intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sỹ: Sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Lala Lala | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

242
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự cần thiết của việc sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế tại Việt Nam. Thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sỹ: Sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

  1. f MỀ HỂ Th.s 103
  2. BỘ GIÁO DỤC V À Đ À O TẠO T R Ư Ờ N G ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G TÁC GIẢ: TÔ BÌNH MINH SỬ DỤNG CÁC ĐIÊU KIỆN T H Ư Ơ N G MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM- THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP T H U Ví 5 N - T R Ú C V i lỉm H Ó C NGOAI VHUOSG LUẬN V Ă N THẠC SỸ C H U Y Ê N N G À N H KINH T Ế T H Ế GIỚI V À QUAN HỆ KINH T Ế Quốc T Ế - M Ã số: 5 0 . 2 .21 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG NGỌC THIẾT Thành phố Ho Ghi Minh- 01/2001
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Trang Ì Chương 1: Sự CAN THIẾT CỦA VIỆC sử DỤNG CÁC Điều KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM —Trang 5 1.1. Quá trình hình thành và phát triển các điều kiện thương mại quốc tế — - - - Trang 5 1.1.1. Sự hình thành các điều kiện thương mại quốc tế Trang 5 l. Ì .2. Sự phát triển các điều kiện thương mại quốc tế- - Trang 5 Ì .2. Sự cần thiết của việc sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế trong hoạt đợng ngoại thương ở Việt Nam Trang 6 Ì .3. Incoterms 2000- Nợi dung chủ yếu Trang 8 Chương 2: THỰC TRẠNG sử DỤNG CÁC ĐIÊU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM - -— —-Trang 16 2.1. Sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế, theo đó không giành được quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm Trang 16 2. Ì. Ì. Thực trạng xuất FOB, nhập CIF Trang 16 2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng xuất FOB, nhập CIF Trang 18 2.2. Những thiếu sót thường gặp trong việc sử dụng Incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam Trang 33 2.2. Ì. Thiếu những qui định cần thiết trong hợp đồng xuất nhập khẩu liên quan đến điều kiện thương mại quốc tế đã chọn - Trang 33
  4. 2.2.2. Có những qui định t á với tập quán thương mại quốc tế hoặc dễ gây ri tranh chấp Trang 40 2.2.3. Không tìm hiểu tập quán tại cảng và trong ngành buôn bán hữu quan- —Trang 44 2.2.4. Sử dụng các điều kiện FOB, CFR, CIF trong vận chuyển container và trong vận chuyển hàng không - Trang 45 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHAM NÂNG CAO HIứU QUẢ sử DỤNG CÁC ĐIÊU KIứN THƯƠNG MẠI Quốc TẾ TẠI VIứT NAM—Trang 50 3.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp Trang 50 3.1.1. Những lợi ích đối với quốc gia khi sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế, theo đó giành được quyền thuê phương tiện vận tải và mua bao hiểm Trang 50 3.1.2. Những lợi ích đối với các doanh nghiệp khi sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế, theo đó giành được quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm - - Trang 52 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế tại Việt Nam Trang 67 3.2.1. Nhóm giải pháp có tính vĩ mô Trang 67 3.2.2. Nhóm giải pháp có tính vi mô Trang 75 KẾT LUẬN—- Trang 96 Những ký hiệu viết tắt sử dụng trong luận văn Tài liệu tham khảo
  5. Ì LỜI NÓI ĐÂU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi mở cửa nền kinh t ế trong nước với t h ế giới, chúng ta đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội đáng khích l ệ . K i m ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng cao qua mỗi năm, giải quyế t công ăn việc làm cho một lực lượng lao động đáng kể cốa xã hội, chất lượng sản phẩm được nâng cao và ngày càng có sức cạnh tranh với hàng hóa cốa các nước trên t h ế giới, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được do chính sách mở cửa nền kinh tế , cũng phải thừa nhận rằng chúng ta cũng đã đ ể mất đi những số tiền không nhỏ do chưa biế t hoặc không có khả năng vận dụng hiệu quả những qui định cốa tập quán thương mại quốc t ế trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Nguyên nhân là vẫn còn tồn tại những cơ c h ế chưa hợp lý trong điều hành hoạt động xuất nhập khẩu cốa Nhà nước, do sự y ế u k é m cốa các ngành liên quan, và do chính bản thân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nhiều khoản l ợ i to lớn không được chúng ta khai thác triệt đ ể để chảy ra nước ngoài, nhiều khoản tiền bị mất đi do những sai sót không đáng có. Cũng có nhiều tranh chấp xảy ra khiến các doanh nghiệp phải chịu thiệt hại hàng triệu USD, mà một trong những nguyên nhân xảy ra là do không nắm vững tập quán thương m ạ i quốc t ế nên sử dụng không hiệu quả và bị khách hàng nước ngoài khai thác một cách triệt để. Điều đó thể hiện ở các đ i ể m sau: Thường xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo CIF, tức không giành được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm, do đó bất lợi cho không những bản thân doanh nghiệp mà còn thiệt hại cho cả quốc gia.
  6. 2 Sử dụng các điều kiện FOB, CFR, CIF trong cả những trường hợp hàng hóa được chuyên chở bằng container, máy bay,...., từ đó tạo ra nhiều rắc rối khi giải quyết tranh chấp giữa các bên. Trong hợp đồng xuất nhập khểu, thiếu những qui định cần thiết để bào vệ quyền lợi của mình nên phải gánh chịu những thiệt hại không đáng có. Có những qui định trong hợp đồng trái với tập quán thương mại quốc tế, hoặc dễ gây tranh chấp, do vậy phải chịu những bất lợi và rất khó giải quyết. Những điều bức xúc này đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tốn biết bao nhiêu giấy mực để đề cập đến. Nhưng rõ ràng là chúng ta vẫn chưa đạt được trình độ để hòa nhập thực sự với nền kinh tế khu vực và thế giới. Những điểm nêu trên nói lên tính khách quan của vấn đề "Sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp" mà tôi chọn làm luận văn thạc sỹ với hy vọng giúp cho các nhà kinh doanh xuất nhập khểu và các ban ngành liên quan ở Việt Nam hiểu thấu đáo hơn về một mảng quan trọng của tập quán thương mại quốc tế. Trên cơ sở đó, giúp các doanh nghiệp sẽ sử dụng có hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khểu của mình, mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này được nghiên cứu nhằm những mục đích sau: Nêu ra sự cần thiết và lợi ích khi sử dụng những điều kiện thương mại quốc tế mà các doanh nghiệp của Việt Nam giành được quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm Nêu ra những điểm cần lưu ý khi sử dụng các điều kiện thườn" mại quốc tế trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khểu.
  7. 3 Đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế tại Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các điều kiện thương mại quốc tế theo Incoterms và thực trạng sử dụng những điều kiện này tại Việt Nam. Luận văn chỉ đề cập đến các điều kiện thương mại quốc tế theo cách giải thích của ICC mà không đề cập đến các điều kiện thương mại được giải thích theo những cách khác như Bộ luật thương mại thống nhất (UCC) của Mờ hay Những định nghĩa ngoại thương của Mờ (AFTD). 4. Phạm vi nghiên cứu Các đối tượng trên được nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và các ngành có liên quan như: ngành vận tải nói chung và ngành hàng hải nói riêng, ngành bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, ngành Hải quan,... 5. Tình hình nghiên cứu về đề tài hiện nay Trong các giáo trình, tài liệu về ngoại thương hiện nay, thường chỉ giới thiệu về các điều kiện thương mại quốc tế của Incoterms, mà chưa có tài liệu nào nêu ra đầy đủ và chi tiết những thuận lợi khi giành được quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm. Những sai lầm của các doanh nghiệp khi sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế cũng chưa được tài liệu nào đề cập đến một cách đầy đủ. Mặt khác các tài liệu hiện nay chưa đề xuất được nhữnơ giải pháp mang tính hệ thống để nâng cao hiệu quả việc sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế.
  8. 4 6. Những đóng góp của đề tài Đề tài sau khi được nghiên cứu sẽ giúp cho chúng ta có cách nhìn rõ ràng hơn về các điều kiện thương mại quốc tế. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng các điều kiện một cách linh hoạt để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài ra nó cũng tác động đến việc phát triển các ngành vận tải và bảo hiểm trong nước. Đề tài cũng đóng góp một số ý kiến liên quan đến chính sách của Nhà nước hiện nay có liên quan đến việc điều hành hoạt động xuất nhập khẩu.
  9. 5 Chương 1: Sự CAN THIẾT CỦA VIỆC sử DỤNG CÁC ĐIÊU KIỆN T H Ư Ơ N G MẠI Quốc TE TẠI VIỆT NAM 1.1. Quá trình hình thành và phát t r i ể n các điều kiện thương mại quốc t ế 1.1.1. Sự hình thành các điêu kiện thương mại quốc t ế Thông thường, các bên trong một hợp đồng thương mại quốc t ế đều không biết hết được sự khác nhau trong tập quán buôn bán ở mỗi nước. Điều này dễ dàng dẫn đến những hiểu lụm và tranh chấp. Đ ể khắc phục những vấn đề này, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) vát) năm 1936 đã xuất bản một bộ các quy lắc để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế. Những quy tắc này được gọi l "Incoterms 1936". à 1.1.2. Sự phát triển các điều kiện thương mại quốc t ế Đ ể phù hợp với sự thay đổi trong thực tiễn thương mại quốc tế, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung để được xuất bản vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và mới đây nhất vào năm 2000. Incoterms 1936 gồm 7 điều kiện, đến Incoterms 1953 có 8 điều kiện. Incoterms 1967 bổ sung thêm 2 điều kiện: D A F và DDP. Incoterms 1976 ra đời khi vận chuyển hàng không phát triển mạnh, nên đã bổ sung điều kiện FOA. Incoterms 1980 có 14 điều kiện, điều kiện "giao cho người chuyên chở"- FRC (nay gọi là FCA), " cước phí trả t ớ i " (CPT) và "cước phí và phí bảo hiểm trả t ớ i " (CIP) được đưa vào để giải quyết trường hợp thường xuyên xảy ra khi điểm giao hàng trong buôn bán đường biển không còn là lan can tàu nữa m à là một điểm trong nội địa trước khi bốc hàng lên tàu, nơi hàng hoa đã được đóng
  10. 6 vào container để vận chuyển tiếp bằng đường biển hay bằng cách kết hợp các phương thức vận tải khác nhau (còn gọi là vận tải liên hợp hay vận tải đa phương thức). Incoterms 1990 sửa đổi lại còn 13 điều kiện theo 4 nhóm khấc nhau, bỗ điều kiện FOA và điều kiện "giao lên toa xe/ xe vận tải" (FOR/ FOT), bổ sung điều kiện DDU. Hơn nữa, trong bản sửa đổi Incoterms 1990, các điều khoản quy định nghĩa vớ của người bán cung cấp bằng chứng về việc giao hàng đã cho phép thay thế chứng từ bằng các thư truyền dữ liệu điện tử (EDI) với điều kiện các bên đã thỏa thuận trao đổi thông tin bằng điện tử. Incoterms 2000 được trình bày một cách đơn giản hơn, rõ ràng hơn và ở tất cả 13 điều kiện đều có sửa đổi. Đặc biệt có những sửa đổi quan trọng về hai nghĩa vớ: • Nghĩa vớ làm thủ tớc thông quan và nộp thuế theo điều kiện FAS và DEQ. • Nghĩa vớ bốc và dỡ hàng theo điều kiện FCA. Incoterms 2000 đã xem xét đến sự mở rộng trong thời gian gần đây của những khu vực phi thuế quan, sự phát triển trao đổi thông tin bằng điện tử trong giao dịch thương mại, và những thay đổi trong thực tiễn vận tải hàng hoa. 1.2. Sự cần thiết của việc sử dớng các điều kiện thương mại quốc tế trong hoạt động ngoại thương ở Việt Nam Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, hàng hoa được mua bán giữa các bên ở nhiều quốc gia hơn, với số lượng lớn hơn, và chủng loại phong phú hơn. Nhưng khi khối lượng cũng như tính phức tạp của mua bán quốc tế tăng lên,
  11. 7 thì khả năng dẫn đến hiếu lầm và tranh chấp tốn kém cũng tăng lên nếu như các hợp đồng mua bán không được soạn thảo một cách thích hợp. Incoterms trong nhiều thập kỷ qua, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch thương mại quốc tế. Mục đích của Incoterms là cung cấp một hệ thông trọn vển các quy tắc quốc tế đế giải thích các điều kiện thương mại được sử dụng rộng rãi nhất trong ngoại thương. Như vậy có thể tránh được sự thiếu nhất quán trong việc giải thích những điều kiện này ở các nước khác nhau hoặc ít nhất có thể giảm một mức đáng kể. Việc dẫn chiếu Incoterms vào hợp đồng mua bán xác định một cách rõ ràng nghĩa vụ của các bên để làm giảm tối đa và giải quyết thuận tiện các tranh chấp xảy ra phát sinh từ hợp đồng mua bán giữa các bên ở những nước khác nhau. Incoterms có nhiều điều kiện thích hợp cho nhiều phương thức vận tải khác nhau, nhiều cách phân chia khác nhau về rủi ro, chi phí giữa người bán và người mua. Vì vậy, các bên có thể lựa chọn điều kiện này hay điều kiện khác sao cho phù hợp nhất với khả năng và hoàn cảnh của mình chứ không bị bó buộc trong một số ít điều kiện. Từ khi ICC cho ra đời Incorterms vào năm 1936, tiêu chuẩn về hợp đồng được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới này thường xuyên được cập nhật nhằm theo kịp sự phát triển của thương mại quốc tế. Kiến thức sâu rộng của Uy ban Thực tiễn Thương mại Quốc tế của ICC, với các thành viên trên khắp thế giới và trong khắp các ngành buôn bán, đảm bảo rằng Incoterms sẽ đáp ứng được yêu cầu kinh doanh ở mọi nơi. Bên cạnh đó, mỗi lần xuất bản một Incoterms mới, ICC luôn cho ra đời bản "Hướng dẫn sử dụng Incoterms" kèm theo, điều này làm cho việc hiểu và sử dụng chúng một cách dễ dàng hơn. Trong tất cả các điều kiện của Incoterms, nghĩa vụ của các bên được trình bày trong mười đề mục, mỗi đề mục đều phản ánh nghĩa vụ của người
  12. 8 bán và nghĩa vụ tương ứng của người mua về cùng một vấn đề. Mặt khác, các thuật ngữ cũng như nội dung của Incoterms khi được soạn thảo, đều cố gắng tạo được sự nhất quán trong tất cả các điều kiện, tạo được sự phù hợp vầi Công Ưầc của Liên Hiệp Quốc về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoa Quốc Tế 1980 (CISG) và các ấn bán khác của ICC như UCP 500. Việt Nam chúng ta đang trong quá trình hội nhập vầi nền kinh tế thế giầi. Để thực hiện được mục đích này, chúng ta cần phải hiểu biết và nắm rõ những qui tắc, tập quán trong thương mại quốc tế. Hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đều mầi tham gia vào thị trường thế giầi, nên chưa hiểu rõ luật pháp và tập quán của nưầc đối tác, đặc biệt là thị trường Mỹ. Việc sử dụng Incoterms sẽ giúp chúng ta giao dịch thuận tiện hơn, tránh được những tranh chấp có thế xảy ra do sự xung đột về luật pháp và tập quán vầi các thị trường. 1.3. Incoterms 2000- Nội dung chủ yếu Ngay từ Incoterms 1990, các điều kiện thương mại đã được chia ra thành 4 nhóm khác nhau về cơ bản. Bắt đầu là nhóm E mà người bán chỉ có nghĩa vụ chuẩn bị hàng sẩn sàng để giao cho người mua tại cơ sở của mình (điều kiện EXW). Tiếp theo là nhóm F, theo đó người bán phải giao hàng lên phương tiện vận lải do người mua chỉ định (các điều kiện FCA, FAS và FOB); tiếp theo là nhổm c, theo đó người bán phải ký hợp đồng vận tải mà không chịu rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối vầi hàng hóa hay những chi phí phát sinh do các trường hợp xảy ra sau khi bốc hàng và gửi hàng (các điều kiện CFR, CIF CPT và CIP); cuối cùng là nhóm D, theo đó người bán phải chịu mọi chi phí và rủi ro cần thiết để đưa hàng hoa đến nơi đến (các điều kiện DAF, DES DEQ DDU và DDP). EXW- Ex Work (...named place): Giao tại xưởng (...nơi qui định)
  13. 9 •'Giao tại xưởng" có nghĩa là người bán giao hàng, chưa được thông quan xuất khẩu và cũng chưa được bốc lên bất cứ phương tiện vận tải nào đến nhận hàng, khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại địa điểm qui định khác (tức là xưởng, nhà máy, kho, v.v...). Điều kiện này thể hiện nghĩa vầ của người bán ở mức tối thiểu, và người mua phải chịu mọi chi phí và rủi ro có liên quan khi nhận hàng tại cơ sở của người bán. FCA- Free carrier (...named place): Giao cho người chuyên chở (...nơi qui định) "Giao cho người chuyên chở" có nghĩa là người bán giao hàng, đã thông quan xuất khẩu, cho người chuyên chở do người mua chỉ định tại nơi qui định. Cần chú ý rằng nơi giao hàng được chọn có ảnh hưởng đến nghĩa vầ bốc và dỡ hàng tại đó. Nếu việc giao hàng tại cơ sở của người bán, người bán chịu trách nhiệm bốc hàng. Nếu việc giao hàng tại bất cứ địa điểm nào khác, người bán không chịu trách nhiệm dỡ hàng. "Người chuyên chở" có nghĩa là bất cứ người nào mà theo hợp đồng chuyên chở, cam kết thực hiện hoặc thuê thực hiện việc chuyên chở bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa hoặc bằng cách kết hợp các phương thức vận chuyển đó. Nếu không có địa điểm cầ thể nào được thỏa thuận ở nơi qui định, và nếu có một số địa điểm có thể giao hàng, người bán có thể chọn địa điểm tại nơi giao hàng phù hợp nhất với mầc đích của mình. Điều kiện này có thể được sử dầng cho bất cứ phương thức vận tải nào kể cả vận tải đa phương thức. FAS- Free alongside ship (...named port of shipment): Giao dọc mạn tàu (...cảng bốc hàng qui định)
  14. 10 "Giao dọc mạn tàu" có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa đã được đặt dọc mạn con tàu tại cảng bốc hàng. Điều này có nghĩa là người mua phải chịu mọi chi phí và rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ thời điếm đó. Điều kiện FAS đòi hỏi người bán phải thông quan hàng hóa để xuất khẩu. Đây là một qui định ngược lại so với bản Incoterms trước đòi hỏi người mua phải thông quan xuất khẩu. Điều kiện này chỉ được sộ dụng cho vận chuyển đường biển hoặc đường thủy nội địa. FOB- Free ôn board (...named port of shipment): Giao lên tàu (...cảng bốc hàng qui định) "Giao lên tàu" có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng qui định. Điều này có nghĩa là người mua phải chịu mọi chi phí và rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ điểm đó. Điều kiện FOB đòi hỏi người bán phải thông quan hàng hóa để xuất khẩu. Điều kiện này chỉ sộ dụng cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa. Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu, nên sộ dụng điều kiện FCA. CFR- Cost and ữeight (...named port of destination): Tiền hàng và cước phí (...cảng đến qui định) "Tiền hàng và cước phí" có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng qua lan can tàu tại cảng bóc hàng. Người bán phải trả các phí tổn và cước phí cần thiết để đưa hàng tới cảng đến qui định, NHƯNG rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa, cũng như bất
  15. li cứ chi phí phái sinh nào do những tình huống xảy ra sau khi giao hàng, được chuyển từ người bán sang người mua. Điề u k i ệ n CFR đòi hỏi người bán thông quan hàng xuất khấu. Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoịc đường thủy nội địa. Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu, nên sử dụng điề u kiện CPT. CIF- Cost, insurance and freight (...named port of destination): Tiền hàng, phí bảo hiểm và CƯỚC phí (...cảng đến qui định) " T i ề n hàng, phí báo hiểm và cước p h í " có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Người bán phải trả các phí tổn và CƯỚC phí cần thiết đ ể đưa hàng tới cảng đến qui định, NHƯNG rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa cũng như bất cứ chi phí phát sinh nào do những tình huống có thể xảy ra sau khi giao hàng, được chuyến từ người bán sang người mua. Tuy nhiên, người bán CIF còn phải mua bảo hiểm đường biển để người mua tránh được những r ủ i ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa trong quá trình chuyên chở. Do đó, người bán phải ký hợp đồnư bảo hiểm và trả phí bảo hiểm. Người mua cần chú ý rằng theo điề u k i ệ n CIF người bán được đòi hỏi mua bảo hiểm chỉ ở mức tối thiểu. Nếu người mua muốn được bảo h i ể m ở mức cao hơn, người mua cần thỏa thuận rõ ràng hơn với người bán hoịc tự mua bảo hiểm bổ sung. Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoịc đường thủy nội địa. Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu, nên sử dụng điề u kiện CIP. CPT- Carriage paid to (...named place of destination): Cước phí trả tới (...nơi đến qui định)
  16. 12 •'Cước phí trả lới..." có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở do người bán chỉ định nhưng thêm vào đó người bán phải trả cước phí chuyên chở cần thiết để đưa hàng đến nơi đến qui định. Điều này có nghĩa là người mua phải chịu mọi rủi ro và bất cứ phí tổn nào khác phát sinh sau khi hàng đã được giao như vậy. Điều kiện này có thể được sỏ dụng cho bất cứ phương thức vận tải nào, kể cả vận tải đa phương thức. CIP- Carriage and insurance paid to (...named place of destination): Cước phí và phí bảo hiểm trả tới (...nơi đến qui định) "Cước phí và phí bảo hiểm trả tới..." có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở do người bán chỉ định, nhưng thêm vào đó người bán phải trả cước phí chuyên chở cần thiết để đưa hàng đến nơi đến qui định. Điều này có nghĩa là người mua phải chịu mọi rủi ro và bất cứ phí tổn nào phát sinh sau khi hàng đã được giao. Tuy nhiên, người bán CIP còn phải mua bảo hiểm để người mua tránh được những rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Do đó, người bán phải ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm. Người mua cần chú ý rằng theo điều kiện CIP người bán được đòi hỏi mua bảo hiểm chỉ ở mức tối thiểu. Nếu người mua muốn được bảo hiểm ở mức cao hơn, người mua cần thỏa thuận rõ ràng với người bán hoặc tự mua bảo hiểm bổ sung. Điều kiện này có thể được sỏ dụng cho bất cứ phương thức vận tải nào, kể cả vận lải đa phương thức. DAF- Delivered át írontier (...named place): Giao tại biên giới (...nơi qui định)
  17. 13 "Giao tại biên giới" có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa, đã thông quan xuất khẩu, nhưng chưa thông quan nhập khẩu, được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải chở đến mà chưa được dỡ, tại địa điểm và nơi qui định tại biên giới, nhưng trước "cửa khẩu hải quan"của nước tiếp giáp. Tằ "biên giới" có thể sử dụng cho mọi loại biên giới, kể cả biên giới của nước xuất khẩu. Vì vậy phải xác định rõ biên giới được nói tới bằng cách chỉ đích danh địa điểm và nơi giao hàng. Điều kiện này có thể được sử dụng mọi phương thức vận chuyển khi hàng được giao tại biên giới trên đất liền. Khi việc giao hàng được thực hiện tại cảng đến, trên tàu hoặc trên cầu cảng (cầu tàu), nên sử dụng điều kiện DES hoặc DEQ. DES- Delivered ex ship (...named port of destination): Giao tại tàu (...cảng đến qui định) "Giao tại tàu" có nghĩa là người bán giao hàng của mình khi hàng được đại dưới sự định đoạt của người mua trên tàu, chưa thông quan nhập khẩu tại cảng đến qui định. Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro để chở hàng đến cảng đến qui định trước khi dỡ hàng. Nếu các bên muốn người bán chịu phí tổn và rủi ro trong việc dỡ hàng, nên sử dụng điều kiện DEQ. Điều kiện này chỉ được sử dụng khi hàng hóa được giao trên tàu tại cảng đến bằng đường biển hay đường thủy nội địa hoặc bằng vận tải đa phương thức. DEQ- Delivered ex quay (...named port of destination): Giao tại cầu cẳng (...cảng đến qui định) "Giao tại cầu cảng" có nghĩa là người bán giao hàng của mình khi hàng được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên cầu cảng (cầu tàu), chưa thôn" quan nhập khẩu, tại cảng đến qui định. Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi
  18. 14 ro để chở hàng đến cảng đến qui định và phí dỡ hàng lên cầu cảng (cầu tàu). Điều kiện DEQ đòi hỏi người mua phải thông quan hàng nhập khẩu và trả tất cả các thứ thuế và lệ phí cho việc nhập khẩu. Đây là một quỉ định ngược lại so với bản Incoterms trước đòi hỏi người bán phải thông quan nhập khẩu. Điều kiện này chỉ được sử dằng khi hàng hóa được giao khi dỡ hàng từ tàu lên cầu cảng (cầu tàu) tại cảng đến bằng đường biển hay đường thủy nội địa hoặc bằng vận tải đa phương thức. Tuy nhiên, nếu các bên muốn nghĩa vằ của người bán phải chịu rủi ro và phí tổn trong việc vận chuyển hàng hóa từ cầu cảng đến địa điểm khác (kho, bãi, bến,...) ở trong hoặc ở ngoài cảng, nên sử dằng điều kiện DDU hoặc DDP. DDU- Delivered duty unpaid (...named place of destination): Giao hàng thuế chưa trả (...nơi đến qui định) "Giao hàng thuế chưa trả" có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua, chưa thông quan nhập khẩu, và chưa được dỡ từ bất cứ phương tiện vận tải nào chỏ đến, tại nơi đến qui định. Người bán phải chịu các phí tổn và rủi ro liên quan đến việc chuyên chở hàng tới nơi đến đó, trừ các thứ "thuế" (thuật ngữ bao hàm trách nhiệm đối với những rủi ro để thực hiện thủ tằc hải quan và thanh toán các thứ thuế và lệ phí hải quan khác) để nhập khẩu vào nước đến, nếu có. Người mua phải chịu khoản "thuế" như vậy cũng như bất cứ chi phí và rủi ro nào xảy ra do người mua không kịp thời làm thủ tằc nhập khẩu. Điều kiện này có thể sử dằng cho mọi phương thức vận chuyển nhưng khi việc giao hàng được thực hiện tại cảng đến trên tàu hoặc trên cầu cảng (cầu tàu), nên sử dằng điều kiện DES và DEQ. DDP- Delivered duty paid (...named place of destination): Giao hàng thuế đã trả (...nơi đến qui định)
  19. 15 "Giao hàng thuế đã trả" có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua, đã thông quan nhập khẩu, và chưa được dỡ từ bất cứ phương tiện vận tải nào chở đến, tại nơi đến qui định. Người bán phải chịu các phí tổn và rủi ro liên quan đến việc chuyên chở hàng tới nơi đến đó, kự cả các thứ "thuế" (thuật ngữ bao hàm trách nhiệm đối với những rủi ro đự thực hiện thủ tục hải quan, và thanh toán các thứ thuế và lệ phí hải quan khác) đự nhập khẩu hàng hóa ở nước đến, nếu có. Nếu các bên muốn người mua phải chịu mọi rủi ro và chi phí nhập khẩu, nên sử dụng điều kiện DDU. Điều kiện này có thự sử dụng cho mọi phương thức vận chuyựn nhưng khi việc giao hàng được thực hiện tại cảng đến trên tàu hoặc trên cầu cảng (cầu tàu), nên sử dụng điều kiện DES và DEQ.
  20. 16 Chương 2: THỰC TRẠNG sử DỤNG CÁC ĐIÊU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 2.1. Sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế, theo đó không giành được quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm 2.1.1. Thực trạng xuất FOB, nhập CIF Thực trạng phổ biến tại Việt Nam từ trước tới nay là xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF, tức chúng ta không giành được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm. Việc làm này đã hình thành ngay từ khi chúng ta tham gia buôn bán với thộ trường thế giới và đã trở thành một thói quen. Mặc dù có những doanh nghiệp ủng hộ chủ trương của Nhà nước hỗ trợ cho đội tàu và công ty bảo hiểm Việt Nam hoặc nhận thức được những lợi ích khi giành được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm, nên đã cố gắng ký những hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CFR hay CIF và nhập khẩu theo điều kiện CFR hay FOB, nhưng cũng chỉ chiếm một tỷ lệ hết sức khiêm tốn. Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, thộ phần chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam trong tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm vừa qua như sau[44], [52]: Năm Thộ phần của đội tàu biển Việt Nam 1996 14,25% 1997 12,68% 1998 14,43% 1999 16% Nếu xem xét các mặt hàng X uất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam, trong năm 1997 Việt Nam xuất khẩu 9,6 triệu tấn dầu thô nhưng ta chỉ vận chuyển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2