MỞ ĐẦU<br />
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI<br />
Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản,<br />
các công ty Mỹ bắt đầu quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp, vốn được coi là một<br />
trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến sự thành công của các công ty Nhật Bản trên<br />
khắp thế giới.<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Trong những năm gần đây, khái niệm văn hóa doanh nghiệp được sử dụng<br />
<br />
U<br />
<br />
ngày càng phổ biến, trở thành một tiêu chí khi bàn về doanh nghiệp. Văn hóa doanh<br />
<br />
́H<br />
<br />
nghiệp trở thành tài sản vô hình của doanh nghiệp, có tác động tích cực đến sự phát<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
triển của doanh nghiệp.<br />
<br />
Nếu xét trên bình diện quản lý thì văn hóa doanh nghiệp có sự ảnh hưởng<br />
<br />
H<br />
<br />
mạnh mẽ đến một nguồn lực lớn trong doanh nghiệp, đó là con người (nguồn nhân<br />
<br />
IN<br />
<br />
lực). Văn hóa doanh nghiệp đã tạo ra lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp,<br />
chính lực hướng tâm đó đã giúp cho các thành viên của doanh nghiệp hiểu rõ hơn<br />
<br />
K<br />
<br />
về trách nhiệm của mình, về ý nghĩa công việc họ đang làm từ đó nỗ lực hơn, hăng<br />
<br />
̣C<br />
<br />
say hơn. Như vậy, bản thân văn hóa doanh nghiệp đã tạo ra động lực làm việc cho<br />
<br />
O<br />
<br />
người lao động trong doanh nghiệp. Văn hóa ứng xử là một bộ phận quan trọng cấu<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
thành văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, khi xét đến sự tác động của văn hóa đến nguồn<br />
nhân lực trong doanh nghiệp, có thể thấy rằng văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
nghiệp trực tiếp tạo ra động lực làm việc cho người lao động.<br />
Tuy nhiên, ở Việt nam, các doanh nghiệp dường như chưa quan tâm đúng<br />
<br />
mức đến văn hóa doanh nghiệp, những biện pháp đưa ra để tạo động lực làm việc<br />
cho nhân viên còn đang dừng lại ở chế độ đãi ngộ là chủ yếu. Ngoài ra còn có một<br />
số biện pháp nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của người lao động, nhưng vẫn chưa<br />
tạo ra được nét đặc trưng riêng biệt. Có ý kiến cho rằng việc xây dựng lối ứng xử<br />
trong doanh nghiệp thành văn hóa là biện pháp tốt nhất để tạo động lực làm việc, từ<br />
đó nâng cao hiệu quả làm việc cho người lao động.<br />
<br />
1<br />
<br />
Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn thiết kế đường bộ Nghệ An là một<br />
doanh nghiệp xây dựng, vì vậy đội ngũ lao động rất đông đảo. Với đội ngũ lao động<br />
dồi dào như vậy, Công ty rất quan tâm đến người lao động. Tuy nhiên, trước sự biến<br />
động không ngừng của môi trường kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh đang phát<br />
triển mạnh mẽ, Công ty chưa chú trọng xây dựng và khai thác triệt để vai trò của<br />
văn hóa doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh, mà đặc biệt là văn hóa ứng xử<br />
đến việc tạo động lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Đứng trước thực<br />
<br />
Ế<br />
<br />
trạng đó, với mong muốn góp phần vào sự phát triển của Công ty và tìm hiểu sự tác<br />
<br />
U<br />
<br />
động của văn hóa ứng xử đến tạo động lực làm việc, tôi quyết định chọn đề tài:<br />
<br />
́H<br />
<br />
"Tác động của văn hóa ứng xử nội bộ đến động lực làm việc cho nhân viên tại Công<br />
ty cổ phần xây dựng và tư vấn thiết kế đường bộ Nghệ An" làm đề tài luận văn thạc<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
sỹ của mình.<br />
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
<br />
H<br />
<br />
- Mục tiêu chung:<br />
<br />
IN<br />
<br />
Góp phần định hướng xây dựng văn hóa ứng xử nhằm tạo động lực làm việc<br />
<br />
K<br />
<br />
cho người lao động, từ đó nâng cao hiệu quả lao động trong Công ty cổ phần xây<br />
dựng và tư vấn thiết kế đường bộ Nghệ An.<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
- Mục tiêu cụ thể:<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
+ Khái quát hóa những vấn đề lý luận về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ứng<br />
xử nội bộ doanh nghiệp và tạo động lực làm việc trên cơ sở phân tích lý luận, tổng<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
kết kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng văn hóa doanh nghiệp và động lực làm việc<br />
của một số nước trên thế giới.<br />
+ Phân tích thực trạng phát huy yếu tố văn hóa trong kinh doanh của Công ty<br />
<br />
cổ phần xây dựng và tư vấn thiết kế đường bộ Nghệ An.<br />
+ Phân tích đánh giá của nhân viên đến ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới,<br />
cấp dưới đối với cấp trên, giữa các đồng nghiệp với nhau và với công việc của Công ty.<br />
+ Kiểm định mối liên hệ giữa văn hóa ứng xử nội bộ doanh nghiệp với việc<br />
tạo động lực trong Công ty.<br />
+ Đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử trong nội bộ Công ty.<br />
<br />
2<br />
<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Phương pháp duy vật biện chứng: Xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối<br />
quan hệ ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động phát triển từ thấp đến cao, trong sự<br />
chuyển hóa từ lượng sang chất.<br />
- Phương pháp thu thập số liệu:<br />
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu dựa trên những nguồn tài liệu có<br />
sẵn như: tạp chí chuyên ngành, mạng Internet, giáo trình... và các số liệu từ Công ty<br />
<br />
Ế<br />
<br />
cung cấp.<br />
<br />
U<br />
<br />
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua phiếu điều tra gửi đến nhân viên của<br />
<br />
́H<br />
<br />
Công ty.<br />
<br />
- Phương pháp thống kê, so sánh: phân tích về mặt lượng các hiện tượng của<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
- Phương pháp xử lý số liệu điều tra thông qua chương trình SPSS 16.0:<br />
<br />
H<br />
<br />
+ Phân tích nhân tố: Nhằm nhóm các biến rời rạc với số lượng lớn thành 6<br />
<br />
IN<br />
<br />
nhân tố cơ bản là: Văn hóa ứng xử cấp trên với nhau, văn hóa ứng xử cấp trên với<br />
<br />
K<br />
<br />
cấp dưới, văn hóa ứng xử cấp dưới với cấp trên, văn hóa ứng xử cấp dưới với nhau,<br />
văn hóa ứng xử với công việc và động lực làm việc.<br />
<br />
̣C<br />
<br />
+ Phương pháp phân tích phương sai (ANOVA): Nhằm kiểm định mức độ<br />
<br />
O<br />
<br />
hài lòng trung bình khác nhau giữa các nhóm đối tượng được phân tổ, từ đó tìm ra<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
giải pháp tạo động lực cho từng nhóm đối tượng.<br />
+ Phương pháp phân tích hồi quy tương quan: Phương pháp này nhằm xác<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
định mối liên hệ giữa các biến là: Biến phụ thuộc là Động lực; Biến độc lập là: văn<br />
hóa ứng xử cấp trên với nhau, văn hóa ứng xử cấp trên với cấp dưới, văn hóa ứng<br />
xử cấp dưới với cấp trên, văn hóa ứng xử cấp dưới với nhau, văn hóa ứng xử với<br />
công việc. Từ đó xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa<br />
các biến nghiên cứu.<br />
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu văn hóa ứng xử trong<br />
nội bộ Công ty cổ phần xây dựng và tư vấn thiết kế đường bộ Nghệ An và mối quan<br />
hệ giữa văn hóa ứng xử đến động lực làm việc.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn<br />
về văn hóa kinh doanh, văn hóa ứng xử và động lực làm việc. Từ đó giải quyết vấn<br />
đề mối quan hệ giữa văn hóa ứng xử và động lực làm việc.<br />
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung vào giai đoạn 2006 - 2008.<br />
+ Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi Công ty cổ<br />
phần xây dựng và tư vấn thiết kế đường bộ Nghệ An.<br />
<br />
Ế<br />
<br />
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN<br />
<br />
U<br />
<br />
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, kiến nghị, luận văn gồm 3 chương sau:<br />
<br />
DOANH NGHIỆP VÀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC<br />
<br />
́H<br />
<br />
Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Chương II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HÓA ỨNG XỬ<br />
NỘI BỘ ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG<br />
<br />
H<br />
<br />
VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐƯỜNG BỘ NGHỆ AN<br />
<br />
IN<br />
<br />
Chương III. CÁC GIẢI PHÁP VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ NỘI BỘ NHẰM<br />
<br />
K<br />
<br />
TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐƯỜNG BỘ NGHỆ AN<br />
<br />
4<br />
<br />
Chương I<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA<br />
DOANH NGHIỆP VÀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC<br />
1.1. TẠO ĐỘNG LỰC<br />
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản<br />
* Chuỗi lợi nhuận dịch vụ<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Các nhà nghiên cứu (Heskett, Sasser và Schlesinger, 1997) đã nhận thức tầm<br />
quan trọng của việc hiểu mối quan hệ giữa nhân viên, khách hàng và sự hoàn thành<br />
<br />
́H<br />
<br />
công việc của tổ chức. Thể hiện ở sơ đồ 1.1 (Hình trang sau).<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Từ sơ đồ đó, Heskett đã định nghĩa chuỗi lợi nhuận dịch vụ: Duy trì mối<br />
quan hệ trực tiếp và bền vững giữa lợi nhuận, sự phát triển, lòng trung thành của<br />
<br />
H<br />
<br />
khách hàng, sự thỏa mãn của khách hàng, giá trị của sản phẩm, dịch vụ đem lại cho<br />
<br />
IN<br />
<br />
khách hàng và năng lực, sự thỏa mãn, lòng trung thành của nhân viên.<br />
Heskett mô tả những liên kết trong chuỗi như sau:<br />
<br />
K<br />
<br />
"Lợi nhuận và sự phát triển được kích thích chủ yếu bằng lòng trung thành<br />
<br />
̣C<br />
<br />
của khách hàng. Lòng trung thành là kết quả trực tiếp của sự thỏa mãn khách hàng.<br />
<br />
O<br />
<br />
Sự thỏa mãn chịu ảnh hưởng lớn bởi giá trị phục vụ khách hàng. Giá trị được tạo ra<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
từ năng suất của nhân viên. Lòng trung thành của nhân viên điều khiển năng suất và<br />
lòng trung thành là kết quả của việc nhân viên được thỏa mãn. Sự thỏa mãn của<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
nhân viên chủ yếu được tạo ra từ những hỗ trợ chất lượng cao của nhà lãnh đạo và<br />
các chính sách của tổ chức mà nó cho phép nhân viên mang đến những kết quả tốt<br />
cho khách hàng".[9,4]<br />
Dựa vào chuỗi lợi nhuận dịch vụ, chất lượng dịch vụ bên trong doanh nghiệp<br />
đã góp phần lớn cho sự thỏa mãn của nhân viên. Chất luợng dịch vụ bên trong được<br />
đo lường bởi những nhận thức mà nhân viên hướng đến đồng nghiệp, công việc và<br />
Công ty của họ. Họ cũng bị tác động bởi thái độ, cách đối xử của mọi người với<br />
nhau trong Công ty. Chất lượng dịch vụ bên trong có ảnh hưởng nhất định đến năng<br />
lực phục vụ của nhân viên.<br />
<br />
5<br />
<br />