intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Bautroibinhyen Bautroibinhyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

70
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến sinh kế và hoạt động sinh kế; tìm hiểu quá trình thực hiện chương trình 135 ở địa phương trong những năm qua và những thay đổi sinh kế của người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng dưới tác động của các hoạt động của chương trình 135; tìm hiểu những yếu tố có khả năng làm hạn chế tác động của chương trình lên sinh kế của người dân;.... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

PHẦN I<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Với ba phần tư lãnh thổ của cả nước, miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng<br /> đồng bào Dân tộc thiểu số (DTTS) luôn có vị trí chiến lược và ý nghĩa vô cùng quan<br /> trọng trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Với tiềm năng to lớn về<br /> tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản, đây cũng là nơi có vị trí quan trọng về<br /> phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và bảo vệ an ninh, quốc phòng trong công cuộc<br /> đổi mới và xây dựng đất nước.<br /> Tuy nhiên, do những điều kiện khác nhau về xuất phát điểm, tự nhiên và<br /> kinh tế xã hội, cuộc sống người dân của những vùng này vẫn còn thấp kém hơn rất<br /> nhiều so với nhiều vùng miền khác trong cả nước. Một trong những lý do quan<br /> trọng đó là sự hạn chế về các điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện đi lại và hệ thống<br /> giao thông liên lạc.<br /> Nhận thức được thực trạng trên, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta<br /> đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển KT-XH cho vùng Miền núi, vùng<br /> sâu, vùng xã, vùng đồng bào các DTTS, như Nghị Quyết 22/NQ-TW ngày<br /> 27/11/1989 về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển KT-XH miền núi;<br /> Quyết định số 72/HĐBT, ngày 13/3/1990 về một số chủ trương, chính sách cụ thể<br /> phát triển KT-XH miền núi vùng DTTS; Chính sách di dân thực hiện định canh,<br /> định cư cho hộ nghèo đồng bào DTTS theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg, ngày<br /> 05/3/2007; Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, ngày 05/3/2007 của Thủ tướng chính<br /> phủ về vay vốn hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo; Chương trình 134/QĐ-TTg về hỗ trợ<br /> đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ nghèo; Chương trình phát triển<br /> KT-XH các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng<br /> đồng bào các DTTS theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ<br /> tướng chính phủ gọi tắt là Chương trình 135 và nhiều chương trình khác. Nhìn<br /> chung, những chương trình mục tiêu trên, đặc biệt là chương trình 135 giai đoạn I<br /> và giai đoạn II đã và đang có những đóng góp quan trọng trong quá trình cải thiện<br /> <br /> 1<br /> <br /> đời sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là cuộc sống của đồng bào<br /> dân tộc.<br /> Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng cụ thể của chương trình như thế nào, hiệu quả<br /> tác động của chương trình ra sao, hạn chế của chương trình là gì vẫn chưa có câu trả<br /> lời đây đủ.<br /> Trong khi đó, nhiều chương trình mục tiêu tại vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là<br /> Chương trình 135 vẫn đang tiếp tục được thực hiện. Chính vì thế, đề tài "Nghiên<br /> cứu tác động của Chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào Dân tộc ít người<br /> huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” là rất cần thiết cả cấp địa phương và cấp<br /> Trung Ương.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu.<br /> 2.1. Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm hiểu sinh kế của<br /> người dân thay đổi như thế nào dưới tác động của chương trình 135.<br /> 2.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu tổng thể trên, đề tài có các mục tiêu cụ<br /> thể sau:<br /> - Mục tiêu 1: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến sinh kế và<br /> hoạt động sinh kế;<br /> -Mục tiêu 2: Tìm hiểu quá trình thực hiện chương trình 135 ở địa phương<br /> trong những năm qua và những thay đổi sinh kế của người dân nói chung và đồng<br /> bào dân tộc thiểu số nói riêng dưới tác động của các hoạt động của chương trình 135;<br /> - Mục tiêu 3: Tìm hiểu những yếu tố có khả năng làm hạn chế tác động của<br /> chương trình lên sinh kế của người dân;<br /> - Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động của<br /> chương trình đến với người dân cho giai đoạn tới, đặc biệt là chương trình 135 giai<br /> đoạn 2011-2015 cũng như các chương trình tương tự.<br /> 3. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được chia làm 2 cấp độ:<br /> -Cán bộ các ban ngành cấp xã, huyện ở huyện Hướng Hóa;<br /> - Hộ gia đình ở các xã thuộc chương trình 135 huyện Hướng Hóa.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3.2. Nội dung nghiên cứu: Dựa trên khung phân tích sinh kế, các nội dung đánh giá<br /> của nghiên cứu như sau:<br /> - Các nguồn vốn sinh kế của người dân;<br /> - Thực trạng, năng lực hoạt động sản xuất của người dân;<br /> - Xác định các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động của các chương<br /> trình đến với người dân cho giai đoạn tới, đặc biệt là chương trình 135 giai đoạn<br /> 2011-2015.<br /> 3.3. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Về không gian: Tập trung nghiên cứu tác động của Chương trình 135 đến<br /> sinh kế của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hướng Hoá, chọn 3 xã thuộc<br /> chương trình đầu tư điều tra: Xã Thanh, xã A Xing, và xã A Túc.<br /> - Về thời gian:<br /> * Số liệu thứ cấp: số liệu liên quan đến Chương trình 135 từ năm 1998<br /> đến 2010;<br /> * Số liệu sơ cấp: điều tra sinh kế hộ trước khi có chương trình 135<br /> (1998) và sau hơn 10 năm thực hiện chương trình 135 (2010).<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.<br /> * Nguồn số liệu thứ cấp: Các văn bản của Nhà nước, các báo cáo tổng kết, niên giám<br /> thống kê các năm 1998 đến 2010, các giáo trình và các tạp chí... liên quan đến đề tài.<br /> Các thông tin thứ cấp thu thập chủ yếu:<br /> * Nguồn số liệu sơ cấp:<br /> Nguồn số liệu sơ cấp chủ yếu được thu thập thông qua phiếu điều tra về sinh kế<br /> hộ và phỏng vấn sâu cán bộ địa phương. Bảng hỏi điều tra được thiết kế, điều tra thử và<br /> hiệu chỉnh trước khi được điều tra chính thức. Bảng hỏi được thu thập thông qua phương<br /> pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn hồi cố. Phỏng vấn trực tiếp để tiến hành thu<br /> thập thông tin hiện trạng trong khi đó phỏng vấn hồi cố được sử dụng tiến hành thu<br /> thập các thông tin trong quá khứ.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Phương pháp chọn mẫu: Các hộ điều tra được chọn một cách hoàn toàn ngẫu<br /> nhiên phân tầng. Trước hết 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái với điều kiện tự nhiên<br /> khác nhau được lựa chọn. Xã Thanh đại diện cho vùng có điều kiện tiếp cận trung<br /> tâm huyện lỵ tốt, xã A Xing là xã đại diện cho vùng, và xã A Túc đại diện cho vùng<br /> xã đầu mối giữa các xã vùng sâu vùng xa.<br /> Điều tra sâu cán bộ xã huyện được tiến hành bằng phong vấn mở nhằm tìm<br /> hiểu sâu các nội dung cụ thể mà phỏng vấn bằng bảng hỏi không thực hiện được<br /> 4.2.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu<br /> + Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả tình hình địa bàn nghiên cứu, thực<br /> trạng về các nguồn lực sinh kế tại địa phương;<br /> + Phương pháp so sánh: So sánh giữa các thời kỳ khác nhau về khả năng của<br /> người dân trong việc tiếp cận nguồn sinh kế;<br /> + Phương pháp toán kinh tế: Phân tích định lượng thông qua các kiểm định t,<br /> kiểm định ANOVA.<br /> Các phân tích trên được thực hiện qua phần mềm SPSS 16.0.<br /> 5. Những đóng góp mới của luận văn<br /> Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này sẽ làm rõ hơn những tác động<br /> của Chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào DTTS và miền núi. Chỉ ra những<br /> tồn tại, hạn chế của Chương trình và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu<br /> quả đầu tư của các chương trình, dự án trên địa bàn vùng đồng DTTS và miền núi<br /> đặc biệt là chương trình 135 giai đoạn 2011-2015.<br /> 6. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục biểu bảng và danh mục tài liệu<br /> tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương.<br /> Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu<br /> Chương II: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội và quá trình thực hiện chương trình<br /> 135 ở địa bàn nghiên cứu<br /> Chương III: Sự thay đổi sinh kế của người dân huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị<br /> và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của chương trình 135<br /> <br /> 4<br /> <br /> PHẦN II<br /> NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Chương I<br /> TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu<br /> 1.1.1. Khái niệm chung về sinh kế và sinh kế bền vững<br /> 1.1.1.1. Khái niệm sinh kế<br /> Theo cổ truyền hay truyền thống, sinh kế hay kế sinh nhai là phương thức mà<br /> một cá nhân, hộ gia đình hay cộng đồng nào đó kiếm sống, đó là cách thức cá nhân,<br /> hộ gia đình hay cộng đồng có được thu nhập nhằm phục vụ cho cuộc sống của họ.<br /> Trong khi đó tác giả Bùi Đình Toái (2004) [11] cho rằng sinh kế của hộ hay<br /> một cộng đồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp<br /> với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm<br /> sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ<br /> gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng<br /> đồng đó.<br /> Trong khi đó DFID định nghĩa sinh kế là tập hợp tất cả các nguồn lực và khả<br /> năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực<br /> thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ.<br /> Rõ ràng có nhiều khái niệm khác nhau về sinh kế nhưng chúng có đặc điểm<br /> chung là việc sử dụng các nguồn lực (nguồn vốn) của cá nhân hay cộng đồng nhằm<br /> xác định phương cách kiếm sống của họ.<br /> 1.1.1.2. Sinh kế bền vững<br /> Sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình hay một cộng đồng được xem là bền<br /> vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó không những có thể vượt qua những<br /> biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra<br /> mà còn có khả năng tự phụ hồi và phát triển sau những biến động đó. Để đảm bảo<br /> mục tiêu này, sinh kế phải có hai khả năng. Một là khả năng chóng chọi, đối mặt với<br /> những biến đổi từ bền ngoài. Đây là khả năng nhằm đối đầu với những thay đổi và<br /> đẩy lùi những thay đổi đó. Hai là khả năng thích ứng. Đây là khả năng tự thay đổi của<br /> chính bán thân để thích ứng với những điều kiện thay đổi của ngoại cảnh.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1