PHẦN 1: MỞ ĐẦU<br />
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Trong nền kinh tế<br />
<br />
uế<br />
<br />
thị trường thuế còn là một công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý, điều<br />
tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong tiến trình hội nhập, thuế lại càng có vị thế lớn<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
trong chiến lược toàn cầu hoá. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, thuế<br />
<br />
gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là<br />
thuế GTGT. Thuế GTGT là một loại thuế tiến bộ, điều tiết rộng rãi hầu hết<br />
<br />
h<br />
<br />
mọi đối tượng trong dân chúng, những người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ<br />
<br />
in<br />
<br />
chịu thuế. Do đó, thuế GTGT có vai trò rất to lớn trong mọi lĩnh vực kinh tế,<br />
<br />
cK<br />
<br />
chính trị, xã hội.<br />
<br />
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường đã khuyến khích các<br />
thành phần kinh tế đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó khu vực<br />
<br />
họ<br />
<br />
kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh, là một trong những khu vực kinh tế<br />
tạo ra nhiều hàng hoá cho xã hội và đóng góp lớn cho Ngân sách nhà nước.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Kinh tế thị trường có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển của DN,<br />
nhưng mặt trái của nó là việc chạy theo lợi nhuận. Các doanh nghiệp ngoài<br />
quốc doanh thường xem nhẹ việc chấp hành chính sách pháp luật nói chung,<br />
<br />
ng<br />
<br />
chấp hành chính sách thuế nói riêng, do đó tình trạng thất thu thuế có xu<br />
hướng gia tăng.<br />
<br />
ườ<br />
<br />
Thất thu thuế làm cho mục đích thu NSNN từ thuế không đạt được, gây<br />
<br />
khó khăn cho chi tiêu của Nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh<br />
<br />
Tr<br />
<br />
tế - xã hội.<br />
Bên cạnh đó thất thu thuế làm hạn chế vai trò của thuế là công cụ điều<br />
<br />
tiết kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách thuế, gây mất công<br />
bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, tạo ra ý thức coi thường kỷ<br />
cương pháp luật thuế, sự thiếu tin tưởng của đối tượng nộp thuế vào cơ quan<br />
<br />
1<br />
<br />
chức năng từ đó tác động xấu đến đời sống xã hội.<br />
Vì vậy tăng cường công tác thu thuế GTGT đối với toàn bộ nền kinh tế<br />
nói chung, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng, đặc biệt là đối với DN<br />
<br />
uế<br />
<br />
NQD trong thời điểm hiện nay là hết sức quan trọng.<br />
Thành phố Đồng Hới là trung tâm của Tỉnh Quảng Bình, thu Ngân sách<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
hàng năm của Thành phố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách của<br />
<br />
Tỉnh, trong đó khoản thu thuế GTGT của Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh là<br />
một trong những khoản thu chủ yếu, góp phần quan trọng quyết định hoàn<br />
<br />
h<br />
<br />
thành nhiệm vụ thu Ngân sách của Thành phố, của Tỉnh.<br />
<br />
in<br />
<br />
Trước yêu cầu của tình hình thực tiễn công tác thu thuế nói chung, thu<br />
<br />
cK<br />
<br />
thuế GTGT nói riêng, việc nghiên cứu đề tài: “Tăng cường công tác thu thuế<br />
GTGT đối với DN NQD tại Thành Phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình” có ý<br />
nghĩa thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn.<br />
<br />
họ<br />
<br />
2. Mục tiêu của đề tài<br />
<br />
Nghiên cứu đề tài nhằm đạt được những mục tiêu sau đây:<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
2.1. Mục tiêu tổng quát<br />
<br />
Góp phần tăng cường công tác thu thuế GTGT đối với DN NQD<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
<br />
ng<br />
<br />
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về thuế nói chung, thuế GTGT nói<br />
riêng, thất thu thuế GTGT đối với DN NQD và các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
<br />
ườ<br />
<br />
công tác thu thuế;<br />
- Phân tích thực trạng về công tác thu thuế GTGT đối với DN NQD tại<br />
<br />
Tr<br />
<br />
Thành phố Đồng Hới thời kỳ 2005-2007;<br />
- Định hướng và giải pháp tăng cường công tác thu thuế GTGT đối với<br />
<br />
DN NQD tại Thành phố Đồng Hới thời kỳ 2008-2010.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chi cục thuế Thành Phố Đồng Hới; các DN NQD.<br />
<br />
2<br />
<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Công tác thu thuế GTGT đối với DN NQD.<br />
3.3. Thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng về công tác thu thuế GTGT<br />
đối với DN NQD thời kỳ 2005-2007 và đề xuất định hướng, giải pháp chủ<br />
<br />
uế<br />
<br />
yếu để tăng cường công tác thu thuế GTGT đối với DN NQD thời kỳ 2008-<br />
<br />
3.4. Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Đồng Hới<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
2010.<br />
<br />
- Vận dụng phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học là phương pháp duy<br />
<br />
h<br />
<br />
vật lịch sử và duy vật biện chứng.<br />
<br />
in<br />
<br />
- Phương pháp thu thập số liệu<br />
<br />
cK<br />
<br />
+ Số liệu sơ cấp: Điều tra có lựa chọn một số DN NQD; người tiêu<br />
dùng mua hàng hoá dịch vụ của các DN NQD.<br />
<br />
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập từ Chi cục thuế Đồng Hới, Phòng thống kê<br />
<br />
họ<br />
<br />
TP Đồng Hới và một số cơ quan có liên quan.<br />
<br />
- Sử dụng phương pháp trong phân tích thống kê kinh tế để đánh giá công tác<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
thu thuế GTGT<br />
<br />
+ Phân tích mức độ hiện tượng<br />
+ Phân tích tăng trưởng<br />
<br />
ng<br />
<br />
- Sử dụng phương pháp chuyên gia<br />
Trao đổi thảo luận vấn đề nghiên cứu với Lãnh đạo Chi cục Thuế, Cục<br />
<br />
ườ<br />
<br />
Thuế, các phòng ban có liên quan, đặc biệt là bộ phận thanh tra thuế trong<br />
việc xác định các thủ đoạn trốn thuế, gian lận thuế, đánh giá mức độ thất thu<br />
<br />
Tr<br />
<br />
thuế, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp có tính thực tế và khả thi.<br />
- Các chỉ tiêu nghiên cứu<br />
Các chỉ tiêu phân tích công tác thu thuế: Mục tiêu của công tác thu thuế<br />
nói chung được xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể như: số thuế thu trong một<br />
thời gian nhất định; tốc độ tăng trưởng về số thu của thời kỳ thực hiện so với<br />
<br />
3<br />
<br />
kế hoạch, so với thời kỳ trước; tỷ trọng của các sắc thuế trong tổng thu Ngân<br />
sách đạt được trong từng thời kỳ; tỷ lệ nợ thuế trong tổng số thuế phải thu; số<br />
thuế GTGT được hoàn thuế; không được hoàn thuế; số thuế GTGT phát hiện<br />
<br />
uế<br />
<br />
xử lý qua thanh kiểm tra thuế; mức độ thất thu thuế.<br />
5. Kết cấu luận văn<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,<br />
kết cấu luận văn gồm 3 chương:<br />
<br />
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
h<br />
<br />
Chương 2: Phân tích thực trạng về công tác thu thuế GTGT đối với DN<br />
<br />
in<br />
<br />
NQD tại Thành phố Đồng Hới.<br />
<br />
cK<br />
<br />
Chương 3: Định hướng, giải pháp tăng cường công tác thu thuế GTGT<br />
<br />
Tr<br />
<br />
ườ<br />
<br />
ng<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
họ<br />
<br />
đối với DN NQD tại Thành phố Đồng Hới.<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
uế<br />
<br />
1.1. Những vấn đề chung về thuế<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, phản ảnh bản chất<br />
<br />
của chế độ xã hội. Do vậy trong quản lý thuế, Nhà nước cần phải luôn hoàn<br />
thiện để một mặt bảo đảm nguồn thu cho Nhà nước, mặt khác động viên được<br />
<br />
in<br />
<br />
để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.<br />
<br />
h<br />
<br />
sự đóng góp của toàn dân trong việc tạo ra một nguồn lực tài chính đủ mạnh<br />
<br />
cK<br />
<br />
Từ khái niệm trên, nội dung chính của thuế là:<br />
<br />
+ Thuế là biện pháp động viên của nhà nước mang tính chất bắt buộc<br />
đối với các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, gắn liền với quyền lực<br />
<br />
họ<br />
<br />
chính trị của nhà nước.<br />
<br />
+ Thuế là khoản đóng góp nghĩa vụ, bắt buộc mọi tổ chức và thành<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
viên trong xã hội phải nộp vào Ngân sách nhà nước.<br />
+ Thuế là một bộ phận của cải từ khu vực tư chuyển vào khu vực công<br />
nhằm trang trải những chi phí nuôi sống bộ máy nhà nước và trang trải các chi<br />
<br />
ng<br />
<br />
phí công cộng mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.<br />
+ Thuế là một hình thức phân phối thu nhập được nhà nước sử dụng để<br />
<br />
ườ<br />
<br />
động viên một phần thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội vào<br />
<br />
Tr<br />
<br />
Ngân sách nhà nước.<br />
Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể nhận thức một cách toàn<br />
<br />
diện về thuế như sau:<br />
Thuế là một hình thức động viên bắt buộc của nhà nước, thuộc phạm<br />
trù phân phối nhằm tập trung một bộ phận nguồn lực của cải xã hội vào Ngân<br />
sách nhà nước để đáp ứng với nhu cầu chi tiêu của nhà nước thích ứng từng<br />
<br />
5<br />
<br />