intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần Hoá hữu cơ lớp 11 ban Cơ bản

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:155

77
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần Hoá hữu cơ lớp 11 ban Cơ bản là nhằm tìm hiểu về chương trình Hóa học hữu cơ lớp 11 Cơ bản; nguyên tắc thiết kế website; quy trình thiết kế website; nội dung của website; sử dụng website hỗ trợ cho hoạt động tự học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần Hoá hữu cơ lớp 11 ban Cơ bản

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Phan Đăng Khoa THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HOÁ HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Phan Đăng Khoa THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HOÁ HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Hoá học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRỊNH VĂN BIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu trường ĐHSP TP. HCM, Phòng sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp. Cùng với tất cả học viên lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học khóa 21, xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm cho cả lớp trong suốt khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến thầy hướng dẫn - PGS.TS. Trịnh Văn Biều người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, cùng tất cả bạn bè thân thiết đã luôn là chỗ dựa tinh thần, là nguồn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn này. Phan Đăng Khoa Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................ 5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 5 1.1.1. Các luận văn thạc sĩ về thiết kế website ............................................................ 5 1.1.2. Các luận văn thạc sĩ về thiết kế e-book ............................................................. 6 1.1.3. Các luận văn thạc sĩ về tự học ........................................................................... 7 1.2. Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học........................................................... 9 1.2.1. Phương pháp dạy học hóa học ........................................................................... 9 1.2.2. Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học hóa học......................... 11 1.2.3. Phương pháp học tập hóa học .......................................................................... 13 1.3. Tự học ................................................................................................................... 18 1.3.1. Thế nào là tự học ............................................................................................. 18 1.3.2. Vai trò của tự học............................................................................................. 19 1.3.3. Một số phương châm trong tự học................................................................... 20 1.3.4. Những trở ngại cho việc tự học ....................................................................... 21 1.3.5. Tự học qua mạng và lợi ích của nó .................................................................. 22 1.4. Tổng quan về website............................................................................................. 24 1.4.1. Khái niệm về website ...................................................................................... 24 1.4.2. Khái niệm website dạy học ............................................................................. 24 1.4.3. Ưu điểm của website dạy học .......................................................................... 24 1.4.4. Hạn chế của website dạy học ........................................................................... 25
  5. 1.4.5. Những lưu ý khi sử dụng website dạy học ...................................................... 25 1.4.6. Một số phần mềm thiết kế website .................................................................. 26 1.5. Thực trạng sử dụng website DHHH ở trường THPT ............................................. 31 1.5.1. Mục đích điều tra ............................................................................................. 31 1.5.2. Đối tượng điều tra ............................................................................................ 31 1.5.3. Nội dung điều tra ............................................................................................. 32 1.5.4. Phương pháp xử lý kết quả .............................................................................. 33 1.5.5. Kết quả điều tra ................................................................................................ 33 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................ 38 Chương 2. THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN .................................... 40 2.1. Tổng quan về chương trình Hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản................................... 40 2.1.1. Nội dung và cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ 11 cơ bản ........................ 40 2.1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng và đặc điểm của phần hóa học hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông ...................................................................... 41 2.1.3. Các nguyên tắc sư phạm và PPDH chủ yếu sử dụng trong giảng dạy chất hữu cơ ............................................................................................................... 43 2.2. Nguyên tắc thiết kế website ................................................................................... 47 2.2.1. Về cấu trúc ....................................................................................................... 47 2.2.2. Về nội dung ...................................................................................................... 48 2.2.3. Về hình thức..................................................................................................... 49 2.2.4. Về tính năng ..................................................................................................... 50 2.3. Quy trình thiết kế website ...................................................................................... 50 2.3.1. Định hướng việc thiết kế website .................................................................... 50 2.3.2. Thiết kế nội dung của website ......................................................................... 51 2.3.3. Thiết kế website ............................................................................................... 51 2.3.4. Chạy thử ........................................................................................................... 51 2.3.5. Hoàn thiện và giới thiệu địa chỉ trang web ...................................................... 52 2.3.6. Thử nghiệm ...................................................................................................... 52
  6. 2.3.7. Đánh giá hiệu quả ............................................................................................ 52 2.4. Giới thiệu tổng quan về website............................................................................. 52 2.4.1. Cấu trúc của website ........................................................................................ 52 2.4.2. Mục đích thiết kế các trang của website .......................................................... 56 2.4.3. Ưu điểm của website trong hỗ trợ hoạt động tự học ....................................... 62 2.5. Nội dung của website ............................................................................................. 62 2.5.1. Trang chủ ......................................................................................................... 62 2.5.2. Trang “Bài giảng” ............................................................................................ 63 2.5.3. Trang “Thí nghiệm” ......................................................................................... 64 2.5.4. Trang “Hình ảnh” ............................................................................................ 66 2.5.5. Trang “Bài tập” ................................................................................................ 66 2.5.6. Trang “Đề kiểm tra” ........................................................................................ 70 2.5.7. Trang “Lịch sử hóa học” .................................................................................. 71 2.5.8. Trang “Danh nhân hóa học” ............................................................................ 72 2.5.9. Trang “Hóa học diệu kì” .................................................................................. 74 2.5.10. Trang “Truyện kể 109 nguyên tố hóa học” ................................................... 74 2.5.11. Trang “Phương pháp học tập” ....................................................................... 75 2.5.12. Trang “Phương pháp tìm kiếm thông tin” ..................................................... 77 2.5.13. Trang “Thư giãn” ........................................................................................... 78 2.6. Sử dụng website hỗ trợ cho hoạt động tự học ........................................................ 78 2.6.1. Cách sử dụng website trên máy tính ................................................................ 78 2.6.2. Sử dụng website nâng cao hiệu quả tự học...................................................... 80 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................ 81 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................. 83 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................... 83 3.2. Đối tượng thực nghiệm .......................................................................................... 83 3.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................................ 83 3.4. Tiến hành thực nghiệm........................................................................................... 83 3.5. Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm ......................................................... 84
  7. 3.6. Kết quả thực nghiệm .............................................................................................. 86 3.6.1. Kết quả thực nghiệm định lượng ..................................................................... 86 3.6.2. Kết quả thực nghiệm định tính ........................................................................ 95 3.7. Một số kinh nghiệm để sử dụng website có hiệu quả rút ra từ thực nghiệm ....... 101 Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 108 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin CTPT : Công thức phân tử DHHH : Dạy học hóa học ĐHSP : Đại học Sư phạm GD : Giáo dục GV : Giáo viên HS : Học sinh PPDH : Phương pháp dạy học SBT : Sách bài tập SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê số lượng HS tham gia điều tra ............................................ 32 Bảng 1.2. Thống kê số lượng GV tham gia điều tra ............................................ 32 Bảng 1.3. Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu thăm dò .................................. 33 Bảng 1.4. Thực trạng sử dụng website của HS .................................................... 34 Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng website hỗ trợ hoạt động tự học của HS ................... 34 Bảng 1.6. Thuận lợi và khó khăn của HS khi sử dụng website hỗ trợ tự học........ 35 Bảng 1.7. Thực trạng sử dụng website hỗ trợ giảng dạy bộ môn hóa học ............ 36 Bảng 1.8. Thuận lợi và khó khăn của GV khi sử dụng website ............................ 36 Bảng 3.1. Danh sách các lớp TN và ĐC .............................................................. 84 Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra lần 1 ................................................................... 87 Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1 .......... 88 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 ........................................ 89 Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 1 ....................... 89 Bảng 3.6. Kết quả bài kiểm tra lần 2 ................................................................... 90 Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2 .......... 91 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 ........................................ 92 Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 2 ....................... 92 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả hai bài kiểm tra ..................................................... 93 Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích 2 bài kiểm tra .............. 93 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả học tập tổng 2 bài kiểm tra .................................... 94 Bảng 3.13. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 2 bài kiểm tra .......................... 95 Bảng 3.14. Thống kê danh sách GV tham gia nhận xét........................................ 96 Bảng 3.15. Thống kê số lượng HS tham gia nhận xét .......................................... 96 Bảng 3.16. Ý kiến nhận xét của GV .................................................................... 97 Bảng 3.17. Ý kiến nhận xét của HS ..................................................................... 98
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Hình ảnh phần mềm Macromedia Dreamweaver ................................... 26 Hình 1.2. Giao diện phần mềm Macromedia Dreamweaver khi mới khởi động ..... 27 Hình 1.3. Màn hình làm việc của Macromedia Dreamweaver ............................... 28 Hình 1.4. Hình ảnh phần mềm Adobe Photoshop .................................................. 28 Hình 1.5. Màn hình làm việc của Adobe Photoshop .............................................. 29 Hình 1.6. Hình ảnh phần mềm Flash Professional 8 .............................................. 30 Hình 1.7. Giao diện phần mềm Macromedia Flash khi mới khởi động .................. 31 Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc phần “Tài liệu tự học” của website ................................. 53 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc phần “Tư liệu tham khảo” của website ........................... 55 Hình 2.3. Giao diện trang chủ ............................................................................... 63 Hình 2.4. Giao diện trang “Bài giảng” ................................................................... 64 Hình 2.5. Giao diện trang “Thí nghiệm” ................................................................ 65 Hình 2.6. Giao diện trang “Hình ảnh” ................................................................... 66 Hình 2.7. Giao diện trang “Bài tập” phần “Một số vấn đề cần chú ý khi giải bài tập hóa hữu cơ” ...................................................................................... 67 Hình 2.8. Giao diện trang “Bài tập” phần “Phương pháp giải nhanh các bài toán hóa hữu cơ 11” ....................................................................................... 68 Hình 2.9. Giao diện trang “Bài tập” phần “Bài tập trắc nghiệm” ........................... 69 Hình 2.10. Giao diện trang “Bài tập” phần “Bài tập tự luận” ................................. 70 Hình 2.11. Giao diện trang “Đề kiểm tra” ............................................................. 71 Hình 2.12. Giao diện trang “Lịch sử hóa học” ....................................................... 72 Hình 2.13. Giao diện trang “Danh nhân hóa học” .................................................. 73 Hình 2.14. Giao diện trang “Hóa học diệu kì” ....................................................... 74 Hình 2.15. Giao diện trang “Truyện kể 109 nguyên tố hóa học”............................ 75 Hình 2.16. Giao diện trang “Phương pháp học tập” ............................................... 77 Hình 2.17. Giao diện trang “Phương pháp tìm kiếm thông tin” ............................. 77 Hình 2.18. Giao diện trang “Thư giãn” .................................................................. 78 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1................................................. 88
  11. Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 ................................................ 89 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2 ................................................... 91 Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 ................................................ 92 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra ........................................................ 94 Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập 2 bài kiểm tra ..................................................... 94
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công nghệ thông tin (CNTT) - đặc biệt là internet, bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào những thập niên 90 của thế kỉ trước và sau đó bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có các ứng dụng CNTT và nó ngày càng khẳng định được tính hữu dụng và sức mạnh trong mọi phương diện, mọi ngành nghề của cuộc sống, nhất là trong thời đại ngày nay. Internet, đầu tiên được áp dụng nhằm mục đích quân sự và công nghiệp, sau đó mới được ứng dụng vào giáo dục và ngành giáo dục cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại này. Có thể tin tưởng rằng CNTT có thể đem lại giá trị cho quá trình giảng dạy và học tập. Ở nước ta, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục rất được mong đợi. Các nhà giáo dục được khuyến khích ứng dụng CNTT hợp lý ở tất cả các lớp học và các môn học. Và đặc biệt là trong đổi mới PPDH: áp dụng CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử, giáo án trên máy tính, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở Giáo dục và Đào tạo, qua diễn đàn giáo dục trên website Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, gắn bó rất mật thiết với cuộc sống và với các quá trình sản xuất. Do vậy tạo sự hứng thú học tập bộ môn hóa học đối với học sinh là một việc làm hết sức cần thiết và thiết thực giúp môn hóa ngày càng trở nên gần gũi, sinh động và hứng thú hơn đối với học sinh, để giờ học môn hóa học đạt hiệu quả hơn và trở nên nhẹ nhàng hơn đối với người dạy và người học. Ứng dụng CNTT vào dạy và học hóa học là một xu hướng mới và tiến bộ đang được ngành giáo dục quan tâm. Với xu thế phát triển cơ sở hạ tầng CNTT hiện
  13. 2 nay trong cả nước, internet ngày càng trở nên gần gũi hơn với mọi người. Đối với việc học bộ môn hóa học ở trường THPT thì internet - cụ thể là các website cung cấp cho học sinh nguồn tài liệu phong phú giúp các em hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học và mở mang thêm vốn kiến thức của mình. Bên cạnh đó, website cũng cung cấp cho học sinh một hệ thống bài tập đa dạng cùng với nhiều phương pháp giải ứng với mỗi dạng bài tập khác nhau để hỗ trợ các em rèn luyện khả năng giải bài tập hóa học được tốt hơn. Đối với một số nội dung học tập mang tính trừu tượng cao hay những thí nghiệm phức tạp, có tính độc hại thì website cũng cung cấp những hình ảnh, phim minh họa, các thí nghiệm ảo,…để giúp học sinh học tốt hơn các nội dung này. Mặt khác, website còn là nơi học sinh có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau, chia sẻ với nhau các kinh nghiệm học tập hay những tài liệu bổ ích để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Ngoài ra, website cũng giới thiệu về những ứng dụng của hóa học trong thực tế đời sống hằng ngày và trong sản xuất cũng như đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Qua đó giúp học sinh định hướng lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân. Quan trọng hơn là website sẽ kích thích hứng thú và niềm say mê học tập môn hóa học ở học sinh. Giúp các em thấy được rằng hóa học không còn là một môn học khô khan, trừu tượng, xa rời thực tế nữa. Giúp học sinh yêu thích môn hóa học hơn từ đó thêm yêu thích khoa học, góp phần hình thành những phẩm chất cần thiết cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học sau này. Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Thiết kế Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản”. 2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 ban cơ bản. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
  14. 3 - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: phương pháp dạy học hóa học, vấn đề tự học, website hỗ trợ quá trình học tập,… - Thiết kế website hỗ trợ việc tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT ban cơ bản. - Thực nghiệm sư phạm ở một số trường phổ thông để chứng minh tính khả thi và hữu hiệu của đề tài. Từ đó rút ra những biện pháp thực tiễn nhằm nâng cao khả năng tự học của học sinh và đổi mới PPDH hóa học ở trường phổ thông. 4. Giả thuyết khoa học Nếu website được xây dựng một cách khoa học, chuẩn mực và đưa vào sử dụng có hiệu quả sẽ hỗ trợ tốt cho HS tự học và nâng cao kết quả học tập ở bộ môn hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản trường THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành các nhiệm vụ này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến các PPDH tích cực. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến cách thiết kế website. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp phân loại, hệ thống hóa. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra. - Phương pháp chuyên gia. - Thực nghiệm sư phạm: nhằm kiểm chứng các kết quả nghiên cứu và khả năng thực hiện trong thực tế. 5.3. Các phương pháp toán học (để sử lý số liệu thực nghiệm) - Lập bảng thống kê tần số, tần suất, tần suất lũy tích. - Tính các tham số đặc trưng: điểm trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai. - Kiểm định giả thuyết thống kê bằng phép thử Student.
  15. 4 6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu - Thiết kế website trong đó có các tài liệu tham khảo nhằm cung cấp và củng cố kiến thức, nâng cao khả năng tự học cho học sinh. - Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11. - Giới thiệu một số phương pháp giải bài tập hóa học hữu cơ lớp 11. - Giới thiệu những ứng dụng của hóa học trong thực tế đời sống và trong sản xuất nhằm tăng thêm vốn kiến thức cho học sinh.
  16. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy và học ở nhà trường phổ thông hiện nay không còn là hiện tượng mới lạ, mà ngày càng trở nên quen thuộc và gần gũi với cả thầy và trò. Trong hướng phát triển này thì việc sử dụng các website hỗ trợ cho việc dạy học nói chung và đối với môn hóa học nói riêng là một xu hướng khá phổ biến. Không quá khó khăn để tìm kiếm một website như thế trên mạng internet. Mỗi website cung cấp một số nội dung nhất định, thông tin phong phú đa dạng, hình thức đẹp mắt, thân thiện, dễ sử dụng,… Và những website này đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động dạy học. Nhằm đáp ứng và hỗ trợ ngày càng tốt hơn nhu cầu ứng dụng CNTT và sử dụng website trong dạy học hóa học của thầy và trò ở nhà trường THPT, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các vấn đề này. Chúng tôi đã tổng hợp được các luận văn Thạc sĩ từ năm 2008 – 2012 của trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh xung quanh 3 hướng đề tài nghiên cứu như sau: 1.1.1. Các luận văn thạc sĩ về thiết kế website 1. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao. 2. Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá môn hóa học lớp 10 THPT (chương trình nâng cao). 3. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2008), Thiết kế website về phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học vô cơ ở trường THPT. 4. Lê Thị Thu Hà (2009), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn Hóa học ở trường THPT. 5. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 11. 6. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2011), Thiết kế website hỗ trợ việc tự học môn hóa hữu cơ lớp 11 THPT (ban nâng cao).
  17. 6 7. Vũ Lê Hà Khánh (2011), Thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy và học phần lý thuyết chủ đạo môn hóa học ở trường THPT. 8. Phạm Duy Nghĩa (2011), Xây dựng website chương “Nguyên tử”, chương "Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn” lớp 10 ban cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học. 9. Trần Thị Ngọc Diễm (2012), Thiết kế website nhằm tăng cường năng lực tự học phần phi kim ở trường THPT (nhóm IVA, VA, VIA, VIIA). 10. Phan Thị Thúy Hằng (2012), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản. 11. Nguyễn Thị Minh Lý (2012), Thiết kế website hỗ trợ việc tự học môn hóa học lớp 10 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông. 1.1.2. Các luận văn thạc sĩ về thiết kế e-book 1. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (ebook) lớp 10 – Nâng cao chương “Nhóm halogen”. 2. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (ebook) chương “Dung dịch - Sự điện li” lớp 10 chuyên Hóa học. 3. Đàm Thị Thanh Hưng (2009), Thiết kế E-book dạy học môn Hóa học lớp 12 chương 6 chương trình nâng cao. 4. Vũ Thị Phương Linh (2009), Thiết kế E-book hỗ trợ việc dạy và học phần Hóa hữu cơ lớp 11 THPT (chương trình nâng cao). 5. Phạm Thùy Linh (2009), Thiết kế E-book hỗ trợ khả năng tự học của học sinh lớp 12 chương “Đại cương về kim loại” chương trình cơ bản. 6. Nguyễn Thị Thanh Thắm (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần hóa học vô cơ lớp 11 nâng cao. 7. Nguyễn Ngọc Bảo Trân (2009), Thiết kế E-book chương “Lý thuyết về phản ứng hóa học” lớp 10 chuyên hóa học. 8. Tống Thanh Tùng (2009), Thiết kế E-book hóa học lớp 12 phần Crôm, sắt, đồng nhằm hỗ trợ học sinh tự học.
  18. 7 9. Đặng Nguyễn Phương Khanh (2010), Thiết kế E-book hỗ trợ học sinh tự học hóa học lớp 9 THCS. 10. Đỗ Thị Việt Phương (2010), Thiết kế E-book hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao. 11. Trịnh Lê Hồng Phương (2011), Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy và học phần cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học – chương trình THPT chuyên. 12. Phạm Thành Quốc (2011), Thiết kế E-book hỗ trợ dạy học môn hóa học chương “Nguyên tử”, chương "Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn” lớp 10 ban cơ bản. 13. Huỳnh Lâm Thị Ngọc Thảo (2011), Thiết kế E-book hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu cơ lớp 11 chương trình cơ bản. 14. Đinh Thị Xuân Thảo (2011), Xây dựng E-book học phần “Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học” cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên. 15. Nguyễn Ngẫn Trí (2011), Thiết kế E-book hỗ trợ học sinh tự học phần kim loại hóa học lớp 12 chương trình nâng cao. 16. Lê Thị Hà (2012), Thiết kế E-book giúp học sinh giải bài tập hóa học vô cơ chương trình nâng cao lớp 11 ở trường THPT. 17. Văn Thị Trà My (2012), Sử dụng phần mềm ToolBook thiết kế E-book hỗ trợ học sinh tự học môn hóa học lớp 10 ban cơ bản trung học phổ thông. 18. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2012), Thiết kế E-book các bài thực hành thí nghiệm hóa học lớp 11 THPT. 19. Nguyễn Đào Mỹ Trinh (2012), Thiết kế E-book các bài thực hành thí nghiệm hóa học lớp 10 THPT. 1.1.3. Các luận văn thạc sĩ về tự học 1. Trần Thị Thanh Hà (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho HSG hóa lớp 12.
  19. 8 2. Nguyễn Ngọc Nguyên (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho HSG hóa lớp 11. 3. Nguyễn Ngọc Mai Chi (2011), Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT. 4. Trần Thị Hiền (2011), Biên soạn tài liệu hướng dẫn học sinh tự học môn hóa học lớp 11 THPT. 5. Lê Huỳnh Phước Hiệp (2011), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm hỗ trợ việc tự học cho học sinh khá – giỏi hóa học lớp 10 THPT. 6. Nguyễn Thị Ngọc Mai (2012), Thiết kế tài liệu tự học môn hóa học lớp 10 THPT. 7. Nguyễn Thị Nguyệt Minh (2012), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn môn hóa học lớp 10 chương trình cơ bản. 8. Trần Thị Minh Tình (2012), Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học có hướng dẫn môn hoá học cho học sinh lớp 12 - chương trình cơ bản. Các đề tài trên đã hỗ trợ một cách tích cực, mang lại những hiệu quả nhất định đối với hoạt động dạy và học của GV và HS. Cụ thể: - Với nội dung phong phú, đa dạng đã cung cấp cho GV nhiều tài liệu quý báu như các bài giảng điện tử, hệ thống các thí nghiệm, nhiều mô hình và hình ảnh minh họa các nội dung phức tạp, khó hiểu qua đó góp phần nâng cao chất lượng bài giảng. - Cung cấp hệ thống hóa kiến thức tương đối đầy đủ, bên cạnh đó cũng giới thiệu nhiều phương pháp giải bài tập với một hệ thống bài tập đa dạng được phân loại theo nhiều chủ đề khác nhau từ đơn giản đến phức tạp giúp HS có thể tự ôn tập và rèn luyện. - Nhiều tư liệu tham khảo bổ ích giúp HS mở rộng kiến thức, thêm yêu thích môn học nói riêng và yêu thích khoa học nói chung, từ đó góp phần nâng cao ý thức tự học, tự tìm tòi kiến thức của HS. Tuy nhiên có một số vấn đề mà các đề tài trên chưa quan tâm sâu sắc như:
  20. 9 - Website trình bày còn thiếu hấp dẫn, bố cục và hình thức chưa thu hút, nhiều nội dung có hình thức không thân thiện, khó sử dụng. - Tư liệu tham khảo chưa phong phú, chưa có hệ thống rõ ràng. - Việc upload hay bổ sung tài liệu, thông tin cho website còn khó khăn. 1.2. Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học 1.2.1. Phương pháp dạy học hóa học Phương pháp là một phạm trù rất quan trọng, có tính chất quyết định đối với mọi hoạt động. Dạy học là một hoạt động rất phức tạp, do đó PPDH cũng rất phức tạp và đa dạng. Trước khi xem xét định nghĩa PPDH, cần lưu ý đến định nghĩa của phương pháp. Về mặt triết học, phương pháp có hai định nghĩa thông dụng đáng chú ý: 1. Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định. 2. Phương pháp là hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung. Nhiều tác giả coi PPDH là “tổ hợp các cách thức hoạt động” của thầy và trò trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Để đi sâu vào bản chất của PPDH và để nêu rõ cụ thể quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, có định nghĩa: “PPDH là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập” [20]. Trong một số tài liệu, các tác giả nhấn mạnh và nêu cụ thể mục đích dạy học ngay khi giới thiệu định nghĩa: “PPDH là cách thức, con đường hoạt động của thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa” [22]. PPDH hóa học một mặt phải tuân theo các quy luật chung của PPDH. Mặt khác, tất cả những tính chất và chức năng của phương pháp khoa học nói chung đều phải được phản ánh vào trong bản chất của PPDH hóa học. Ngoài ra, PPDH hóa học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2