MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Việc làm là hoạt động lao động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải<br />
vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Trong mọi nền kinh tế, việc làm luôn là<br />
mối quan tâm của toàn xã hội. Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy<br />
nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng<br />
<br />
Ế<br />
<br />
nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của con người. Vì vậy, việc làm và giải<br />
<br />
U<br />
<br />
quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu đối với mỗi<br />
<br />
́H<br />
<br />
quốc gia, dân tộc, là vấn đề xã hội có tính toàn cầu, được nhiều quốc gia trên thế<br />
giới quan tâm, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
lớn như Việt Nam.<br />
<br />
Là một quốc gia có nguồn lao động dồi dào, Việt Nam có ưu thế rất lớn so<br />
<br />
H<br />
<br />
với nhiều nước trên thế giới. Giải quyết việc làm cho lao động trong điều kiện nền<br />
<br />
IN<br />
<br />
kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới không<br />
<br />
K<br />
<br />
những sẽ giúp người lao động có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm việc làm,<br />
tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống người dân, là hướng cơ bản để xoá đói,<br />
<br />
̣C<br />
<br />
giảm nghèo có hiệu quả mà còn là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn<br />
<br />
O<br />
<br />
lao động, nguồn lực to lớn cho sự phát triển KT-XH, góp phần tích cực vào việc<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
hình thành thể chế kinh tế thị trường; đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến<br />
kịp khu vực và thế giới.<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
Việt Nam đang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước, hình thành và<br />
<br />
phát triển nền kinh tế thị trường, một mặt đặt ra những đòi hỏi cấp thiết về trình độ<br />
tay nghề, chất lượng nguồn lao động, mặt khác có nguy cơ dẫn đến tình trạng dư<br />
thừa lao động. Đặc biệt là lực lượng lao động ở nông thôn, miền núi chưa qua đào<br />
tạo nghề nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong tìm được việc làm, hoặc có việc làm<br />
nhưng không ổn định, tình trạng dư thừa lao động nhưng thiếu việc làm hoặc có<br />
việc làm nhưng thiếu tính bền vững đang gia tăng. Vì vậy, vấn đề việc làm bền<br />
vững cho lao động nói chung, lao động nông thôn, miền núi nói riêng đang là vấn<br />
đề cấp thiết hiện nay.<br />
<br />
1<br />
<br />
Trong bối cảnh đó, miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện<br />
Hương Trà nói riêng có điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn. Đời sống nhân nhân<br />
dân ở đây chủ yếu phụ thuộc vào kinh tế rừng và trồng cây cao su là chính. Đa số<br />
lực lượng lao động chưa qua đào tạo, không có tay nghề, trình độ thấp, chất lượng<br />
kém nên không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Tình<br />
trạng dư thừa lao động hoặc lao động nhàn rỗi đang diễn ra phổ biến ở đây.<br />
Trong những năm qua, vấn đề việc làm, tạo việc làm và giải quyết việc làm<br />
<br />
Ế<br />
<br />
cho lao động miền núi của huyện đã được huyện và tỉnh đặc biệt quan tâm. Song, để<br />
<br />
U<br />
<br />
tạo ra việc làm ổn định mang tính bền vững cho lao động miền núi vẫn chưa được<br />
<br />
́H<br />
<br />
đặt ra; nhu cầu có việc làm bền vững đang là vấn đề bức xúc; số lượng lao động<br />
chưa có công ăn việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định còn nhiều,... đang<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
gây sức ép lớn cho việc phát triển KT-XH của vùng, từ đó làm nảy sinh nhiều vấn<br />
đề như tệ nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, miền, kìm hãm sự phát<br />
<br />
H<br />
<br />
triển kinh tế của huyện, tỉnh...<br />
<br />
IN<br />
<br />
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài: “Việc làm bền vững<br />
<br />
K<br />
<br />
đối với lao động miền núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm<br />
Luận văn tốt nghiệp cao học của mình.<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Vấn đề việc làm nói chung và việc làm bền vững nói riêng đã có nhiều công<br />
trình nghiên cứu. Ở nước ta, có nhiều tác giả đã có công trình, bài viết xung quanh<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
vấn đề này như: Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam của tác<br />
giả Trần Đình Hoan - Lê Mạnh Khoa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991; Về chính sách<br />
giải quyết việc làm ở Việt Nam của TS Nguyễn Hữu Dũng và TS Trần Hữu Trung<br />
(chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Lao động, việc làm và phát triển<br />
kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam của TS Nguyễn Xuân Khoát, Nxb Đại học Huế,<br />
2007; Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá của<br />
PGS,TS Nguyễn Thị Thơm, ThS Phí Thị Hằng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,<br />
2009; Vấn đề tạo việc làm tăng thu nhập ở nông thôn của TS Nguyễn Sinh Cúc,<br />
Tạp chí Thông tin lý luận 11/1990; Về giải quyết việc làm ở nông thôn từ năm 1994,<br />
<br />
2<br />
<br />
1995 đến năm 2000 của tác giả Nguyễn Khang, Tạp chí Lao động và xã hội 9/1993;<br />
Tạo việc làm cho lao động nữ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa của tác giả Trần Thị Thu, Tạp chí cộng sản, 5/2003; Giải quyết việc làm trong<br />
thời kì hội nhập của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân, Tạp chí cộng sản, 12/2007; Vấn<br />
đề đặt ra trong giải quyết việc làm ở Hải Dương của hai tác giả Nguyễn Thị Thơm,<br />
Phí Thị Hằng, Tạp chí Lí luận chính trị, 3/2008;...... Ngoài ra, có một số luận văn<br />
thạc sĩ viết về đề tài việc làm ở một số địa phương như: Đánh giá tình hình thực<br />
<br />
Ế<br />
<br />
hiện các chương trình thuộc dự án 120 giải quyết việc làm ở huyện Hương Trà, tỉnh<br />
<br />
U<br />
<br />
Thừa Thiên Huế của Lê Quốc Hùng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế (2003); Đặc điểm lao<br />
<br />
́H<br />
<br />
động, việc làm các khu tái định cư dân vạn đò thành phố Huế của Huỳnh Thị Thuý<br />
Phượng, Luận văn Thạc sĩ, 2008.... Cho đến nay, chưa có công trình nào khảo sát,<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
nghiên cứu về chuyên đề này dưới dạng một luận văn khoa học.<br />
Trên cở sở kế thừa và phát triển những tài liệu đã có, đồng thời vận dụng<br />
<br />
H<br />
<br />
những kết quả điều tra, tìm hiểu những vấn đề liên quan, đề tài sẽ phân tích, đánh<br />
<br />
IN<br />
<br />
giá tình hình việc làm, thiếu việc làm và việc làm bền vững đối với lao động miền<br />
<br />
K<br />
<br />
núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đưa ra một số giải pháp có tính<br />
<br />
O<br />
<br />
Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
̣C<br />
<br />
khả thi để tạo việc làm bền vững đối với lao động miền núi huyện Hương Trà, tỉnh<br />
<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
Đánh giá thực trạng về việc làm của lao động miền núi, trên cơ sở đó đưa ra<br />
các giải pháp tạo việc làm bền vững đối với lao động miền núi huyện Hương Trà,<br />
tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
3.2. Nhiệm vụ của đề tài<br />
- Trình bày lý luận về việc làm và việc làm bền vững.<br />
- Thực tiễn và kinh nghiệm giải quyết việc làm, việc làm bền vững của các<br />
nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam.<br />
- Đánh giá tình hình việc làm, thiếu việc làm và việc làm bền vững đối với<br />
lao động miền núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Đưa ra phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp có tính khả thi để tạo việc<br />
làm bền vững đối với lao động miền núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Việc làm bền vững đối với lao động miền núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Ế<br />
<br />
+ Không gian: miền núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm xã:<br />
<br />
U<br />
<br />
Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình và Hồng Tiến.<br />
<br />
́H<br />
<br />
+ Thời gian: từ năm 2005 - 2010 và giải pháp đến năm 2020.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
- Luận văn sử dụng phương pháp Duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin.<br />
<br />
H<br />
<br />
- Phương pháp điều tra, so sánh.<br />
<br />
IN<br />
<br />
- Phương pháp thu thập phân tích tài liệu: phương pháp này được sử dụng để<br />
<br />
K<br />
<br />
thu thập kết quả từ các nghiên cứu, báo cáo, số liệu thống kê liên quan đến các nội<br />
dung mà đề tài nghiên cứu, thu thập qua tìm kiếm từ internet, từ các phòng, ban của<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
huyện Hương Trà và các sở thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông tin thu được đã giúp<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
tôi có cách nhìn tổng quát và lí luận để nghiên cứu vấn đề việc làm và việc làm bền<br />
vững ở miền núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
- Phương pháp chọn mẫu kết hợp: tôi đã chọn mẫu một cách ngẫu nhiên của<br />
150 người ở các xã Hương Thọ, Bình Thành, Hương Bình, Bình Điền và Hồng Tiến<br />
để phỏng vấn bằng công cụ bảng hỏi.<br />
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: tôi sử dụng phương pháp này để tham<br />
khảo ý kiến của một số cán bộ chủ chốt của huyện, các xã và thôn để có được<br />
những thông tin về các giải pháp tạo việc làm ổn định của lao động địa phương và<br />
các vấn đề cần nghiên cứu khác trên địa bàn.<br />
<br />
4<br />
<br />
6. Đóng góp của luận văn<br />
- Trình bày được hệ thống lí luận và thực tiễn vấn đề việc làm, việc làm bền<br />
vững, đặc biệt đối với lao động miền núi.<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của lao động miền núi huyện<br />
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
- Đưa ra các giải pháp có tính khả thi về việc làm bền vững đối với lao động<br />
miền núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Ngoài ra, Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những<br />
<br />
U<br />
<br />
người quan tâm.<br />
<br />
́H<br />
<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng, biểu..., luận văn gồm 3 chương:<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Chương 1: Lý luận và thực tiễn về việc làm và việc làm bền vững đối với<br />
lao động miền núi.<br />
<br />
H<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng việc làm của lao động miền núi huyện Hương Trà,<br />
<br />
IN<br />
<br />
tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
K<br />
<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tạo việc làm bền vững đối với lao<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
động miền núi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
5<br />
<br />