PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Huế là một thành phố của tỉnh Thừa Thiên Huế, nổi tiếng với các ngành nghề<br />
tiểu thủ công nghiệp như: nghề đúc, chằm nón, dệt may, kim hoàn...đây là một tiềm<br />
năng lớn để phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành nghề nói riêng. Những<br />
sản phẩm này mang đậm nét văn hóa Huế mà ai đã từng đến Huế thì không thể<br />
không nhắc đến.<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Căn cứ quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2008 phê duyệt<br />
<br />
́H<br />
<br />
Đề án quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định<br />
hướng đến năm 2020 “Phát triển tiểu thủ công nghiệp phải gắn liền với phát triển<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
kinh tế- xã hội của từng địa bàn, trên cơ sở thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công<br />
<br />
H<br />
<br />
nghiệp với quan điểm xuyên suốt: bền vững, thân thiện với môi trường; bảo tồn tinh<br />
<br />
IN<br />
<br />
hoa và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của quê hương, dân tộc, gắn với đảm bảo an<br />
ninh và quốc phòng”. Những năm qua các ngành nghề, làng nghề truyền thống trên<br />
<br />
K<br />
<br />
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, thành phố Huế nói riêng đã và đang được<br />
<br />
̣C<br />
<br />
khôi phục và phát triển. Từ thành thị đến nông thôn đã xuất hiện nhiều ngành nghề<br />
<br />
O<br />
<br />
mới, có quy mô và hình thức tổ chức khác nhau, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tiến bộ và hiệu quả. Các làng nghề<br />
truyền thống, làng nghề mới đã từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
đối với những vùng ven thành phố, vùng thuần nông trước đây. Phát triển ngành<br />
nghề tiểu thủ công nghiệp là một vấn đề quan trọng để giảm bớt sức ép về lao động<br />
nông nhàn trong nông thôn, đóng góp một tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản xuất công<br />
nghiệp của tỉnh nhà.<br />
Tuy nhiên, việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp còn nhiều bất cập,<br />
các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống có nguy cơ mai một, hàng hoá<br />
chất lượng kém, tiêu thụ khó khăn, giá cả thấp... Đặc biệt là sự phát triển của tiểu<br />
thủ công nghiệp tính theo các chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối đều chưa tương xứng<br />
với tiềm năng kinh tế- xã hội hiện có.<br />
<br />
1<br />
<br />
Thực trạng trên đã và đang đòi hỏi các cấp, các ngành, các nhà khoa học cần<br />
phải đánh giá đúng nguyên nhân, đề xuất phương hướng và giải pháp đồng bộ, khả<br />
thi nhằm thúc đẩy các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương phát triển<br />
đúng hướng và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường.<br />
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển ngành nghề tiểu thủ<br />
công nghiệp ở các phường vùng ven thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm<br />
để tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Phát triển các ngành nghề TTCN và làng nghề truyền thống ở Việt Nam là<br />
<br />
U<br />
<br />
đề tài đã được các nhà kinh tế nghiên cứu trên nhiều phương diện, đem lại nhiều<br />
<br />
́H<br />
<br />
kết quả có giá trị thực tế. Có thể nêu ra các công trình sau đây:<br />
<br />
- “Phát triển thị trường làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng Đồng Bằng<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Sông Hồng”, Đề tài NCKH cấp bộ: do PGS. TS Trần Văn Chử, Học viện Chính trị<br />
Quốc gia HCM làm Chủ nhiệm đề tài, năm 2004- 2005.<br />
<br />
H<br />
<br />
- “Về các giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp<br />
<br />
IN<br />
<br />
hóa, hiện đại hóa ở vùng ĐBSH”, Đề tài KH cấp bộ, do TS. Đặng Lễ Nghi, Học<br />
viện Chính trị Quốc gia HCM, làm Chủ nhiệm đề tài, năm 1998.<br />
<br />
K<br />
<br />
- “Phát triển tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành<br />
<br />
̣C<br />
<br />
phần ở đô thị Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ của Nguyễn Hữu Lục, năm 1996.<br />
<br />
O<br />
<br />
- "Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án tiến sỹ của Trần Minh Yến, năm 2003.<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
- Một số bài viết khác như: “Làng nghề thủ công truyền thống Bắc Ninh” của<br />
tác giả Đỗ Thị Hảo; “Phát triển làng nghề truyền thống với sự nghiệp công nghiệp<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” của PGS.TS Nguyễn Huy Oánh; “Làng<br />
nghề trong quá trình phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br />
nông nghiệp, nông thôn” của TS. Vũ thị Thoa…<br />
Các công trình khoa học nghiên cứu trên đã đi vào đánh giá tình hình việc<br />
bảo tồn, phát triển làng nghề; các giải pháp phát triển TTCN ở tầm vĩ mô; hoặc<br />
nghiên cứu biện pháp tổ chức, quản lý sản xuất TTCN, hoặc mang tính chất tổng<br />
kết một giai đoạn phát triển và định hướng hoạt động TTCN ở một địa phương nào<br />
đó…Còn ít công trình khoa học đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, đề cập tới<br />
phương hướng chiến lược, các biện pháp đẩy mạnh sản xuất “tiểu, thủ công nghiệp”<br />
<br />
2<br />
<br />
trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đánh giá tác động môi trường của các<br />
cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Huế. Vì vậy, tôi hy vọng<br />
luận văn này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giải quyết những vấn đề cấp bách<br />
để thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn đẩy<br />
mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng đến sự phát triển bền vững ở<br />
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
3. Mục tiêu của đề tài<br />
3.1. Mục tiêu chung<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế của các ngành nghề TTCN<br />
<br />
U<br />
<br />
ở các phường vùng ven thành phố Huế, phát hiện được những vấn đề kinh tế - xã<br />
<br />
́H<br />
<br />
hội - môi trường cần phải giải quyết và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy<br />
phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
3.2. Mục tiêu cụ thể<br />
<br />
- Hệ thống hoá những cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành nghề tiểu<br />
<br />
H<br />
<br />
thủ công nghiệp ở Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng.<br />
<br />
IN<br />
<br />
- Đánh giá thực trạng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu trên<br />
địa bàn thành phố Huế.<br />
<br />
K<br />
<br />
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề tiểu thủ công<br />
<br />
̣C<br />
<br />
nghiệp hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
O<br />
<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công<br />
nghiệp trong các cơ sở sản xuất, các hộ sản xuất TTCN ở các phường vùng ven<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
thành phố Huế.<br />
<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
- Về không gian:<br />
Nghiên cứu tình hình phát triển các ngành nghề tiểu thủ công chủ yếu tại các<br />
<br />
phường vùng ven thành phố Huế như: An Đông, An Tây, Hương Sơ, Hương Long,<br />
Kim Long, Thủy Xuân, phường Đúc…<br />
- Về thời gian:<br />
+ Đánh giá thực trạng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp giai<br />
đoạn 2005 - 2010.<br />
<br />
3<br />
<br />
+ Đề xuất các giải pháp phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở các<br />
phường vùng ven thành phố Huế đến năm 2020.<br />
5. Phương Pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành<br />
5.1. Phương pháp nghiên cứu<br />
+ Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.<br />
+ Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp.<br />
+ Phương pháp so sánh, khái quát hóa.<br />
<br />
+ Thu thập số liệu để xử lý và đánh giá thực trạng<br />
<br />
U<br />
<br />
+ Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đề tài<br />
<br />
Ế<br />
<br />
5.2. Cách thức tiến hành<br />
<br />
́H<br />
<br />
+ Tìm giải pháp phù hợp nhằm phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
TP Huế.<br />
6. Những đóng góp mới của luận văn<br />
<br />
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển các ngành<br />
<br />
H<br />
<br />
nghề tiểu thủ công nghiệp ở các phường vùng ven thành phố Huế.<br />
<br />
IN<br />
<br />
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công<br />
<br />
K<br />
<br />
nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thành<br />
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
̣C<br />
<br />
- Đánh giá tác động đến môi trường của một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công<br />
<br />
O<br />
<br />
nghiệp ở các phường vùng ven thành phố Huế, để từ đó đề xuất các giải pháp khắc<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
phục nhằm hướng đến phát triển bền vững.<br />
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những lợi thế của địa<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
phương để phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
7. Kết cấu của đề tài<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.<br />
Chương 2: Thực trạng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở các<br />
phường vùng ven thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các<br />
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở các phường vùng ven thành phố Huế, tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế.<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN<br />
CÁC NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP<br />
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
1.1.1 Khái niệm tiểu thủ công nghiệp<br />
1.1.1.1 Quan niệm tiểu thủ công nghiệp của các nhà kinh tế trên thế giới<br />
<br />
Ế<br />
<br />
- Quan niệm tiểu thủ công nghiệp của V.I. Lênin<br />
<br />
U<br />
<br />
Trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội, khi lực lượng sản xuất phát<br />
<br />
́H<br />
<br />
triển đến một trình độ nhất định, dẫn đến năng suất lao động tăng lên, đặc biệt khi<br />
có công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện cùng với những kinh nghiệm đã tích<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
luỹ được đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt trong trồng trọt và nghề thủ công. Từ<br />
đó xuất hiện sự phân công lao động lần thứ nhất, trồng trọt tách khỏi chăn nuôi. Sau<br />
<br />
H<br />
<br />
đó, các nghề thủ công cũng phát triển mạnh tạo ra sự phân công lao động lần thứ<br />
<br />
IN<br />
<br />
hai: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp [12, tr.250- 253]. Thủ công nghiệp là<br />
<br />
K<br />
<br />
nền sản xuất trung gian giữa nông nghiệp và công nghiệp, là một bộ phận của nền<br />
kinh tế quốc dân. Trong xã hội phong kiến mặc dù kinh tế thủ công ghiệp chưa tách<br />
<br />
̣C<br />
<br />
khỏi nông nghiệp song nó vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Vì nền sản<br />
<br />
O<br />
<br />
xuất bị tách ra làm hai ngành chính là nông nghiệp và thủ công nghiệp nên đã ra đời<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
nền sản xuất hàng hoá, sự trao đổi giữa những người sản xuất riêng biệt đã trở thành<br />
tất yếu của xã hội.<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
“Thủ công nghiệp” là một nghề thủ công, hình thức sản xuất công nghiệp<br />
<br />
dựa trên quy mô nhỏ, công cụ lao động đơn giản và chủ yếu dựa vào sự khéo léo<br />
của bàn tay người thợ thủ công. Nguyên liệu của các nghề thủ công thường lấy trực<br />
tiếp từ thiên nhiên; công cụ sản xuất thường là công cụ cầm tay đơn giản. Khi khoa<br />
học- kỹ thuật phát triển, khái niệm “thủ công nghiệp” có những nội dung khác so<br />
với trước đây. Người thợ thủ công hiện đại có thể sử dụng máy móc để phát lực,<br />
truyền lực và kết hợp với đôi bàn tay khéo léo để tạo ra những sản phẩm độc đáo,<br />
có giá trị thẩm mỹ cao.<br />
<br />
5<br />
<br />