intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không đủ động nước tại tp Lào Cai - Tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Carol123 Carol123 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

139
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên con đường phát triển nông nghiệp, nhất là trong giai đoạn hiện nay, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã có nhiều những nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều giống cây trồng, vật nuôi và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng nông sản phẩm,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không đủ động nước tại tp Lào Cai - Tỉnh Lào Cai

  1. 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------- O0O------------ NGUYỄN LINH QUANG NGHIÊN CỨU CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT RUỘNG KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI - TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành : Trồng trọt Mã số : 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS. TS Nguyễn Thế Đặng Thái nguyên, 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiờn cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa hề bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đó đƣợc cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bầy trong luận văn đó đƣợc ghi rừ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2007 Tác giả Nguyễn Linh Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể cá nhân, các cơ quan và địa phƣơng nơi thực hiện đề tài. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thế Đặng và tập thể các thầy cô giáo trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân thành cảm ơn UBND Thành phố Lào Cai, UBND các xã nơi thực hiện đề tài, Trƣờng Trung cấp Nghề tỉnh Lào Cai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, phòng Kinh tế Thành phố, phòng Nội vụ Thành phố, phòng Tài nguyên môi trƣờng Thành phố, phòng Thống kê Thành phố, Trạm khuyến nông Thành phố, Trạm Khí tƣợng – Thuỷ văn, và đặc biệt là các hộ nông dân tham gia triển khai thử nghiệm Tập thể cán bộ khoa SĐH, khoa Nông học – Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn này. Xin trân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 9 tháng 10 năm 2007 Tác giả Nguyễn Linh Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. 4 MỤC LỤC DANH MỤC TT Trang MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1. 1 Mục đích của đề tài 2. 3 Yêu cầu của đề tài 3. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ 4 KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống cây 1.1. 4 trồng Cơ sở khoa học của việc xây dựng cơ cấu cây trồng 1.2. 8 Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất 1.3. 16 Tình hình nghiên cứu khai thác đất 1 vụ ở Việt Nam 1.4. 20 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 24 NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu 2.1. 24 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 2.2. 24 Nội dung nghiên cứu 2.3. 24 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến 2.3.1. 24 sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước trên địa bàn Thành phố Lào cai. Đánh giá thực trạng sản xuất trên đất ruộng không chủ 2.3.2. 24 động nước của Thành phố Lào Cai. Đánh giá cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân hiện có trên 2.3.3. 25 đất ruộng không chủ động nước của các xã vùng nghiên cứu của Thành phố Lào Cai. Tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm cơ cấu cây trồng 2.3.4. 25 vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước của nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. 5 dân. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4. 25 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng 2.4.1. 25 đến sản xuất nông lâm nghiệp của vùng nghiên cứu. Đánh giá thực trạng sử dụng đất ruộng không chủ động 2.4.2. 25 nước. Đánh giá tiềm năng và trở ngại về cơ cấu cây trồng. 2.4.3. 26 Nghiên cứu cơ cấu giống cây trồng trên đồng ruộng của 2.4.4. 26 nông dân. Lựa chọn các hộ nông dân tham gia thử nghiệm. 2.4.4.1. 26 Bố trí thử nghiệm 2.4.4.2. 26 Đánh giá lựa chọn hợp phần phù hợp 2.4.4.3. 28 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 VÀ THẢO LUẬN Đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu 3.1. 30 Đặc điểm về tự nhiên 3.1.1. 30 Đặc điểm về đất đai 3.1.2. 36 Đặc điểm về kinh tế xã hội 3.1.3. 40 Đặc điểm chung 3.1.3.1. 40 Đặc điểm ngành nông - lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1.3.2. 43 Thực trạng sản xuất trên đất ruộng không chủ động 3.2. 47 nƣớc Tình hình khai thác đất ruộng không chủ động nước 3.2.1. 47 Tình hình sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước 3.2.2. 48 Xác định những khó khăn chính đối với việc khai thác 3.2.3. 51 đất ruộng không chủ động nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. 6 Đánh giá cơ cấu cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng 3.3. 52 không chủ động nƣớc Thực trạng cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ 3.3.1. 52 động nước Đánh giá cơ cấu cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng 3.3.2. 56 không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai Kết quả thử nghiệm cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân 3.4. 67 trên đất ruộng không chủ động nƣớc Thử nghiệm về cơ cấu giống ngô 3.4.1. 68 Thử nghiệm về cơ cấu giống đậu tương 3.4.2. 71 Thử nghiệm về cơ cấu giống khoai tây 3.4.3. 73 Thử nghiệm về cơ cấu giống lạc 3.4.4. 75 Tổng hợp kết quả 3.5. 77 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79 KẾT LUẬN 4.1. 79 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của 4.1.1. 79 Thành phố ảnh hưởng tới sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước Đánh giá thực trạng canh tác trên đất ruộng không chủ 4.1.2. 79 động nước Đánh giá cơ cấu cây trồng vụ Xuân và kết quả lựa chọn 4.1.3. 80 cây trồng cho thử nghiệm Kết quả thử nghiệm và lựa chọn cơ cấu cây trồng 4.1.4. 80 ĐỀ NGHỊ 4.2. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ NỘI DUNG STT Trang Hình 3.1: Đồ thị diễn biến nhiệt độ, lƣợng mƣa, ẩm độ không 1 33 khí trung bình các tháng qua 3 năm (2004-2006) Hình 3.2: Đồ thị diễn biến diện tích cơ cấu cây trồng qua 3 năm 2 54 của Thành phố Lào Cai DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU NỘI DUNG STT Trang Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của Thành phố Lào Cai 1 37 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố 2 39 Lào Cai Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất ruộng Thành phố Lào Cai 3 39 Bảng 3.4: Tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố Lào Cai qua các năm 4 42 Bảng 3.5: Số lƣợng và sản lƣợng gia súc, gia cầm chủ yếu từ 5 44 năm 2002 đến 2006 của Thành phố Lào Cai Bảng 3.6: Tình hình sử dụng đất ruộng không chủ động nƣớc của 6 47 Thành phố Lào Cai Bảng 3.7: Những khó khăn chính đối với việc khai thác đất 7 51 ruộng không chủ động nƣớc Bảng 3.8: Đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên 8 57 của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc Bảng 3.9: Đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện kinh tế - 9 59 xã hội của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc Bảng 3.10: Đánh giá tính ổn định về năng suất, chất lƣợng, độ đồng 10 60 đều của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 8 Bảng 3.11: Đánh giá tính ổn định về nguồn vật tƣ, thị trƣờng và 11 62 khả năng cho giá trị kinh tế của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc Bảng 3.12: Đánh giá khả năng chống chịu với điều kiện ngoại 12 64 cảnh của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc Bảng 3.13: Tổng hợp xếp hạng chỉ tiêu đánh giá các cây trồng 13 66 vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc Bảng 3.14 : Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống ngô và 14 69 lựa chọn của nông dân Bảng 3.15: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống đậu tƣơng 15 71 và lựa chọn của nông dân Bảng 3.16: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống khoai tây 16 74 và lựa chọn của nông dân Bảng 3.17: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống lạc và lựa 17 76 chọn của nông dân Lịch thời vụ gieo trồng tại vùng nghiên cứu 18 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 9 M Ở Đ ẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất là nguồn tài nguyên không thể thiếu được đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Nhưng quỹ đất dành cho sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng có xu hướng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa, do tăng dân số và thiên tai lũ lụt .... Đứng trước tình hình đó, Nhà nước ta đã và đang có những chủ trương, chính sách nhằm hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang loại đất khác. Đồng thời, các địa phương cũng đang luôn chú trọng việc khai thác đất nông nghiệp sẵn có, trong đó đặc biệt là nhóm đất có độ dốc và đất ruộng một vụ ở miền núi. Đối với sản xuất nông nghiệp ở miền núi từ lâu đã gắn liền với sản xuất trên nương rẫy, tập quán sản xuất đã ăn sâu vào tiềm thức của người nông dân miền núi, tập quán canh tác này đã dần làm giảm sức sản xuất của đất, do quá trình sản xuất chưa áp dụng các biện pháp bảo vệ đất đồng bộ, tình trạng sói mòn rửa trôi, sạt lở đất, dẫn đến tài nguyên đất bị thoái hoá. Mặt khác trước sức ép về dân số nhu cầu sản phẩm nông nghiệp ngày một tăng cao, vì vậy vấn đề khai thác triệt để tiềm năng đất đai và sức sản xuất của đất là vấn đề cần thiết và cấp bách. Song việc khai thác đất đai phải đảm bảo canh tác lâu bền gắn liền với bảo vệ môi trường. Để hạn chế những thiên tai bất thường, giảm thiểu tình trạng thoái hoá đất, Nhà nước đã có những quy định pháp lý, nghiêm cấm tình trạng phá rừng làm nương dẫy tại các vùng miền núi, đưa việc sản xuất trên đất nương rẫy vào quản lý chặt chẽ. Trước thực trạng trên để đảm bảo vấn đề lương thực cho người nông dân miền núi và xã hội, thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, đảm bảo việc bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện tốt chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, cần tiến hành tổ chức khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất ruộng vẫn còn khả năng khai thác, và tổ chức khai thác hiệu quả nhất bằng việc đưa những biện pháp tốt nhất vào đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 10 ruộng. Diện tích đất này ở miền núi hiện nay một phần lớn là đất ruộng không chủ động nước. Đối với Thành phố Lào Cai cũng có một số yếu tố không nằm ngoài thực trạng trên, song Thành phố cũng đã có những chính sách cụ thể thúc đẩy việc khai thác đất ruộng không chủ động nước. Thành phố Lào Cai có tổng diện tích đất tự nhiên là 22.925 ha, trong đó đất nông nghiệp là: 13.896,13 ha (chiếm 60,62%) so với tổng diện tích đất tự nhiên. [18] Trong những năm qua Thành phố đã và đang đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, từng bước đạt được những thành tựu đáng kể. Diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất, sản lượng lương thực cũng đang dần được tăng lên. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì sản xuất nông nghiệp của Thành phố vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, sản phẩm hàng hoá ở mức thấp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn kém, nhất là trên đất một vụ lúa không chủ động nước. Chính vì vậy, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XX nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã xác định phương hướng phát triển kinh tế của Thành phố trong những năm tới là: “Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tập trung phát triển mạnh nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn liền với phát triển tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ và chế biến nông -lâm - sản”. Với thực trạng trên và nhằm đóng góp những giải pháp thích hợp cho khai thác triệt để tiềm năng đất đai, dần dần nâng cao năng lưc người dân, phát huy được những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện của địa phương, nhất là trên đất ruộng một vụ không chủ động nước, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 11 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Xác định cơ cấu giống cây trồng tối ưu cho phát triển hệ thống cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai. 3. YÊU CẦU NGHIÊN CỨU - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước trên địa bàn Thành phố Lào Cai. - Đánh giá thực trạng sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước của Thành phố Lào Cai. - Xác định những trở ngại đối với việc khai thác đất ruộng không chủ động nước. - Đánh giá cơ cấu cây trồng vụ Xuân hiện có trên đất ruộng không chủ động nước của các xã vùng nghiên cứu của Thành phố Lào Cai. - Thử nghiệm cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước của nông dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 12 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂY TRỒNG Trên con đường phát triển nông nghiệp, nhất là trong giai đoạn hiện nay, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã có nhiều những nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều giống cây trồng, vật nuôi và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng nông sản phẩm, lấy đó làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp các hệ thống canh tác đã được hình thành, phát triển thay thế lẫn nhau. Có những hệ thống canh tác hiệu suất rất thấp nhưng vẫn tồn tại dai dẳng bên cạnh những hệ thống có hiệu suất cao hơn. Có những hệ thống hiện đại được đưa vào nhưng do môi trường sản xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ cho các hệ thống cũ. Hiện nay thì các hệ thống này tồn tại xen kẽ nhau và mỗi hệ thống tồn tại thích hợp với từng điều kiện của mỗi địa phương. Theo mức độ tiến bộ của tổ chức sản xuất người ta chia ra các hệ thống nông nghiệp như: - Hệ thống nông nghiệp cổ truyền. - Hệ thống nông nghiệp chuyển tiến. - Hệ thống nông nghiệp hiện đại. Hệ thống nông nghiệp cổ truyền thì mang nhiều tính chất địa phương, hệ thống này đơn giản, tận dụng nước trời, không sử dụng phân bón hay thuốc trừ sâu, không có công trình thuỷ lợi. Hệ thống nông nghiệp chuyển tiến là hệ thống nông nghiệp cổ truyền được đưa thêm một số yếu tố kỹ thuật mới, cải tiến một vài khâu trong sản xuất, đầu tư lao động, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc nhưng còn đơn giản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 13 Hệ thống nông nghiệp hiện đại là hệ thống mẫu hình từ các nước công nghiệp phát triển, thay đổi toàn bộ điều kiện canh tác, trồng các loại cây tạo ra sản phẩm hàng hoá, cơ giới hoá và tự động hoá hầu như toàn bộ các quá trình. Sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, giống mới năng suất cao, sử dụng nước tưới và các công trình thuỷ lợi. Việc tiến hành hệ thống nông nghiệp hiện đại đòi hỏi phải có nhiều điều kiện thuận lợi như tập trung ruộng đất, thuận tiện về giao thông và các cơ sở hạ tầng khác . . . Hệ thống cây trồng là một tổng thể có trật tự các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác. Hệ thống cây trồng là một phần quan trọng nhất của hệ thống nông nghiệp. Là việc thực hiện mô hình canh tác cây trồng và sự liên quan giữa cây trồng này với môi trường bên ngoài. Đó là sự thích nghi với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác để nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bố trí một hệ thống cây trồng hợp lý, phù hợp với một trong những biện pháp kỹ thuật nhằm tận dụng các nguồn lợi tự nhiên kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất. Trong thực tế sản xuất, mỗi hệ thống cây trồng đều có ưu điểm và nhược điểm của chúng xong một hệ thống cây trồng tối ưu được xây dựng trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu cấp bách góp phần xoá đói giảm nghèo, đem lại hiệu quả rõ ràng, phù hợp với đặc điểm sản xuất của địa phương và khắc phục được những hạn chế trong quá trình sản xuất của nông dân. Mô hình cây trồng được lựa chọn cần phát huy được những gì mà người dân đã có, phải phù hợp với tập quán của địa phương, sử dụng được nguồn lực sẵn có, để áp dụng an toàn với hệ sinh thái tại địa phương. Mô hình đó phải được áp dụng phát triển rộng rãi, khơi dậy được lòng nhiệt tình của nhân dân áp dụng vào sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 14 Trong việc xác định hệ thống cây trồng cho một vùng, một khu vực sản xuất nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế thì ngoài việc giải quyết tốt mối liên hệ hệ thống cây trồng với các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác còn cần phải quan tâm tới phương hướng sản xuất ở vùng, khu vực đó. Vì vậy nghiên cứu hệ thống cây trồng một cách khoa học sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp cho các hộ nông dân, các nhà quản lý có cơ sở định hướng sản xuất nông nghiệp một cách đúng đắn và toàn diện. Trong nghiên cứu hệ thống nông nghiệp cần phải trải qua các bước phân tích hệ thống. Đó là: Xác định mục tiêu dựa vào các đặc trưng không gian, thời gian, sức sản xuất, tính ổn định và bền vững. Giới hạn và thứ bậc của hệ thống. Thiết lập các giả thiết tiền mô hình của hệ thống. Thu thập số liệu: Số liệu thống kê, số liệu qua điều tra. Phân tích mẫu theo 4 đặc trưng: Không gian, thời gian, lưu thông, quyết định. Hệ thống phụ: Với mục đích phân chia từ hệ thống lớn thành những hệ thống nhỏ nhằm phát hiện những thuận lợi và yếu tố hạn chế trong những điều kiện cụ thể hơn, chi tiết hơn. Xác định những mấu chốt trong quá trình phân tích. Thiết kế, cải tiến mô hình trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích. Ở đề tài này với mục tiêu xác định những yếu tố hạn chế đến việc sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước và chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị, những cây trồng hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, cần cải tiến để hệ thống cây trồng đó thích hợp tối đa với điều kiện của nông dân và vùng sinh thái. Theo Giáo sư Viện sỹ Đào Thế Tuấn việc nghiên cứu hoàn thiện hoặc cải tiến hệ thống cây trồng có sẵn, dùng phương pháp phân tích hệ thống nhằm tìm ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 15 những điểm mấu chốt của hệ thống, đó là chỗ ảnh hưởng không tốt hoặc hạn chế từ đó đề xuất những hướng giải quyết chỉnh sử hệ thống hoàn chỉnh, hiệu quả hơn [22]. Hệ thống cây trồng là thành phần của giống và loài cây được bố trí trong không gian và thời gian của các loại cây trồng trong một hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế, xã hội [23]. Theo Zandstra, (1981) thì hệ thống cây trồng là hoạt động sản xuất cây trồng trong nông trại bao gồm các hợp phần cần có để sản xuất, tổ hợp tất cả các cây trồng và mối quan hệ giữa chúng với môi trường, các hợp phần này bao gồm tất cả các yếu tố vật lý và sinh học cũng như kỹ thuật, lao động và quản lý [22]. Để xác định loại cây trồng đưa vào nhằm cải tiến hệ thống cây trồng cũ cần nắm được: - Hệ thống cây trồng cũ hiện có là gì ? Hiệu quả sản xuất của nó như thế nào ? Có điều kiện gì khiếm khuyết cải tiến ? - Điều kiện đất đai của vùng chuyển đổi như thế nào ? phù hợp với những loại cây trồng gì ? - Điều kiện của nông hộ ra sao ? điều kiện kinh tế, lao động vốn, kinh nghiệm sản xuất. Từ đó mới có được cơ sở cho việc xây dựng một hệ thống cây trồng cải tiến phù hợp với môi trường xung quanh nó và các nguồn lực có được. Vũ Tuyên Hoàng (1987), ở trung du miền núi các loại cây lương thực cần được sắp xếp theo các hệ thống cây trồng hợp lý, trên cơ sở thâm canh, luân canh tăng vụ. Trong hệ thống cây trồng cần xác định cây chủ lực (có thể là lúa, ngô hoặc cây khác tuỳ thuộc điều kiện nơi sản xuất) [12]. Với quan điểm về sinh thái học các nhà nghiên cứu cho rằng: Trong một kiểu vùng sinh thái, nhất định cần đảm bảo độ che phủ đất quanh năm, tối ưu, phát huy được khả năng quang hợp của nhiều loại cây trồng xen, ghép, tranh thủ được không gian với nhiều tầng sinh thái và hạn chế đến mức cao nhất tình trạng rửa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 16 trôi, xói mòn đất. Do đó khi nghiên cứu về hệ thống cây trồng ở vùng đồi núi cần chú ‎ý đến tỷ lệ phối hợp các loại cây trồng trong hệ thống được xác định. Tóm lại hệ thống cây trồng là một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại cây trồng, giống cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian, nhưng không phải là mối quan hệ thuần tuý giữa cây trồng với nhau. Mà mối quan hệ này được gắn liền với các yếu tố bên ngoài như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (lao động, thị trường, quản lý sản xuất, tập quán, kinh nghiệm sản xuất, . . .). Năng suất một loại cây trồng (Y) chịu ảnh hưởng của quản lý sản xuất (M) và môi trường bên ngoài (E) qua một hàm tương quan Y = F(M, E) [22], các căn cứ đó giúp cho cây trồng đưa vào đạt hiệu quả cao như mong đợi. 1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG Cơ cấu cây trồng nó là thành phần của cơ cấu sản suất nông nghiệp và là giải pháp kinh tế quan trọng của phân vùng sản xuất nông nghiệp. Nó là thành phần và các loại giống cây trồng bố trí theo không gian và thời gian ở một cơ sở sản xuất hay một vùng sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng thường được lựa chọn dựa trên lợi ích lớn nhất cho đa số người dân, cơ cấu cây trồng phải có độ an toàn, sác xuất gặp rủi do thấp nhất, phù hợp với tập quán của địa phương, đảm bảo an toàn hệ sinh thái trong vùng. Cơ cấu cây trồng phải đáp ứng được yêu cầu phát triển chăn nuôi, phải kết hợp chặt chẽ với lâm nghiệp, thuỷ sản và đồng thời tạo cơ sở cho ngành nghề khác phát triển. Tiếp cận cơ cấu cây trồng là tiếp cận hệ sinh thái nông nghiệp (hệ thống trồng trọt), nghiên cứu hệ thống cơ cấu cây trồng là nghiên cứu hiệu quả sinh thái học tức là nghiên cứu quá trình chuyển hoá năng lượng tích tụ ở đầu ra trên cơ sở này con người đã lợi dụng nó để nâng cao hiệu quả sinh học, bổ xung và hoàn thiện tạo ra tổng khối lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích đất là lớn nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 17 Theo Nguyễn Văn Luật, (1991) thì: Hệ thống canh tác là tổng hợp các loại cây trồng được bố trí theo không gian và thời gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật được thực hiện nhằm đạt năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì của đất [17]. Cơ cấu cây trồng là tỷ lệ các loại cây trên một diện tích canh tác. Tỷ lệ này một phần nào đó nói lên trình độ thâm canh sản xuất của từng vùng. Tỷ lệ cây lương thực cao, tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực phẩm thấp phản ánh trình độ phát triển nông nghiệp thấp. Tỷ lệ các loại cây trồng có sản phẩm tiêu thụ tại chỗ cao, các loại cây trồng có sản phẩm có giá trị và xuất khẩu thấp chứng tỏ sản xuất ở vùng đó kém phát triển và ngược lại. Dựa vào cơ cấu cây trồng có thể biết được nền nông nghiệp của nước đó phát triển hay không. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp là tổng thể của nhiều thứ hệ trong nội bộ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến nông thuỷ sản . . . phản ánh mối quan hệ tác động lẫn nhau, giữa các yếu tố kinh tế, yếu tố cấu thành năng suất, quan hệ sản xuất gắn liền với không gian và thời gian nhất định cả về số lượng và chất lượng. Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, nếu bố trí một cơ cấu thích hợp sẽ giảm bớt sự căng thẳng thời vụ và hạn chế lao động nhàn rỗi theo các chu kỳ sinh trưởng khác nhau, không trùng nhau theo cây trồng, vật nuôi. Cơ cấu cây trồng mở rộng phải gắn liền với một nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển. Hiện nay cơ cấu cây trồng theo nghĩa rộng biểu hiện các mối quan hệ, tỷ lệ trồng trọt với chăn nuôi, giữa cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu, cây ăn quả, cây thực phẩm. Trong chăn nuôi giữa gia súc và gia cầm, thuỷ đặc sản . . .Hơn nữa cơ cấu cây trồng phải gắn liền với lưu thông, chế biến, nghĩa là phải có một nền thương nghiệp, công nghiệp chế bến phát triển phản ánh quá trình trao đổi giữa công nghiệp và nông nghiệp mở rộng. Thương nghiệp là cầu nối giữa sản xuất và thị trường. Trong thực tế sản xuất thì mỗi cơ cấu cây trồng đều có ưu, nhược điểm song sự chuyển dich cơ cấu cây trồng như thế nào để giải quyết được nhu cầu cấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 18 bách của người dân nghèo mà vẫn có lợi về mặt tài chính, đem lại thành quả rõ ràng, nhanh chóng và phù hợp với đặc điểm của vùng sản xuất, của một không gian, thời gian nhất định và được người dân chấp nhận và mở rộng. Cơ cấu cây trồng được lựa chọn phải giải quyết được các yếu tố quan trọng nhất trong sản suất. Cơ cấu cây trồng về mặt diện tích, là tỷ lệ các loại cây trên đơn vị diện tích đất canh tác. Tỷ lệ này một phần nào đó nói lên trình độ thâm canh sản xuất của từng vùng. Tỷ lệ cây lương thực cao, tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực phẩm thấp phản ánh trình độ phát triển nông nghiệp thấp. Tỷ lệ các loại cây trồng có sản phẩm tiêu thụ tại chỗ cao, các loại cây trồng có sản phẩm có giá trị xuất khẩu thấp chính tỏ sản xuất ở vùng đó kém phát triển và ngược lại. Dựa vào cơ cấu cây trồng ta có thể biết được nền nông nghiệp của tất cả các nước đang phát triển. Lịch sử phát triển nông nghiệp chỉ rõ, việc phát triển nền nông nghiệp hàng hoá trên cơ sở nền nông nghiệp tự cấp tự túc được thực hiện trước hết do sự biến đổi sâu sắc trong cơ cấu cây trồng. V. Lênin đã viết rằng: “Tính chất cố định của chế độ canh tác xưa kia đã bị những phương thức canh tác mới đập tan và nền nông nghiệp hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã phát triển nhờ những thay đổi lúc nhanh, lúc chậm của cơ cấu cây trồng, cơ cấu nông nghiệp [16]. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, chúng ta đã thấy cuộc cách mạng kỹ thuật nông nghiệp của các nước Tây Âu được bắt đầu bằng một cuộc cách mạng cơ cấu cây trồng. Cuối thế kỷ XVIII các nước Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan chủ yếu độc canh cây lúa mì với chế độ canh tác 3 vụ, năng suất lúa mì thấp chỉ đạt 6 - 7 tạ/ha. Dân số tăng lên lương thực ở các nước này thiếu trầm trọng. Để tăng sản lượng lương thực thì phải giảm diện tích trồng cỏ, chuyển sang trồng lúa mì thì lại làm cho chăn nuôi giảm sút vì thiếu thức ăn. Chăn nuôi kém kéo theo năng suất cây trồng giảm vì thiếu phân bón dẫn đến ngành nông nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn và khủng hoảng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 19 Do vậy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đầu tiên đã được ra đời đánh dấu một bước ngoặt của lịch sử phát triển nông nghiệp. Nội dung đó là: Thay chế độ độc canh bằng chế độ luân canh: Cỏ ba lá - lúa mì - củ cải - thức ăn gia súc. Trong cơ cấu cây trồng mới này ngoài cây lương thực còn có cây thức ăn gia súc, củ cải, cỏ ba lá là cây họ đậu có tác dụng cải tạo và tăng độ phì cho đất, mặt khác có thức ăn cho gia súc nên chăn nuôi phát triển, nguồn phân bón dồi dào. Vì vậy năng suất lúa mì vào thế kỷ 19 tăng lên đạt 14 - 18 tạ/ha và sau đó lại đưa thêm khoai tây cơ cấu cây trồng đã giúp cho hàng ngàn người khỏi chết đói. Trong cuộc cách mạng xanh đang diễn ra ở một số nước nhiệt đới những năm gần đây khi đưa giống lúa mì ngắn ngày năng suất cao vào cơ cấu cây trồng đã làm cho sản lượng lương thực tăng lên một cách nhảy vọt và còn mở ra thêm khả năng tăng vụ, đặc biệt là với cây thức ăn gia súc, rau và cây công nghiệp ngắn ngày. Cơ cấu cây trồng mang tính lịch sử và xã hội nhất định. Quá trình sản xuất cụ thể sẽ khác nhau giữa các vùng, bởi vì chúng có điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử và xã hội khác nhau. Vì vậy mà không có một cơ cấu cây trồng mẫu nào cho mọi vùng sản xuất mà nó chỉ có ý nghĩa kế thừa, chọn lọc để phù hợp với điều kiện tự nhiên và trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Quá trình sản xuất xác lập được mối quan hệ cân đối về lượng thì lập tức lại xuất hiện khác nhau về chất, nó phản ánh quy luật chung của phát triển. Cơ cấu cây trồng luôn biến đổi theo xu hướng ngày càng hoàn thiện và phát triển thông qua sự chuyển hoá lẫn nhau, từ cũ chuyển sang mới nhờ được thay thế bằng các giống mới, cơ cấu từ đơn điệu đến đa dạng hoá, từ hiệu quả thấp đến hiệu quả cao do yêu cầu tăng trưởng và phát triển của nhân loại cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một quá trình dài gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, không có một cơ cấu cây trồng nào có sẵn hoặc xuất hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 20 thay đổi cơ cấu cũ ngay lập tức. Mà nó là một quá trình, quá trình này nhanh hay chậm thì lại phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của các chủ thể quản lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, vấn đề quan trọng là bắt đầu từ đâu và có những giải pháp nào để mở đầu phản ứng dây truyền này. Trải qua hàng nghìn năm, từ trong sản xuất nông nghiệp người nông dân đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong việc bố trí cơ cấu cây trồng sao cho hợp lý. Đồng thời do sự phát triển của công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và thực nghiệm khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã tìm ra những giống mới, loài cây mới và những phương pháp mới giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề liên quan của cơ cấu cây trồng. Sử dụng kinh nghiệm của người dân và những kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật để bố trí cây trồng phải có sự lựa chọn, cân nhắc để tránh những yếu tố bảo thủ hoặc những công thức đòi hỏi phải có mức đầu tư cao, không thích hợp với điều kiện sản xuất của vùng đó. Theo Hoàng Đức Phương (1991), thì cơ cấu cây trồng hợp lý phải đạt được hiệu quả cao trên 3 mặt: Năng suất, sản lượng, thu nhập và bảo vệ môi trường thiên nhiên [19]. Nói tóm lại, hệ thống cây trồng bền vững là khả năng duy trì sức sản xuất của cơ cấu cây trồng đó khi chịu tác động của những điều kiện bất lợi (thời tiết, đất đai . . .). Cơ cấu cây trồng bản thân nó không tác động trực tiếp đến năng suất cây trồng như các biện pháp kỹ thuật, nhưng khi bố trí nó ta phải nắm được đầy đủ các biện pháp kỹ thuật của từng loại cây trồng, những điều kiện ngoại cảnh tác động đến cây trồng đó. Cây trồng là sinh vật sống, vì vậy chúng chịu tác động rất lớn vào điều kiện: Đất đai, khí hậu, nước, sâu bệnh, trình độ hiểu biết của người quản lý nó, điều kiện kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật . . .Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng là phải tiến hành từng bước một, từ làm thử rồi mới đến diện rộng và phổ triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2