luận văn: THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC PHẦN "MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC", VẬT LÍ 11 - NÂNG CAO
lượt xem 50
download
Xã hội ngày càng phát triển với sự bùng nổ của thông tin, khoa học k ĩ thuật và công nghệ, lƣợng kiến thức cần cập nhật ngày càng nhiều. Song chúng ta không thể nhồi nhét tất cả tri thức đó cho trẻ mà phải dạy trẻ phƣơng pháp học và lĩnh hội kiến thức của nhân loại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: luận văn: THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC PHẦN "MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC", VẬT LÍ 11 - NÂNG CAO
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN VĂN ĐỨC THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC PHẦN "MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC", VẬT LÍ 11 - NÂNG CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN VĂN ĐỨC THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC PHẦN "MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC", VẬT LÍ 11 - NÂNG CAO Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM XUÂN QUẾ THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- i LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học, khoa Vật lí trường ĐHSP Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại khoa và nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Xuân Quế đã trực tiếp giảng dạy, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường THPT Lục Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Tôi cũng trân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở trường thực nghiệm đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Tôi xin thành cảm bạn bè đồng nghiệp và người thân trong gia đình, cảm ơn các bạn học viên cao học K16 chuyên ngành lí luận và phương pháp giảng dạy vật lí trường ĐHSP Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái nguyên, tháng 8 năm 2010 Nguyễn Văn Đức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................i MỤC LỤC ......................................................................................................ii CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ................................................ vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ......................................................... 3 3.1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................... 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 3 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 4 8. Những đóng góp mới của luận văn .......................................................... 4 9. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn ................................................. 4 10. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TRƢỜNG THPT ................................................ 6 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP ..................................... 6 1. Khái niệm ôn tập và mục đích ôn tập ................................................... 6 2. Vai trò và vị trí của ôn tập trong quá trình nhận thức. .......................... 8 3. Nội dung cần ôn tập trong dạy học vật lí.............................................. 9 4. Các hình thức ôn tập .......................................................................... 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- iii 5. Các phƣơng pháp ôn tập ngoài giờ lên lớp ......................................... 11 5.1. Đọc lại và hoàn thành những bài tập tự luận, trắc nghiệm ở nhà có tác dụng giúp HS tự ôn tập kiến thức ............................. 11 5.2. Hoạt động ngoại khoá góp phần tự ôn tập kiến thức ................... 12 5.3. Tham gia xây dựng logíc hình thành các kiến thức thông qua xây dựng các sơ đồ Graph về từng phần và toàn bộ hệ thống kiến thức cần ôn tập. ....................................................... 12 6. Phƣơng tiện hỗ trợ việc ôn tập ........................................................... 14 6.1. Sách (sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo…) .............. 14 6.2. Các tư liệu, bài tập, bài kiểm tra (trắc nghiệm và tự luận) trên mạng (dưới dạng Web…) ................................................... 14 7. Mối quan hệ giữa ôn tập và kiểm tra, đánh giá .................................. 15 7.1. Khái niệm kiểm tra và đánh giá .................................................. 15 7.2. Mối quan hệ giữa ôn tập và kiểm tra, đánh giá ........................... 16 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP............................. 17 1. Đánh giá vai trò của ôn tập từ phía GV và từ phía HS ....................... 18 1.1. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc hướng dẫn HS ôn tập ...... 18 1.2. Nhận thức của HS về vai trò của hoạt động ôn tập ..................... 19 2. Các nội dung hiện nay mà GV và HS thƣờng ôn tập và đánh giá ....... 19 3. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng và ôn tập kiến thức cho HS ở các trƣờng THPT hiện nay ................................................................ 20 4. Thực trạng việc sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ cho hoạt động ôn tập ...... 23 Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 23 Chƣơng 2. THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC PHẦN “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC” ................ 25 1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chƣơng “Mắt. Các dụng cụ quang học” Vật lí lớp 11 Nâng cao.......................................................................... 25 1.1. Đặc điểm về nội dung của chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” ...... 25 1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức và logíc hình thành kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” ................................. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- iv 2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng HS cần có sau khi học xong chƣơng “Mắt. Các dụng cụ quang học” Vật lí 11 nâng cao ............................... 28 2.1. Chuẩn kiến thức .............................................................................. 28 2.2. Các kĩ năng cơ bản HS cần đạt được sau khi học xong chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” ...................................................... 29 2.3. Các sai lầm phổ biến của HS trong khi học phần kiến thức “Mắt. Các dụng cụ quang học” ...................................................... 29 3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng ôn tập ................................. 32 3.1. Đề xuất về nội dung cần ôn tập ....................................................... 33 3.1.1. Nội dung kiến thức ................................................................... 33 3.1.2. Các kĩ năng .............................................................................. 34 3.2. Đề xuất về hình thức ôn tập và phương pháp ôn tập ....................... 35 3.2.1. Ôn tập thông qua việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học ............. 35 3.2.2. Ôn tập thông qua việc trả lời các câu hỏi ôn tập dạng tự luận ...... 36 3.2.3. Ôn tập thông qua việc xây dựng sơ đồ (graph) ........................ 36 3.2.4. Ôn tập thông qua việc làm bài tập luyện tập ............................ 38 3.2.5. Ôn tập thông qua diễn đàn thảo luận ....................................... 39 3.3. Đề xuất về phương tiện ôn tập ........................................................ 40 3.3.1. Các khái niệm liên quan đến web ............................................. 40 3.3.2. Một số ưu điểm của web trong dạy học hiện đại. ..................... 43 3.3.3. Các khả năng hỗ trợ của web đối với ôn tập ............................ 45 4. Thiết kế Website hỗ trợ HS tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá kiến thức phần “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật lí 11 nâng cao .............. 49 4.1. Lựa chọn và nghiên cứu công cụ để xây dựng Website ................... 49 4.2. Thiết kế Website .............................................................................. 51 4.3. Xây dựng các module chính ............................................................ 53 4.3.1. Xây dựng mudule 1: Ôn tập thông qua tóm tắt kiến thức bài học .................................................................................... 53 4.3.2. Xây dựng module 2: Hệ thống các câu hỏi ôn tập dạng tự luận và hướng dẫn trả lời ........................................................ 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- v 4.3.3. Xây dựng module 3: Sử dụng thí nghiệm ảo để ôn tập ............. 57 4.3.4. Xây dựng module 4: Sử dụng sơ đồ graph để ôn tập trên web ....... 59 4.3.5. Xây dựng module 5: Hệ thống bài tập trắc nghiệm có phản hồi hướng dẫn .......................................................................... 66 4.3.6. Xây dựng module 6: Sử dụng các diễn đàn thảo luận nhóm để ôn tập trên Website ................................................... 69 4.3.7. Xây dựng module 7: Sử dụng bài kiểm tra trên Website để đánh giá mức độ thu nhận kiến thức của HS ........................... 71 4.4. Thiết kế và xây dựng các mudule hỗ trợ khác ................................. 73 Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................... 74 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 75 1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm .................................. 75 1.1. Mục đích ......................................................................................... 75 1.2. Nhiệm vụ......................................................................................... 75 2. Đối tƣợng và nội dung thực nghiệm sƣ phạm ........................................ 76 2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ..................................................... 76 2.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm ................................................ 77 3. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 77 4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm ................................. 79 4.1. Phân tích diễn biến của quá trình thực ngiệm sư phạm................... 79 4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................... 80 Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 87 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 90 PHỤ LỤC..................................................................................................... 93 Phụ lục 1: CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TIỄN .................................... 93 Phụ lục 2. ĐỀ BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ SAU THỰC NGHIỆM ...... 100 Phụ lục 3. CÁC HÌNH ẢNH VỀ GIAO DIỆN VÀ TỔ CHỨC THÔNG TIN CỦA WEBSITE ............................................. 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- vi CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNTT-TT : Công nghệ thông tin - truyền thông GV : Giáo viên HS : Học sinh THPT : Trung học phổ thông SGK : Sách giáo khoa SBT : Sách bài tập TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển với sự bùng nổ của thông tin, khoa học kĩ thuật và công nghệ, lƣợng kiến thức cần cập nhật ngày càng nhiều. Song chúng ta không thể nhồi nhét tất cả tri thức đó cho trẻ mà phải dạy trẻ phƣơng pháp học và lĩnh hội kiến thức của nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Nếu rèn luyện cho ngƣời học có đƣợc phƣơng pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con ngƣời, kết quả học tập sẽ đƣợc nhân lên gấp bội. Vì vậy ngày nay ngƣời ta nhấn mạnh hoạt động học qua quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trƣờng phổ thông, không chỉ tự học trong tiết học có sự hƣớng dẫn của GV mà tự học ngay cả ở nhà sau bài lên lớp. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng Cộng Sản Việt Nam (Khoá VII, năm 1993) đã chỉ rõ: Về phƣơng pháp giáo dục phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phƣơng pháp giáo dục hiện đại để bồi dƣỡng cho HS năng lực tƣ duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Tiếp theo, Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng Cộng Sản Việt Nam (khoá VIII, năm 1997) tiếp tục khẳng định “phải đổi mới phƣơng pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học. Từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS”. Và Luật giáo dục 2005 đã quy định “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tự giác, tích cực chủ động sáng tạo của HS phù hợp với đặc điểm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 của từng lớp học, môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS". Hiện nay các ứng dụng của CNTT-TT đặc biệt là Internet-Website học tập phát triển rất mạnh, là điều kiện thuận lợi góp phần rèn luyện khả năng tự học cho ngƣời học. Thành tựu nổi bật nhất của CNTT-TT trong giáo dục và đào tạo hiện nay chính là dạy học thông qua các chƣơng trình chạy trên Website. Nó cung cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội học tập cho nhiều ngƣời có trình độ khác nhau, tạo ra sự bình đẳng trong học tập. Các chuyên gia giáo dục đều cho rằng, khi đƣa CNTT-TT vào nhà trƣờng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục dẫn đến những thay đổi trong cả nội dung và phƣơng pháp dạy và học. Đây thực sự đã trở thành cầu nối giữa GV và nhà trƣờng, giữa GV và HS, giữa gia đình và nhà trƣờng, giữa GV và GV, giũa HS và HS. Công tác quản lý giáo dục cũng thay đổi, các tài liệu tham khảo, các giáo án, sáng kiến kinh nghiệm, các bài tập tham khảo, các đề thi, các hình thức luyện thi đại học liên tục đƣợc đƣa lên mạng để GV và HS có thể tham khảo, nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy vậy các Website dành cho HS học tập trong đó có hoạt động ôn tập kết hợp với tự kiểm tra đánh giá đƣợc xây dựng trên cơ sở lí luận dạy học vật lí hiện đại vẫn còn chƣa đƣợc nghiên cứu. Chính vì vậy việc thiết kế trang Web vật lí giúp việc tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: Thiết kế Website hỗ trợ học sinh tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá kiến thức phần „„MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC” Vật lí 11 nâng cao. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng lí luận dạy học Vật lí về hoạt động ôn tập, kiểm tra, đánh giá và công nghệ xây dựng Web nhằm thiết kế Website hỗ trợ HS tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 ôn tập và kiểm tra, đánh giá kiến thức phần “Mắt. Các dụng cụ quang học” Vật lí 11 nâng cao. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá của HS với sự hỗ trợ của Website. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Hệ thống các kiến thức, kĩ năng HS cần nắm vững khi học xong phần kiến thức “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật lí 11 nâng cao. - Hoạt động tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng phần kiến thức “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật lí 11 nâng cao. - Các chức năng của website hỗ trợ HS tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng phần kiến thức “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật lí 11 nâng cao. 4. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng lí luận dạy học Vật lí hiện đại về ôn tập và công nghệ thiết kế Web hợp lí thì sẽ thiết kế đƣợc Website hỗ trợ HS tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá kiến thức phần “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật lí 11 nâng cao, góp phần rèn cho HS kĩ năng tự học, hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả tự ôn tập của HS. 5. Phạm vi nghiên cứu Thiết kế Website hỗ trợ hoạt động ôn tập và kiểm tra, đánh giá kiến thức phần “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật lí 11 nâng cao, nhằm rèn luyện kĩ năng tự học, nâng cao hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả tự ôn tập cho HS. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá. - Nghiên cứu mục đích, nội dung kiến thức phần “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật lí 11 nâng cao. - Nghiên cứu việc thiết kế Website hỗ trợ tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 - Thực nghiệm sƣ phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của Website xây dựng đƣợc. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc ôn tập trong dạy học hiện đại; cơ sở lí luận của việc rèn luyện kĩ năng tự học và tự nghiên cứu đối với HS phổ thông; cơ sở lí luận của hoạt động kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá trong dạy học phổ thông. Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động ôn tập và kiểm tra, đánh giá của GV và HS trong các trƣờng phổ thông. Tiến hành khảo sát bằng phƣơng pháp điều tra, phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm (bài kiểm tra của HS), phƣơng pháp phỏng vấn và đàm thoại với HS và GV ở các trƣờng THPT. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm đối chứng giữa hai quá trình ôn tập phần “Mắt. Các dụng cụ quang học” của hai nhóm HS, một nhóm có sử dụng Website ôn tập và nhóm còn lại sử dụng phƣơng pháp ôn tập truyền thống. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm. 8. Những đóng góp mới của luận văn - Trình bày hệ thống cơ sở lí luận của việc ôn tập theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại. - Thiết kế Website dƣới sự vận dụng của các lí luận trên và sự hỗ trợ của CNTT giúp HS rèn luyện kĩ năng tự ôn tập, phát huy hứng thú từ đó nâng cao chất lƣợng ôn tập kiến thức phần “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật lí 11 nâng cao. 9. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 Về mặt lí luận, luận văn góp phần bổ sung, hệ thống hoá các lí luận về việc ôn tập theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại cũng nhƣ vận dụng lí luận này và CNTT trong việc xây dựng Website về nội dung ôn tập và kiểm tra, đánh giá. Website xây dựng đƣợc là tài liệu tham khảo tốt cho việc HS tự ôn tập kiến thức phần “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật lí 11 nâng cao. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ôn tập và kiểm tra, đánh giá của HS trong các trƣờng THPT. Chương II. Thiết kế Website hỗ trợ HS tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá kiến thức phần “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật lí 11 nâng cao. Chương III. Thực nghiệm sƣ phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TRƢỜNG THPT I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP 1. Khái niệm ôn tập và mục đích ôn tập Theo từ điển Tiếng việt mới của trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội (Hoàng Phê chủ biên) [28]: “Ôn tập là học và luyện lại những điều đã học để nhớ, để nắm chắc”. Theo từ điển Bách khoa toàn thƣ [27]: “Ôn tập là học để nhớ, để nắm chắc hoặc có thể hiểu theo nghĩa khác là: Ôn tập là hệ thống hoá lại kiến thức đã dạy để HS nắm chắc chương trình”. Nhƣ vậy, theo từ điển ôn tập có thể đƣợc hiểu là quá trình học lại và luyện lại những điều đã học để nhớ, để nắm chắc. Theo các nhà tâm ý học [7];[13]: Ôn tập không chỉ để nhớ lại mà còn là sự cấu trúc lại các trông tin đã lĩnh hội, sắp xếp các thông tin đó theo một cấu trúc mới kết hợp với những mẫu kiến thức cũ để tạo ra sự hiểu biết mới. Khi cần có thể tái hiện lại những thông tin và sử dụng lại những thông tin đó có hiệu quả cho nhiều hoạt động khác nhau. Sự lƣu giữ thông tin bắt đầu từ quá trình ghi nhớ, quá trình ghi nhớ có liên quan đến những thông tin đƣợc chuyển từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài. Thông tin đƣợc lƣu giữ trong trí nhớ ngắn chỉ chừng vài giây trong thời gian ngƣời học làm việc, tiến hành thao tác trên các thông tin đó, còn trí nhớ dài lƣu giữ thông tin trong suốt cả cuộc đời. Trí nhớ ngắn lƣu giữ những gì ta đang suy nghĩ vào lúc đó, cùng với những thông tin chuyển từ các giác quan nhƣ tai, mắt của con ngƣời. Sau khi lƣu giữ và sử lí những thông tin đó trong vài giây, trí nhớ ngắn lập tức quên hầu hết số thông tin ấy. Để lƣu giữ thông tin thì những nội dung của trí nhớ ngắn phải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 đƣợc chuyển sang trí nhớ dài. Nhƣng muốn chuyển sang đƣợc trí nhớ dài thì các thông tin đó trƣớc hết cần đƣợc sử lý, sắp xếp cấu trúc trong trí nhớ ngắn sao cho nó có nghĩa với ngƣời học. Thực chất của hoạt động này là thực hiện việc phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá để xác nhận và tổ chức lại thông tin đã thu nhận trong một cấu trúc mới sao cho nó có nghĩa đối với ngƣời học. Để tổ chức đƣợc thông tin, điều đầu tiên ngƣời học phải xác nhận lại thông tin, bổ sung, chỉnh lý, chính xác hoá những thông tin đã lĩnh hội qua các thao tác trí tuệ để tìm ra những vấn đề cơ bản, những kết luận mấu chốt, những vấn đề chƣa rõ, chƣa hiểu, trao đổi với bạn bè, với thầy cô giáo để làm sáng tỏ những thông tin đó. Tức là phải thông hiểu thông tin, phải trả lời đƣợc câu hỏi “tại sao nhƣ vậy?”. Trên cơ sở của sự thông hiểu thông tin, ngƣời học tiến hành các hoạt động phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tƣợng hoá, hệ thống hoá để tổ chức lại các thông tin đã lĩnh hội đó trong một cấu trúc mới. Kết quả của quá trình này là các thông tin đã lĩnh hội sẽ đƣợc chuyển từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài. Từ đây cho thấy chất lƣợng của việc cấu trúc lại thông tin nhƣ thế nào để chuyển sang lƣu trữ tại vùng trí nhớ dài hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức ôn tập của GV và vào chính cá nhân HS. Trí nhớ dài giống nhƣ một tủ hồ sơ chứa những thông tin đã đƣợc lập thành tệp để phục vụ cho việc khai thác trong tƣơng lai. Tuy nhiên trí nhớ dài có khuynh hƣớng chỉ coi nhƣ một dữ liệu hoặc một ý tƣờng nào đó là “hữu ích” một cách lâu dài nếu nó thƣờng gặp phải những dữ liệu hoặc những ý tƣởng đó. Do vậy, với những thông tin cần đƣợc lƣu giữ trong trí nhớ dài thì chúng cần phải đƣợc sử dụng và gợi nhớ lại một cách thƣờng xuyên. Điều đó có nghĩa là khi thông tin đã đƣợc chuyển từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài, nếu không có sự sử dụng thƣờng xuyên thì những thông tin đó sẽ bị lãng quên. Vì vậy để lƣu giữ thông tin lâu dài, GV cần phải tổ chức cho HS sử dụng những thông tin đã đƣợc lĩnh hội một cách thƣờng xuyên bằng nhiều hình thức khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 nhau, trong đó cách sử dụng tốt nhất là vận dụng những thông tin ấy vào việc giải quyết những nhiệm vụ nhận thức và thực hành. Theo các nhà giáo dục học [24];[7]: Ôn tập là giúp HS củng cố tri thức, kĩ năng, kĩ xảo; tạo khả năng cho GV sửa chữa những sai lầm lệch lạc trong nhận thức của HS, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, phát huy tính tích cực độc lập tƣ duy cũng nhƣ phát triển năng lực nhận thức cho HS. Ôn tập còn giúp HS mở rộng đào sâu, khái quát hoá, hệ thống hoá những tri thức đã học, làm vững trắc những kĩ năng, kĩ xảo đã đƣợc hình thành. Một số tác giả lại cho rằng: Ôn tập là một quá trình giúp HS xác nhận lại thông tin đã lĩnh hội, tổ chức lại thông tin đó nếu thấy chỗ chƣa hợp lí hay có chỗ chƣa tối ƣu, góp phần củng cố và khắc họa thông tin để có thể sử dụng thông tin có hiệu quả trong các hoạt động ở nhiều mức độ khác nhau. Tiếp thu những quan niệm của các tác giả trên, chúng tôi cho rằng, ôn tập là quá trình ngƣời học xác nhận lại thông tin, bổ sung và chỉnh lý thông tin, tổ chức lại thông tin theo một cấu trúc khoa học hơn, dễ nhớ và dễ gợi lại hơn, vận dụng thông tin đã lĩnh hội qua đó củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức, làm vững chắc các kĩ năng kĩ xảo đã đƣợc lĩnh hội, phát triển trí nhớ tƣ duy của HS. 2. Vai trò và vị trí của ôn tập trong quá trình nhận thức. Ôn tập đƣợc tổ chức tốt chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình dạy học ở bất cứ môn học nào trong nhà trƣờng. Nó là biện pháp cần thiết mà GV phải sử dụng trong việc dạy học của mình và nó giúp ngƣời học trong quá trình hoàn thiện tri thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Nhờ ôn tập đƣợc tổ chức tốt mà những kiến thức đã đƣợc học không chỉ đƣợc ghi lại trong trí nhớ mà còn đƣợc cấu trúc lại, khắc sâu một cách sáng tạo hơn, cái thứ yếu sẽ đƣợc loại bỏ ra ngoài và cái chủ yếu đƣợc gắn lại với nhau và có một chất lƣợng mới. Kiến thức giữ lại trong trí nhớ muốn tồn tại lâu dài thì phải đƣợc ôn tập và vận dụng thƣờng xuyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 Thông qua việc ôn tập giúp HS hệ thống hoá kiến thức, xây dựng đƣợc một “bức tranh” tổng thể, hệ thống về kiến thức, luyện tập và phát triển những kĩ năng đã đƣợc học, giúp HS đào sâu, mở rộng, khắc sâu các kiến thức, sửa và tránh đƣợc các sai lầm thƣờng mắc phải trong và sau khi tiếp thu kiến thức mới. 3. Nội dung cần ôn tập trong dạy học vật lí Ôn tập là một khâu trong các hình thức tổ chức dạy học ở trƣờng phổ thông, vì thế ôn tập không tự đề ra nội dung, chƣơng trình riêng cho nó mà trên cơ sở nội dung chƣơng trình của môn học quy định cho từng khoá học mà lựa chọn những vấn đề cơ bản cần ôn tập và sắp xếp có hệ thống những vấn đề đó. Ôn tập cũng không tự đề ra phƣơng pháp riêng cho mình mà dựa trên phƣơng pháp dạy học của bộ môn với nội dung cần ôn tập để lựa chọn phƣơng pháp thích hợp nhất trong khoảng thời gian cho phép đƣợc quy định của chƣơng trình. Đối với môn vật lí, cái tạo nên nội dung chính của môn học là những kiến thức vật lí cơ bản. Thông qua việc hình thành những kiến thức cơ bản đó mà thực hiện những nhiệm vụ khác của dạy học vật lí, trƣớc hết là phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, hình thành thế giới quan khoa học. Trong quá trình dạy học vật lí cần chú ý đến những tác động sƣ phạm khác nhằm điều hành quá trình dạy học từ đầu đến cuối, thí dụ nhƣ: gợi động cơ, hứng thú, củng cố, ôn tập, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá… Những kiến thức vật lí cơ bản cần hình thành trong quá trình học kiến thức mới cũng nhƣ trong quá trình ôn tập trong chƣơng trình vật lí ở trƣờng phổ thông gồm các loại sau: - Những khái niệm vật lí, đặc biệt là những khái niệm về đại lƣợng vật lí. - Những định luật vật lí. - Những thuyết vật lí. - Những ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật. - Những phƣơng pháp nhận thức vật lí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 Bên cạnh những kiến thức vật lí cơ bản cần hình thành ở trên thì HS cần phải có một số kĩ năng sau để nâng cao hiệu quả của việc tự ôn tập: - Kĩ năng thu thập thông tin: kĩ năng đọc sách; kĩ năng quan sát, đọc đồ thị, biểu đồ; kĩ năng khai thác mạng Internet,… - Kĩ năng sử lí thông tin: kĩ năng xây dựng bảng biểu, đồ thị; kĩ năng so sánh, đánh giá; phân tích, tổng hợp… - Kĩ năng truyền đạt thông tin: trình bày, viết, báo cáo kết quả… 4. Các hình thức ôn tập Ôn tập có thể thực hiện dƣới nhiều hình thức, nhƣng thƣờng sử dụng nhiều nhất là các hình thức sau đây: Ôn tập thông qua trả lời các câu hỏi ôn bài dƣới dạng tự luận. Hình thức này đƣợc thực hiện thông qua hệ thống các câu hỏi đƣợc GV chuẩn bị sẵn, đó là các câu hỏi kiểm tra bài cũ đầu giờ, hoặc những câu hỏi đặt ra trong tiết học nhằm gợi lại những kiến thức cũ mà nó là cơ sở để hình thành những kiến thức mới trong bài học hoặc cũng có thể đƣợc thực hiện ngay sau khi trình bày kiến thức mới nhằm củng cố những kiến thức HS vừa lĩnh hội, chốt lại những kiến thức cơ bản, cốt lõi của bài học. Ôn tập thông qua lập bản tóm tắt bài học hoặc phần, chƣơng kiến thức đã học. Hình thức này có thể tiến hành bằng cách đƣa ra các câu hỏi, những yêu cầu để HS trả lời hoặc làm các bài tập có tính chất hệ thống hoá, tổng kết những kiến thức cơ bản của bài học và thƣờng đƣợc sử dụng sau khi kết thúc một chƣơng hoặc một phần của chƣơng trình. Ôn tập thông qua làm bài tập luyện tập. Các bài tập có thể dƣới dạng TNKQ hoặc dạng tự luận và thƣờng đƣợc sử dụng nhiều với mục đích nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng vận dụng, sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 Ôn tập thông qua lập sơ đồ kiến thức. Hình thức ôn tập này thƣờng đƣợc thực hiện trong một (hoặc một vài) tiết học riêng biệt. Mục đích sƣ phạm của các tiết ôn tập nhƣ vậy là chỉnh lí lại, hệ thống lại, tìm ra mối liên hệ logíc giữa các kiến thức mà HS đã đƣợc lĩnh hội trong một phần của tài liệu học; tạo cho HS có cái nhìn toàn diện về nội dung kiến thức trong phần đó. Tất cả các hình thức ôn tập trên có thể đƣợc thực hiện ngay trong các giờ lên lớp chính khoá (dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của GV), có thể thực hiện trong các giờ học ngoại khoá và cũng có thể tự HS thực hiện ở nhà (dƣới sự hƣớng dẫn giám tiếp của GV). 5. Các phƣơng pháp ôn tập ngoài giờ lên lớp 5.1. Đọc lại và hoàn thành những bài tập tự luận, trắc nghiệm ở nhà có tác dụng giúp HS tự ôn tập kiến thức Đọc sách là một trong những dạng hoạt động nhận thức cơ bản của con ngƣời, một loại hình tự học quan trọng và phổ biến. HS học tập ở nhà là sự tiếp tục một cách có logíc hình thức trên lớp. Ở đây, HS phải tự đọc lại và hoàn thành các bài tập (dƣới dạng tự luận và trắc nghiệm) do GV đề ra sau các giờ lên lớp. Ngoài những bài tập về nhà chung cho cả lớp, GV có thể ra những bài tập riêng cho những HS kém và giỏi. Nhƣ vậy, học tập ở nhà có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng của quá trình dạy học. Trƣớc hết, nó có tác dụng ôn tập, đào sâu, mở rộng, khái quát hoá và hệ thống hoá tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng ở HS năng lực tự học, năng lực độc lập công tác. Nó còn cho phép thực hiện sự cá biệt hoá sự dạy học, giúp lấp những lỗ hổng trong trí thức của những HS kém và phát triển năng lực sáng tạo ở HS giỏi. Vì HS tự thực hiện những nhiệm vụ học tập do GV giao cho, trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ HS không có sự hƣớng dẫn của GV; GV đánh giá kết quả của hoạt động tự học thông qua mức độ hoàn thành công việc của HS; nội dung tự học cũng rất đa dạng, tuỳ thuộc nội dung chƣơng trình và đối tƣợng HS. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 5.2. Hoạt động ngoại khoá góp phần tự ôn tập kiến thức Hoạt động ngoại khoá vật lí là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp, có tổ chức, có kế hoạch, có phƣơng hƣớng xác định, đƣợc HS tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ở ngoài giờ nội khoá dƣới sự hƣớng dẫn của các GV vật lí nhằm gây hứng thú, phát triển tƣ duy, rèn luyện một số kĩ năng, bổ sung và mở rộng kiến thức vật lí cho HS; nó có tác dụng lớn về mặt giáo dƣỡng, giáo dục và giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Hoạt động ngoại khoá vật lí có thể đem lại nhiều tác dụng to lớn mà một trong những tác dụng đó là góp phần củng cố, đào sâu, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức vật lí đã học trên lớp; bổ sung những kiến thức về mặt lý thuyết hoặc khắc phục những sai lầm mà HS thƣờng mắc phải khi học nội khoá. 5.3. Tham gia xây dựng logíc hình thành các kiến thức thông qua xây dựng các sơ đồ Graph về từng phần và toàn bộ hệ thống kiến thức cần ôn tập. 5.3.1. Khái niệm về Graph - Graph trong lý thuyết Graph bắt nguồn từ “Graphic” có nghĩa là tạo ra một hình ảnh rõ ràng, chi tiết sinh động trong tƣ duy. Trong toán học, Graph đƣợc định nghĩa: Graph gồm một tập hợp điểm gọi là đỉnh của Graph cùng với một tập hợp đoạn thẳng (hoặc cong) gọi là các cạnh của Graph, mỗi cạnh nối hai đỉnh khác nhau và hai đỉnh khác nhau đƣợc nối với nhau bằng nhiều nhất một cạnh. - Nếu với mỗi cạnh của Graph không phân biệt điểm gốc (đầu) với điểm ngọn (cuối) thì đó là Graph vô hƣớng. - Nếu với mỗi cạnh của Graph, ta phân biệt hai đầu, một đầu là gốc và một đầu còn lại là ngọn thì đó là Graph có hƣớng. Ví dụ: A A B C B C Graph vô hƣớng Graph có hƣớng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thiết kế Web - Đề tài: Ẩm thực
8 p | 2237 | 342
-
Luận văn: Xây dựng Website bán hàng đa cấp bằng ASP.NET
50 p | 351 | 93
-
Luận văn Thạc Sĩ: Xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ dạy học phần kiến thức phương pháp tọa độ trong không gian trong chương trình Hình học nâng cao lớp 12 trường trung học phổ thông - Nguyễn Thị Thanh Tuyên
108 p | 222 | 55
-
Luận văn Xây dựng tòa soạn điện tử có hỗ trợ lấy tin từ các Website khác
185 p | 212 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế website hỗ trợ dạy học hai chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” lớp 11 (Cơ bản) nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh
121 p | 142 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần “Quang hình học” - Vật Lý 11 - Ban cơ bản
95 p | 152 | 35
-
Đề tài: THIẾT KẾ WEBSITE HỔ TRỢ VIỆC DẠY VÀ TỰ HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 (NÂNG CAO)
115 p | 117 | 32
-
Luận văn:Thiết kế trang Web số tay toán học hỗ trợ học tập cho học sinh lớp 10
120 p | 164 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn Hoá ở trường THPT
127 p | 155 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức trong chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 ban Cơ bản thông qua các ứng dụng kĩ thuật vật lí
88 p | 124 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá môn Hóa học lớp 10 THPT (chương trình Nâng cao)
135 p | 109 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế Website hỗ trợ dạy học phần Hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông
122 p | 121 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng bản đồ khái niệm và vận dụng thiết kế website hỗ trợ dạy học chương
132 p | 108 | 14
-
Luận văn: Xây dựng Website thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi
58 p | 141 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế websites hỗ trợ dạy học chương “Tính chất sóng của ánh sáng” Vật lý lớp 12
137 p | 97 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần Hoá hữu cơ lớp 11 ban Cơ bản
155 p | 76 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát huy tính tích cực, tự lực của sinh viên trong dạy chương "Dòng điện trong các môi trường" thuộc chương trình Vật lý Cao đẳng Sư phạm thông qua việc thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy học
130 p | 86 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn