intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn:Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam: thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

129
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam thời kỳ 2000-2020 là tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên khi chấp nhận hoà nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới là chấp nhận xu hướng hợp tác trong cạnh tranh gay gắt. Đây là thời cơ vừa là thách thức, đòi hỏi cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp phải có các định hướng phát triển thị trường xuất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn:Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam: thực trạng và giải pháp

  1. Luận văn Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam: thực trạng và giải phá 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam thời kỳ 2000-2020 là tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên khi chấp nhận hoà nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới là chấp nhận xu hướng hợp tác trong cạnh tranh gay gắt. Đây là thời cơ vừa là thách thức, đòi hỏi cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp phải có các định hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu và các biện pháp phù hợp trong hoàn thiện chính sách ngoại thương, nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình công nghiệp hoá, sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu không chỉ phản ánh sự tiến hoá của các hình thái nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong phạm vi từng quốc gia mà còn phản ánh sự phân bố lại năng lực sanr xuất trên phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, công nghiệp hoá hướng xuất khẩu là một định hướng vô cùng quan trọng đưa nền kinh tế đất nước đêns thành công. Xuất khẩu thể hiện nhu cầu về hàng nội của các quốc gia khác nhau đối với quốc gia chủ thể và nhập khẩu thể hiện nhu cầu về hàng ngoại của quốc gia chủ thể. Xuất khẩu còn có thể chỉ ra được những lĩnh vực có thể chuyên môn hoá, những công nghệ và tư liệu sản xuất trong nước còn thiếu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đạt được chất lượng quóc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu còn giữ vai trò quyết định làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung cả nước do hai chức năng cơ bản của nó là: làm chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả kinh tế. Để đạt được mục tiêu tăng giá trị xuất khẩu tuyệt đối hơn 2 tỷ USD/năm đòi hỏi nhiều biện pháp. Nhưng trong đó vấn đề vấn đề tìm kiến thị trường xuất khẩu của Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng quyết định đến sự thành công của kế hoạch. 2
  3. Trên cơ sở đánh giá tầm quan trọng của xuất khẩu và thị trường xuất khẩu em chọn đề tài “Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam: thực trạng và giải pháp”. Nội dung của đề tài gồm ba phần: . Những lý luận cơ bản về thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nói riêng. . Thực trạng của thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam . Các giải pháp phát triễn thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam. 3
  4. CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÓI CHUNG VÀ THI TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC NÓI RIÊNG I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC 1. Bản chất của thị trường và thị trường xuất khẩu câc mặt hàng chủ lực Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá, ở đâu có sản xuất và lưu thông thì ở đó có thị trường. Ta có thể hiểu thị trường theo hai giác độ: thị trường là tổng thể các quan hệ lưu thông hàng hoá-tiền tệ. Theo cách khác thì, thị trường là tổng khối lượng cầu có khả năng thanh toán và cũng có khả năng đáp ứng. Theo quan điểm của người bán, thị trường là những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ trong một thời gian nhất định và chưa được thoả mản chứ không thể quan niệm thị trường đơn giản là khu vực hay một phạm vi địa lý nào. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam là một thương nhân nước ngoài có tiềm năng tiệu thụ, có nhu cầu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong một thời gian nhất định và chưa được thoả mản. Một khi trên thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán và nhiều hàng hoá tương tự về chất lượng giá cả tất yếu nảy sinh cạnh tranh trên thị trường-cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về phương thức giao dịch mua bán, giữa những người mua với nhau. Cạnh tranh là bộ máy điều chỉnh trật tự thị trường, là yếu tố quan trọng khích thích tích cực tính 4
  5. đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng, là yếu tố phát triễn thị trường. Phát triễn thị trường là mục tiêu, phương thức quan trọng để tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh. Có mở rộng và phát triễn thị trường thì mới tăng nhanh doanh số bán, mới duy trì mối quan hệ thường xuyên gắn bó với khách hàng. Đồng thời cũng cố uy tín của doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để nắm vững được các yếu tố của thị trường, hiểu biết về quy luật vận động của chúng nhằm ứng xử kịp thời, mỗi nhà kinh doanh nhất thiết phải tiến hành các hoạt động về nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triễn và nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt là trong công tác xuất khẩu hàng hoá của quốc gia, mỗi doanh nghiệp nghiên cứu và nắm vững biến động của tình hình thị trường và giá cả hàng hoá trên thế giới là những tiền đề quan trọng đảm bảo cho các tổ chức xuất khẩu hoạt động trên thị trường thế giới có hiệu quả cao nhất. Đối với các tổ chức xuất khẩu, nghiên cứu thị trường hàng hoá trên thế giới phải trả lời được các câu hỏi: xuất khẩu cái gì, dung lượng của thị trường hàng hoá đó ra sao, sự biến động của giá cả h àng hoá đó như thế nào, thương nhân trong giao dịch là ai, với phương thức giao dịch nào và cuối cùng là chiến thuật kinh doanh của từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề ra. 2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá nói chung và các mặt hàng chủ lực nói riêng. Đối với những nước đang phát triễn như nước ta, sự phát triễn của xuất khẩu nói chung và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nói riêng sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triễn của đất nước. Đặc biệt là trong quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay xuất khẩu càng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới. 5
  6. Trước hết xuất khẩu sẽ mang lại một nguồn thu ngoại tệ cho đất nước góp phần quan trọng vào việc cải thiệt cán cân thương mại và cán cân thanh toán, đây là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, tăng khả năng dự trữ ngoại tệ, tăng khả năng nhập máy móc thiết bị và nhiên liệu cho việc phát triễn công nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, khu vực nông nghiệp chiếm đại bộ phận dân cư nhưng khả năng tích luỹ kém, khả năng tích luỹ của công nghiệp cũng thấp thì xuất khẩu có vai trò ngày càng to lớn, đủ trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Người ta nhận thấy, thu nhập nhờ hoạt động xuất khẩu đã vượt tất cả các nguồn thu nhập khác tại các n ước đang phát triễn ở châu Á. Điều đó chứng tỏ rằng trong quan hệ kinh tế giữa các nước, kể cả các nước có trình độ phát triễn, chênh lệch nhau rất nhiều, thì hoạt động ngoại thương đóng vai trò chủ yếu, chứ không phải do các điều kiện viện trợ ưu đãi khác quyết định. Ngoài việc tạo ra nguồn tích luỹ chủ yếu cho nền kinh tế, xuất khẩu còn góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề sau: Nhờ xuất khẩu tăng, khả năng nhập khẩu cũng tăng, tạo ra điều kiện tăng cường đưa ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vfa nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuát góp phần quan trọng vào sự đổi mới nền kinh tế. Sự phát triễn của các ngành sản xuất hàng xuất khẩu mở ra khả năng mới, thu hút lực lượng lao động ngày càng nhiều, góp phần giải quyết vấn đề việc làm. Vấn đề việc làm vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội. Đây là hướng giải quyết tình trạng thất nghiệp, đưa một bộ phận lao động chưa có việc làm tham gia vào sự phân công lao động quốc tế dưới dạng “xuất khẩu lao động tại chổ”. Một khía cạnh hết sức có ý nghĩa là thông qua phát triễn kinh doanh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu khách h àng về sản xuất ra sản phẩm có trình độ kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế, mà đào tạo rèn luyện về trình độ kỹ thuật và chuyên môn hoá lành nghề cho một bộ phận lao động. Đây là cơ sở để mở ra một xu hướng mới, làm tăng cường xuất khẩu và xuất khẩu các mặt 6
  7. hàng có hàm lượng ky thuật cao. Đó cũng là một tiền đề, nền kinh tế có một bước chuyển về chất từ nông nghiệp sang công nghiệp. Xuất khẩu còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề sử dụng có hiệu quả cao hơn các nguônf tài nguyên thiên nhiên. Việc đưa các nguồn tài nguyên này tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, thông qua việc phát triễn các ngành chế biến xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị của hàng hoá. Như vậy xuất khẩu không chỉ đóng vai trò “chất xúc tác” hỗ trợ sự phát triễn, mà đã trở thành một nhân tố rất quan trọng trong dự phát triễn của nền kinh tế quốc dân. II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NÓI CHUNG VÀ XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC NOÍ RIÊNG 1. Nhận biết về mặt hàng xuất khẩu Việc nhận biết mặt hàng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nói riêng trước tiên phải dựa vào nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng về quy cách và chủng loại, giá cả, thời vụ và các thị hiếu cũng như tập quán của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất. Từ đó, sẽ tiến hành xem xét các khía cạnh của hàng hoá trên thế giới. Về khía cạnh thương phẩm, phải hiểu giá trị, công dụng, các đặc tính của nó, quy cách phẩm chất, mẩu mã. Nắm bắt được đầy đủ về giá cả hàng hoá, khả năng sản xuất và nguồn cung cấp chủ yếu của các công ty cạnh tranh, các hoạt động dịch vụ phục vụ cho hàng hoá như bảo hành, cung cấp phụ tùng, hướng dẫn sử dụng... Việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu không những chỉ dựa vào các tính toán hay ước tính, những biểu hiện cụ thể của hàng hoá, mà còn phải dựa vào những kinh nghiệm của người nghiên cứu thị trường để dự đoán được các su hướng biến động của giá cả thị trường trong nước cũng như nước ngoài, khả năng thương lượng để đạt được điều kiện mua bán ưu thế hơn. 7
  8. 2. Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định trong một thời kỳ nhất định. Nghiên cứu về dung lượng thị trường cần xác định được nhu cầu thật của khách hàng, kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến đổi của nhu cầu trong từng thời điểm, các vùng, các khu vực có nhu cầu lớn và đặc điểm của nhu cầu cho từng khu vực,từng lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng. Cùng với việc xác định nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường bao gồm việc xem xét các dặc điểm, tính chất, khả năng của sản xuất hàng thay thế, khả năng lựa chọn mua bán. Một vấn đề cũng cần được quan tâm nắm bắt trong khâu này đó là tính ch ất thời vụ của sản xuất(cung) và tiêu dùng(cầu) hàng hóa đó trên thị trường thế giới để có các biện pháp thích hợp trong từng giai đoạn để đảm bảo cho việc xuất khẩu có hiệu quả. Dung lượng thị trường xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng hoá chủ lực nói riêng là không ổn định, nó thay đổi tuỳ theo diễn biến của tình hình, do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố trong những giai đoạn nhất định. Các nhân tố làm cho dung lượng thi trường thay đổi có thể chia làm ba loại căn cứ vào thời gian ảnh hưởng của chúng đối với thị trường: Loại thứ nhất là các nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến động có tính chất chu kỳ. Đó là sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa và tính chất thời vụ của sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tất cả các thị trường hàng hoá thế giới. Sự ảnh hưởng này có thể trên phạm vi thế giới, khu vực, phải lưu ý phân tích sự biến động trong các nước giữ vai trò chủ yếu trên thị trường. Khi nền kinh tế tư bản rơi vào khủng hoảng tiêu điều thì dung lượng thị trường bị co hẹp và ngược lại thì được mơ rộng. Nhân tố thời vụ ảnh hưởng tới thị trường hàng hoá trong khâu sản xuất, lưu thông các laọi hàng hoá khác nên sự tác động của các nhân tố này rất đa dạng với các mức độ khác nhau. 8
  9. Loại thứ hai là các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến động của thị trường bao gồm tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biến pháp chính sách của nhà nước và các tập đoàn tư bản lũng đoạn, thị hiếu, tập quan người tiêu thụ, ảnh hưởng của khả năng sản xuất hàng thay thế. Loại thứ ba là các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đối với dung lượng của thị trường nói chung và đối với thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nói riêng là như hiện tượng đầu cơ gây ra những đột biến về cung cầu, các yếu tố tự nhiên như thiên tai, bảo lụt, động đất... các yếu tố về chính trĩĩa hội như đình công... Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố phải thấy được nhóm các nhân tố tác động chủ yếu trong từng thời kỳ kể cả trước kia, hiện nay và xu hướng tiếp theo. Nắm được dung lượng thị trường của các nhân tố ảnh hưởng đến nó trong từng thời kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá nói chung và các mặt hàng chủ lực nói riêng giúp cho các nhà xuất khẩu cân nhức để đề ra quyết định kịp thời, chính xác, nhanh chóng chớp thời cơ giao dịch nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Cùng với việc nghiên cứu dung lượng thị trường, người kinh doanh phải nắm bắt được tình hình kinh doanh mặt hàng đó trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh của mình và đặc biệt là các điều kiện chính trị, thương mại, luật pháp, tập quán buôn bán quốc tế từng khu vực để có thể hoà nhập với thị trường nhanh chóng có hiệu quả, tránh được những sơ suất giao dịch buôn bán. 3. Lựa chọn đối tượng buôn bán Trong thương mại quóc tế, bạn hàng, khách hàng là những người hoặc những tổ chức có quan hệ giao dịch với ta nhằm thực hiện các hoạt động hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật liên quan đến việc cung cấp hàng hoá. Xét về tính chất các mục đích hoạt động, khách hàng trong thương mại quốc tế có thể chia làm ba loại: 9
  10. . Các hãng hay các công ty . Các liên đoàn kinh doanh . Các cơ quan nhà nước Phần lớn các nghiệp vụ mua bán trong kinh doanh thương mại quốc tế do các hãng hay các công ty thực hiện. Việc lựa chọn các đối tượng giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện quan trọng để thực hiện thắng lợi các hoạt động mua bán trong thương mại quốc tế. Song viẹc lựa chọn các đối tượng giao dịch cũng tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của người nghiên cứu và truyền thống trong mua bán của mình. Thị trường hàng hoá thế giới trong thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đây là môi trường để xuất khẩu hàng hoá nói chung và các mặt hàng chủ lực nói riêng được thực hiện và thực hiện có hiệu quả. III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ NÓI CHUNG VÀ XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC NÓI RIÊNG 1. Các thuế quan và hạn ngạch(tariffs and quotas) Thuế quan có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu nói chung và các mặt hàng chủ lực của ta đối với sản phẩm của bản xứ. Hiện nay xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của ta vào một số thị trường phải chịu thuế suất rất cao như dệt may, da dày, hải sản... làm giản khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Thuế quan còn ảnh hưởng tới sức cạnh tranh đối với các sản phẩm đến từ nước thứ ba, các sản phẩm này đôi khi phải chịu tỷ lệ thuế quan khác nhau. Ví d ụ như cùng một mặt hàng, cùng tính năng, cùng chất lượng như nhau nhưng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ phải chịu một tỷ lệ thuế suất rất cao so với các nước khác xuất khẩu sang Mỹ do các nước này được hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ. 10
  11. Phần lớn các nước đều sử dụng loại hạn ngạch nhập cảng dưới hình thức này hay hình thức khác. Các loại hạn ngạch thường được ưa chuộng hơn là thuế quan và nói chung nó là đối tượng điều chỉnh thông dụng hơn. Bất cứ lúc nào hạn ngạch đều có thể hạn chế một cách hữu hiệu thị phần có thể tiếp cận được đối với nhà cung cấp nước ngoài hay đối với các nhà xuất khẩu của một số nước. Trong nhiều trường hợp, chính các hạn ngạch nhập khẩu của nước nhập khẩu có thể đóng kín cữa thị trường hoàn toàn cho các nhà cung cấp nước ngoài. 2. Các quy định liên quan đến sức khoẻ và an toàn Trong nhiều nước, việc nhập cảng hay bán hàng hoá đều tuỳ thuộc vào các quy định nghiêm khắc về vệ sinh và an toàn, nhất là nếu liên hệ đến thực phẩm hay các loại hàng hoá có thể tiếp xúc được với miệng lưỡi. Vả lại, các quy định dựa trên các nhận xét về môi sinh càng ngày càng có tầm quan trọng. Các quy định này có thể liên hệ đến nguyên liệu đã được sử dụng, cách thức chế biến hay còn gồm cả bao bì và nhãn hiệu. Nhiều nước chẵng hạn quy định việc sử dụng các tác nhân đối với việc chế biến thực phẩm và đối với thành phần chất hoá học của các chất màu dùng làm trang trí chén bát và đồ chơi. Nếu không biết hoặc thiếu thông tin về vấn đề này, nhà xuất khẩu có thể bị loại khỏi thị trường. Do vậy, nhà xuất khẩu phải thu thập thông tin đầy đủ trước khi gia nhập thị trường 3. Các yếu tố kinh tế Khả năng mua hàng của người dân, dĩ nhiên ảnh hưởng đến số lượng mà họ có thể mua và ảnh hưởng đến loại sản phẩm mà họ chọn để mua. Nếu có một tỷ lệ lớn dân số quá nghèo, thị trường tiềm năng của nhiều loại sản phẩm có lẻ sẽ bị hạn chế, hơn là nếu phần lớn các người tiêu thụ lại sống trong tình trạng giàu có, sung túc. Nếu một nước đang ở tình trạng có tốc độ gia tăng kinh tế nhanh và nếu các khu vực dân số có lẽ sắp thụ hưởng mức gia tăng lợi tức quốc gia, 11
  12. các triễn vọng bán nhiều sản phẩm, dĩ nhiên sẽ có nhiều hứa hẹn hơn là nền kinh tế của một nước có thể phải trãi qua một thời kỹ trì trệ. Vì thế, các nhà xuất khẩu phải thiết lập một dự phòng mức cầu của sản phẩm trong một nước nhất định bằng cách xem xét các yếu tố, như viễm tượng tổng quan của nền kinh tế, tình hình dân dụng, mức lợi tức và phân phối lợi tức. Tuy nhiên các nhà xuất khẩu phải cẩn thận khi thiết lập các mối tương quan giữa các yếu tố trên và mức cầu sản phẩm của mình. Khi lợi tức của họ giảm, người tiêu thụ có khuynh hướng giảm mua các mặt hàng xa xỉ, trước khi từ chối mua các sản phẩm tối thiểu cần thiết. Mặt khác, đối với nhiều sản phẩm, các nước nghèo đôi khi lại có nhiều thị trường đầy hứa hẹn hơn là những nước giàu. 4. Các yếu tố về văn hoá và xã hội Chúng ta đã thấy các sự khác biệt về lợi tức, trình độ học vấn của dân chúng đều có thể ảnh hưởng đến việc mua loại sản phẩm nào. Nhiều yếu tố xã hội và văn hoá khác cũng có thể làm biến đổi các triễn vọng bán một sản phẩm và cách thức để thương mại nó như: động thái, niềm tin tôn giáo, phong tục tập quán. Tóm lại là phong cách sống của dân cư. Thỉnh thoảng, những người tiêu thụ có những thái độ tiêu cực đối với một nước hay đối với các sản phẩm của nước đó. Theo thói quen mua hàng của họ, sở thích của họ. Họ có thể có khuynh hướng ưu chuộng hay từ chối đối với một số màu sắc. Khi thì họ bị cuốn hút bởi các sản phẩm có bề ngoài “lạ mắt”, khi thì họ quay lưng lại với nó. Vì vậy các nhà xuất khẩu trướnc khi xuất khẩu cần nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng của thị trường xuất khẩu. 12
  13. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM I. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM 1. Về cơ hội Thành quả 15 năm đổi mới nền kinh tế đã đưa “thế” và “lực” của nước ta lên một tầm cao mới. Trong xu thế toàn cầu hoá khu vực hoá thành một xu hướng tất yếu thúc đẩy hầu hết các quốc gia mở rộng thị trường bằng cách giảm bớt, thậm chí xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan; chuyển dịch một cách thông thoáng hàng hoá, vốn đầu tư, tiền tệ, dịch vụ, lao động giữa các quốc gia với quy mô ngày càng lớn; hình thành vô số tổ chức kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu và khu vực; ký kết hàng vạn hiệp định song phương đa phương, hàng trăm công ước kinh tế quốc tế, phát triển nhiều tập đoàn xuyên quốc gia...Khu vực hoá tập hợp những quốc gia trong từng khu vực với những mục đích đa dạng, hình thức phong phú. Khu vực hoá góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư, dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực, tao lập những khu vực rộng lớn với một chính sách tài chính tiền tệ, công nghệ, thị trường thống nhất, giúp cho các quốc gia thành viên tiết kiệm chi phí, tạo mối trường kinh doanh có hiệu quả, tạo lợi thế trong hợp tác cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việt Nam cũng không nằm trong xu thế đó, ta đã có quan hệ kinh tế với hơn 130 nước trên thế giới và nhiều tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế. Hàng hoá Việt Nam đã có mặt tại tất cả các nước lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản và các trung tâm kinh tế lớn. Một số ngành sản xuất phát triễn với tốc độ cao, tạo được khối lượng lớn về sản 13
  14. phẩm hàng hoá chất lượng cao, ổn định, giá thành hạ, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu ngày càng được thông thoáng, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Thành tựu to lớn về đối ngoại của nước ta và những diễn biến trên thị trường thế giới đã đặt nước ta nhiều thuận lợi mới để mở rộng hơn nữa kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế đối ngoại trở thành đòn bẩy quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như: dầu thô, hàng dệt may, thuỷ sản, gạo, cà phê, hàng da, than đá, cao su, điện tử- tin học-viễn thông chủ yếu tập trung ở các thị trường như khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chiếm 57,4%, khu vực Âu-Mỹ chiếm 37%, khu vực Châu Phi chiếm khoảng 4,6%. Nhìn vào cơ chế xuất khẩu hàng chủ lực của Việt Nam thì thấy khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chiếm ưu thế 37,4%. Trong những thập kỹ tới khu vực này vẫn tiếp tục phát triễn năng động và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực khác. Nổi bật nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Malayxia, Thái Lan, Xingapo, Ấn Độ. Trong khu vực, xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư càng phát triễn mạnh mẽ, tiếp tục diễn ra sự liên kết nhiều nấc: đại khu vực, khu vực, tiểu khu vực, tứ gíac, tám giác. Về tình hình chính trị thì khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là đối tượng ổn định so với các khu vực khác. Các trung tâm kinh tế thế giới, các nước lớn đều hướng trọng tâm hoạt động kinh tế, chính trị và Châu Á- Thái Bình Dương, xem đây là chứa đựng nhiều yếu tố quyết định sự phát triễn của mình. Nhiều dự báo cho rằng, trong thế kỷ 21 trung tâm thương mại thế giới sẽ chyển sang Châu Á-Thái Bình Dương. Một sự kiện rất quan trọng đối với thị trường xuất khẩu của chúng ta là hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được ký kết và hạ nghị viện và thượng nghị viện Mỹ vừa thông qua mở ra một cơ hội to lớn vèe giao lưu buôn bán thương mại giữa hai nước. Thị trường Mỹ là một thị trường lớn được đánh giá là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Các nhóm h àng mà 14
  15. Việt Nam có thể xuất khẩu sang Mỹ đó là: cà phê, chè, gia vị, hải sản chế biến, nhất là tôm đông lạnh và hàng dệt may mặc. Ngoài những mặt hàng trên, Việt Nam có những thế mạnh như: cao su, dàu thô, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, các loại đậu, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ chới trẻ em.. dều có thể xuất khẩu sang Mỹ.. Những thành quả to lớn về đối nội, đối ngoại của nước ta và những diễn biến trên thị trường đã đặt nước ta nhiều thuận lợi mới để mỏ rộng kinh tế đối ngoại, làm cho kinh tế đối ngoại nói chung và xuất khẩu nói riêng trỏ thành đòn bẩy để thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế. Về tình hình chính trị – xã hội của nước ta ổn định, sự cải tiến liên tục tình hình kinh tế, pháp luật, chính sách thông thoáng đó là những nhân tố tạo niềm tin và hấp dẫn với các đối tác nước ngoài. 2. Về khó khăn và thách thức Mặc dù thành quả của 15 năm đổi mới đã làm cho bộ mặt kinh tế nước tá khác xa hơn trước. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế rằng nước ta là một nước kém phát triễn. Thách thức gay gắt nhất là nguy cơ tụt hậu về kinh tế ngày càng xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới do phát triễn của nước tá quá thấp, lại phải đối phó cạnh trnah gay gắt trên thị trường quốc tế. Không hội nhập thị trường được; nhưng hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế của nước ta lại không tránh khỏi phải chịu ảnh hưởng của xu thế “tự do hoá thương mại”, của biến động giá cả quốc tế và lãi suất ngân hàng, của tình hình cung cầu và vốn đầu tư, của nhu cầu đa dạng của thị trường nước ngoài trong khi bố trí cơ cấu kinh tế... Về hàng xuất khẩu caủa Việt Nam nói chung và cũng như hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta đang đứng trước một sự cạnh tranh gay gắt với các khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Philíppin, Malaysia...Đặc biệt là Trung Quốc vừu trở thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO đủ tạo ra một lợi thế rất lớn cho hàng Trung Quốc cạnh tranh chiếm thị phần các thị trường trên thế giới. Việc Trung Quốc gia nhập WTO là một cản trở rất lớn cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới. Bởi vì những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: 15
  16. may mặc, da dày, hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ... cũng là thế mạnh của Trung Quốc. Mỹ và phương tây tiếp tục thực hiện mưu toán “diễn biến hoà bình” ở Việt Nam, gây áp lực với ta về vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, đa nguyên đa đảng. Chính sách hai mặt của Trung Quốc đối với Việt Nam chưa hề thay đổi; hành động lấn chiếm lãnh thổ của ta, đặc biệt là trên biển, đặt ta trong tình trạng luôn luôn phải cảnh giác. Đối phó với sức uy hiếp ngày càng tăng, cuộc chạy đua trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương diễn ra hết sức phức tạp, đe doạ an ninh chủ quyền lãnh thổ nước ta buộc chúng ta phải hết sức coi trọng việc cũng cố và taưng cường khả năng quốc phòng. Bên cạnh đó nền kinh tế của chúng ta còn nhiều yếu kém: đội ngủ cán bộ làm công tác đối ngoại vừa thiếu lại vừa yếu; tổ chức bộ máy kinh tế kém hiệu quả đã tác động không thuận đến sự phát triễn kinh tế đối ngoại. Những tình hình trên đã đặt nước ta nững khó khắn trong hoạch định chiến lược cũng như trong điều hành quản lý, đòi hỏi nước ta phải phát triễn vượt bậc, mau chống trưởng thành để đủ sức chống đỡ các ảnh hưởng nói trên 3. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu chủ lực sang các thị trường 3.1. Nhóm hàng nguyên vật liệu Nhóm hàng này với hai mặt hàng chính là dầu thô và than đá chiếm trên 20% kim nghạch xuất khẩu của nước ta. Đối với mặt hàng dầu thô, thị trường xuất nhập khẩu gồm: Ôxtraylia, Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc, mặt hàng xuất khẩu chủ lực này trong tương lai sẽ giảm dần sau khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động. Dự kiến đến năm 2005 lượng dầu thô xuất khẩu vchỉ còn là 12 triệu tấn so với hiện nay là 16 triêụ tấn. Và đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu dầu thô sẽ giảm đáng kể. Về than đá, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu... Dự kiến nhu cầu nội địa sẽ tăng đáng kể do xây các nhà máy 16
  17. nhiệt điện mới nên dù sản lượng có thể lên tới 15 triệu tấn/năm(hiện nay là 10-12 triệu tấn/năm) xuất khẩu cũng chỉ dao động ở mức 4 triệu tấn(5 trong 10 năm tới, mang lại kim ngạch khoảng 120-150 triệu USD). Nhìn chung giá xuất khẩu than khó có khả năng tăng đột biến do nguồn cung ứng trên thị trường thế giới tương đối dồi dào, vả lại vì lý do môi trường nên cầu có xu hướng giảm. Khả năng tăng xuất khẩu các loại khoáng sản khác để bù vào thiếu hụt của dầu thô và than đá là rất hạn chế. Như vậy, tới năm 2005, nhóm nguyên liệu có khả năng chỉ còn đóng góp 9% kim ngạch xuất khẩu(2,5 tỷ USD) so với trên 20% hiện nay; đến năm 2010 tỷ trọng của nhóm này sẽ giảm xuống còn chưa đầy 1%(dưới 500 triệu USD) hoặc 3.5%(khoảng 1,75 tỷ USD), tuỳ theo phương án khai thác dầu thô. Vì vậy, việc tìm ra các mặt hàng mới để thay thế là một thách thức lớn đối với việc gia tăng xuất khẩu. 3.2. Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản Hiện nay nhóm hàng này chiếm gần 25% kim ngạch xuất khẩu với những mặt hàng chủ yếu là gạo, cà phê, cao su, rau quả, thuỷ sản, hạt tiêu, và nhân điều, tất cả đều đạt kim ngạch trên 100 triệu USD/năm. Nhóm hàng này có xu hướng tăng kim ngạch tuyệt đối nhưng tỷ trọng tuyệt đối của nhóm sẽ giảm xuống còn 22%(tương đương 5,85 tỷ USD) vào năm 2005 và 17,2%(tương đương 8-8.6 tỷ USD) vào năm 2010. Nguyên nhân là do xuất khẩu nông nghiệp phải chịu những hạn chế mang tính cơ cấu(như diện tích có hạn, khả năng khai thác và đánh bắt có hạn). Bên cạnh đó nhu cầu của thế giới cũng có hạn, giá cả lại không ổn định. Theo Bộ Thương Mại hạt nhân tăng trưởng của nhóm sẽ là mặt hàng thuỷ sản bởi tiềm năng khai thác và nuôi trồng còn nhiều, nhu cầu thế giới lại tăng khá ổn định, bình quân tăng mỗi năm trên 13%. Thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc... Đối với mặt hàng gạo, do nhu cầu thế giới tương đối ổn định, khoảng 20 triệu tấn/ năm, nhiều nước nhập khẩu chú trọng vào an ninh lương thực, thâm canh tăng năng suất cây trồng, gia tăng bảo hộ, giảm nhập 17
  18. khẩu. Trong hoàn cảnh đó, dự kiến suốt thời kỳ 2001-2010 nhiều lắm ta cũng có thể xuất khẩu đ ược khoange 4-4,5 triệu tấn/năm, thu về mỗi năm khoảng 1 tỷ USD. Để nâng cao kim ngạch, cần đầu tư cải tiến cơ cấu và chất lượng gạo xuất khẩu; khai thác các thị trường mới như: Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ, ổn định và duy trì thị trường truyền thống như Indonesia, Philippin.. thông qua các hợp đồng G-to-G, nghiên cứu khả năng phối hợp với Thái Lan để điều tiết nguồn cung, ổn định giá cả thị trường tăng hiệu quả xuất khẩu gạo. Đối với hàng cà phê, thị trường xuất khẩu chính vẫn là EU, Hoa Kỳ, Singapore và Nhật Bản. Nói chung, xuất khẩu cà phê sẽ không gặp khó khăn lớn về thị trường nhưng giá cả khó ổn định. Nhìn chung, để nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản đạt được giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tương lai thì cần chú trọng khâu chế biến, bảo quản, vệ sinh thực phẩm, chuyên chở, đóng gói, phân phối để có thể thẳng tới khâu tiêu dùng, từ đó nâng cao giá trị gia tăng. 3.3. Sản phẩm chế biến và chế tạo Hiện nay kim ngạch của nhóm này đã đạt trên 4 tỷ USD, tức là 30% kim ngạch xuất khẩu. Hạt nhân của nhóm này là dệt may và dày dép. Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đã được ký kết và thông qua, đây là một cơ hội rất to lớn để dệt may và dày dép phát triễn, dự báo tới năm 2010 kim ngạch của mỗi mặt hàng đạt khoảng 7-7,5 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chính của hai mặt hàng này là EU, Nhật Bản, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, đây là thị trường phi quota. Và trong những năm tới phải gia tăng nổ lực thâm nhập vào các thị trường Mỹ, Trung Đông và châu đại dương. Do mực tiêu kim ngạch của toàn nhóm chế biến, chế tạo là trên 20 tỷ USD nên ngoài dệt may và dày dép cần tiếp cận thị trường quốc tế, dự báo nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó không những đáp ứng mà cố gắng tạo ra những ngành hàng mới. Trước mắt, chủ yéu dựa vào cơ cấu đầu tư và thực tiến sản xuất trong những năm qua cũng nh ư thị trường quốc tế, chúng ta cần chú trọng vào những mặt hàng như thủ công mỹ 18
  19. nghệ, thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ, hoá phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí, điện, sản phẩm nhựa. Mặt hàg thủ công mỹ nghệ hiện nay đạt xấp xĩ 200 triệu USD. Đây là ngành nhiều tiềm năng, dung lượng thị trường thế giới còn lớn. Nếu có chính sách đúng đắn để khởi động tiềm năng th ì có thể đạt kim ngạch. II. THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁC NMẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM 1. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam 1.1. Thị trường Châu Á- Thái Bình Dương Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương là một thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Với kim ngạch 9,7 tỷ USD chiếm tỷ trong gần 60% trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với những thuận lợi như dung lượng thị trường lớn, vị trí địa lý gần gủi, là một khu vực phát triễn năng động. Tại khu vực này, cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ năm 1998 gần như đã kết thúc với sự phục hồi kinh tế ở các nước Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan... Trong số các nước bị ảnh hưởng nghiêm trong nhất của cuộc khủng hoảng, Hàn Quốc đã dẫn đầu qua tình trạng phục hồi với mức tăng GDP 9%(1999) so với 6%(1998), Singapore có mức tăng 5%(1999) so với mức âm 0,2%(1998), Hồng Kông tăng 0,7%(1999) so với âm 4,7%(1998), Indonesia tăng 2%(1999) so với mức âm 7,5%(1998), Thái Lan tăng 4%(1999) so với mức âm 8%(1998), Malaysia tăng 3%(1999) so với mức âm(1998), Philippin tăng 2,9%(1999) so với mức âm 0,2%(1998). Các nước Nam Á như ấn Độ, Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định. Đây là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu hàng hoá của Việt Nam vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương tăng rất nhanh. Dự kiến đến năm 2005 xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục tăng 10-12%/năm, nhưng từ năm 2006-2010 sẽ còn 8%/năm. Với tốc độ tăng trưởng như dự báo thì đầu năm 2003 khu vực n ày chiếm khoảng 60% thị trường xuất khẩu của cả nước và đến năm 2010 thì còn khoảng 30%. 19
  20. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang khu vực này vẫn là những mặt hàng truyền thống như: dầu thô, gạo, hạt điều, cà phê, cao su, hải sản, rau quả tươi... Đặc biệt là các sản phẩm gia súc, gia cầm, hoa quả nhiệt đới, rau củ, dầu thô, khi đốt, điện năng có khả năng tăng mạnh trong thời gian tới. Sản lượng một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam có thể xuất khẩu vào các nước Châu Á-Thái Bìn Dương là: Dầu thô 10 triệu tấn/năm Than đá 4 triệu tấn/năm Gạo 1,5 triệu tấn/năm 200.000 tấn/năm Cao su 100.000tấn/năm Cà phê 50.000 tấn/năm Chè Hạt tiêu 50.000 tấn/năm Hạt điều 20.000 tấn/năm Thuỷ sản 1.000.000 tấn/năm 200 triệu USD Dày dép Những mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu vào các thị trường trọng điẻm như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc(cả Hồng Kông) và các nước ASEAN. 1.1.1. ASEAN ASEAN là một thị trường khá lớn với khoảng 500 triệu dân, ở sat Việt Nam, tuy trước mắt gặp khó khăn tạm thời song tiềm năng phát triễn còn lớn. Việt Nam gia nhập ASEAN là một cái mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển hoá mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước thành viên khác mang đậm tính chất hợp tác. Nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế các nước thành viên có thể bổ sung cho nhau đem lại sự phồn vinh cho mỗi 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2