Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Tác động của phong cách lãnh đạo chuyển dạng đến giá trị sứ mạng thông qua động lực phụng sự công của nhân viên tại các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Bến Tre
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu này nhằm đo lường mối quan hệ tích cực giữa phong cách lãnh đạo chuyển dạng và động lực phụng sự công; nghiên cứu này nhằm đo lường mối quan hệ tích cực giữa động lực phụng sự công và giá trị sứ mạng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Tác động của phong cách lãnh đạo chuyển dạng đến giá trị sứ mạng thông qua động lực phụng sự công của nhân viên tại các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Bến Tre
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Nguyễn Minh Thẩm TÁC ĐỘNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CHUYỂN DẠNG ĐẾN GIÁ TRỊ SỨ MẠNG THÔNG QUA ĐỘNG LỰC PHỤNG SỰ CÔNG CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẾN TRE Chuyên ngành : Quản lý nhà nƣớc Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lƣu Trọng Tuấn TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Minh Thẩm, tác giả luận văn tốt nghiệp cao học này. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã tự mình nghiên cứu tài liệu và trao đổi với giảng viên hướng dẫn. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên. TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 4 năm 2016 Người thực hiện luận văn NGUYỄN MINH THẨM
- TÓM TẮT Các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung. Một trong những vấn đề cốt lõi cho sự phát triển của các trường Trung cấp, Cao đẳng là đạt được giá trị sứ mạng. Điều quan trọng để đạt được giá trị sứ mạng chính là người lãnh đạo tổ chức phải có phong cách lãnh đạo chuyển dạng, nếu người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo chuyển dạng sẽ tác động đến động lực phụng sự công, làm tăng động lực phụng sự công, khi các nhân viên đều có động lực phụng sự công thì giá trị sứ mạng tổ chức sẽ đạt được. Mục tiêu chính của nghiên cứu là khảo sát mối quan hệ tích cực giữa phong cách lãnh đạo chuyển dạng và động lực phụng sự công; mối quan hệ tích cực giữa động lực phụng sự công và giá trị sứ mạng, từ đó có cơ sở định hướng trong việc đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý công tại các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành Phố Bến Tre. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phong cách lãnh đạo chuyển dạng có tác động dương đến động lực phụng sự công và động lực phụng sự công có tác động dương tới giá trị sứ mạng của tổ chức. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất những kiến nghị về cách thức tuyển dụng người lãnh đạo, công tác bố trí vị trí lãnh đạo, cơ chế, chính sách đối với nhà giáo làm lãnh đạo... Mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện ở các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Bến Tre và hướng nghiên cứu kế tiếp sẽ nghiên cứu trên các đối tượng và khu vực khác trong cả nước.
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị Chƣơng 1. Mở đầu .................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.2. Bối cảnh nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.2.1. Giới thiệu về tỉnh Bến Tre ................................................................... 3 1.2.2. Giới thiệu về các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Bến Tre ................................................................................ 5 1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................. 8 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 8 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 8 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 8 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9 1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 9 1.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................ 9 1.6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 9 1.7. Bố cục ............................................................................................................ 9 Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc ............................................ 11 2.1. Các khái niệm .............................................................................................. 11 2.1.1. Lãnh đạo .......................................................................................... 11 2.1.2. Phong cách lãnh đạo chuyển dạng ................................................... 13 2.1.3. Động lực........................................................................................... 16 2.1.4. Động lực phụng sự công .................................................................. 17 2.1.5. Giá trị sứ mạng................................................................................. 18 2.2. Các nghiên cứu trước ................................................................................... 20
- 2.3. Lập luận giả thuyết ...................................................................................... 21 2.3.1. Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển dạng và động lực phụng sự công ................................................................................... 21 2.3.2. Mối quan hệ giữa động lực phụng sự công và giá trị sứ mạng ........ 22 Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 24 3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 24 3.2. Chọn mẫu .................................................................................................... 25 3.3. Thang đo ...................................................................................................... 26 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 28 Chƣơng 4. Phân tích kết quả .................................................................................. 30 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................. 30 4.2. Kiểm định độ tin cây của thang đo .............................................................. 32 4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo phong cách lãnh đạo chuyển dạng ................................................................................................... 32 4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo động lực phụng sự công .......... 33 4.3. Kiểm định thang đo bằng CFA .................................................................... 33 4.4. Phân tích hồi quy cho từng giả thuyết ......................................................... 35 4.4.1. Giả thuyết H1: phong cách lãnh đạo chuyển dạng tác động dương đến động lực phụng sự công .................................................................... 36 4.4.2. Giả thuyết H2: động lực phụng sự công tác động dương đến giá trị sứ mạng .................................................................................................. 39 Chƣơng 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................... 46 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ......................................................................... 46 5.2. Hạn chế của nghiên cứu .............................................................................. 47 5.3. Ý nghĩa nghiên cứu về mặt học thuật và kiến nghị ..................................... 47 5.3.1. Ý nghĩa nghiên cứu về mặt học thuật ................................................ 47 5.3.2. Kiến nghị ............................................................................................ 48 5.4. Hướng nghiên cứu kế tiếp ........................................................................... 50 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT EFA : Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) KMO : Hệ số Kaiser – Mayer – olkin NQ-CP : Nghị quyết Chính phủ (Multiple Linear Regression) Sig : Mức ý nghĩa quan sát (Observed significance level) SPSS : Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội (Statistical Package for the Social Sciences)
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Các ngành/nghề đạo tạo tại các trương Trung cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Bến Tre ...................................................................... 7 Bảng 3.1. Thang đo và mã hóa thang đo ................................................................... 27 Bảng 4.1. Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu ............................................................ 31 Bảng 4.2. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo phong cách lãnh đạo chuyển dạng .... 32 Bảng 4.3. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo động lực phụng sự công .................... 33 Bảng 4.4. Hệ số tương quan của từng cặp khái niệm................................................ 34 Bảng 4.5. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo ................................................. 35 Bảng 4.6. Kiểm định sự tương quan giữa hai biến phong cách lãnh đạo chuyển dạng và động lực phụng sự công ...................................................................... 37 Bảng 4.7. Kết quả tóm tắt mô hình giữa hai biến phong cách lãnh đạo chuyển dạng và động lực phụng sự công ...................................................................... 37 Bảng 4.8. Phân tích phương sai giữa hai biến phong cách lãnh đạo chuyển dạng và động lực phụng sự công ........................................................................... 38 Bảng 4.9. Kết quả hồi quy tuyến tính hai biến phong cách lãnh đạo chuyển dạng và động lực phụng sự công .......................................................................... 38 Bảng 4.10. Kiểm định sự tương quan giữa hai biến động lực phụng sự công và giá trị sứ mạng ............................................................................................... 40 Bảng 4.11. Kết quả tóm tắt mô hình giữa hai biến động lực phụng sự công và giá trị sứ mạng .................................................................................................... 41 Bảng 4.12. Phân tích phương sai giữa biến động lực phụng sự công và giá trị sứ mạng ........................................................................................................ 41 Bảng 4.13. Kết quả hồi quy tuyến tính giữa hai biến động lực phụng sự công và giá trị sứ mạng ................................................................................................................. 41
- Bảng 4.14. Kết quả hồi quy tuyến tính giữa hai biến phong cách lãnh đạo chuyển dạng và giá trị sứ mạng ............................................................................ 42 Bảng 4.15. Kết quả kiểm định Levene giữa các nhóm thâm niên công tác và phong cách lãnh đạo chuyển dạng ...................................................................... 43 Bảng 4.16. Kết quả phân tích ANOVA giữa các nhóm thâm niên công tác và phong cách lãnh đạo chuyển dạng ...................................................................... 43 Bảng 4.17. Kết quả kiểm định Levene giữa các nhóm thâm niên công tác và động lực phụng sự công .................................................................................... 44 Bảng 4.18. Kết quả phân tích ANOVA giữa các nhóm thanh niên công tác và động lực phụng sự công .................................................................................... 44
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 23 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 25 Hình 4.1. Kết quả kiểm định CFA ............................................................................ 34 Hình 4.4. Biểu đồ Scatter mô tả mối liên hệ giữa biến phong cách lãnh đạo chuyển dạng và động lực phụng sự công ............................................................... 36 Hình 4.5. Biểu đồ Scatter mô tả mối liên hệ giữa biến động lực phụng sự công và giá trị sứ mạng ........................................................................................... 39
- 1 Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trí tuệ là yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia, các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Các nước chậm tiến muốn phát triển nhanh phải hết sức quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển. Nhiều nước, trong đó có cả những nước đang phát triển, đã quan tâm đặc biệt đến đầu tư cho giáo dục. Trong nhiều thập kỷ liền, họ đã đầu tư khoảng trên dưới 20% ngân sách hàng năm cho phát triển giáo dục (Nguyễn Văn Đạo, 2012). Ngày 09/6/2014 chính phủ đã ban hành nghị quyết số 44/NQ-CP về ban hành chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chủ trương của Việt Nam xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, là khâu đột phá để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Hàng năm ngân sách Nhà nước phải bố trí 20% tổng chi ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo (Hồng Sâm, 2015). Tuy nhiên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả, chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo (Dương Xuân Thành, 2015)
- 2 Trong giáo dục, đội ngũ giáo viên, giảng viên, nhân viên các phòng, khoa là một trong những nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục, vì thế cần phải tạo động lực phụng sự công (Public service motivation) cho giáo viên, giảng viên, nhân viên các phòng, khoa. Giáo viên, giảng viên, nhân viên các phòng, khoa có thể được những nhà lãnh đạo chuyển dạng động viên để làm việc đạt hiệu quả ngoài mong đợi bởi vì nhân viên tín nhiệm và tôn trọng các nhà lãnh đạo (Bass, 1985). Theo nghiên cứu của Wright, Moynihan và Pandey (2012) về phong cách lãnh đạo chuyển dạng (Transformational leadership), động lực phụng sự công và giá trị sứ mạng (Mission valence ) kéo đòn bẩy quản lý trong khu vực công. Phong cách lãnh đạo chuyển dạng sẽ kích thích các nhu cầu bậc cao của nhân viên, khuyến khích họ vượt qua lợi ích cá nhân để hướng về lợi ích của tổ chức và xã hội, việc nhìn thấy sứ mạng của tổ chức là quan trọng đối với lãnh đạo của tổ chức. Giá trị sứ mạng không đậm nét trong lòng nhân viên là do người lãnh đạo chưa bật dậy động lực phụng sự công, từ đó chưa tác động lên nhận thức của nhân viên đến giá trị sứ mạng của tổ chức trong lòng họ. Ở đây, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để tạo được động lực phụng sự công cho giáo viên, giảng viên, nhân viên các phòng, khoa ở các trường Trung cấp, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố Bến Tre. Động lực phụng sự công là vấn đề được quan tâm ở các trường Trung cấp, Cao đẳng vì tạo động lực phụng sự công cho giáo viên, giảng viên, nhân viên các phòng, khoa là một việc làm không dễ dàng. Không phải người lãnh đạo nào cũng có khả năng tạo được động lực phụng sự công cho nhân viên. Để làm được điều này, lãnh đạo phải là một người có phong cách lãnh đạo chuyển dạng để tạo động lực phụng sự công cho giáo viên, giảng viên, nhân viên các phòng, khoa nhằm đạt được giá trị sứ mạng của tổ chức. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Tác động của phong cách lãnh đạo chuyển dạng đến giá trị sứ mạng thông qua động lực phụng sự công của nhân viên tại các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Bến Tre” nhằm góp phần đưa công tác giáo dục và đào tạo tại tỉnh Bến Tre ngày càng đi lên.
- 3 1.2. Bối cảnh nghiên cứu 1.2.1. Giới thiệu về tỉnh Bến Tre - Về vị trí địa lý: Bến Tre là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách Thành phố Cần Thơ 120 km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông. Trong đó, Thành Phố Bến Tre là trung tâm kinh tế - xã hội và văn hóa của tỉnh, đây được xem là nơi có nền kinh tế phát triển mạnh, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho toàn tỉnh (Sở Công Thương Bến Tre, 2015). - Về điều kiện tự nhiên: Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 của năm sau. Vị trí nằm tiếp giáp biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão lũ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm… Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh và du lịch của tỉnh. Bến Tre có nguồn tài nguyên đất phong phú, với nhiều loại như: đất cát, đất phù sa, đất phèn, đất mặn. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng được chú trọng và đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Bến Tre còn là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với 65 km chiều dài bờ biển nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực… Ngoài ra Bến Tre còn nổi tiếng với những vườn hoa kiểng, cây trái ở vùng Cái Mơn- Chợ Lách, hàng năm cung ứng cho thị trường nhiều loại trái cây và hàng triệu giống cây trồng, cây cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, Bến Tre - xứ sở dừa Việt Nam, nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước, khoảng 51.560 ha (Sở Công Thương Bến Tre, 2015).
- 4 Đặc biệt, cống đập Ba Lai, cầu Rạch Miễu hoàn thành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra tương lai phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, đưa Bến Tre thoát khỏi thế “ốc đảo”, nhanh chóng hòa nhập với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo đà phát triển các mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng cho toàn vùng. - Về dân số và lao động: Bến Tre có khoảng 1,262 triệu người với 64,5% dân số trong độ tuổi lao động (Cổng Thông tin điện tử Bến Tre, 2015). Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng khoảng 1,93 triệu đồng (Niên giám thống kê, 2015). Với 44% lao động đã qua đào tạo, đó cũng là một thế mạnh của tỉnh Bến Tre. Hàng năm, tỉnh đào tạo và giới thiệu việc làm cho khoảng 30.000 lao động địa phương, xuất khẩu trên 1.000 lao động đi các nước trong khu vực Châu Á. Nguồn dự phòng lao động của tỉnh khá phong phú với trên 39.382 học sinh cấp 3 đang theo học tại 31 trường THPT (trong đó có 12.000 học sinh khối 12). Mỗi năm có khoảng 3.000 sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học (Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre, 2015). - Về kinh tế: Bên cạnh các lợi thế về điều kiện tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, cây ăn trái, thủy hải sản, du lịch…thì công nghiệp được xác định là khâu then chốt, mũi nhọn của tỉnh và là lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển và mang tính đột phá trong giai đoạn 2011-2015. Trong các năm qua, tỉnh đã tập trung đầu tư mạnh cho lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, thủy sản và các ngành công nghiệp khác như: may mặc, giày da, túi xách,…các ngành này đã và đang góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho tỉnh Bến Tre. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 đạt 24.449 tỷ đồng (Niên giám thống kê, 2015). Những ngành nghề này thu hút hàng chục ngàn lao động phổ thông và lao động có tay nghề trong tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre, 2015). Để phát triển ngành công nghiệp, Bến Tre đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, tạo quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tư. Tỉnh đang tập trung đầu tư năm khu công nghiệp mới từ nay đến năm 2020 với tổng diện tích khoảng 1.600 ha
- 5 để đáp ứng nhu cầu thuê đất. Các khu công nghiệp mới bao gồm: khu công nghiệp Giao Hòa ở huyện Châu Thành với diện tích 270 ha; khu công nghiệp Phú Thuận ở huyện Bình Đại với diện tích 230 ha; khu công nghiệp Thanh Tân ở huyện Mỏ Cày Bắc với diện tích 200 ha; khu công nghiệp Phước Long ở huyện Giồng Trôm với diện tích 200 ha; khu công nghiệp Thành Thới ở huyện Mỏ Cày Nam với diện tích 150 ha; đồng thời tỉnh đang mở rộng thêm diện tích hai khu công nghiệp Giao Long (giai đoạn 2) và An Hiệp (mở rộng) khoảng 218 ha nữa. Vì vậy, đầu tư hoàn thiện hạ tầng là một trong những ưu tiên mời gọi, hợp tác đầu tư giữa tỉnh Bến Tre và các nhà đầu tư trong và ngoài nước (Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre, 2015). Kết quả bước đầu cho thấy tổng giá trị sản xuất công nghiệp đầu tư nước ngoài tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 22,6%, năm 2012 là 32,5%, năm 2013 là 35,9% và năm 2014 là 41,8% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành, phân theo loại hình kinh tế (Niên giám thống kê, 2015). 1.2.2. Giới thiệu về các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Bến Tre Hiện nay tỉnh Bến Tre có năm trường Trung cấp, Cao đẳng công lập tập trung tại Thành phố Bến Tre là: trường Trung cấp Y tế Bến Tre, trường Trung cấp nghề Bến Tre, trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật Bến Tre, trường Cao đẳng nghề Đồng Khởi và trường Cao đẳng Bến Tre, hằng năm đào tạo hơn 1600 học sinh – sinh viên tốt nghiệp Trung cấp và Cao đẳng đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho tỉnh Bến Tre. - Trường Cao đẳng Bến Tre được thành lập năm 2004 trên cơ sở hợp nhất ba đơn vị: trường Cao đẳng Sư phạm Bến Tre, trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Bến Tre, trường Trung học Kỹ thuật - Công nghiệp Bến Tre. Trường Cao đẳng Bến Tre trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre, là trường Cao đẳng trọng điểm của tỉnh, đào tạo đa ngành thuộc các lĩnh vĩnh: kinh tế, kỹ thuật, nông nghiệp, sư phạm…
- 6 - Trường Cao đẳng nghề Đồng Khởi tiền thân là Trung tâm xúc tiến việc làm được thành lập năm 1993. Sau thời gian hoạt động được nâng lên thành Trường dạy nghề số 4, trường Trung cấp nghề Đồng Khởi và nay là trường Cao đẳng nghề Đồng Khởi. Trường Cao đẳng nghề Đồng Khởi trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bến Tre. - Trường Trung cấp Y tế Bến Tre chính thức thành lập vào tháng 7 năm 1977 với tiền thân là Lớp y tế quân dân y Nam bộ vào năm 1947. Trường Trung cấp Y tế Bến Tre trực thuộc Sở Y tế Bến Tre, đào tạo ra hàng chục nghìn cán bộ y tế các cấp từ cứu thương, sơ cấp và trung cấp các ngành Hộ sinh, Điều dưỡng, Dược… đáp ứng cho nhu cầu học tập nghề nghiệp góp phần xây dựng, phát triển tỉnh Bến Tre. - Trường Trung cấp nghề Bến Tre tiền thân là Trung tâm Tin học - Điện tử trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre, thực hiện chức năng, nhiệm vụ đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và dạy nghề thường xuyên. - Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật Bến Tre tiền thân là trường sơ cấp chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ làm công tác văn hóa thông tin ở cơ sở, đến nay Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Bến Tre trở thành một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng uy tín trong đào tạo đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên, cán bộ văn hóa nghệ thuật du lịch cho tỉnh Bến Tre.
- 7 Bảng 1.1: Các ngành/ nghề đào tạo tại các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Bến Tre Tên trường Ngành/ nghề đào tạo - Tiếng Anh, Tin học ứng dụng, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử , Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Công nghệ kỹ thuật Trường Cao đẳng ôtô, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Tài Bến Tre chính ngân hàng, Công nghệ chế biến thủy sản, Nuôi trồng thủy sản, Việt Nam học, Giáo dục mầm non. - Cơ khí cắt gọt kim loại, Công nghệ ôtô, Điện công nghiệp, Điện tử dân dụng, Quản trị kinh doanh, Lập trình máy tính, Trường Cao đẳng nghề May thời trang, Quản trị khách sạn, Kỹ thuật xây dựng, Kế Đồng Khởi toán doanh nghiệp, Quản trị mạng máy tính, Hướng dẫn du lịch, Kỹ thuật máy lạnh. - Kế toán doanh nghiệp, Điện công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại, Tin học văn phòng, Cơ điện tử, Kỹ thuật nề, kỹ thuật hàn, Sửa chữa máy nổ, Trường Trung cấp Kỹ thuật tiện, Sửa chữa điện thoại di động, Điện dân dụng, nghề Bến Tre Kỹ thuật trồng cây có múi, Chăn nuôi heo, Chăn nuôi bò, Chăn nuôi gà, Kỹ thuật trồng dừa, Trồng rau an toàn, Xi măng giả gỗ. Trường Trung cấp văn - Thanh nhạc, Hội họa, Quản lý văn hóa, Hướng dẫn du hóa nghệ thuật Bến Tre lịch Trường Trung cấp Y tế - Điều dưỡng, Hộ sinh, Dược sỹ trung cấp, Y sĩ Bến Tre Nguồn: Ban tuyển sinh các trường: Cao đẳng Bến Tre, Cao đẳng nghề đồng khởi, Trung cấp nghề Bến Tre, Trung cấp văn hóa nghệ thuật Bến Tre, Trung cấp Y tế Bến Tre (2015)
- 8 1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Từ những lập luận trên cho thấy phong cách lãnh đạo chuyển dạng có tác động đến động lực phụng sự công và từ đó tạo nên giá trị sứ mạng của tổ chức công. Như vậy ta có hai mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Nghiên cứu này nhằm đo lường mối quan hệ tích cực giữa phong cách lãnh đạo chuyển dạng và động lực phụng sự công. 2. Nghiên cứu này nhằm đo lường mối quan hệ tích cực giữa động lực phụng sự công và giá trị sứ mạng. Tương ứng với hai mục tiêu đó có hai câu hỏi nghiên cứu sau: - Phong cách lãnh đạo chuyển dạng tác động như thế nào đến động lực phụng sự công? - Động lực phụng sự công tác động như thế nào đến giá trị sứ mạng? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong cách lãnh đạo chuyển dạng, động lực phụng sự công và giá trị sứ mạng của các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Bến Tre thông qua cảm nhận của giáo viên, giảng viên, nhân viên các phòng, khoa. Đối tượng khảo sát nhằm thu thập dữ liệu cho đề tài là những giáo viên, giảng viên, nhân viên các phòng, khoa đang làm việc tại các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Bến Tre. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện trong vòng 05 tháng, từ tháng 10/2015 đến tháng 02/2016 tại các trường: Trung cấp Y tế Bến Tre, Trung cấp nghề Bến Tre, Trung cấp văn hóa nghệ thuật Bến Tre, Cao đẳng nghề Đồng Khởi, Cao đẳng Bến Tre trên địa bàn Thành Phố Bến Tre
- 9 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu sẽ được thu thập bằng cách phỏng vấn đối tượng khảo sát thông qua phiếu khảo sát được soạn sẵn. 1.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích mẫu nghiên cứu. Phương pháp hồi qui được sử dụng để kiểm định sự tương quan của các nhân tố trong nghiên cứu. 1.6. Đóng góp của đề tài Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã tìm ra mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển dạng và động lực phụng sự công, động lực phụng sự công và giá trị sứ mạng. Đối với các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập để đạt được giá trị sứ mạng đề ra, thì đòi hỏi người lãnh đạo tổ chức phải là người có phong cách lãnh đạo chuyển dạng, tạo ra động lực phụng sự công ở nhân viên của mình. Khi động lực phụng sự công ở nhân viên được khơi dậy thì họ sẽ làm việc, cống hiến hết mình cho tổ chức, cho cộng đồng bằng cả niềm đam mê và trái tim phụng sự. Trong những tổ chức công, đặc biệt là các trường Trung cấp, Cao đẳng địa phương là nơi đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ, cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. Nếu công tác giáo dục được nâng lên hay nói cách khác giá trị sứ mạng của tổ chức đạt được sẽ góp phần đưa công tác giáo dục và đào tạo tại tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước ngày càng đi lên. 1.7. Bố cục luận văn Luận văn này gồm 5 chương Chương 1: Mở đầu Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và đưa ra câu hỏi nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
- 10 Trình bày cơ sở lý thuyết, định nghĩa ba khái niệm: phong cách lãnh đạo chuyển dạng, động lực phụng sự công và giá trị sứ mạng, các nghiên cứu trước và đưa ra giả thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày thiết kế nghiên cứu, dân số, cách chọn mẫu và các thước đo để thu thập dữ liệu. Ngoài ra chương 3 cũng nêu lên cách xử lý dữ liệu đó bao gồm: độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khẳng định CFA và cách xử lý hồi quy tuyến tính để xác định mối quan hệ giữa các biến. Chương 4: Phân tích kết quả Trình bày kết quả về độ tin cậy của thang đo và kết quả hồi quy tuyến tính để khẳng định xem mối quan hệ các biến có tồn tại hay không. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, nêu những hạn chế của nghiên cứu và trình bày đóng góp của nghiên cứu trong thực tiễn quản lý công. Ngoài ra chương kết luận cũng đưa ra hướng nghiên cứu kế tiếp từ nghiên cứu này.
- 11 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC Chương 1 đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu. Trong chương 2 sẽ tiếp tục trình bày những lý thuyết liên quan đến nghiên cứu như lý thuyết về phong cách lãnh đạo chuyển dạng, lý thuyết về động lực phụng sự công và giá trị sứ mạng của tổ chức công. Từ cơ sở lý thuyết đó, đưa ra mô hình phục vụ cho nghiên cứu và các giả thuyết cần kiểm định. 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Lãnh đạo Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng. House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc. Lãnh đạo là một chức năng cơ bản của quản trị, tất cả các chức năng quản trị sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu được yếu tố con người trong các họat động của họ và không biết lãnh đạo con người để đạt được các kết quả như mong muốn. Lãnh đạo là chỉ đường, vạch lối, nhìn xa trong rộng, hướng tới mục tiêu cuối cùng, quan tâm đến những vấn đề chiến lược, những mục tiêu dài hạn, dùng biện pháp động viên, thuyết phục gây ảnh hưởng, dựa vào đạo lý là chính. Lãnh đạo tác động đến ý thức của con người, lãnh đạo thuộc về phạm trù tư tưởng, lý luận và đạo đức, không có tính cưỡng chế. Lãnh đạo thường được hiểu là xác định phương hướng, mục tiêu dài
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Xây dựng chiến lược Marketing của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh TPHCM hướng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2007-2010
79 p | 1102 | 457
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Phân tích ảnh hưởng của sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế đến quyết định của nhà đầu tư
88 p | 487 | 163
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Nghiên cứu và đề xuất áp dụng lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế để tăng cường tính hội nhập cho kế toán doanh nghiệp Việt Nam
105 p | 459 | 149
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
134 p | 489 | 144
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Xây dựng và áp dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Nam Việt
107 p | 347 | 139
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
13 p | 362 | 114
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tỉnh Đồng Tháp - Trần Văn Khiêm
20 p | 327 | 109
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tê ́hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
128 p | 486 | 106
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau bắp cải huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên
167 p | 217 | 76
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Qúa trình hòa hợp, hội tụ kế toán quốc tế và phương hướng, giải pháp của Việt Nam
147 p | 248 | 75
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Chiến lược marketing cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank
139 p | 246 | 69
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Xây dựng quỹ tín thác đầu tư bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh
0 p | 257 | 58
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
102 p | 207 | 52
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa - Mai Văn Nghĩa
107 p | 181 | 51
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
0 p | 362 | 50
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý và sử dụng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định
129 p | 141 | 34
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm metro tại thành phố Hồ Chí Minh
0 p | 197 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Xác định vận tốc đối tượng chuyển động qua Camera
13 p | 90 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn