intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sỹ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân lân đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc L17 trong vụ Xuân tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Ca

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

31
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm xác định được mật độ trồng và mức bón phân thích hợp cho giống Lạc L17 trồng vụ xuân đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao tại huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân lân đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc L17 trong vụ Xuân tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Ca

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------ VŨ HỒNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LẠC L17 TRONG VỤ XUÂN TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN Thái Nguyên- 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Vũ Hồng Cường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cơ quan, đoàn thể, cá nhân. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo Phòng đào tạo, Khoa Nông học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo huyện Bảo Yên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học này. Tôi xin cảm ơn bạn bè gia đình và người thân đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Vũ Hồng Cường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................... vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Đặtvấn đề....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:...................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................................. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.... 4 1.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới ..................................... 4 1.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc trên thế giới .......................................... 4 1.1.2. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới ......................... 6 1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc tạiViệt Nam .................................... 8 1.2.1. Tình hình sản xuất tạiViệt Nam .............................................................. 8 1.2.2. Tình hình nghiên cứu lạc tại Việt Nam ................................................. 10 1.2.2.2. Những nghiên cứu về mật độ trồng.................................................... 12 1.2.2.3. Một số nghiên cứu về đất và dinh dưỡng với lạc ............................... 14 1. 3. Tình hình sản xuất lạc tại tỉnh Lào Cai và huyện Bảo Yên .................... 20 1.3.1. Tình hình sản xuất lạc tại tỉnh Lào Cai ................................................. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iv 1.3.2. Tình hình sản xuất lạc tại huyện Bảo Yên ............................................ 21 Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 22 2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 22 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 23 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 23 2.2.2. Thời gian thực hiện: .............................................................................. 23 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 2.4 Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................... 24 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 24 2.4.2. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu theo dõi ......................................... 25 2.5. Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................ 28 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 29 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lạc L17 trồng vụ xuân năm 2018 tại huyện Bảo yên, tỉnh Lào Cai ................................................................................................................... 29 3.1.1. Tỷ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng ............................................... 29 3.1.2. Chiều cao thân chính của các công thức trồng lạc ................................ 31 3.1.3. Số cành trên cây .................................................................................... 33 3.1.4. Khả năng hình thành nốt sần trên cây lạc của các công thức ............... 35 3.1.4. Chỉ số diện tích lá của các giống lạc ..................................................... 38 3.1.5. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống lạc....................................... 41 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của giống lạcL17 trồng vụ xuân 2018 tại huyện Bảo Yên- Lào Cai ................................................................................................................... 43 3.3. Ảnh hưởng cảu mật độ trồng và mức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L17 trồng trong vụ xuân năm 2018 tại Bảo Yên- Lào Cai ................................................................................................................... 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. v 3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất ............................................................. 46 3.3.2. Năng suất của cáccông thức thí nghiệm................................................ 50 3.3. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ....................................... 52 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 37 1. Kết luận ....................................................................................................... 55 2. Đề nghị ........................................................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình sản xuất lạc trên thế giới những năm gần đây ................. 4 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới5 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Lào Cai 2010 - 2016 ........... 20 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Bảo Yên 2015 - 2019 ...... 21 Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng và tỷ lệ nảy mầm của giống lạcL17 trong vụ xuân năm 2018 tại huyện Bảo Yên- Lào Cai .................................................. 29 Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống lạcL17 trong vụ xuân năm 2018 tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai ...................................... 31 Bảng 3.3. Khả năng phân cành và chiều dài cành cấp 1 của giống lạc L17 trongvụ xuân năm 2018tại huyện Bào Yên, tỉnh Lào Cai ............................. 34 Bảng 3.4. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu và khối lượng nốt sần của cáccông thức trong vụ xuân 2018 qua 3 thời kỳ theo dõi ............................... 37 Bảng 3.5. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các công thức ở 3 thời kỳ sinh trưởng trong vụ xuân 2018.......................................................................................... 39 Bảng 3.6. Khả năng tích luỹ chất khô của các công thức thí nghiệm vụ xuân 2018 qua 3 thời kỳ ........................................................................................... 42 Bảng 3.7. Mức độ nhiễm một số loại sâu hại chính của các công thức vụxuân 2018 tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai ............................................................ 44 Bảng 3.8. Mức độ nhiễm một số loại bệnh hại chính của các công thức vụxuân 2018 tại huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai ............................................................. 45 Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức thí nghiệm trong vụxuân 2018 .................................................................................................... 46 Bảng 3.10. Năng suất của các công thức thí nghiệm trong vụ xuân 2018...... 50 Bảng 3.11. Chi phí sản xuất và thu nhập thuần của các công thứctham gia thínghiệm cho 1 ha .......................................................................................... 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm ............................................................................................................. 33 Biểu đồ 2.Khả năng phân cành của các công thức khác nhau của giống lạc L17. .................................................................................................. 35 Biểu đồ 3. Chỉ số diện tích lá qua các giai đoạn của các công thức thí nghiệm........................................................................................................ 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT Công thức CS Cộng sự ĐHNN Đại học nông nghiệp KHKT Khoa học kỹ thuật KHKTNN Khoa học kỹ thuật nông nghiệp NXB Nhà xuất bản NS Năng suất NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu P100 hạt Khối lượng 100 hạt P100 quả Khối lượng 100 quả TB Trung bình TGST Thời gian sinh trưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặtvấn đề Cây lạc (Arachis hypogaea) là cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến ở khắp đất nước ta. Sản phẩm của cây lạc được nhân dân ta ưa chuộng, được sử dụng trực tiếp làm thực phẩm cho con người,hoặc được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Cây lạc là cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, có khả năng cải tạo đất tốt, sản phẩm của cây lạc còn là một mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của ngành nông nghiệp.Hạt lạc chứa trung bình 50% lipit, 22 - 25% protein, một số vitamin và chất khoáng. Dầu lạc là một loại lipit dễ tiêu, làm dầu ăn tốt nếu được lọc cẩn thận. Protein của lạc có chứa nhiều axit amin quý, lạc là thức ăn bổ sung cho ngũ cốc. Thân lá tươi chứa 0,3% protein khô dầu lạc sau khi ép dầu làm thức ăn chăn nuôi tốt cho trâu bò sữa. Lạc là một cây trồng luân canh cải tạo đất tốt. Sau khi thu hoạch lạc để lại cho đất một lượng đạm khá lớn từ đạm do nốt sần của bộ rễ và do thân lá. (Chu Thị Thơm và cs, 2006). Tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bảo Yên nói riêng có chủ chương phát triển cây vì là cây trồng ngắn ngày, giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của huyệnlà cây trồng không quá kén đấtcó thể gieo trồng cả 3 vụcó khả năng cải tạo đất. Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích và sản lượng lạc của huyện đã giảm, năn 2015 diện tích lạc toàn huyện Bảo Yên 103 ha, năng suất đạt 12,33 tạ/ha và sản lượng là 127,0 tấn, năm 2019 diện tích là 100 ha, năng suất 12,90 tạ/ha, sản lượng 129 tấn (Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai, 2019). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do các biện kỹ thuật chưa được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất lạc, nhiều người dân trồng không đúng thời vụ, mật độ, ít đầu tư thâm canh; Diện tích sản xuất lạc còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa quy hoạch được vùng sản xuất tập trung, công thu hái, vận chuyển không thuận lợi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 2 Trong những năm gần đây, theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lạc (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) giống lạc L17 có nhiều ưu điểm vượt trội như sinh trưởng khỏe, ra nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất cao, chất lượng tốt có thể trồng được 3 vụ/năm, khi thu hoạch thân, lá vẫn còn xanh nên hàm lượng chất hữu cơ nhiều, khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt. Giống lạc L17 đã được trồng tại một số huyện như Văn Yên, Bát Xát và một số xã của huyện Bảo Yên nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về các biện pháp kĩ thuật như mật độ, phân bón... cho từng vùng sinh thái. Trước vấn đề trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân lân đến sinh trưởng và năng suất của giốnglạc L17 trong vụ Xuân tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định được mật độ trồng và mức bón phân thích hợp cho giống Lạc L17 trồng vụ xuân đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao tại huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân lân đến sinh trưởng của giống lạc L17 trong vụ Xuân tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân lân đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lạc L17 trong vụ Xuân tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. 3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học xác định một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, hiệu quả kinh tế sản xuất lạc trong vụ Xuân tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 3 - Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và học tập. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Bổ sung giống lạc mới cho năng suất cao và ổn định phù hợp với điều kiện canh tác trong vụ Xuân tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. - Xác định được mật độvà một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho giống lạc L17. - Kết quả nghiên cứu sẽ khuyến khích bà con nông dân mạnh dạn đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích sản xuất lạc, chuyển dịch cơ cấu cây trồng luân canh; xen canh.. mang lại giá trị canh tác bền vững và lợi ích kinh tế.. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật cho giống lạc L17 phù hợp với điều kiện canh tác trong vụ Xuân tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới 1.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc trên thế giới Trong các loài cây làm thực phẩm cho con người, lạc có một vị trí quan trọng. Mặc dù cây lạc có từ lâu đời nhưng tầm quan trọng của cây lạc mới chỉ được khẳng định hơn một trăm năm nay, khi những xưởng ép dầu ở Macxay (Pháp) bắt đầu nhập lạc từ Tây Phi để ép lấy dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc trên quy mô lớn. Công nghiệp ép dầu đã được xây dựng với tốc độ nhanh ở các nước Châu Âu và trên toàn thế giới. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng 1.1 Bảng 1.1: Tình hình sản xuất lạc trên thế giới những năm gần đây Diện tích Năng suất Sản lượng Năm/chỉ tiêu (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2013 27,25 17,03 46,42 2014 27,31 16,70 45,60 2015 26,49 16,75 44,38 2016 27,95 16,07 44,91 2017 27,94 16,86 47,1 (Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2019. Qua số liệu bảng 1.1 ta thấy: Về diện tích: Nhìn chung, diện tích trồng lạc trên thế giới năm năm gần đây từ 2013 đến 2017 không có sự biến động nhiều dao dộng trong khoảng 26,49 – 27,95 triệu ha. Trong đó, năm 2015 diện tích lạc thế giới giảm thấp nhất còn 26,49 triệu ha, năm 2013 là 27,25 triệu ha, năm 2014 là 27,31 triệu ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 5 Năm 2016 và 2017 diện tích trồng lạc trên thế giới gần như không đổi khoảng 27,94-27,95 triệu ha. Về năng suất: Từ số liệu bảng trên ta thấy năng suất lạc có nhiều biến động, lên xuống thất thường. Thấp nhất là năm 2016 với 16,07 tạ/ha và cao nhất là năm 2013 với 17,03 tạ/ha. Về sản lượng: Sản lượng lạc trên thế giới có xu hướng giảm dầntừ năm 2013 đến năm 2016. Sản lượng lạc năm 2013 đạt 46,42(triệu tấn), năm 2014 45,60 triệu tấn, năm 2015 là 44,38 triệu tấn và năm 2016 là 44,91 triệu tấn. Sản lượng lạc đến năm 2017 mới có bước tăng mạnh và đạt 47,1 triệu tấn và đạt sản lượng cao nhất trong 5 năm gần đây. Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới Tên Diện tích Năng suất Sản lượng nước/chỉ (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) tiêu 2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Ấn Độ 4,56 4,80 5,30 14,77 12,87 17,32 6,73 7,46 9,18 Trung 4,4 4,47 4,63 36,36 36,75 37,06 16,02 16,42 17,15 Quốc Argentina 0,42 0,34 0,33 23,8 29,29 30,87 1,01 1,00 1,03 Brazil 0,15 0,15 0,15 33,82 36,54 35,45 0,5 0,56 0,55 Ai Cập 0,06 0,064 0,062 32,82 32,07 32,9 0,2 0,21 0,2 Việt Nam 0,2 0,184 0,195 22,67 23,11 23,54 0,45 0,43 0,46 (Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2019) Qua số liệu bảng 1.2 ta thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng trồng lạc trên thế giới đều có sự biến động. Về diện tích: Ấn Độ là nước trồng lạc có diện tích liên tục tăng từ năm 2015 có diện tích 4,56(triệu/ha) đến năm 2017 diện tích tăng lên 5,3 (triệu/ha). Từ năm 2015 đến năm 2017 diện tích trồng lạc của Trung Quốctăng nhưng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 6 không đáng kể, từ 4,4(triệu/ha) lên đến 4,63 (triệu/ha). Năm 2015 Argentina có diện tích trồng lạc 0,42 (triệu/ha) đến năm 2017 diện tích giảm xuống còn 0,33 (triệu/ha). Brazil có diện tích trồng lạc duy trì đều 0,15 triệu ha trong 3 năm 2015-2017 . Ai Cập có diện tích trồng lạc khá thấp duy trì khoảng 0,06 triệu ha. Ở Việt Nam diện tích trồng lạc tương đối ổn định khoảng 0,2 triệu ha. Việc tăng năng suất lạc ở nhiều quốc gia là nhờ ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ mới trên đồng trộng của người nông dân. Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy: Trung Quốc là nước có năng suất cao nhất, năm 2015 đạt 36,36 (tạ/ha), năm 2017 đạt 37,06 tạ/ha. Qua đó ta thấy Trung Quốc là nước có khoa hoc tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp, áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật như cày sâu, bón phân cân đối, mật độ trồng hợp lý, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp. Giai đoạn từ năm 2015 - 2017, các nước có năng suất lạc tăng là Brazil, Ai Cập, Việt Nam, Trung Quốc. Trong đó Argentina là nước có năng suất tăng nhiều nhất năm 2017 tăng (7,07tạ/ha) so với năm 2015. Trung Quốc là nước có sản lượng cao nhất so với các nước trên thế giới, năm 2015 sản lượng đạt 16,02triệu tấn và 2017 là 17,15 triệu tấn. Trong khi đó sản lượng lạc tại Việt Nam chỉ đạt 0,46 (triệu tấn) năm 2017. Trên thế giới các nước xuất khẩu lạc nhiều là Trung Quốc, Mỹ, Achentina, Ấn Độ. Các nước nhập khẩu hàng năm lớn như Hà Lan, Indonexia, Anh, Singapo, Đức. 1.1.2. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới Nghiên cứu về vấn đề chọn tạo giống lạc, ngay từ rất sớm các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm tới việc thu thập và bảo tồn nguồn gen cây lạc. Viện nghiên cứu cây trồng bán khô hạn (ICRISAT) là cơ sở nghiên cứu lớn nhất về cây lạc. Tại ICRISAT nguồn gen cây lạc từ con số 8489 ( năm 1980) ngày càng được bổ sung phong phú hơn. Tính đến năm 1993, ICRISAT đã thu thập được 13.915 lượt mẫu giống lạc từ 93 nước trên thế giới. Đặc biệt, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 7 ICRISAT đã thu thập được 301 mẫu giống thuộc 35 loài dại của chi Arachis, đây là nguồn gen quý có giá trị cao trong công tác cải tiến giống theo hướng chống bệnh và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Cùng với việc thu thập, đánh giá, bảo quản, ICRISAT đã cung cấp 107.710 lượt mẫu giống cho nhiều nước để làm nguyên liệu chọn tạo giống. Trong các mẫu giống đã thu thập được thông qua các đặc tính hình thái – nông học, sinh lý – sinh hóa và khả năng chống chịu sâu bệnh, ICRISAT đã phân lập theo các nhóm tính trạng khác nhau phục vụ cho nghiên cứu chọn tạo giống như: nhóm kháng bệnh, nhóm chống chịu hạn, nhóm hàm lượng dầu cao, nhóm chín muộn, nhóm chín sớm... Trong đó các giống chín sớm điển hình là Chico, 91176, 91776, CIGS (E), ICGV 86105 (Nigam S.N et al, 1995), ICGV86062. Giống lạc có năng suất cao như ICGV – SM 83005, ICGV88438, ICGV89214, ICGV91098, và các giống có khả năng kháng sâu bệnh như giống ICGV 86388, ICGV 86699, ICGV – SM 86751, ICGV 87165. Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của giống lạc trong việc thúc đẩy phát triển sản suất, nhiều quốc gia trên thế giới đã sớm quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực này và thu được nhiều kết quả hết sức khả quan. Ấn Độ cũng là nước có nhiều thành tự to lớn về công tác chọn tạo giống. Theo Ngô Thế Dân và cs (2000), trong chương chình hợp tác với ICRISAT, bằng con đường thử nghiện các giống lạc của ICRISAT, Ấn Độ đã phân lập và phát triển được giống lạc BSR chín sớm phục vụ rộng rãi trong sản xuất. Bên cạnh đó, các nhà khoa học của Ấn Độ cũng đã lai tạo và chọn được nhiều giống lạc thương mại mang tính đặc trưng cho từng vùng. Ở Trung Quốc, công tác nghiên cứu về chọn tạo giống lạc được tiến hành từ rất sớm. Bằng các phương pháp chọn tạo giống khac nhau như: đột biến sau khi lai, đột biến trực tiếp, lai đơn, lai kết hợp hơn 200 giống lạc có năng suất cao đã được tạo ra và phổ biến vào sản xuất từ cuối những năm 50 của thế kỷ 20. Kết quả ghi nhận là các giống lạc được trồng ở tất cả các vùng đạt tới 5,46 triệu ha. Những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 8 năm gần đây, Trung Quốc đã công nhận 17 giống lạc mới, trong đó điển hình là các giống Yueyou 13, Yueyou 29, Yueuyou 40, 01 - 2101, Yuznza 9614, 99 - 1507, R1549 có năng suất trung bình là 46 - 70 tạ/ha. Ngoài ra một số nước trên thế giới cũng đã chọn tạo được nhiều giống lạc có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được với một số loài sâu bệnh. Inđônêxia đã chọn được giống Mahesa, Badak, Brawar và Komdo có năng suất cao, phẩm chất tốt, chín sớm và kháng sâu bệnh. Ở Hàn Quốc đã chọn được giống ICGS năng suất đạt tới 56 tạ/ha. 1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc tạiViệt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất tạiViệt Nam Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dùng để chế biến dầu ăn thuộc loại tốt nhất. Lạc chỉ xếp hạng thứ hai sau Lạc về sản lượng dầu trong các dầu ăn thực vật, cũng như diện tích trong tổng diện tích cây lấy dầu. Ở nước ta, lạc được coi là một loại thức ăn bổ, thơm ngon và được nhân dân ưa chuộng. Trong thực phẩm, lạc có thể dùng ăn trực tiếp trong các bữa ăn hàng ngày như luộc, rang, hầm, hoặc chế biến thành lạc rang tẩm muối, bột lạc, bơ lạc, pho mát lạc, dầu tinh lạc, bánh, kẹo,…Ngoài ra, lạc còn được dùng làm nguyên liệu chế biến một số dược phẩm và mỹ phẩm, đặc biệt dầu lạc không đạt tiêu chuẩn còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến xà phòng cao cấp ở các nước phát triển, mà nổi tiếng nhất là xà phòng Macxây của Pháp. Khi chế biến lạc làm thực phẩm, các phế liệu còn được dùng làm thức ăn gia súc,…Đóng góp quan trọng vào việc phát triển chăn nuôi. Khô dầu lạc là sản phẩm có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Thân lá xanh cây lạc có thành phần dinh dưỡng giàu protein, gluxit và lipit. Thành phần này không kém các loại cỏ chăn nuôi khác nên có vai trò khá lớn trong chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò sữa). Vỏ lạc được dùng để nghiền thành cám, có thành phần dinh dưỡng tương đương cám gạo nên phục vụ cho chăn nuôi rất tốt. Một công dụng quan trọng khác của cây lạc là vừa làm cây trồng lấy củ vừa làm cây trồng để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 9 cải tạo đất (phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới). Do có khả năng cố định nitơ khí quyển thông qua bộ rễ cộng sinh với vi khuẩn nốt sần Rhizobium vigna, nhờ đó sau khi thu hoạch lượng chất hữu cơ để lại trong đất tương đương 30 – 60 kg urê/ha/vụ (Đỗ Thành Nhân và cs, 2014) Có thể nói, sản xuất lạc mang lại hiệu quả kinh tế lớn ở nhiều nước trên thế giới và là một trong những nguồn thu nhập chính của người nông dân nước ta trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, lạc là cây trồng đang được chú trọng tăng diện tích và sản lượng trên khắp cả nước. Một số tỉnh đã chú trọng đưa cây lạc làm nguồn thu nhập chính, nhờ đó góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của nông dân.. Điển hình như Trà Vinh, trồng lạc mang lại thu nhập gần 50 triệu đồng/ha. Các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và Thanh Hoá, Nghệ An,…cũng đang đẩy nhanh tiến độ phát triển trồng lạc (Vũ Văn Thắng, 2013). Lạc là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, nên khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái khá rộng. Với điều kiện khí hậu của Việt Nam khá phù hợp để cây lạc có thể phát triển tốt, mặc dù có một số vùng sự phân bố lượng mưa và nhiệt độ không đều trong năm ảnh hưởng đến năng suất lạc. Yêu cầu về đất đai đối với cây lạc không khắt khe lắm, tất cả các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp thoát nước tốt, pH 4,5 - 7 đều có thể trồng được lạc (Chu Thị Thơm và cs, 2006) Ở Việt Nam, lạc là sản phẩm quan trọng để xuất khẩu và sản xuất dầu ăn mà hiện nay nước ta còn phải nhập khẩu. Hơn thế nữa, cây lạc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống nông nghiệp ở vùng nhiệt đới bán khô hạn như Việt Nam nơi mà khí hậu biến động và canh tác đặc biệt khó khăn. Trong số 25 nước trồng lạc ở châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ 5 về sản lượng nhưng năng suất thì còn thấp. Năng suất lạc Việt Nam cao hơn năng suất trung bình thế giới (14,76 tạ/ha) và đứng thứ 5 trong các nước có năng suất lạc cao của thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 10 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam từ 2015-2017 Năng suất Sản lượng Năm Diện tích (ha) (tạ/ha) (tấn) 2015 200.328 22,661 453.964 2016 184.792 23,117 427.190 2017 195.352 23,54 459.849 (Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2019) Tuy nhiên hiện nay lạc vẫn giữ vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày ở nước ta. Lạc được trồng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Diện tích trồng lạc chiếm 40% diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Các tỉnh trồng lạc ở nước ta chia làm bốn vùng chính, vùng trung du miến núi phía Bắc, khu 4 cũ, đông Nam Bộ và Duyên hải nam trung bộ. Trong đó khu vực trung du miền núi phía Bắc và duyên hải nam trung bộ cơ cấu trồng lạc vẫn phát triển chủ yếu vụ lạc Xuân. Vùng trung du miền núi phía Bắc có tiềm năng phát triển thêm diện tích ở chân ruộng bỏ hóa vụ xuân, trồng xen cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (Trần Thị Trường, 2005). 1.2.2. Tình hình nghiên cứu lạc tại Việt Nam 1.2.2.1. Nghiên cứu về giống Những năm gần đây các nhà khoa học nghiên cứu về lạc của Việt Nam đã tập trung tổng kết kinh nghiệm các điển hình tiên tiến trong thực tiễn sản xuất, tiếp cận với thành tựu khoa học về lạc của thế giới, nghiên cứu đề xuất các kỹ thuật trồng lạc mới phổ biến rộng rãi cho nông dân góp phần làm tăng năng suất lạc ở Việt Nam. Tác giả Bùi Thế Khuynh và cs (2017)Khi nghiên cứu về các dòng, giống lạc nhập nội từ Trung Quốc tại Gia Lâm, Hà Nội đã kết luận như sau: Các dòng lạc trong thí nghiệm có TGST từ 124 đến 133 ngày (vụ Xuân) và từ 106 - 110 ngày (vụ Thu). Các dòng, giống đều có tỷ lệ nảy mầm cao, sinh trưởng, phát triển tốt trong hai thời vụ trồng. Năng suất thực thu của các dòng giống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 11 biếnđộng từ 22,30 đến 34,40 tạ/ha trong vụ Xuân và từ 14,30 đến 22,60 tạ/ha trong vụ Thu. Cả trong vụ Xuân và vụ Thu, năng suất của 3 dòng D03, D06 và D08 đều cao hơn so với đối chứng L14. Các dòng còn lại đều có năng suất thực thu bằng hoặc thấp hơn so với đối chứng. D03 là dòng có năng suất thực thu cao nhất trong cả vụ Xuân (34,40 tạ/ha) và vụ Thu (22,60 tạ/ha) Gần đây công tác nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trồng lạc ở nước ta được đầu tư mạnh mẽ các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp ngành, cũng như các dự án trong nước và ngoài nước được triển khai. Qua đó đã chọn tạo được bộ giống lạc thích ứng với điều kiện sản xuất khác nhau gồm các giống thâm canh cao như: Sen lai 7523, L14, L02, L18, L23, TB25 các giống ngắn ngày chịu hạn như V79, L05, L12, VD1, VD2, giống thích ứng rộng kháng bênh héo xanh vi khuẩn như MD7, MD9 và đã ứng dụng thành công kỹ thuật che phủ Nilon...vì vậy sản xuất lạc ở nước ta hiện nay có xu hướng tăng về diện tích và sản lượng (Hoàng Minh Tâm và cs, 2013) Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ (Viện Cây lương thực & cây thực phẩm) đã đưa ra sản xuất đại trà 2 giống lạc cao sản L26, L27.Năng suất bình quân 2 giống lạc L26, L27, đạt 40 - 45 tạ/ha, trong khi các giống đang SX đại trà tại địa phương chỉ đạt từ 23 - 25 tạ/ha. Giống L26 có thời gian sinh trưởng 120 - 125 ngày, cây cao 30 - 34 cm, phân nhiều cành (4 cành cấp I, 2 - 4 cành cấp II), lá màu xanh đậm; mỏ quả từ trung bình đến rõ. Khối lượng 100 quả đạt từ 160 - 180 gr, vỏ lụa màu hồng cánh sen, khối lượng 100 hạt đạt 60 - 80 gr. Giống L27 có thời gian sinh trưởng 95 ngày (ở vụ đông) và 125 ngày (ở vụ xuân). Thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá xanh đậm, sinh trưởng khỏe, số quả chắc/cây nhiều (13 -16 quả), ra hoa kết quả tập trung, nhiễm trung bình với bệnh đốm lá (gỉ sắt, đốm đen, đốm nâu), kháng bệnh héo xanh vi khuẩn và sâu ăn lá khá tốt. Khối lượng 100 quả (145 - 152 gr), khối lượng 100 hạt (50 - 55 gr), tỷ lệ nhân (70 - 73%), hàm lượng dầu cao (53,0%) năng suất từ (32 - 45,4 tạ/ha tùy vụ).(Báo nông nghiệp 2014) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2