intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng bản đồ khái niệm và vận dụng thiết kế website hỗ trợ dạy học chương

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

109
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng bản đồ khái niệm và vận dụng thiết kế website hỗ trợ dạy học chương "Dòng điện trong các môi trường" lớp 11 ban Cơ bản đưa ra phương pháp nhằm thiết kế Website chương “Dòng điện trong các môi trường” lớp 11 ban Cơ bản; thiết kế tiến trình dạy học cụ thể một số bài của chương “Dòng điện trong các môi trường” lớp 11 ban Cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng bản đồ khái niệm và vận dụng thiết kế website hỗ trợ dạy học chương

  1. BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH Vuõ Quoác Duõng XAÂY DÖÏNG BAÛN ÑOÀ KHAÙI NIEÄM VAØ VAÄN DUÏNG THIEÁT KEÁ WEBSITE HOÃ TRÔÏ DAÏY HOÏC CHÖÔNG “DOØNG ÑIEÄN TRONG CAÙC MOÂI TRÖÔØNG” LÔÙP 11 BAN CÔ BAÛN Chuyeân ngaønh: Lyù luaän vaø phöông phaùp daïy hoïc moân Vaät lyù Maõ soá: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC: TS. PHAÏM THEÁ DAÂN Thaønh Phoá Hoà Chí Minh - 2008
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả VŨ QUỐC DŨNG
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được nói lời cảm ơn sâu sắc đối với thầy giáo, TS. PHẠM THẾ DÂN, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy. Xin cảm ơn Khoa Vật lý và Phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và thầy cô giáo viên trường THPT Hoàng Hoa Thám, Quận Bình Thạnh, TP.HCM, nơi tôi đang công tác và tiến hành thực nghiệm sư phạm Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. TP HCM, tháng 06 năm 2008 Tác giả VŨ QUỐC DŨNG
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM VÀ THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ....................................................................................... 5 1.1. Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay và việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông ............... 5 1.1.1. Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông ................................... 5 1.1.2. Mục tiêu giáo dục môn học vật lý trung học phổ thông hiện nay .................................................................................... 7 1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin .................... 9 1.2 Bản đồ khái niệm (concept map) ........................................................ 10 1.2.1. Tổng quan về Bản đồ khái niệm ............................................. 10 1.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của Bản đồ khái niệm ...................... 12 1.2.3. Quá trình xây dựng và tiêu chuẩn đánh giá Bản đồ khái niệm..................................................................... 12
  5. 1.3. Thiết kế Website dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông ........ 15 1.3.1. Những định hướng cho việc thiết kế Website dạy học vật lý............................................................................................. 15 1.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá Website dạy học .................................... 17 1.3.3. Sử dụng Website dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông....................................................................................... 20 1.3.4. Hạn chế của việc sử dụng Website dạy học vật lý ................. 22 1.4. Kết luận của chương 1....................................................................... 23 Chương 2: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM VÀ THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG” LỚP 11 BAN CƠ BẢN ................................................................................... 25 2.1. Cấu trúc nội dung và thực trạng dạy học chương “ Dòng điện trong các môi trường” lóp 11 – ban cơ bản ...................................... 25 2.1.1. Cấu trúc nội dung chương “Dòng điện trong các môi trường” ban cơ bản................................................................. 25 2.1.2. Thực trạng dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”............................................................................ 27 2.2. Xây dựng bản đồ khái niệm chương “Dòng điện trong các môi trường” lớp 11 - ban cơ bản ............................................................ 29 2.3. Thiết kế Website chương “Dòng điện trong các môi trường” lớp 11 ban cơ bản .................................................................................... 36 2.3.1. Mục tiêu của việc thiết kế Website hỗ trợ dạy học vật lý....... 36 2.3.2. Nội dung Cơ bản của Website ................................................ 37 2.4. Thiết kế tiến trình dạy học cụ thể một số bài của chương “Dòng điện trong các môi trường” lớp 11 ban cơ bản ................................. 56 2.5. Kết luận của chương 2 ........................................................................65
  6. Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.....................................................67 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm .................................................67 3.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm..................................................67 3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm .......................................................68 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm............................................68 3.4.1. Nhận xét về tiến trình dạy học ................................................ 68 3.4.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh.................................... 69 3.5. Kết luận của chương 3.......................................................................77 KẾT LUẬN .....................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................81 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐKN : Bản đồ khái niệm BGĐT : Bài giảng điện tử CNTT : Công nghệ thông tin DH : Dạy học DHVL : Dạy học vật lý ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh PMDH : Phần mềm dạy học PPDH : Phương pháp dạy học PTDH : Phương tiện dạy học QTDH : Qúa trình dạy học SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm TNSP : Thực nghiệm sư phạm VL : Vật lý
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Bảng thông kê điểm số Xi của các bài kiểm tra 15 phút của 70 hai nhóm TN và ĐC Bảng 3.2: Bảng phân phối tần suất bài kiểm tra 15 phút của hai nhóm 71 TN và ĐC Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất tích lũy bài kiểm tra 15 phút của 72 hai nhóm TN và ĐC Bảng 3.4: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn bài kiểm tra 15 phút của 73 hai nhóm TN và ĐC Bảng 3.5: Bảng thông kê điểm số Xi bài kiểm tra 1 tiết của hai nhóm 73 TN và ĐC Bảng 3.6: Bảng phân phối tần suất bài kiểm tra 1 tiết của hai nhóm 74 TN và ĐC Bảng 3.7: Bảng phân phối tần suất tích lũy bài kiểm tra 1 tiết của hai 75 nhóm TN và ĐC Bảng 3.8: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn bài kiểm tra 1 tiết của hai 76 nhóm TN và ĐC
  9. DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra 15 phút của hai 70 nhóm ĐC và TN Đồ thị 3.2: Biểu đồ phân phối tần suất điểm bài kiểm tra 15 phút 71 của hai nhóm TN và ĐC Đồ thị 3.3: Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy của bài kiểm tra 15 72 phút của hai nhóm TN và ĐC Đồ thị 3.4: Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra 1 tiết của hai nhóm 73 TN và ĐC Đồ thị 3.5: Biểu đồ phân phối tần suất điểm bài kiểm tra 1 tiết 74 của hai nhóm TN và ĐC Đồ thị 3.6: Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy điểm bài kiểm tra 1 75 tiết của hai nhóm TN và ĐC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 : BĐKN miêu tả cấu trúc của BĐKN 11 Hình 1.2 : BĐKN thể hiện khái niệm âm thanh 14 Hình 2.2.1 : BĐKN miêu tả bản chất dòng điện trong kim loại và 30 thuyết electron Hình 2.2.2 : BĐKN miêu tả sự phụ thuộc điện trở suất của kim 30 loại theo nhiệt độ Hình 2.2.3 : BĐKN miêu tả bản chất dòng điện trong chất điện 31 phân Hình 2.2.4 : BĐKN miêu tả đặc điểm của chất khí và bản chất dòng điện trong chất khí 32
  10. Hình 2.2.5 : BĐKN miêu tả các quá trình dẫn điện trong chất khí 32 Hình 2.2.6 : BĐKN miêu tả hai kiểu phóng điện tự lực thường gặp 33 Hình 2.2.7 : BĐKN miêu tả bản chất dòng điện trong chân không 33 Hình 2.2.8 : BĐKN miêu tả tia Catôt 35 Hình 2.2.9 : BĐKN miêu tả bản chất dòng điện trong chất bán dẫn 34 Hình 2.2.10 : BĐKN miêu tả lớp chuyển tiếp p – n 36 Hình 2.2.11 : BĐKN miêu tả ứng dụng của lớp chuyển tiếp p – n 36 Hình 2.3.1 : Site “Giới thiệu – hướng dẫn ” 40 Hình 2.3.2 : Giao diện trang chủ không đầy đủ 40 Hình 2.3.3 : Trang chủ của Website 41 Hình 2.3.4 : Một phần giao diện flie “Lienket.htm” 42 Hình 2.3.5 : Site “Hồ sơ Giảng dạy ” 43 Hình 2.3.6 : Site “Sách Giáo Khoa ” 44 Hình 2.3.7 : Một phần giao diện của flle”SGK-CHATKHI.htm” 45 Hình 2.3.8 : Một phần giao diện của flle “BaitapDD KIM 47 LOAI.htm” Hình 2.3.9 : Một phần giao diện của flle “BT TU LUAN.html” 48 Hình 2.3.10 : Site “Vật lý Ứng dụng” 49 Hình 2.3.11 : Một phần giao diện của file “LichsuVL.htm” 50 Hình 2.3.12 : Một phần giao diện của file “LichsuBANDAN.htm” 51 Hình 2.3.13 : Site “Danh nhân Vật lý” 52 Hình 2.3.14 : Một phần giao diện của file “AMPE.htm” 52 Hình 2.3.15 : Site “Thư viện” 53 Hình 2.3.16 : Một phần giao diện file “TV-HV.html” 54 Hình 2.3.17 : Site “Thư giãn” 55 Hình 2.3.18 : Một phần giao diện của file “Nhac TRUNGHAN.htm” 55
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền giáo dục nước ta hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. HS học quá tải, chịu nhiều áp lực, học không có động cơ, không có phương pháp học tập. GV chịu áp lực do chương trình nặng nề, thành tích thi cử – đánh giá GV. Hình thức DH chủ yếu là GV dùng phương pháp giảng giải, trình bày kiến thức. Sau đó đọc cho HS ghi bài. Thời gian tiết học chủ yếu là ghi bảng và đọc chép. Cách dạy này làm HS thụ động, quen học thuộc lòng. Các thao tác tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức không được HS rèn luyện. Kiểu DH “ thầy đọc, trò chép” chỉ phù hợp trong điều kiện HS không có giáo trình, không có nguồn tài liệu tham khảo ngoài GV. Ngày nay, trong điều kiện dạy và học thuận tiện hơn rất nhiều, HS có thể tìm kiếm tri thức từ nhiều nguồn: giáo trình, phương tiện nghe nhìn, mạng Internet... Nhà trường được trang bị nhiều PTDH hiện đại, GV được phổ cập tin học. Mặc khác, xã hội đòi hỏi nhà trường đào tạo ra những người lao động mới, có khả năng sáng tạo, biết đánh giá, nhận xét, vận dụng lý thuyết đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Do đó, trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001 –2010 (ban kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ) ở mục 5.2 ghi rõ “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống có tư duy phân tích tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân ; tăng cường tính chủ động tích cực của HS, sinh viên trong quá trình học tập, …” [11].
  12. 2 Một trong những phương thức góp phần đổi mới PPDH là kết hợp sử dụng BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM ( Concept Map) và Website hỗ trợ DH BĐKN được phát triển từ năm 1972 trong chương trình nghiên cứu của Novak, được xem như một công cụ phân tích dữ liệu có cả tính đơn giản và tính chính xác cao. BĐKN được sử dụng với nhiều mục đích và phạm vi ứng dụng khác nhau, đặc biệt hiệu quả đối với các nhà nghiên cứu khoa học, GV, HS. BĐKN rất có ích trong việc: xây dựng bản tóm tắt về những tri thức, nhận ra những quan niệm sai lầm, chỉ ra lỗ hổng trong kiến thức, đề xuất ý tưởng, đánh giá học tập của HS,...[31],[32] Website hỗ trợ DH là môi trường thông tin có tính tương tác với những ứng dụng như thư viện hình ảnh, videoclip, thí nghiệm minh họa, mô phỏng mang tính trực quan cao. Website hỗ trợ DH đã được ứng dụng trong vài năm qua, đã góp phần DH tích cực. HS học tập trên máy tính dưới sự hướng dẫn và điều khiển của GV hoặc tự học. HS được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tính độc lập, sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tự học, rèn luyện được kỹ năng sử dụng và điều khiển Website để thu thập thông tin. BĐKN và Website đều có cấu trúc đồ hoạ dưới dạng bản đồ, có phân cấp, có liên kết. Vì vậy, ta có thể phối hợp BĐKN và Website để tăng cường những ưu điểm của từng công cụ. Chương “Dòng điện trong các môi trường” cung cấp cho HS những hiểu biết cần thiết về sự dẫn điện trong từng môi trường khác nhau nhưng mối liên hệ giữa chúng khá mờ nhạt. Trong thực tiễn, việc DH chương này lâu nay luôn gây nên sự mệt mỏi, nhàm chám ở GV và HS. HS phải học thuộc lòng và nhớ máy móc. GV chỉ thuyết giảng sau đó “thầy đọc – trò chép”.
  13. 3 Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM VÀ VẬN DỤNG THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG” LỚP 11 BAN CƠ BẢN 2. Mục đích nghiên cứu _ Nghiên cứu vận dụng một cách chọn lọc và sáng tạo một số ý tưởng của BĐKN vào thực tiễn DH ở trường THPT. _ Xây dựng BĐKN chương “Dòng điện trong các môi trường” lớp 11 ban cơ bản. _ Xây dựng Website và ứng dụng phần mềm hỗ trợ DH chương “Dòng điện trong các môi trường” lớp 11 ban cơ bản dựa vào BĐKN. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu _ Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới PPDH. _ Nghiên cứu chương trình SGK VL lớp 11 ban cơ bản – nâng cao _ Nghiên cứu BĐKN và việc vận dụng vào DHVL ở trường THPT _ Nghiên cứu, thiết kế Website và ứng dụng một số phần mềm để hỗ trợ DH chương “Dòng điện trong các môi trường” lớp 11 ban cơ bản _ Tiến hành TNSP của đề tài. 4. Đối tượng nghiên cứu _ Nội dung chương trình và PPDH môn VL ờ trường THPT. _ Bản đồ khái niệm _ Phần mềm thiết kế Website hỗ trợ DH _ Internet và sử dụng nguồn tài nguyên trên Internet trong DHVL. 5. Phạm vi nghiên cứu _ Thiết kế BĐKN và việc vận dụng vào DHVL ở trường THPT với sự hỗ trợ của Website và các phần mềm ứng dụng.
  14. 4 _ Vận dụng đề tài vào việc DHVL ở trường THPT HOÀNG HOA THÁM, TPHCM 6. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được BĐKN và vận dụng thiết kế Website đáp ứng các yêu cầu về mặt khoa học, sư phạm, phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH và sử dụng nó một cách hợp lý trong QTDH sẽ góp phần đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS đồng thời nâng cao chất lượng DH chương “Dòng điện trong các môi trường” lớp 11 ban cơ bản. 7. Phương pháp nghiên cúu _ Nghiên cứu lý luận: + Nghiên cứu văn kiện của Đảng về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học. + Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học và PPDH môn VL. + Nghiên cứu cơ sở lý luận của BĐKN + Nghiên cứu Website hỗ trợ DH + Nghiên cứu khai thác tài nguyên trên Internet. + Nghiên cứu chương “Dòng điện trong các môi trường” _ Nghiên cứu thực nghiệm: Tiến hành TNSP về “ Xây dựng Bản đồ khái niệm và vận dụng thiết kế Website hỗ trợ DH chương “Dòng điện trong các môi trường” lớp 11 ban cơ bản” _ Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả TNSP và kiểm định giả thiết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm ĐC và TN.
  15. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM VÀ THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay và việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông 1.1.1. Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông[1], [2] Mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của một mẫu hình nhân cách cần hình thành ở một đối tượng người được giáo dục nhất định. Đó là một hệ thống cụ thể các yêu cầu của xã hội trong mỗi thời đại. Trong từng giai đoạn xác định đối với nhân cách một loại đối tượng giáo dục. Mục tiêu giáo dục ở mỗi quốc gia là do nhà nước đề ra căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, của mỗi đất nước hiện tại và trong tương lai: mục tiêu này sẽ thay đổi theo mỗi giai đoạn của đất nước. Văn bản chương trình giáo dục cấp THPT đã trình bày mục tiêu cấp học theo Luật giáo dục quy định: “ Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. ” Căn cứ vào mục tiêu chung được luật qui định, mục tiêu cụ thể của cấp THPT được xây dựng, thể hiện qua yêu cầu HS học xong cấp THPT phải đạt được ở các mặt giáo dục: tư tưởng, đạo đức lối sống; học vấn kiến thức phổ thông, hiểu biết kĩ thuật và hướng nghiêp; kĩ năng học tập và vận dụng kiến thức; về thể chất và xúc cảm thẩm mĩ.
  16. 6 Trong giai đoạn đất nước mở cửa hội nhập với cộng đồng quốc tế, mục tiêu giáo dục đã cụ thể hóa thêm một số điểm mới cần lưu ý như sau: - Coi trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức, coi đó là nền tảng tri thức của con người mới. Giáo dục HS sống lành mạnh, tự tin, tự tôn dân tộc, có chí lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. - Bên cạnh việc bồi dưỡng năng lực tiếp thu tinh hoa văn minh nhân loại, phải giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. - Một mặt phải học để nắm vững và làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại mà nhân loại đã tích lũy được; mặt khác phải có tư duy sáng tạo, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam. - Người lao động mới vừa phải có ý thức cộng đồng, tinh thần tập thể hợp tác giúp đõ lẫn nhau, vừa phát huy tính tích cực cá nhân, năng động, chủ động, cống hiến hết mình cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Có khả năng sử dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường, có khả năng ứng dụng một số thành tựu của CNTT ở trình độ phổ thông trong giải quyết công việc. - Phát triển và nâng cao các kỹ năng học tập chung, kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập mới, vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng. Như vậy, hiện nay mục tiêu giáo dục ở nước ta cũng như trên thế giới không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho HS kiến thức, kỹ năng mà còn quan tâm đến việc bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo ra tri thức mới, khả năng tự định hướng và tự học để thích ứng với đòi hỏi mới của xã hội. Và thế nữa, giáo dục không chỉ chú ý đến yêu cầu của xã hội đối với người lao động, mà còn quan tâm đến quyền lợi, nguyện vọng, năng lực,
  17. 7 sở trường của mỗi cá nhân. Sự phát triển đa dạng của mỗi cá nhân sẽ dẫn đến sự phát triển nhanh chóng, toàn diện và hài hòa của xã hội. 1.1.2. Mục tiêu giáo dục môn học vật lý ở trường trung học phổ thông ở hiện nay Mục tiêu giáo dục thay đổi theo từng giai đoạn của lịch sử phát triển xã hội. Do đó mục tiêu giáo dục của nhà trường và mục tiêu của hoạt động DHVL cũng phải bám sát và có những điều chỉnh, sửa đổi thích hợp theo. Mục tiêu giáo dục môn VL ở Việt Nam hiện nay được cụ thể hóa như sau: ™ Mục tiêu kiến thức Chương trình VL trong nhà trường phổ thông nhằm giúp cho HS đạt được một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết và phù hợp với những quan điểm hiện đại. Đó là: - Những khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình VL thường gặp trong đời sống sản xuất. - Những định luật và nguyên lí VL cơ bản được trình bày phù hợp với năng lực toán học và năng lực suy luận logic của HS. - Những nét chính của các thuyết VL quan trọng nhất - Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những hiểu biết về phương pháp đặc thù của VL, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. - Những ứng dụng phổ biến của VL trong đời sống và trong sản xuất.
  18. 8 ™ Mục tiêu kỹ năng Trong DHVL phải chú ý rèn luyện cho HS những kỹ năng sau: - Thu thập thông tin cần thiết cho việc học tập môn VL bằng cách quan sát các hiện tượng và các quá trình VL thực tế trong tự nhiên, trong đời sống hàng ngày và trong các thí nghiệm; điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu, tìm hiểu các phương tiện thông tin đại chúng, khai thác mạng Internet . - Phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin thu thập được để rút ra kết luận bằng suy luận quy nạp, suy luận tương tự, khái quát hóa,…; đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình VL - Sử dụng các dụng cụ đo phổ biến của VL, kĩ năng lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm VL đơn giản. - Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng và quá trình VL; giải các bài tập VL và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ phổ thông. - Sử dụng các thuật ngữ VL, các biểu đồ, bảng, đồ thị để trình bày truyền đạt thông tin được rõ ràng, chính xác những hiểu biết, những kết quả thu thập được và xử lí thông tin. ™ Mục tiêu tình cảm, thái độ, tác phong Trong DHVL cần chú ý bồi dưỡng cho HS những tình cảm, thái độ và tác phong mà môn VL có nhiều ưu thế để thực hiện. Đó là: - Có sự hứng thú học tập môn VL, rộng hơn là lòng yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng những đóng góp của VL học cho sự tiến bộ của xã hội và công lao của nhà khoa học.
  19. 9 - Có ý thức vận dụng hiểu biết VL của mình vào đời sống, hoạt động trong gia đình và xã hội để cải thiện đời sống và bảo vệ môi trường sống tự nhiên. - Có thái độ khách quan, trung thực; tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mĩ, chính xác. - Có tinh thần nổ lực phấn đấu cá nhân và kết hợp với tinh thần hợp tác trong lao động học tập và nghiên cứu, ý thức học hỏi ở người khác. 1.1.3 Đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin [1], [2], [27] Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực. Trong giáo dục – đào tạo, CNTT đã góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị DH, góp phần đổi mới PPDH Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, QTDH đã sử dụng các PTDH sau đây: - Phim chiếu để giảng bài với đèn chiếu Overhead. - Phần mềm hỗ trợ giảng bài, minh họa trên lớp với LCD – projector - PMDH giúp HS học trên lớp và ở nhà - Công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy tính - Sử dụng mạng Internet để DH. * Ưu điểm của DH với phương tiện hiện đại: - GV chuẩn bị bài dạy một lần thì sử dụng được nhiều lần. - Các PMDH có thể thực hiện các thí nghiệm ảo, sẽ thay thế GV giảng dạy thực hành, tăng tính năng động cho người học, cho phép HS học theo khả năng.
  20. 10 - Các phương tiện sẽ hổ trợ, chuẩn hóa các bài giảng mẫu, đặc biệt đối với những phần khó giảng, những khái niệm phức tạp. HS học không bị thụ động, có nhiều thời gian nghe giảng để đầu sâu suy nghĩ. Sử dụng PMDH là phương tiện hổ trợ DH một cách hợp lý sẽ cho hiệu quả cao, bởi lẽ khi sử dụng PMDH bài giảng sẽ sinh động hơn, sự tương tác hai chiều được thiết lập, HS được giải phóng khỏi những công việc thủ công vụn vặt tốn thời gian, dễ nhầm lẫn, nên có điều kiện đi sâu vào bản chất bài học. Sử dụng CNTT để DH, PPDH cũng thay đổi. GV là người hướng dẫn HS học tập chứ không đơn thuần chỉ là người rót thông tin vào đầu HS. GV cũng phải học tập thường xuyên để nâng cao trình độ về CNTT, sử dụng có hiệu quả CNTT trong học tập. HS có thể lấy thông tin từ nhiều nguồn phong phú khác nhau như sách, Internet, CD-ROM…. Lúc này HS phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, không còn chỉ đơn thuần nhận thông tin một các thụ động vì nguồn thông tin vô cùng phong phú. 1.2. Bản đồ khái niệm (concept map)[31],[32] 1.2.1. Tổng quan về Bản đồ khái niệm BĐKN là mô hình chiến lược giảng dạy do Novak và cộng sự của ông khởi xướng vào năm 1972. Đó là một kỹ thuật siêu học để HS tổ chức thông tin về các khái niệm khoa học theo nghĩa để tạo thuận lợi cho việc học. BĐKN dựa trên tiền đề là các khái niệm không tồn tại riêng biệt mà có liên quan lẫn nhau và được sử dụng với ý định trình bày những mối quan hệ có nghĩa giữa các khái niệm trong hình thức là các định đề dưới dạng bản đồ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1