PHẦN 1<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Dưới tác động của quá trình tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về gỗ cho hoạt động<br />
xây dựng và sản xuất đồ dân dụng hay hàng hóa tiêu dùng ngày càng tăng. Xu<br />
hướng trên đang tạo sức ép lớn đối với tài nguyên rừng, đặc là rừng tự nhiên. Tuy<br />
nhiên đây cũng là cơ hội cho phát triển ngành rừng trồng sản xuất, sử dụng có hiệu<br />
<br />
Ế<br />
<br />
quả tài nguyên đất, làm tăng thu nhập và cải thiện sinh kế cho người dân sống gần<br />
<br />
U<br />
<br />
rừng và ven rừng.<br />
<br />
́H<br />
<br />
Huyện Cam Lộ là huyện thuộc vùng trung du của tỉnh Quảng Trị với diện tích<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
đất lâm nghiệp của huyện là 18.398,63 ha, chiếm 53,038% diện tích đất tự nhiên.<br />
Đây là địa phương có nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển hoạt động rừng sản<br />
<br />
H<br />
<br />
xuất. Từ năm 1992 đến nay diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện Cam lộ không<br />
<br />
IN<br />
<br />
ngừng tăng lên dưới tác động của các chương trình dự án như 327, 661 và một số<br />
chương trình khác. Cùng với tác động của các chương trình, nhu cầu thị trường<br />
<br />
K<br />
<br />
cũng đang từng bước dẫn dắt, thu hút các hộ gia đình phát triển hoạt động trồng<br />
<br />
̣C<br />
<br />
rừng ở địa phương một cách nhanh chóng. Vơi thay đổi trên, trồng rừng sản xuất ở<br />
<br />
O<br />
<br />
huyện Cam Lộ đã góp phần đáng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái ở<br />
Cam Lộ hay tỉnh Quảng Trị[47].<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
Tuy nhiên quá trình phát triển hoạt động trồng rừng còn mang tính tự phát,<br />
<br />
năng suất cũng như chất lượng rừng không đồng đều và hiệu quả trồng rừng vẫn<br />
chưa cao. Chính vì vậy, mức độ đóng góp của hoạt động trồng rừng vào quá trình<br />
phát triển kinh tế xã hội địa phương chưa lớn.<br />
Từ thực tế trên, nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất, đề suất các giải<br />
pháp nâng cao hiệu quả là một nhu cầu cấp bách của sản xuất. Nhằm giảm sức ép về<br />
lâm sản lên rừng tự nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học loài cũng như tăng cường<br />
tính phòng hộ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sống, góp phần<br />
<br />
1<br />
<br />
nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện vai trò kinh tế lâm nghiệp đối với kinh<br />
tế địa phương..<br />
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển rừng trồng sản<br />
xuất tại huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp<br />
chương trình đào tạo thạc sĩ khoa học kinh tế.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Mục tiêu chung của đề tài nhằm phát triển rừng sản xuất một cách bền vững và<br />
<br />
U<br />
<br />
có hiệu quả ở huyện Cam Lộ, từ đó từng bước nâng cao thu nhập cho người trồng rừng,<br />
<br />
́H<br />
<br />
đóng góp có hiệu quả hơn đối với sự phát triển kinh tế địa phương.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiển về rừng trồng sản xuất và hiệu quả<br />
rừng trồng sản xuất.<br />
<br />
H<br />
<br />
- Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện<br />
<br />
IN<br />
<br />
Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.<br />
<br />
K<br />
<br />
- Đánh giá hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả kinh tế của một số mô hình rừng<br />
trồng sản xuất cũng như những nhân tố ảnh đến sự hiệu quả rừng trồng tại huyện<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất và<br />
phát triển rừng trồng sản xuất một cách hiệu quả ở huyện Cam lộ và trên địa bàn<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
tỉnh Quảng Trị.<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trồng rừng và quản lý rừng trên địa bàn<br />
huyện Cam Lộ. Về nội dung, đối tựng nghiên cứu chính là các vấn đề lý luận và<br />
thực tiển liên quan đến HQKT RTSX.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phát triển rừng trồng sản<br />
xuất trên phạm vi địa bàn huyện Cam Lộ.<br />
<br />
2<br />
<br />
- Về thời gian: Các tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng được thu thập trong<br />
khoảng thời gian từ 2008 - 2010. Số liệu điều tra hộ tập trung vào cuối năm 2010 và<br />
đầu năm 2011. Các cơ chế, chính sách định hướng và giải pháp đề xuất đến 2020.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Phương pháp thu thập thông tin<br />
4.1.1. Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp<br />
Đây là nguồn thông tin từ các bao cáo của các cơ quan quản lý nhà nước như<br />
<br />
Ế<br />
<br />
cục thông kê, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở tài nguyên và môi trường,<br />
<br />
U<br />
<br />
phòng thống kê, phòng tài nguyên và môi trường, chi cục phát triển lâm nghiệp và<br />
<br />
́H<br />
<br />
một số cơ quan liên quan khác.<br />
<br />
Bên cạnh đó, các báo cáo và các nghiên cứu trước đây cũng là một nguồn tài<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
liệu thứ cấp quan trọng mà nghiên cứu sử dụng.<br />
4.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp<br />
<br />
H<br />
<br />
- Điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra bằng bảng hỏi 90 hộ gia đình từ 3 xã có RTSX<br />
<br />
IN<br />
<br />
phát triển. Bảng hỏi được thiết kế và kiểm định từ trước. Điều tra bảng hỏi giúp thu<br />
<br />
K<br />
<br />
thập các thông tin liên quan đến hoạt động TRSX tại các hộ gia đình cũng như các<br />
thông tin liên quan đến quá trình phát triển RTSX của hộ. Những thông tin trên gồm:<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
+ Thông tin chung về các hộ điều tra: Vùng, giới tính, tuổi, trình độ học vấn,<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
dân tộc, qui mô hộ, lao động hộ, kinh nghiệm, ...<br />
+ Thông tin về tình hình sử dụng đất đai của hộ, trang thiết bị sản xuất trong<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
gia đình<br />
<br />
+ Thông tin về các hoạt động sản xuất ngoài lâm nghiệp<br />
+ Các thông tin về hoạt động TRSX của hộ gồm: Thông tin đầu vào như: lao<br />
<br />
động, chi phí, diện tích đất RTSX; Thông tin đầu ra như: thị trường, sản lượng, giá<br />
bán, thu nhập<br />
* Chọn điểm nghiên cứu, điều tra: Chọn 3 xã có diện tích rừng trồng sản xuất<br />
lớn ở huyện Cam Lộ: Xã Cam Chính, xã Cam Hiếu và xã Cam Tuyền để tiến hành<br />
điều tra.<br />
<br />
3<br />
<br />
* Chọn mẫu điều tra: Mẫu chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp từ<br />
danh sách hộ có tham gia trồng rừng trên địa bàn từng xã. Số mẫu được chọn để<br />
điều tra là 90 mẫu với 30 hộ mỗi xã.<br />
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm tìm hiểu<br />
sâu một số mô hình RTSX, thông tin thị trường và thông tin quản lý của chính<br />
quyền địa phương.<br />
4.2. Các phương pháp phân tích<br />
<br />
Ế<br />
<br />
4.2.1. Phương pháp tổng hợp<br />
<br />
U<br />
<br />
Đây là phương pháp được sử dụng khi phân tích và tổng hợp các nghiên cứu<br />
<br />
́H<br />
<br />
đã thực hiện trước đây cũng như xác định và hình thành các xu hướng phát triển<br />
RTSX ở địa phương trong thời gian qua và thời gian tới.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
4.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế<br />
<br />
+ Tổng hợp tài liệu: Việc tổng hợp tài liệu được tiến hành trên cơ sở phương<br />
<br />
H<br />
<br />
pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau như theo địa bàn nghiên cứu,<br />
<br />
IN<br />
<br />
mô hình RTSX...<br />
<br />
K<br />
<br />
+ Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng<br />
các phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh,<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
kiểm định thống kê để phân tích sự khác biệt về HQKT giữa các địa bàn, các MH<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
trồng rừng, mối quan hệ giữa kết quả đầu ra với chi phí các yếu tố đầu vào nhằm<br />
đáp ứng với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
4.2.3. Phương pháp phân tích ma trận SWOT<br />
Dùng để đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, KTXH, thị trường... ảnh<br />
<br />
hưởng đến việc phát triển RTSX trong vùng nghiên cứu, từ đó đề xuất giải pháp<br />
thích hợp nâng cao hiệu HQKT RTSX.<br />
4.2.4. Phương pháp phân tích độ nhạy<br />
Dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thị trường đến hiệu quả RTSX<br />
thông qua sự biến động giá cả đầu vào, đầu ra của sản phẩm.<br />
4.2.5. Phương pháp hạch toán kinh tế<br />
Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả RTSX bao gồm:<br />
<br />
4<br />
<br />
a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư gồm:<br />
+ Chi phí đầu tư phân bón/ha<br />
+ Chi phí giống/ha<br />
+ Chi phí công lao động/ha<br />
+ Chi phí lãi vay<br />
+ Chi phí quản lý bảo vệ rừng sau trồng<br />
+ Chi phí khác ( phòng trừ sâu bệnh hại, ...)<br />
<br />
Ế<br />
<br />
b) Nhóm chỉ tiêu về kết quả sản xuất gồm:<br />
<br />
U<br />
<br />
+ Năng suất rừng trồng(N/S)<br />
<br />
́H<br />
<br />
+ Tổng giá trị thu hoạch (Bt).<br />
+ Thu nhập hỗn hợp (MI)<br />
<br />
+ Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV).<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
c) Nhóm chỉ tiêu đánh giá HQKT RTSX gồm:<br />
<br />
H<br />
<br />
+ Chỉ tiêu thu nhập và chi phí ( BCR)<br />
<br />
IN<br />
<br />
+ Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội bộ ( IRR)<br />
<br />
K<br />
<br />
+ Tỷ suất lợi nhuận thu nhập.<br />
+ Tỷ suất lợi nhuận chi phí.<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
d) Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp: Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở tổng hợp các<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
chỉ tiêu bộ phận nói trên, biểu hiện thành 1 chỉ tiêu chung nhất phản ánh HQKT của<br />
từng mô hình RTSX.<br />
<br />
4.2.6. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
4.2.7. Phương pháp nghiên cứu trường hợp:<br />
Phương pháp này được sử dụng để phân tích một sô mô hình tiêu đặc thù<br />
<br />
nhằm làm rõ hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rừng khác nhau.<br />
<br />
5<br />
<br />