intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Mirai International

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại "Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Mirai International" trình bày các nội dung chính sau: Một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Mirai International; Phân tích thực trạng giải pháp marketing nhằm phát thị trường xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Mirai International; Đề Xuất giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Mirai International.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Mirai International

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI NGUYỄN HỒNG NGỌC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MIRAI INTERNATIONAL ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ HÀ NỘI - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI NGUYỄN HỒNG NGỌC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MIRAI INTERNATIONAL Chuyên ngành: Marketing Thƣơng mại Mã số : 8340121 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. Phan Thị Thu Hoài HÀ NỘI - 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là : Nguyễn Hồng Ngọc Học viên lớp : CH28AMTM Khoa : Marketing Sau thời gian thực tập ở công ty cổ phần Mirai International dưới sự hướng dẫn của PGS. Tiến sĩ Phan Thị Thu Hoài, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần Mirai International” để làm đề án tốt nghiệp thạc sỹ của mình. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, không hề có sự sao chép của bất cứ ai khác, mọi thông tin, tài liệu mang tính chất tham khảo đều được nghi rõ nguồn ngốc. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Khoa! Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Cao Học Viên Nguyễn Hồng Ngọc
  4. ii LỜI CẢM ƠN Em chân thành cảm ơn PGS.TS Phan Thị Thu Hoài và đội ngũ lãnh đạo của Công ty Cổ phần Mirai International vì sự hỗ trợ và đồng hành trong thời gian em trải nghiệm và làm đề án tốt nghiệp. PGS.TS Phan Thị Thu Hoài đã là nguồn động viên lớn với tinh thần nhiệt huyết và sự tận tâm đặc biệt đối với sinh viên. Cô không ngừng chỉ bảo và hướng dẫn từng phần của bài làm, giúp em hoàn thiện khóa luận một cách xuất sắc nhất. Trong quá trình thực tập và làm bài, sự hỗ trợ của các anh chị nhân viên và cán bộ trong công ty đã giúp em thu thập thông tin cần thiết và hoàn thiện đề án tốt nghiệp. Em cũng muốn bày tỏ lời cảm ơn đến các Thầy cô giáo trong trường đã xây dựng một hệ thống giảng dạy chất lượng và hiện đại. Đề án tốt nghiệp thạc sỹ này là kết quả của sự tổng hợp kiến thức và kinh nghiệm dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên và đồng nghiệp trong công ty. Em đã cố gắng hết sức để hoàn thiện đề án, tuy nhiên, hiểu rằng bài làm vẫn còn một số sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để có thể nâng cao chất lượng của khóa luận. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của mọi người!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................................ vi DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... vii TÓM LƢỢC .......................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu ..........................................................................................1 3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................2 4. Các mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................4 7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp. ..............................................................................6 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY.......7 1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................7 1.1.1. Khái niệm thị trường và vai trò phát triển thị trường xuất khẩu lao động. ...................................................................................................................7 1.1.2. Lý thuyết về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường .............10 1.2. Phân tích nội dung cơ bản về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trƣờng xuất khẩu lao động của Công ty kinh doanh. ......................................11 1.2.1. Phân tích thị trường sản phẩm và thực trạng thị trường mục tiêu .....11 1.2.2. Xác định mục tiêu và định hướng phát triển thị trường ......................13 1.2.3. Xác định chiến lược phát triển thị trường ............................................13 1.2.4. Các giải pháp marketing mix nhằm phát triển thị trường ...................15 1.2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động marketing nhằm phát triển thị trường.18 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường sản phẩm Doanh nghiệp ..18 1.3.1. Các yếu tố môi trường bên ngoài ..........................................................18 1.3.2. Các yếu tố bên trong ..............................................................................20
  6. iv CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MIRAI INTERNATIONAL ............................................22 2.1. Giới thiệu chung về công ty .........................................................................22 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................22 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ .............................................................................24 2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ..........................................................24 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tại khu vực thị trường Hàn Quốc .................................................................................................................25 2.1.5. Tình hình các yếu tố nội bộ của công ty với thị ttrường xuất khẩu lạo động tại thị trường Hàn Quốc .........................................................................26 2.2. Phân tích tác động của yếu tố môi trƣờng tới hoạt động marketing nhằm phát triển thị trƣờng xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Mirai International tại thị trƣờng Hàn Quốc..............................................................28 2.3. Kết quả phân tích thực trạng hoạt động marketing nhằm phát triển thị trƣờng xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Mirai International tại thị trƣờng Hàn Quốc. ...............................................................................................32 2.3.1 Thực trạng thị trường mục tiêu của công ty Mirai Internaltional và thực trạng thị trường xuất khẩu lao động của công ty Mirai Internaltional, nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ của Mirai International có đặc điểm như thế nào? ............................................................................................................32 2.3.2 Xác định mục tiêu và định hướng phát triển thị trường xuất khẩu lao động .................................................................................................................41 2.3.3 Thực trạng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động ........42 2.3.4 Thực trang các giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động ...................................................................................................44 2.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu và đánh giá thực trạng........57 2.4.1. Thành công .............................................................................................57 2.4.2. Tồn tại .....................................................................................................59 2.4.3. Những nguyên nhân tồn tại ..................................................................59
  7. v CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN MIRAI INTERNATIONAL ...................................................................................61 3.1. Dự báo các thay đổi hoặc triển vọng của các yếu tố môi trƣờng, thị trƣờng của công ty và phƣơng hƣớng hoạt động của công ty trong thời gian tới .........61 3.1.1. Dự báo triển vọng môi trường, thị trường xuất khẩu lao động của công ty ...............................................................................................................61 3.1.2. Các phương hướng, mục tiêu của công ty ............................................62 3.2 Các đề xuất giải pháp marketing nhằm phát triển thị trƣờng xuất khẩu lao động của công ty Mirai International tại thị trƣờng Hàn Quốc. ..............64 3.2.1 Đề xuất thị trường mục tiêu của công ty và thực trạng thị trường sản phẩm của công ty khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp ................64 3.2.2. Đề xuất mục tiêu và định hướng phát triển thị trường sản phẩm .......65 3.2.3 Đề xuất chiến lược phát triển thị trường sản phẩm .............................66 3.2.4 Các giải pháp marketing mix nhằm phát triển thị trường sản phẩm ..66 3.2.5 Đánh giá kết quả hoạt động marketing nhằm phát triển thị trường sản phẩm .................................................................................................................74 3.2.6 Các giải pháp hỗ trợ ...............................................................................75 3.3. Kiến nghị với các bên có liên quan .............................................................75 3.3.1. Kiến nghị nhà nước ...............................................................................75 3.3.2. Kiến nghị ngành .....................................................................................76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên Nội dung Trang 1.1 Ma trận Ansoff 15 1.2 Bảng chỉ tiêu tài chính và kết quả kinh doanh của công ty 35 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ tổ chức tập đoàn Mirai Intenational 24 2 Biểu đồ lao động xuất cảnh theo ngành nghề 26 3 Sơ đồ kênh phân phối lao động xuất khẩu của Công ty 49 4 Qui trình XKLĐ của công ty Mirai Intertnational 52
  9. vii DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt XKLĐ Xuất khẩu lao động LĐ Lao động CX Công xưởng CUNL Cung ứng nhân lực HQ Hàn Quốc NB Nhật Bản
  10. viii TÓM LƢỢC Sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập giữa Việt Nam và Hàn Quốc mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội đó là thách thức và cạnh tranh quốc tế. Vấn đề xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc cũng đối mặt với nhiều khó khăn và cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngoài thị trường này. Đặc biệt đây lại là lĩnh vực đòi hỏi yêu cầu chất lượng nhân sự, tay nghề và vị thế thị trường, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp để tăng thị phần, lợi nhuận và doanh số, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh. Do đó, việc lên kế hoạch và thiết lập chiến lược marketing cụ thể là quan trọng để đưa ra các giải pháp phát triển thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Mirai International, em đã được hướng dẫn một cách tận tình bởi các anh chị nhân viên và được hỗ trợ chặt chẽ từ ban Giám đốc. Qua sự hướng dẫn chi tiết và cụ thể từ giảng viên, cũng như thông qua việc nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành trên mạng, em đã tích luỹ được kiến thức quan trọng và hoàn thành đề án tốt nghiệp thạc sĩ với đề tài: "Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động của Công ty Cổ phần Mirai International." Phần mở đầu: Phần này tập trung vào những vấn đề quan trọng đối với quá trình phát triển thị trường xuất khẩu lao động của Công ty Cổ phần Mirai International. Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp marketing phát triển thị trường dịch vụ của công ty. Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần Mirai International. Chương 3: Đề xuất giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần Mirai International.
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với một quốc gia đang phát triển và có lực lượng lao động dồi dào như Việt Nam, việc xuất khẩu lao động là tất yếu nhằm giúp người lao động có được cơ hội tốt nhất, kiếm được việc làm phù hợp cũng như có thu nhập tốt nhất. Tuy nhiên, việc xuất khẩu lao động đang còn rất nhiều điều bất cập và không ít các thị trường đang quay lưng với lao động Việt Nam vì sự thiếu chuyên nghiệp cũng như các vấn đề về kỷ luật, niềm tin. Bên cạnh đó, chất lượng và sự ổn định của sức lao động Việt Nam cũng là 1 vấn đề đôi khi gây cản trở cho các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam. Vì thế, việc có những giải pháp giúp phát triển ổn định và bền vững thị trường xuất khẩu lao động là rất cần thiết với các công ty trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài “Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động của Công ty Cổ phần Mirai International” là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học, và có tính thực tiễn cao tại Việt nam hiện nay. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu, cùng với việc cập nhật thông tin từ thư viện trường và các đề tài khóa luận ngoại vi, em nhận thức rõ rằng các giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường đang trở thành một vấn đề quan trọng được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với sinh viên và học viên cao học, đặc biệt là trong các ngành quan tâm như du lịch, khách sạn, kinh tế, thương mại điện tử, và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành marketing. Dưới đây là một số tài liệu tham khảo các anh chị khóa trước về các giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường như sau: - Đề tài: “Giải pháp marketing phát triển thị trường cho sản phẩm pin năng lượng mặt trời của công ty cổ phần điện mặt trời Việt Nam”, sinh viên thực hiện Hứa Thị Hường, lớp K53C3, Đại học Thương mại được hướng dẫn bởi Ths. Bùi Phương Linh. - Đề tài: “Giải pháp marketing phát triển thị trường thực phẩm chức năng Scurma Fizzy của công ty cổ phần Elepharma”, được hướng dẫn bởi PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng.
  12. 2 - Đề tài: “Giải pháp marketing phát triển thị trường miền Nam cho sản phẩm đặc sản khô mang thương hiệu vua đặc sản của công ty TNHH Ecozone”, của sinh viên Nguyễn Thị Khánh Vân, K54C6, Đại học Thương mại với sự hướng dẫn của Ths. Ngạc Thị Phương Mai. - Đề tài: “Giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu hàng may mặc sang Hàn Quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu Trường Thắng”, của sinh viên Lê Thị Hồng Lan, K52C3, giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng. 2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Em đã tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu về nhiều luận văn và đề tài quốc tế liên quan đến vấn đề phát triển thị trường. Dưới đây là một số tiêu biểu về những vấn đề này mà doanh nghiệp thường xuyên quan tâm, nghiên cứu và áp dụng: - “Quan điểm phát triển thị trường của Matran Ansoff, đặc biệt là tài liệu về ma trận Ansoff được tác giả lần đầu nhắc tới năm 1975 và chỉnh sửa. Ma trận nêu rõ các định hướng phát triển thị trường với các cặp sản phẩm, thâm nhập thị trường, giữa thị trường mới và thị trường có sẵn”. - “Quan điểm về phát triển thị trường theo chiều rộng và chiều sâu của Philip Kotler được nêu trong cuốn Quản trị Marketing, NXB Thống kê, tái bản 2007”. 3. Câu hỏi nghiên cứu Với định hướng đề tài khóa luận như trên, mục đích của em là nghiên cứu và giải quyết các nội dung hướng đến việc phát triển thị trường ngành và các giải pháp nhằm phát triển. Cụ thể cần trả lời các câu hỏi sau: - Thị trường lao động là gì? Phát triển thị trường xuất khẩu lao động là gì? Vai trò của việc phát triển thị trường xuất khẩu lao động? - Các nội dung cơ bản của phát triển thị trường xuất khẩu lao động? - Thực trạng các giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động tại công ty cổ phẩn Mirai International. - Ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp đó? - Giải pháp marketing cụ thể nào phát triển thị trường xuất khẩu lao động tại
  13. 3 công ty cổ phẩn Mirai International. 4. Các mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung - Đề xuất giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động tại công ty cổ phẩn Mirai International.  Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các kiến thức, lý thuyết chung về hoạt động phát triển thị trường của công ty Mirai International trên cả 2 phương diện bao gồm: thực tiễn và cơ sở lý luận. - Phân tích cụ thể thực trạng về các hoạt động marketing của công ty Cổ phần Mirai International nói chung và cụ thể đối với dịch vụ xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc từ năm 2020-2022 - Dự báo thay đổi trong tương lai của các yếu tố môi trường vi mô và môi trường vĩ mô - Đề xuất các giải pháp marketing tốt nhất nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lại động tại Hàn Quốc của Công ty Cổ phần Mirai International. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Khu vực thị trường Hàn Quốc. - Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động của Công ty Cổ phần Mirai International. - Phạm vi thời gian: + Nghiên cứu sơ cấp: Thu thập được thông qua xây dựng bảng câu hỏi và điều tra khách hàng. Thời gian thực hiện lấy dữ liệu sơ cấp từ ngày 30/08/2023 đến ngày 30/09/2023 +Nghiên cứu thứ cấp: Lấy dữ liệu trên thư viện điện tử của trường Đại học Thương mại, tạp chí, internet, các báo cáo tài chính về: lợi nhuận, doanh thu, chi phí… của công ty cổ phần Mirai International 2020-2022.
  14. 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Nhờ vào quá trình này, chúng ta có thể phát triển tư duy logic, đưa ra các luận điểm rõ ràng đồng thời có khả năng dẫn dắt và xử lý các vấn đề nghiên cứu một cách hiệu quả. 6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 6.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 6.2.1.1. Dữ liệu thu thập từ bên trong công ty Phòng Marketing :tổng hợp thông tin từ các kế hoạch và mục tiêu chiến lược, đồng thời xem xét ngân sách được dành cho dịch vụ xuất khẩu lao động của công ty. Đối với phòng Tài chính Nhân sự, tập trung vào việc biên soạn các số liệu và báo cáo chi phí, doanh thu, và lợi nhuận theo từng khoảng thời gian: tháng, quý, và năm, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2020 đến 2022. Công ty cũng xem xét tất cả các tài liệu về mảng kinh doanh của Mirai International, bao gồm cả mức thu chi và kết quả đạt được. Ngoài ra, công ty đang theo dõi các biện pháp mà công ty triển khai để giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời đảm bảo rằng mọi hoạt động kinh doanh hoạt động diễn ra tốt nhất. 6.2.1.2. Dữ liệu thu thập từ nguồn ngoài công ty Tiến hành thu thập thông tin từ đối thủ cạnh tranh là bước quan trọng để định hình chiến lược kinh doanh. Trên thị trường Hàn Quốc, chúng tôi xác định số lượng đối thủ và thương hiệu lớn để có cái nhìn toàn diện về cạnh tranh. Mục tiêu của chúng tôi là tìm ra điểm yếu của các đối thủ để xây dựng kế hoạch và các giải pháp tốt nhất, hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp của bạn. Đồng thời, chúng tôi cũng nghiên cứu các công cụ xúc tiến thương mại của đối thủ, đánh giá ngân sách họ dành cho chiến lược marketing, xác định giá cả và phân phối tập trung tại những địa điểm nào. Những thông tin này sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu chặt chẽ để doanh nghiệp của bạn xây dựng chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ và linh hoạt. Chúng tôi sử dụng nhiều nguồn thông tin, bao gồm dữ liệu từ mạng xã hội, báo chí, website, cũng như nghiên cứu về tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị và
  15. 5 nhu cầu của người tiêu dùng tại thị trường Hàn Quốc. 6.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 6.2.2.1. Các dữ liệu sơ cấp cần thu thập Tập trung vào việc thu thập thông tin về khách hàng là một bước quan trọng nhằm hiểu rõ hơn về đặc điểm của họ. Chúng tôi đang tập trung vào các yếu tố như độ tuổi sử dụng, nhu cầu về sản phẩm, mức giá mà họ sẵn sàng chi trả, và những mong muốn thực sự của khách hàng. Điều này giúp chúng tôi đánh giá khách quan nhất về tình hình thị trường trong khu vực cụ thể và tìm ra các giải pháp phát hiện kịp thời. Đánh giá và nhận xét từ ban lãnh đạo của công ty Mirai International đóng vai trò quan trọng, vì họ có cái nhìn sâu rộng và đã có nhiều năm nghiên cứu thị trường. Điều này giúp chúng tôi đạt được những giải pháp hiệu quả nhất dựa trên sự hiểu biết chuyên sâu về nhu cầu và xu hướng của khách hàng Hơn nữa, việc thu thập nhận xét và đánh giá từ các bộ phận chuyên về dịch vụ của phòng ban marketing và phòng kế toán-tài chính là quan trọng để có đánh giá toàn cảnh về hiệu suất dịch vụ, cũng như mối quan hệ với khách hàng từ góc độ tài chính.. 6.2.2.2. Thông qua điều tra/khảo sát nhân viên công ty Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát để thu thập ý kiến từ đối tượng được hỏi, bao gồm cả những nhà quản trị và nhân viên của Công ty Cổ phần Mirai International. Bảng khảo sát sẽ được thiết kế để thu thập thông tin đánh giá và đánh giá về các chính sách đã và đang được triển khai bởi công ty. Đồng thời, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát về các chính sách marketing hiện tại và định hướng trong tương lai để phát triển dịch vụ xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Nghiên cứu cũng sẽ chú trọng vào hiểu biết về thị trường mục tiêu và tập khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp. Quá trình tiến hành khảo sát sẽ chủ yếu thông qua hình thức offline, với các câu hỏi được soạn sẵn để đảm bảo tính chất chặt chẽ và chuyên sâu. Những câu hỏi này sẽ được đưa ra cho nhà quản trị và nhân viên công ty, sau đó chúng tôi sẽ thu thập và tổng hợp các câu trả lời để có cái nhìn tổng quan về ý kiến và quan điểm của đội ngũ nội bộ đối với các vấn đề quan trọng của công ty.
  16. 6 6.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 6.2.3.1. Phương pháp xử lý dữ liệu Đối với dữ liệu sơ cấp, chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin từ phiếu điều tra online, chia phần trăm theo các yếu tố quan trọng, sau đó nhập dữ liệu vào bảng Excel. Tiếp theo, chúng tôi sẽ thực hiện sàng lọc và thống kê số liệu để đưa ra kết quả một cách chính xác nhất và nhận xét một cách khách quan nhất. Đối với dữ liệu thứ cấp, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, và phân tích để tổng hợp thông tin từ các nguồn thu thập. Chúng tôi sẽ đánh giá theo các mức phần trăm để đo lường mức độ tăng trưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh qua các năm khác nhau một cách dễ dàng và chi tiết. 6.2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Trong quá trình xử lý dữ liệu, chúng tôi sử dụng một loạt các phương pháp như phân tích suy luận, so sánh, phương pháp diễn giải, và suy luận tổng hợp. Mục tiêu của việc này là đánh giá thực trạng trong lĩnh vực marketing của công ty. Chúng tôi tận dụng phân tích suy luận để hiểu rõ hơn về các mối liên kết và nguyên nhân - kết quả trong chiến lược marketing. Bằng cách so sánh, chúng tôi tìm kiếm sự khác biệt và điểm mạnh của chiến lược hiện tại so với các chiến lược khác. Phương pháp diễn giải giúp chúng tôi giải thích ý nghĩa của các số liệu và dữ liệu thu thập được. Suy luận tổng hợp được áp dụng để kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và tạo ra một cái nhìn tổng thể về thực trạng marketing của công ty. Dựa trên các phương pháp này, chúng tôi có khả năng đưa ra các giải pháp marketing định hình hướng phát triển cho thị trường của doanh nghiệp một cách hiệu quả và tốt nhất. 7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp. Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Mirai International. Chương 2: Phân tích thực trạng giải pháp marketing nhằm phát thị trường xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Mirai International. Chương 3: Đề Xuất giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Mirai International.
  17. 7 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm thị trường và vai trò phát triển thị trường xuất khẩu lao động. 1.1.1.1. Khái niệm về thị trường xuất khẩu lao động và phát triển thị trường Nhằm tận dụng hết các lợi ích tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ việc di chuyển Lao động quốc tế, nước xuất khẩu đã tiến hành quản lý, hỗ trợ và cho phép các tổ chức đưa Lao động hoặc cá nhân người Lao động ra nước ngoài làm việc. Đây được coi là hoạt động Xuất khẩu Lao động (XKLĐ). XKLĐ là một hoạt động kinh tế-xã hội mang lại lợi ích không chỉ cho quốc gia xuất khẩu mà còn cho quốc gia nhập khẩu cũng như các bên tham gia như tổ chức dịch vụ XKLĐ, người lao động và chủ sử dụng Lao động. Vì vậy, XKLĐ là việc di chuyển Lao động quốc tế có thời hạn và có sự tổ chức với mục tiêu kinh tế, được pháp luật cho phép và được nhà nước quản lý và hỗ trợ. Theo định nghĩa của Luật lao động Việt Nam, làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng "Xuất khẩu lao động" được hiểu là việc những người lao động được cử sang làm việc theo một quãng thời hạn nhất định ở nước ngoài, được quản lí và giúp đỡ bởi chính phủ theo hình thức hợp đồng với các doanh nghiệp làm việc trong ngành kinh tế, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức và cá nhân có ý định đầu tư tại nước ngoài. Ngoài ra, cũng có thể có các hợp đồng để cải tiến kĩ năng làm việc dựa theo hợp đồng cá nhân giữa người lao động và bên thuê lao động. Hiện nay, có tồn tại các hình thức xuất khẩu lao động của Việt Nam như sau: Người lao động có thể di chuyển đi làm việc ở nước ngoài thông qua việc được sử dụng bởi các doanh nghiệp dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp đã được cấp phép hoạt động. Việc chuyển đi làm việc ở nước ngoài của người lao động có thể được thực hiện thông qua việc bị trúng thầu, nhận thầu, hoặc bị sử dụng bởi tổ chức và cá nhân có vốn đầu tư ra nước ngoài và đã được cấp phép.
  18. 8 Người lao động cũng có thể bị tham gia vào chương trình tu nghiệp sinh hoặc thực tập sinh để nâng cao kỹ thuật và kỹ năng công việc khi họ đi làm việc ở nước ngoài. Có khả năng rằng họ sẽ bị ký kết hợp đồng trực tiếp với người sử dụng lao động trong quốc gia khác theo hợp đồng cá nhân. Thị trường xuất khẩu lao động là một thị trường lao động ở nước ngoài, trong đó người lao động từ trong nước được chuyển đi làm việc tại quốc gia nước ngoài thông qua các hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận tương tự. Phát triển thị trường xuất khẩu lao động là toàn bộ các định hướng và phương thức mà doanh nghiệp áp dụng để đạt được mục tiêu gia tăng số lượng hoặc/ doanh thu từ xuất khẩu lao động trên các thị trường của công ty. 1.1.1.2 Vai trò phát triển của thị trường xuất khẩu lao động  Với nƣớc xuất khẩu lao động: Hoạt động xuất khẩu lao động đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển kinh tế. Đây không chỉ là một hoạt động kinh tế quan trọng mà còn mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia, bao gồm bên xuất khẩu lao động, bên nhập khẩu lao động và cả những người lao động tham gia vào quá trình này. Xuất khẩu lao động đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong bức tranh hoạt động kinh tế. Trước hết, nó đóng góp đáng kể vào giải quyết vấn đề việc làm và tăng cường thu nhập cho người lao động. Có thể khẳng định rằng, xuất khẩu lao động đồng hành chặt chẽ với chương trình việc làm quốc gia, thậm chí nó còn chiếm vị thế chủ đạo trong chiến lược giải quyết vấn đề việc làm. Đây được xem là một công cụ hiệu quả giúp thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, nhằm loại bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo đói và thiếu thốn về thức ăn. Bên cạnh những đóng góp đã được đề cập, xuất khẩu lao động còn tạo ra một nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho quốc gia, đồng thời góp phần cải thiện cân đối thanh toán quốc tế và làm giảm khoảng cách kinh tế giữa các quốc gia đang phát triển và phát triển. Là một nguồn thu nhập quan trọng khác, hoạt động xuất khẩu lao động đã
  19. 9 đóng góp khoảng 1,5 tỷ USD vào ngân sách quốc gia trong năm 2004. Trung bình, mỗi lao động đã mang lại thu nhập khoảng 3.750 USD hoặc 302,5 USD mỗi tháng. Số liệu này đáng kể cao hơn so với thu nhập dư dùng của lao động trong nước sau khi khấu trừ chi phí sinh hoạt. Như vậy, xuất khẩu lao động không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.. Hơn thế nữa, việc xuất khẩu lao động là một kênh quan trọng để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Trong những năm gần đây, số lượng người lao động đi xuất khẩu từ Việt Nam đã tăng lên khoảng 70 nghìn người mỗi năm và hiện có khoảng 400 nghìn công dân Việt Nam làm việc ở hơn 40 quốc gia và lãnh thổ khác nhau. Việc thực hiện xuất khẩu lao động một cách hiệu quả sẽ giúp giảm tình trạng tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, cung cấp cho người lao động một hướng đi tích cực và mang lại cơ hội học tập về phong cách làm việc mới từ các tổ chức lao động trong nước ngoài... Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, việc hợp tác trong xuất khẩu lao động được đánh giá là rất quan trọng. Hợp tác này không chỉ củng cố mối quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận lao động mà còn tạo ra một sự hiểu biết sâu sắc và gắn bó giữa hai bên. Qua việc chia sẻ thông tin về những vấn đề mà cả hai nước quan tâm và đồng thuận về quan điểm có lợi cho cả hai bên, mối quan hệ này đã được thể hiện rõ. Đồng thời, việc mở rộng hợp tác quốc tế thông qua lĩnh vực xuất khẩu lao động đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sâu sắc các mối quan hệ hợp tác khác.  Với nước nhập khẩu lao động: Lợi ích thu được từ việc nhập khẩu lao động là không nhỏ. Đầu tiên, việc này giúp bù đắp những thiếu hụt về lao động trong các ngành công nghiệp. Đồng thời, nó cũng khai thác hiệu quả tiềm năng của đất nước. Thứ hai, qua việc nhập khẩu lao động, chúng ta cũng mở rộng quan hệ và tăng uy tín với các nước có nguồn lao động. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm, kiến thức và tác phong làm việc của người lao động từ những quốc gia này. Đồng thời, việc này cũng mở rộng nhu cầu trong thị trường lao động trong nước.
  20. 10 Ngoài ra, xuất khẩu lao động cũgn góp phần giải quyết yếu tố thiếu hụt về lao độnđ trong các lĩnh vực mà người dân Viêt Nam ít có xu hướgnbtham gia ở nhữgnquốcn gia tiếp nhận công nhân Viêt Nam.  Đối với doanh nghiệp: - Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động là đã tham gia hiệu quả vào chương trình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời thực hiện một phần thoả thuận hợp tác giữa hai chính phủ, đồng thời nhằm gia tăng lợi ích của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.  Đối với bản thân người lao động: - Gia đình được giúp đỡ thoát khỏi cảnh nghèo đói và cải thiện mức sống của mình nhờ vào sự hỗ trợ từ người lao động đi xuất khẩu. - Kỹ năng làm việc, quản lý được người lao động tiếp thu, cùng với việc tích luỹ trình độ tay nghề và kinh nghiệm thực tế, sẽ giúp họ tự mình tạo ra công việc sau khi trở về quê hương. 1.1.2. Lý thuyết về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường “Marketing bao gồm các hoạt động của con người nhằm đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn thông qua việc trao đổi. Marketing là quá trình quản lý mang tính xã hội. Thông qua đó mà các nhóm người hay cá nhân có thể nhận được cái mà họ cần thông qua việc cung cấp, trao đổi dịch vụ, sản phẩm có giá trị với người khác.” (Philip Kotler, 2023) Như vậy, giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường là các giải pháp của doanh nghiệp cung cấp các giá trị nhằm đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn thông qua việc trao đổi với các đối tượng khách hàng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp trong gia tăng doanh số hoặc doanh thu trên các thị trường của doanh nghiệp. Định hƣớng phát triển thị trƣờng: Trên thực tế có các định hướng phát triển thị trường nếu chia theo phạm vi có 2 loại phát triển thị trường, đó là phát triển theo chiều rộng và chiều sâu Phát triển theo chiều sâu:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2