nhiêu phần trăm số lao động và tổng giá trị thu nhập của địa phương. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để xác định làng nghề. Thông tư số 116/2006/TTBNN của Bộ NN&PTNT quan niệm: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phun, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. 9
- Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí: Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm công nhận; Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước. Nghề thủ công là những nghề sản xuất chủ yếu bằng tay và những công cụ đơn giản, với con mắt và bộ óc giàu sáng tạo của nghệ nhân; nguyên liệu của các nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ thiên nhiên. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nghề thủ công có thể sử dụng máy, hoá chất và các giải pháp kỹ thuật trong một số công đoạn, nhưng phần quyết định chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm bằng tay. Bởi vậy, các sản phẩm thủ công vừa mang yếu tố truyền thống, tiêu biểu cho vùng quê Việt Nam, vừa mang yếu tố hiện đại, phù hợp với xã hội ngày nay. Các sản phẩm thủ công được sản xuất tập trung tại một hay một số làng nào đó, thu hút nhiều hộ gia đình tham gia, giá trị thu nhập từ ngành nghề thủ công chiếm tỷ trọng cao so với giá trị thu nhập của làng đó thì sẽ hình thành làng nghề thủ công. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề thủ công. Theo tác giả Bùi Văn Vượng: Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng Tổ nghề, các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc. Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ 10
- thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùng dòng tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử hình thành, phát triển nghề nghiệp đã hình thành làng nghề trên đơn vị cư trú, làng xóm truyền thống của họ. [79, tr.13] Quan niệm trên cũng được phản ánh trong ý kiến của GS.Trần Quốc Vượng. Tác giả cho rằng: Làng nghề là làng ấy tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã nổi trội một số nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, có phó cả,... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra các mặt hàng thủ công. Tuy nhiên, hai quan niệm trên đều nói về làng nghề thủ công truyền thống, chưa phù hợp với làng nghề mới. Có cái nhìn khái quát hơn về làng nghề thủ công, tác giả Mai Thế Hởn cho rằng: Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của làng. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những điểm hợp lý của các quan niệm trên và những nghiên cứu của bản thân, tác giả cho rằng: Làng nghề thủ công là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề thủ công được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập, có sử dụng các nguồn lực trong và ngoài địa phương, các ngành nghề thủ công phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu ở địa phương. 1.1.2. Đặc điểm chung của làng nghề thủ công 11
- Một là, các làng nghề thủ công tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế nông nghiệp. Ngay cả khi thủ công nghiệp tách rời khỏi nông nghiệp vươn lên trở thành ngành sản xuất chính ở một số làng và hình thành nên các làng nghề thì chúng cũng không rời khỏi nông thôn. Trong các làng nghề, để đảm bảo cuộc sống, người dân bao giờ cũng làm thêm nghề nông hay một số nghề khác. Mặt khác, hầu hết các hộ chuyên làm nghề tiểu thủ công vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp ở mức độ nhất định và đặc biệt, các hộ đều giữ đất nông nghiệp để tự tay mình trồng trọt hoặc thuê mướn người làm nông nghiệp cho mình. Đây chính là sự kết hợp độc đáo giữa TTCN và sản xuất nông nghiệp. Các làng nghề tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động lúc nông nhàn, còn sản xuất nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề. Hai là, các làng nghề sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Có rất nhiều sản phẩm của các làng nghề chứa đựng các chi tiết, công đoạn mà máy móc hiện đại không thể thay thế đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. Hoặc một số nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ do chính người thợ có thể tự làm ra. Do đó, năng suất lao động ở các làng nghề không cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Vì vậy, trong các sản phẩm làng nghề, lao động sống chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân ở nông thôn. Ba là, nguồn nguyên liệu được sử dụng trong các làng nghề chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên và sẵn có ở địa phương như gỗ, tre, nứa, trúc, đất sét… Sản phẩm làm từ nguồn nguyên liệu này khá an toàn khi sử dụng, thân thiện với môi trường, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, việc sơ chế nguyên liệu do các cơ sở tự làm với kỹ thuật đơn giản và do khí 12
- hậu nhiệt đới ẩm nước ta nên việc bảo quản sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, các làng nghề đã phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài như chỉ thêu, phẩm màu, men sư, vỏ trai, vỏ ốc… Bốn là, việc truyền nghề và phát triển nghề. Ở mỗi làng đều có một người đầu tiên đem bí quyết nghề nghiệp từ nơi khác về dạy nghề, truyền nghề cho dân làng chính là ông tổ nghề. Lực lượng nòng cốt để duy trì và phát triển nghề là các nghệ nhân. Ban đầu, việc dạy và phát triển nghề chủ yếu được thực hiện theo phương thức truyền nghề trong gia đình, từ đời này sang đời khác, ít được phổ biến ra ngoài. Ngay nay, với sự ra đời của các trung tâm dạy nghề, thì các làng nghề không còn giữ bí quyết như trước nữa. Tuy nhiên, phương thức dạy nghề theo lối vừa học vừa làm là chủ yếu. Năm là, hình thức kinh doanh của các làng nghề ngày càng đa dạng. Với phương thức truyền nghề, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu ở quy mô gia đình gắn với các phường nghề như: phường gốm, phường mộc, phường đúc đồng… Hình thức này được áp dụng từ lâu đời, thậm chí vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay, giúp cho một số gia đình giữ được bí quyết nghề nghiệp. Trong thời kỳ bao cấp, các làng nghề được tổ chức thành các “đội ngành nghề” của hợp tác xã nông nghiệp như đội mộc, đội nề, đội cơ khí… Bước sang thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh phát triển các ngành nghề ở nông thôn, thì xuất hiện các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới như doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn… Cùng với đó, sản phẩm của làng nghề ngày càng phong phú về mẫu mã, chủng loại, được bán rộng khắp trên thị trường. 13
- Sáu là, sản phẩm của làng nghề, đặc biệt là làng nghề thủ công truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Làng nghề là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác. Mỗi sản phẩm làng nghề là tác phẩm nghệ thuật mang bản sắc riêng của địa phương nhưng lại tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam. Do đó, sản phẩm làng nghề không chỉ có giá trị về kinh tế, mà nó còn mang những giá trị văn hóa độc đáo, chứa đựng những yếu tố văn hóa tinh thần và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc. Việc tìm hiểu những đặc điểm chung về làng nghề giúp chúng ta hiểu được tại sao các làng nghề thủ công nhất là những làng nghề thủ công truyền thống lại có sức sống bền bỉ, trường tồn cùng lịch sử dân tộc như vậy. Đây chính là cơ sở ban đầu giúp chúng ta tiếp tục nghiên cứu về các làng nghề, đưa ra các giải pháp góp phần phát triển kinh tế làng nghề bền vững, đồng thời hạn chế những tiêu cực đối với làng nghề. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển làng nghề Sự hình thành và phát triển làng nghề chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. trong đó có một số nhóm nhân tố chủ yếu: Nhóm nhân tố tự nhiên Những nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề bao gồm: vị trị địa lý, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, trong đó, nhân tố vị trí địa lý có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của làng nghề. Nếu một làng nghề có vị trí thuận lợi về giao thông hay gần những nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện cho làng nghề đó chuyên chở nguyên vật liệu, trao đổi và bán sản phẩm. Từ đó, thúc đẩy 14
- việc sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn so với các làng nghề sản xuất các mặt hàng cùng loại nhưng không thuận lợi về vị trí địa lý. Điều kiện tự nhiên như: khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, đất đai… là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của làng nghề, đặc biệt là những làng nghề sử dụng nguồn nguyên liệu trực tiếp từ thiên nhiên. Khí hậu, thời tiết mỗi vùng tạo ra những nguồn nguyên liệu đặc trưng cho các làng nghề. Tuy nhiên, nước ta có nền khí hậu nóng, ẩm nên nguồn nguyên liệu thiên nhiên rất dễ bị sâu bệnh phá hoại; việc bảo quản sản phẩm gặp nhiều khó khăn do nấm, mốc… Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại, là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho các làng nghề thủ công khác nhau. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu tự nhiên này cũng đang cạn kiệt dần do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc sử dụng không hợp lý, thiếu quy hoạch, thiếu đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu. Chính vì vậy, các cấp quản lý cũng như tự thân các làng nghề cần phải có những biện pháp nhằm khôi phục và duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Tóm lại, nhóm nhân tố tự nhiên là nhóm nhân tố đầu tiên tác động đến sự hình thành và phát triển lâu dài của bất kỳ làng nghề nào. Nhóm nhân tố kinh tế Nhóm kinh tế bao gồm các yếu tố thị trường, sản phẩm, vốn, cơ sở hạ tầng, trình độ lao động… Nhu cầu về sản phẩm. Các sản phẩm của làng nghề thủ công có ưu điểm là bền, tốt cho sức khoẻ người sử dụng. Tuy nhiên, giá thành của nó khá cao, mẫu mã đơn giản, nhiều mặt hàng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng hiện nay. Do đó, muốn tồn tại, các làng nghề thủ công cần phải thay đổi hình thức mẫu mã sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản 15
- phẩm và giá thành rẻ thì mới đáp ứng được nhu cầu thị trường và tâm lý người tiêu dùng hiện nay. Nhu cầu thị trường là nhân tố chủ yếu tác động đến sự hình thành và phát triển của làng nghề thủ công. Sản xuất càng phát triển càng thể hiện rõ sự chi phối của quan hệ cung cầu và quy luật cạnh tranh. Những làng nghề mà sản phẩm của nó có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và luôn đổi mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của xã hội thì mới có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Bởi vậy, các làng nghề phải thường xuyên thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Hiện nay, bên cạnh một số nghề phát triển mạnh như: sản xuất vật liệu xây dựng, chạm khắc gỗ hay những làng nghề phát triển bình thường như các nghề chế biến lương thực thực phẩm … là các làng nghề bị mai một, giảm sút đi như làng nghề làm nón, đan mũ… do nhu cầu, thị hiếu của thị trường giảm sút, do bị các sản phẩm công nghiệp hiện đại thay thế. Bên cạnh đó, các mặt hàng dệt may, gốm sứ… bị cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan… Vốn là yếu tố sản xuất, là nguồn lực quan trọng trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, có điều kiện đào tạo nâng cao kỹ năng người lao động, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinh doanh đều rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có nên đã làm hạn chế việc tăng trưởng sản xuất . Ngày nay, nhờ chủ trương của Đảng và Nhà nước, các cơ chế chính sách về tài chính có nhiều thay đổi tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong làng nghề vay vốn phát triển sản xuất. 16
- Kết cấu hạ tầng gồm: hệ thống giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông… là nhân tố tác động trực tiếp tạo ra môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề thủ công. Giao thông phát triển tạo điều kiện thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm … Hệ thống cung cấp điện đảm bảo cho các làng nghề sử dụng các thiết bị, máy móc trong sản xuất và phục vụ đời sống. Hệ thống thông tin liên lạc tạo điều kiện cho các làng nghề trao đổi, quảng bá sản phẩm trong nước và quốc tế. Nguồn nhân lực và kỹ thuật là nguồn lực quan trọng nh ất cho s ự phát triển làng nghề. Trong các làng nghề, những nghệ nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truy ền ngh ề cũng như sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo. Bên cạnh đó, một lực lượng lao động dồi dào, cơ cấu lao động trẻ, có khả năng thích ứng với công nghệ sản xuất tiên tiến, là nhân tố cốt lõi quyết định toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động và trình độ kỹ thuật của họ chưa cao. Do đó, nâng cao trình độ cho lao động làng nghề là việc làm hết sức cần thiết. Nhóm nhân tố văn hoá xã hội Nhóm nhân tố này bao gồm các điều kiện chung về văn hoá xã hội như: mật độ dân số, trình độ dân trí, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước… Trong đó, những cơ chế chính sách của Nhà nước là điều kiện để khuyến khích, tạo môi trường cho các làng nghề hoạt động. Nếu đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với quy luật khách quan thì sẽ thúc đẩy làng nghề phát triển, ngược lại thì sẽ hạn chế sự phát triển của làng nghề. Vì thế, trong quá trình CNH HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước cần có chính sách phát triển hợp lý trong việc kết hợp giữa công 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”
35 p | 903 | 445
-
Luận văn thạc sỹ toán học: Sử dụng bất đẳng thức thông dụng để giải bất đẳng thức
99 p | 500 | 167
-
Luận văn Thạc sỹ: Chất lượng sinh hoạt chi bộ của Đảng bộ khối các cơ quan thành phố Hà Nội hiện nay
117 p | 327 | 104
-
Luận văn Thạc sĩ toán học: Tính toán và đánh giá các tổng hữu hạn
90 p | 255 | 70
-
Luận văn Thạc sỹ: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh
158 p | 224 | 62
-
LUẬN VĂN " BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH "
105 p | 183 | 57
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học máy tính: Nghiên cứu kỹ thuật nhận dạng bàn tay người
28 p | 215 | 55
-
Luận văn thạc sỹ: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại vườn quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 159 | 44
-
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC " SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MORRIS ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CÁC THÔNG SỐ TRONG MÔ HÌNH WETSPA "
86 p | 159 | 27
-
Luận văn:NGHIÊN CỨU GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BẰNG BỘ XÚC TÁC BHKW6 CHO Ô TÔ THACO FD 2300A
26 p | 143 | 24
-
Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục: Thực trạng việc quản lý thực tập tại trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen và một số giải pháp
126 p | 109 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử
11 p | 187 | 14
-
Luận văn Thạc sỹ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV in Tiến Bộ
0 p | 96 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Huy động vốn đầu tư trong xây dựng NTM huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
108 p | 53 | 11
-
Luận văn Thạc sỹ khoa học: Nghiên cứu ứng dụng mô hình phân bổ nguồn nước mặt phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Cầu
128 p | 61 | 9
-
Luận văn Thạc sỹ: Đánh giá tiềm năng cạnh tranh và phát triển tỉnh Tây Ninh
0 p | 73 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và đặc trưng phân bố của Lưỡng Cư - Bò Sát tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
115 p | 25 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn