Luận văn: Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc
lượt xem 123
download
Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông “. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu là một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao lưu văn hoá và thương mại đã trở thành một quan hệ truyền thống bền vững. Những biến động chính trị xã hội trong lịch sử có những lúc thăng trầm nhưng chưa bao giờ làm triệt tiêu được mối quan hệ giữa nhân dân hai...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc
- Luận văn Đề tài: Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc .
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ ........ 3 1 .1. KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT- TRUNG. .................................................................................................................. 3 1.1.1. Giai đoạn sau khi hai nước giành được độc lập ........................................ 4 1.1.2. Giai đoạn sau khi hai nước b ình thường hoá quan hệ .............................. 6 1 .2. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG LÀ MỘT XU THẾ TẤT YẾU ................................ ...................................................... 8 1.2.1. Vài nét về tình hình quốc tế và khu vực ...................................................... 8 1.2.2. Tình hình riêng của hai nước đầu những năm 90 ................................ ..... 8 1 .3. NHỮNG CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA HAI NƯỚC................................................................. ... 11 1.3.1. Những Hiệp định và các cặp cửa khẩu biên giới được mở là cơ sở pháp lý tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại phát triển. ................................. 11 1.3.2. Chính sách về phát triển kinh tế đối ngoại của hai nước. ........................ 12 1 .3.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc ................................................................................................................. 12 1 .3.2.2 Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Trung Quốc đối với việt Nam .................................................................................................................. 14 1.3.3. Chính sách m ậu dịch biên giới ở Quảng Tây: .......................................... 16 1.3.4. Chính sách về phát triển mậu dịch biên giới tỉnh Vân Nam..................... 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC................................................................ ........................................ 19 I. Thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc. ............ 19 1. Về xuất nhập khẩu chính ngạch. ................................................................ ... 19 1 .2. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu................................. ............................ 21 1.2.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu................................. ........................................ 21 1.2.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu........................................................................ 23 II. Nhận xét đánh giá chung về quan hệ Việt nam - Trung Quốc....................... 24 1. Kết quả và thuận lợi....................................................................................... 24 2. Những tồn tại và khó khăn. ........................................................................... 25 2
- III. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG. ................................................................................................ ... 31 1. Phát triển thương mại làm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng biên giới. .................................................................................................... 31 2. Quan hệ thương mại Việt - Trung có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển. ................................ ................................ ..................... 33 2 .1. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn. ....................................... 33 2 .2. Thúc đẩy phát triển công nghiệp. ............................................................. 34 2 .3. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới. ............................... 35 2 .4. Mở rộng hoạt động du lịch........................................................................ 36 2 .5. Góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế và thúc đẩy sự ra đời một số trung tâm kinh tế quan trọng. ..................................................................... 36 2 .6. Cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc. ........................ 37 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HAI NƯỚC ................................................................................... 39 1. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho phát triển kinh tế các tỉnh biên giới phía Bắc. ... 39 2 . Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách ưu đãi cho phát triển kinh tế cửa khẩu biên giới................................. ....................................................................... 40 3 . Hoàn thiện hệ thống chính sách điều hành hoạt động xuất nhập khẩu. ........ 41 4 . Thu hút đầu tư trực tiếp từ phía Trung Quốc. ................................................ 44 5 . Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. ..... 45 5.1. Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế. ............................................................. 45 5 .2. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nội địa. ...................................... 46 5 .3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về kinh tế.......................... 47 5 .4. Tăng cường công tác giáo dục, vận động quần chúng kết hợp với giải q uyết các chính sách xã hội. ............................................................................ 48 5 .5. Tăng cường trách nhiệm của các lực lượng chức năng quản lý biên giới cửa khẩu. ................................................................................................ ......... 49 5 .6. Đề cao vai trò lã nh đạo của tổ chức Đảng và chính quyền các cấp: ........ 51 6 . Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc. .................................................. 52 KẾT LUẬN ................................ ................................ .............................................. 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................... 56
- DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1 : Kim ng ạch XNK hàng hoá hai chiều ......................................... 20 Bảng 2 : Một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong 2 năm (2009 -2010). .............................................................................. 22 Bảng 3 : Một số mặt hàng chủ yếu Việt nam nhập khẩu từ Trung Quốc trong 2 năm (2008 - 2009) ............................................................................. 24 Bảng 4: Số liệu về hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam các năm 2000- 2010 ................................................................ ........................................ 28 Bảng 5: Số người kinh doanh thương mại, dịch vụ công cộng và dịch vụ tư nhân................................................................................................................. 32 Bảng 6 : GDP bình quân đầu người ( USD ) năm 2000 - 2010 ..................... 38
- LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông “. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, th ương m ại giữa hai nư ớc đã hình thành từ lâu là một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao lưu văn hoá và thương m ại đ ã trở thành một quan hệ truyền thống bền vững. Những biến động chính trị xã hội trong lịch sử có những lúc thăng trầm nhưng chưa bao giờ làm triệt tiêu được mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chính vì vậy, quan hệ hai nước đ ã trở lại b ình thường hoá vào cuối năm 1991. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước nói chung và trên lĩnh vực thương m ại nói riêng đã phát triển ngày càng m ạnh, ngày càng b ền vững và “đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.” Bước vào th ế kỷ XXI, công cuộc đổi mới và cải cách ở cả hai nước Việt Nam – Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới . Vì vậy, việc củng cố và tăng cư ờng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng - hai nư ớc theo phương châm 16 chữ vàng: “Láng Giềng Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện, Ổn Định Lâu Dài, Hướng tới tương lai ” không những đáp ứng nguyện vọng và lợi ích cơ bản lâu dài của nhân dân hai nước mà còn phù h ợp vơí xu thế hoà bình và phát triển khu vực cũng như trên thế giới . Năm 2003, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 4, 540 tỷ USD và Trung Quốc đã trở thành bạn hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Con số này sẽ tăng nhanh trong năm 2004 và dự kiến sẽ đạt 5 tỷ USD vào năm 2005 và 10 tỷ USD vào năm 2010. Có được kết quả nêu trên là do sự nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp cả hai nước trong hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại, đặc biệt là trong hoạt động thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc Phương pháp nghiên cứu mà em sử dụng trong quá trình viết báo cáo là sự kết hợp những kiến thức đã tích lu ỹ trong quá trình học tập với những quan sát đã thu thập từ thực tế, kết hợp tổng hợp sách báo, các số liệu thống kê với việc đi sâu phân tích tình hình thực tế nhằm tạo ra một hướng đi hợp lý và thống nhất để giải quyết vấn đề đặt ra trong báo cáo này . 1
- Nội dung của báo cáo gồm ba chương : Chương I : Các vấn đề cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế . Chương II : Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc . Chương III : Phương hướng và triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước . 2
- CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT- TRUNG. Kể từ khi Việt Nam lập quốc, do nhu cầu giao lưu tự nhiên của cư dân hai nước, Vịêt Nam và Trung Quốc đã sớm thiết lập mối quan hệ bang giao nói chung và quan h ệ kinh tế - thương m ại nói riêng. Trong các giai đo ạn lịch sử, hai nước đều sự chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, th ường thiếu sự chú ý đến các hoạt động kinh tế nên trong các bộ sử nội dung viết về vấn đề kinh tế không nhiều. Mặt khác do tình hình chính trị của mỗi nước, đặc biệt là chiến tranh giữa các vương triều, đ ã gây khó khăn làm gián đoạn mối quan hệ kinh tế giữa hai nước. Tuy nhiên, những gián đoạn, những khoảng trống vắng trong quan hệ giữa hai nước nói chung và quan hệ kinh tế- thương mại nói riêng cũng chỉ có ý nghĩa nhất thời vì quan hệ giao lưu buôn bán giữa hai nước đã được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử kể từ khi hai nước lập quốc. Dưới các triều đại phong kiến quan hệ trao đổi buôn bán mới chỉ dừng ở phạm vi h ẹp nhưng cũng mang một ý nghĩa rất quan trọng cho sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong quá trình lịch sử. Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX quan hệ kinh tế giữa hai nước có những đặc điểm nổi bật sau đây: - Ngay từ xa xưa quan hệ kinh tế thương mại đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia, việc buôn bán từ nước ngo ài thường mang về lợi nhuận cao hơn, hơn nữa thông qua hoạt động buôn bán qua biên giới làm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của bộ máy quân chủ của hai nước. - Chính sách xuyên suốt trong lịch sử các vương triều Việt Nam là độc lập tự chủ, luôn áp dụng nguyên tắc “hoà hiếu với phương Bắc “, nới lỏng, cho tự do buôn bán, trao đổi hàng hoá, miễn là tôn trọng, thực hiện đúng pháp luật Việt Nam .- Quan h ệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong suốt hơn 20 th ế kỷ không phải diễn ra b ình lặng, mà quan hệ kinh tế ấy có những biến động thăng trầm phụ thuộc vào quan h ệ chính trị giữa hai quốc gia. - Mặc dù cả hai nước phong kiến Việt Nam và Trung Quốc trong nhiều thời gian dài thực hiện chính sách “ Bế quan, toả cảng “ song các ho ạt động kinh tế, nhất 3
- là hoạt động trao đổi buôn bán ở vùng biên giới Việt - Trung vẫn diễn ra, vư ợt khỏi sự cấm đoán của triều đình trung ương . - Trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc suốt hơn 20 thế kỷ, th ì ph ần ưu thế, th ường thuộc về các thương nhân Trung Quốc h ơn là thương nhân Việt Nam. Điều này cho th ấy khả năng vươn xa của và việc tổ chức buôn bán của thương nhân Việt Nam còn có nhiều hạn chế . 1.1.1. Giai đoạn sau khi hai nước giành được độc lập Từ khi hai n ước giành được độc lập cho đến những năm 80 của thế kỷ 20 , quan hệ kinh tế giữa hai nước được chia ra làm 4 giai đoạn chính sau đây: Giai đoạn 1950 - 1954: Sau chiến thắng lợi của chiến dịch biên giới 1950, các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn được giải phóng đã tạo điều kiện cho giao lưu buôn bán trao đổi h àng hoá của nhân dân hai bên biên giới. Tháng 9/1951 Chính phủ hai nước Việt - Trung đã ký các hiệp định về mậu dịch, Hiệp định về tiền tệ và Hợp đồng xuất nhập khẩu. Đồng thời thành lập các Ty quản lý xuất nhập khẩu ở Lạng Sơn, Cao Bằng và các Đồn quản lý xu ất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới. Một số công ty xuất nhập khẩu ở các tuyến được ra đời dư ới sự lãnh đ ạo của Bộ Công thương để làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu hàng hoá. Tháng 2/1953 cửa khẩu Lào Cai được mở cửa thông thương buôn bán với Hồ Kiều của Trung Quốc. Từ dầu năm 1954 công cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của nhân dân ta đ ã tiến triển mạnh mẽ. Hội nghị toàn quốc lần thứ tư bàn về đấu tranh kinh tế với địch họp tại Việt Bắc đã nêu rõ chủ trương tích cực đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết phục vụ sản xuất và chiến đấu. Chính ph ủ ta khuyến khích trao đổi một số mặt h àng như sa nhân, cà phê với Trung Quốc. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho buôn bán dân gian qua biên giới Chính phủ ta đã ban hành nghị định 391/TTg về quản lý mậu dịch tiểu ngạch nhân dân biên giới Việt - Trung. Giai đoạn từ 1954 -1964 Đây là thời kỳ khôi phục và xây d ựng kinh tế ở miền Bắc, ngày 10/2/1955 đ ã khánh thành đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá từ Thủ đô lên biên giới phía Bắc để trao đổi hàng hoá với Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Ngày 7/7/1955 Chính phủ ta đã ký 4
- với Trung Quốc Nghị định th ư về trao đổi hàng hoá giữa các công ty mậu dịch địa phương vùng biên giới và Hiệp định viện trợ. Xu ất phát từ yêu cầu thực tế kỳ họp khoá 8 Quốc hội Việt Nam đ ã quyết định chia Bộ Thương nghiệp ra thành Bộ Nội thương và Bộ ngoại thương. Với sự thay đổi lại tổ chức, công tác xuất nhập khẩu đ ã trư ởng thành thêm một bư ớc, hàng lo ạt các công ty xuất nhập khẩu biên giới đ ược thành lập với nhiệm vụ trao đổi hàng hoá và nh ận hàng viện trợ qua biên giới Việt - Trung . Giai đoạn từ 1965 - 1975 Trong khi Việt Nam tiến hành công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lư ợc bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam th ì từ những năm 1966 Trung Quốc bắt đầu tiến hành “ Đại cách mạng văn hoá vô sản “ , cuộc đại cách mạng này kết thúc vào năm 1976. Mặc dù thời kỳ đó tình hình xã hội Trung Quốc hỗn loạn nhưng quan hệ giữa Chính Phủ Việt Nam và Chính Phủ Trung Quốc vẫn phát triển tốt đẹp. Việt Nam tiếp tục củng cố th êm một b ước các tổ chức ngoại thương của m ình, hoàn chỉnh các chính sách chế độ về mậu dịch đối ngoại, đồng thời tăng cường sự hợp tác giúp đỡ của phía Trung Quốc nhằm khắc phục những khó khăn trong thời chiến . Hàng năm Chính phủ phê duyệt cho Bộ ngoại thương được phép cử đoàn đại diện tham dự Hội chợ Quảng Châu Trung Quốc, để giao dịch với các công ty Trung Quốc và các thương nhân của các nư ớc khác, nghiên cứu các kinh nghiệm làm ăn và chuẩn bị h àng xu ất khẩu. Tháng 7/1965 Chính phủ Việt Nam ký với Trung Quốc Nghị định thư về việc chuyển tải hàng xu ất khẩu của Việt Nam trong thời chiến qua các cảng của Trung Quốc. Chính Phủ ta đã đề nghị với Chính Phủ Trung Quốc cho phép thành lập một số trạm tiếp nhận và điều chuyển h àng viện trợ của các nước và hàng xuất khẩu của Việt Nam trên đất Trung Quốc ( ở Mãn Châu Lý, Nam Ninh, Côn Minh, Hoàng Phố, Trạm Giang). Từ 1967 đến 1975 Chính phủ ta và Trung Quốc lần lượt ký các Hiệp định, Nghị định thư và thư trao đổi về việc Chính phủ Trung Quốc viện trợ không hoàn lại, viện trợ bệnh viện, lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng cho Việt Nam; viện trợ kinh tế và quân sự, viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam; cung cấp vật tư, cung cấp thiết bị lẻ cho đài phát thanh. Có th ể nói rằng hoạt động xuất nhập khẩu trong thời kỳ n ày tập trung chủ yếu vào việc vận chuyển h àng viện trợ từ Trung 5
- Quốc và các nước anh em khác phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam. Giai đoạn từ 1976 - 1978 Sau khi đ ã hoàn thành nhiệm vụ cao cả là giải phóng miền Nam, Việt Nam đã tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước bầu ra Quốc hội của cả nước Việt Nam thống nhất. Cũng trong thời gian đó cuộc “ đại cách mạng văn hoá vô sản “ kết thúc, Trung Quốc thực sự bước vào th ời kỳ cải cách mở cửa. Trong giai đoạn n ày Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục ký các Hiệp định trao đổi hàng hoá và thanh toán. Mặc dù mậu dịch biên giới Việt - Trung có nhiều lợi thế đối với nhân dân vùng biên của hai nước, không thị trường n ào có thể so sánh được, đó là thị trường gần, vị trí núi liền núi, sông liền sông, nhân dân hai nước có quan hệ truyền thống lâu đời, h àng hoá hai bên bổ sung cho nhau. Nhưng từ năm 1978 trở về trước buôn bán qua biên giới Việt - Trung còn giới hạn ở mức nhỏ bé không đáng kể , chủ yếu là các hoạt động mua bán dân gian tự phát do nhu cầu sinh hoạt thông thường điều tiết. Phía Việt Nam bán sang Trung Quốc một số hàng nông lâm thổ sản, muối biển, gia súc... . Phía Trung Quốc bán sang Việt Nam một số hoa quả tươi, một số h àng công nghiệp nhẹ tiêu dùng như vải vóc, quần áo may sẵn, một số đồ gia dụng, công cụ sản suất ... Mậu dịch biên giới Việt - Trung từ năm 1978 trở về trước chưa thể phát triển mạnh được chủ yếu là vì nền kinh tế của hai nước chưa phát triển. Kinh tế vùng biên giới của hai nước đều là kinh tế miền núi, mang n ặng tính tự cung tự cấp, lạc hậu, phân tán, cư dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số văn hoá chậm phát triển. 1.1.2. Giai đoạn sau khi hai nước b ình thường hoá quan hệ Từ sau năm 1978, quan hệ hữu nghị của hai nước có phần lắng xuống, khu vực biên giới trở thành những điểm nóng về an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội đã ph ải đóng cửa hàng lo ạt các cửa khẩu biên giới. Quan hệ kinh tế thương m ại bị ngừng trệ, đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế của hai nước và đặc biệt là kinh tế khu vực cửa khẩu biên giới. Sau nhiều nỗ lực cố gắng của cả hai bên, quan h ệ giữa hai nước đ ã khởi sắc và trở lại bình thư ờng hoá vào cuối năm 1991. Từ đó cho đến nay, quan hệ giữa hai n ước nói chung và quan hệ kinh tế - thương m ại nói riêng, đã phát triển ngày càng mạnh, ngày 6
- càng bền vững và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của cả hai nư ớc. Từ khi hai nước bình th ường hoá đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của hai bên đ ã tăng lên nhanh chóng, hàng hoá trao đổi qua các cửa khẩu biên giới Việt -Trung h ết sức nhộn nhịp, thị trường ở đây đ ã sớm trở thành nơi sôi động nhất của nước ta, đặc biệt là ở các cửa khẩu Quảng Ninh, Lạng Sơn , Cao Bằng và Lào Cai. Quan h ệ kinh tế - thương mại giữa hai nước từ năm 1991 trở lại đây kh ông ngừng phát triển với qui mô khá lớn, tuy nhiên vẫn ch ưa tương xứng với tiềm năng của cả hai nước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nư ớc năm 1991 chỉ đạt 37,7 triệu USD đến năm 1993 đ ã là 221,2 triệu USD và đặc biệt năm 2002 đ ạt trên 3,6 tỷ USD, tăng 97 lần so với năm 1991. Về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng m ở rộng, ngoài những mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dầu thô, cao su, hải sản... hai b ên đã bổ sung một số mặt hàng có thế mạnh khác. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đ ẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến như sản phẩm cà phê hoà tan, hạt điều đ ã qua chế biến, dầu ăn và một số h àng tiểu thủ công nghiệp và hàng tiêu dùng khác cũng đã và đang dần chiếm được thị trưởng ở Trung Quốc. Về phía Trung Quốc áp dụng chính sách mậu dịch biên giới, hỗ trợ và đặc biệt ưu đãi cho th ương m ại biên giới nhằm khai thác triệt để thị trường các nước láng giềng cho tiêu thu hàng hoá tiêu dùng của Trung Quốc. Cũng do thành công trong phương thức buôn bán biên mậu biên giới, trong những năm qua, h àng hoá của Trung Quốc đ ã chiếm được thị trường của Việt Nam. Có thể nói, ở đâu cũng có hàng hoá của Trung Quốc. Qua nghiên cứu lịch sử quan hệ giữa hai nước nói chung và quan hệ kinh tế - thương mại nói riêng cho thấy rằng, sự ổn định về an ninh, chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng trong quan hệ nhiều mặt giữa hai nước. Như đã biết, Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất thế giới, có nhiều nét tương đồng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội với Việt Nam. Bản thân nền kinh tế Việt Nam ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trước đây đ ã có sự giúp đỡ của Trung Quốc. Chính vì vậy, mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, đồng thời tạo sự ổn định về quan hệ chính trị giữa hai nước là vấn đề hết sức cần thiết. 7
- 1.2. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG LÀ MỘT XU THẾ TẤT YẾU 1.2.1. Vài nét về tình hình quốc tế và khu vực Tình hình khu vực cũng như quốc tế vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 có những thay đổi cực kỳ sâu sắc. Sự tan rã của Liên Xô vào tháng 9/1991 đã đánh dấu sự kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh. Từ đây thế giới bước vào một thời kỳ mới. Các nước lớn đều tiến hành điều chỉnh chiến lược toàn cầu và chính sách đối ngoại của mình. Hoà bình và phát triển đã trở thành trào lưu chính của thời đại. Trên thế giới, các nước dù lớn hay nhỏ đều tranh thủ môi trường quốc tế ho à bình để tập trung lực lượng cho nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế của nước m ình. Tình hình quốc tế trên đây đ ã có những tác động mạnh mẽ đến tình hình khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Trong khu vực Đông Nam Á, xu thế hoà hoãn giữa các nước và nhóm nước trong khu vực với các nước lớn đã xu ất hiện. Các nước trong khu vực cũng điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của m ình cho phù h ợp với tình hình m ới. Đặc biệt mối quan hệ giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN ( 5 nước trước đây ) cũng như quan h ệ giữa các nước này với Trung Quốc đã từng bước đư ợc cải thiện. Từ năm 1989, lần lượt các nước Lào, Indônêxia... đã bình thường hoá và quan h ệ với Trung Quốc; còn các nước Xingapo, Brunây cũng đ ã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Nh ư vậy, sự kết thúc của chiến tranh lạnh đã làm cho những xung đột về chính trị và hệ tư tưởng trong khu vực giảm đi rất nhiều, đối thoại thay cho đối đầu. Mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá không chi trở thành xu th ế chung giữa các nư ớc trong khu vực, mà còn là đòi hỏi tất yếu trong công cuộc xây dựng kinh tế ở mỗi quốc gia. 1.2.2. Tình hình riêng của hai nước đầu những năm 90 Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có hoàn cảnh địa lý gần gũi, có truyền thống văn hoá tương đồng, gắn bó với nhau. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ nhiều giá trị chung của nền văn minh phương đông. Việt Nam tiếp thu nhiều giá trị về văn hoá và tôn giáo Trung hoa cổ đại: đạo Khổng, thơ Đường của Trung Quốc được trân trọng ở Việt Nam. 8
- Nhân dân Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, truyền thống, đ ã trải qua thử thách của thời gian và những th ành tích đạt được trong những năm qua tạo tiền đề tốt đẹp cho sự phát triển h ơn n ữa mối quan hệ Việt - Trung. Nh ững yếu tố quan trọng thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nư ớc trong thời gian qua. Trước hết, Việt Nam - Trung Quốc có nét tương đồng về văn hoá, có phong tục tập quán Á Đông tương đối giống nhau. Có thể nói, sự tương đồng về văn hoá và sự gần gũi về phong tục tập quán nảy sinh từ nền văn minh lúa nước là nhân tố hết sức quan trọng tạo nên truyền thống láng giềng ho à mục, hữu hảo, gần gũi và dễ thông cảm lẫn nhau trong giao lưu, quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt - Trung từ bao đời nay. Thứ hai, hai nước Việt Nam - Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông và có chung biên giới lãnh hải Vịnh Bắc Bộ và biển Đông. Yếu tố địa lý này khác với biên giới giữa Trung Quốc với Thái Lan, Lào và Mianma. Đây là yếu tố thuận lợi tạo dựng nên mối quan hệ giao lưu văn hoá, thông thương kinh tế, buôn bán và giúp đ ỡ lẫn nhau cuộc đấu tranh cách mạng giữ nước của mỗi bên. Nhân dân các dân tộc thiểu số sống hai bên biên giới từ bao đời nay đã hình thành quan hệ thân tộc. Mối giao hoà láng giềng thân thiện đó đ ã tạo nên tình cảm gắn bó “ Tắm chung một dòng sông”, “ Nghe chung tiếng gà gáy “, “gặp nhau như anh em một nhà”. Thứ ba, về thể chế chính trị, Việt Nam và Trung Quốc có thể chế chính trị giống nhau, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, trung thành với Chủ nghĩa Mác- Lê Nin, không ch ấp nhận đa nguyên, đa đảng. Hai nư ớc đều kiên trì xây dựng nh à nước pháp quyền dân chủ nhân dân và ch ế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Đặc b iệt trong hoàn cảnh CNXH tạm thời đang trong giai đoạn khó khăn, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang gánh vác trọng trách bảo vệ vai trò lãnh đạo bền vững của Đảng Cộng Sản và sức sống mạnh mẽ của CNXH . Thứ tư, về kinh tế, Hai nước Việt - Trung đ ều có tiềm năng to lớn trong nhiều lĩnh vực hợp tác kinh tế, mậu dịch và đầu tư vì lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên. Hai nước đ ã có chung đường biên giới trên bộ, trên biển là điều kiện thuận lợi cho hai bên thông thương m ậu dịch, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Trung Quốc là th ị trường rộng lớn, đầy tiềm năng, có sức tiêu thụ lớn của của một thị trường trên 1,2 tỷ dân. Việt Nam là quốc gia thuộc hàng trung bình trên thế giới, sấp xỉ 80 triệu dân, tài nguyên thiên nhiên nhiên phong phú, nguyên liệu sản xuất dồi dào. Đó là những yếu tố 9
- bổ sung, hỗ trợ cho nhau vì chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước và tiến trình tham gia hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực, toàn cầu. Trong bối cảnh chung của tình hình Quốc tế và khu vực nêu trên, tình hình riêng của Việt Nam và Trung Quốc cũng có những thay đổi theo chiều hướng thuận lợi. Về phía Việt Nam, trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình quốc tế và khu vực, Đại hội đảng VI Đảng Cộng Sản Việt Nam họp tháng 12 năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới. Một thành tựu về đổi mới tư duy của Đại hội Đảng VI là đã rút ra 4 bài học cơ bản có ý n ghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ tổ quốc, trong đó bài học thứ 3 là “ Phải kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới “. Cũng trong Đại hội Đảng VI, Đảng ta xác định “ Việt Nam sẵn sằng là bạn của tất cả các n ước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Trong quan hệ đối ngoại , Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng mối quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam sẵn sàng đàm phán đ ể giải quyết những vấn đề thuộc quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Về phía Trung Quốc, sau một thời gian dài bị đ ình trệ do những sai lầm “tả” khuynh, Hội nghị Trung ương 3 khoá XI Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp cuối tháng 12 năm 1978 đ ã quyết định dịch chuyển trong tâm công tác của toàn Đảng từ chỗ lấy đấu tranh giai cấp làm chính sang lấy xây dựng kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, mở đầu cho công cuộc cải cách mở cửa. Để phục vụ cho công cu ộc cải cách ở trong nước, trong lĩnh vực đối ngoại, Trung Quốc đã tiến hành những điều chỉnh lớn trong quan hệ với các nước lớn trên th ế giới như M ỹ, Nga, Nhật và Tây Âu. Trung Quốc cũng từng bước thực hiện b ình thường hoá quan hệ và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. Trong quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc cũng thể hiện những thiện chí của mình đối với việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Như vậy với một mục tiêu chung là bình thường hoá quan hệ, ngày 4/9/1990 tại Tứ Xuyên đ ã diễn ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các nh à lãnh đạo cấp cao hai nước để bàn về vấn đề bình thư ờng hoá quan hệ giữa hai nước và một số vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm. Sau nhiều lần đàm phán hai nước đã đi đ ến thống nhất và kh ẳng định: “ Việc bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nư ớc và cũng có lợi cho ho à bình, ổn định và sự phát triển của khu vực “. Về kinh tế, hai bên nh ất trí thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước 10
- trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hoá theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Có thể nói, cuộc gặp cấp cao này đ ã đ ưa quan h ệ Việt Nam - Trung Qu ốc bước sang một giai đoạn mới, với tính chất và nội dung hết sức mới trên cơ sở 5 nguyên tắc: Tôn trọn g chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, b ình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình. 1.3. NHỮNG CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA HAI NƯ ỚC. 1.3.1. Những Hiệp định và các cặp cửa khẩu biên giới được mở là cơ sở pháp lý tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại phát triển. Với quyết tâm xây dựng mối quan hệ kinh tế lâu dài, b ền vững, từ tháng 11 năm 1991 đến nay, Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nước Cộng Ho à Nhân Dân Trung Qu ốc đã cùng nhau ký kết nhiều Hiệp định kinh tế thương mại quan trọng như: Hiệp định thương mại giữa hai nước, Hiệp định tạm thời giải quyết công việc vùng biên giới( hai hiệp định này được ký tại Bắc Kinh trong chuyến đi thăm chính thức Trung Quốc lần thứ nhất của Tổng bí th ư Đỗ Mười và Thủ tư ớng Võ Văn Kiệt ngày 5 tháng 11 năm 1991); Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc( ký tại Hà Nội nhân dịp Phó thủ tư ớng kiêm Ngo ại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham sang thăm Việt Nam, tháng 2 năm 1992); Hiệp định về hợp tác kinh tế kỹ thuật; Hiệp định về hợp tác khoa học kỹ thuật được ký tại Hà Nội nhân dịp Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng sang thăm chính thức Việt Nam đầu tháng 12 năm 1992; Hiệp định về thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nư ớc Việt Nam và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc được ký vào ngày 26 thán 5 năm 1993 tại Bắc Kinh; Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về hàng hoá quá cảnh vào ngày 9 tháng 4 năm 1994 tại Hà Nội; Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế th ương mại Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định về bảo đảm chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu; Hiệp định về vận tải đường bộ, bộ ba Hiệp định n ày được ký ngày 19 tháng 11 năm 1994 tại Hà Nội nhân chuyến đi thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng Ho à Nhân Dân Trung Quốc Giang Trạch Dân; Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới giữa Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng Ho à Nhân Dân Trung Quốc ký ngày 7 tháng 11 năm 1998 tại Bắc 11
- Kinh; Hiệp định về biên giới đường bộ được ký kết ngày 23 tháng 2 năm 1999 nhân dịp Thủ tướng Chu Dung Cơ sang thăm Việt Nam . Với chủ trương hoà bình, ổn định cùng phát triển đặc biệt là phát triển kinh tế thương mại, hai bên quyết định mở 21 cặp cửa khẩu đó là: Đồng Đăng - Bằng Tường, Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Móng Cái - Đông Hưng, Lào Cai - Hà Khẩu, Tà Lùng - Thu ỷ Kh ẩu, Ma Lu Thàng - Kim Thu ỷ Hà và Thanh Thu ỷ - Thiên Bảo là các cửa khẩu Quốc tế dành cho những ngư ời mang Hộ chiếu và thị thực Xuất nhập cảnh, Giấy thông hành xuất nhập cảnh cũng như hàng hoá xu ất nhập khẩu; các cặp cửa khẩu khác được mở nhờ vào sự nỗ lực của cả hai b ên, các cặp cửa khẩu n ày được mở cho những người mang giấy thông hành xu ất nhập cảnh và hàng hoá buôn bán trao đổi tiểu ngạch của cư dân biên giới. Ngoài các cửa khẩu nêu trên, hiện nay trên tuyến biên giới Việt - Trung còn có 59 cặp đường mòn truyền thống và 13 chợ biên giới phục vụ cho các hoạt động giao lưu kinh tế giữa hai nước. Để tranh thủ khai thác lợi thế của chính sách khai phá miền tây của phía Trung Quốc, tỉnh Lào Cai đã và đang xây d ựng trung tâm thương mại Kim Thành, chắc chắn đây sẽ là điểm thu hút một lượng lớn h àng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung tỉnh Lào Cai. Nh ững hiệp định và văn bản ký kết, cùng với các cặp cửa khẩu được khai thông trên biên giới Việt - Trung đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngành, các địa phương biên giới của hai nư ớc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế và m ậu dịch, mở ra một thời kỳ mới cho giao lưu kinh tế qua biên giới Việt - Trung. 1.3.2. Chính sách về phát triển kinh tế đối ngoại của hai nước. 1.3.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc Trong những năm đầu sau khi hai nước Việt Nam - Trung Qu ốc bình thường hoá quan hệ( năm 1991), hoạt động giao lưu buôn bán hàng hoá đ ã b ắt đầu có sự tăng trưởng nhưng còn ở qui mô nhỏ, không ổn định. Về chính sách quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại của nhà nước ta còn nhiều bất cập chưa phù hợp với thực tiễn của ho ạt động kinh tế thương m ại giữa hai nước; chính sách quản lý xuất nhập khẩu còn dựa trên cơ ch ế cấp giấy phép chuyến đối với hoạt động xuất nhập khẩu do đó đã làm hạn ch ế hoạt động giao lưu thương m ại, không khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, khiến các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu còn ở phạm vi hẹp. Thực tiễn cho thấy, cơ chế này m ột mặt 12
- đã làm h ạn chế phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu theo thông lệ và tập quán quốc tế mặt khác lại khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh theo phương thức tiểu ngạch biên giới, phương thức n ày lại hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biên mậu biên giới của Trung Quốc( sẽ được đề cập ở phần sau). Nhìn chung trong giai đoạn đầu sau khi hai nước bình th ường hoá quan hệ, Nhà nư ớc ta chưa ban hành đ ầy đủ chính sách khung về buôn bán qua biên giới nên chưa có cơ ch ế, chính sách cụ thể để quản lý điều h ành hoạt động xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu biên giới. Trong điều kiện như vậy, hoạt động giao lưu kinh tế th ương mại qua biên giới Việt - Trung ta còn chịu thua thiệt hơn so với Trung Quốc. Để đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế đối ngoại nói chung và phát triển quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc nói riêng, ngày 15/12/1995, Chính phủ đã ban hành nghị định số 89/NĐ về b ãi bỏ thủ tục cấp giấy phép chuyến đối với hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp được tự do kinh doanh xuất nhập khẩu theo phạm vi ngành hàng trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương Mại cấp. Quyết định này tuy đ ã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu nh ưng chưa thực sự khuyến khích được các th ành ph ần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, năm 1997 Chính phủ đ ã ban hành luật thương mại và hàng loạt các văn bản pháp qui khác nhằm điều chỉnh cơ ch ế quản lý hoạt động kinh tế, đặc biệt là kinh tế đối ngoại. Trong đó nghị định số 57/NĐ-TTg của Chính phủ ban hành năm 1997 đ ã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, tháo gỡ mọi trở ngại pháp lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu, từ thời điểm này các thành ph ần kinh tế đều đư ợc tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời, Nhà nư ớc đã ban hành các chính sách ưu đãi đặc biệt đối xu ất khẩu và hạn chế dần nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, những mặt hàng mà trong nước đ ã sản xuất được. Có thể nói, đây là bước đột phá có tính chất quyết định trong chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của nhà nước ta. Cùng với sự cải cách mạnh mẽ trong cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại, Chính phủ đ ã ban hành một số chính sách ưu đãi đối với khu vực kinh tế cửa khẩu biên giới. Đặc biệt, các quyết định 53/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu; Quyết định 186/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 về phát triển kinh tế-xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi biên giới phía Bắc thời kỳ 13
- 2001 - 2005 là những cơ sở tiền đề quan trọng cho việc phát triển quan hệ kinh tế thương m ại Việt - Trung. Theo nội dung của quyết định 53/2001/QĐ-TTg của Chính phủ, nh à nước đặc biệt ưu đãi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu bằng nguồn vốn vay ưu đãi nhà nước, cho phép các tỉnh biên giới có số thu ngân sách dưới 50 t ỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại 100% để xây dựng cơ sở hạ tầng, có số thu từ 50 tỷ đồng trở lên thì được đầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% số thu còn lại. Đối với thương m ại du lịch cũng được dặc biệt quan tâm, các hoạt động thương m ại được hưởng các ưu đ ãi về buôn bán biên giới theo các văn bản nhà nước ta đã ký kết với các nước láng giềng. Về đầu tư trong nước và nước ngoài vào khu kinh tế của khẩu ngo ài quyền được hư ởng các ưu đãi hiện hành về thuế, các doanh nghiệp đầu tư còn được giảm th êm 50% giá thuê đất và mặt nước so với mức giá cho thuê đất, mặt n ước đang áp dụng tại khu kinh tế của khẩu đó. Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía bắc thời kỳ 2001 - 2005, quyết định số 186/2001/QĐ- TTg đ ã giải quyết được nhiều vần đề bức xúc trong phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc, đ ã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, tập trung quy hoạch và huy động mọi nguồn lực để phát triển giao thông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt phát huy lợi thế cửa khẩu, các di tích lịch sử và danh lam th ắng cảnh để phát triển ngành thương mại, du lịch, dịch vụ tạo động lực thúc đ ẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng. 1.3.2.2 Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Trung Quốc đối với việt Nam Trung Quốc có một hệ thống chính sách đối ngoại khá chặt chẽ, đặc biệt là chính sách biên giới mềm, coi nặng lợi ích cục bộ, dân tộc. Hoạt động mậu dịch biên giới đối với các nước có chung đường biên giới đặc biệt là Việt Nam được quản lý một cách chặt ch ẽ và hệ thống từ Chính phủ cho tới các địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan theo đúng tinh thần mà Quốc Vụ Viện đ ưa ra là : Khẩn trương định ra biện pháp quản lý đồng bộ, tích cực ủng hộ mậu dịch biên giới. Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý dối với mậu dịch b iên giới, thúc đẩy mậu dịch biên giới phát triển lành mạnh. Điều chỉnh, quy phạm hoá các biện pháp chính sách mậu dịch biên giới theo hướng thể chế hoá kinh tế thị trường Xã hội Chủ Nghĩa. 14
- Thúc đ ẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế khu vực biên giới, tăng cườn g đoàn kết dân tộc, phồn vinh và ổn định vùng biên giới, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng với các nước xung quanh . Trong quan hệ buôn bán với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam, Trung Quốc xây dựng chiến lược biên m ậu biên giới, đồng thời tiến h ành hai hình thức buôn bán chính ngạch và biên m ậu, áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, nhằm phát huy mọi lợi thế về địa lý để phát triển kinh tế vùng biên giới. Với chính sách thương m ại trên, vào đ ầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu có sự thay đổi về chính sách đối ngoại với Việt Nam. Tiếp theo sự tăng cư ờng về quan hệ chính trị, Trung Quốc bắt đầu coi trọng hợp tác kinh tế và thương mại với Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam ra nhập ASEAN thì Trung Quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong khu vực. Với chiến lược lâu d ài, Trung Quốc không muốn Việt Nam mạnh lên, nhưng trước xu hướng phát triển của thế giới đ ã buộc Trung Quốc phải suy xét, tính toán vừa khai thác được thị trường Việt Nam, vừa thông qua thị trường việt Nam để th âm nh ập vào các thị trường khác trong ASEAN nhất là Lào và Campuchia. Tóm lại, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống chính sách điều h ành hoạt động kinh tế thương mại với Việt Nam theo các định h ướng cơ bản sau: Triệt để áp dụng hình thức buôn bán biên m ậu, Chính phủ Trung Quốc dành nhiều ưu đ ãi về thuế quan cho các Tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Hàng hoá của các doanh nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới được miễn 50 % thuế nhập khẩu và thu ế giá trị gia tăng; hàng hoá của cư dân biên giới nhập khẩu qua biên giới. Xây dựng ho àn chỉnh chiến lược khai thác kinh tế Vịnh Bắc Bộ với dự kiến xây dựng vòng cung kinh tế kết nối Dương Phố - Khâm Châu( Quảng Tây) với Hải Phòng( Việt Nam ). Trung Quốc xây dựng mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ kết nối toàn khu vực, tăng cư ờng thăm dò, khai thác Vịnh Bắc Bộ. Trung Quốc chủ trương sử dụng thị trường Việt Nam để bổ sung cho Tây Nam, đồng thời sử dụng“ chính sách biên giới mềm“ để kìm hãm kinh tế Việt Nam với các nội dung như sau: Lợi dụng biên giới trên bộ, trên biển để xuất hàng tồn kho, h àng kém ph ẩm chất vào Việt Nam, đồng thời thu hút nguyên liệu, khoáng sản, lương thực, thực phẩm. 15
- Một mặt Trung Quốc khuyến khích, tạo mọi điều kiện để xuất khẩu hàng hoá (chủ yếu là hàng tiêu dùng ch ất lư ợng bình thư ờng và thấp) sang Việt Nam. Mặt khác lại sử dụng các biện pháp hạn chế bằng hạn ngạch, ép giá để gây sức ép với h àng xu ất khẩu của Việt Nam. Như ta đã biết Trung Quốc có 2 tỉnh ( khu tự trị ) biên giới Quảng Tây và Vân Nam tiếp giáp với Việt Nam. Đối với 2 tỉnh này, ngay từ khi b ình thường quan hệ giữa hai nước Trung Quốc đã áp dụng chiến lược“ Biên giới mềm “, mọi hoạt động thương m ại biên giới được chỉ đạo tập trung thống nhất ở cơ quan đầu mối là Ban biên mậu, cơ quan này có đủ quyền hạn để quản lý , chỉ đạo toàn bộ các hoạt động có liên quan đến biên giới. 1.3.3. Chính sách m ậu dịch biên giới ở Quảng Tây: Các chính sách hiện hành của Trung Quốc có liên quan đ ến mậu dịch biên giới ở Qu ảng Tây gồm có: Thông tư của Quốc Vụ Viện về vấn đề liên quan đ ến mậu dịch biên giới . - Biện pháp quản lý hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại đối với mậu dịch tiểu ngạch - biên giới và khu vực biên giới của Bộ Kinh tế mậu dịch đối ngoại và Tổng cục Hải quan. Biện pháp thực thi quản lý nhập khẩu sản phẩm cơ điện mậu dịch tiểu ngạch biên - giới của Ban xuất nhập khẩu cơ điện cơ điện nh à nước. Thông tri của Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung - Quốc quán triệt về vấn đề liên quan đến mậu dịch biên giới của Quốc Vụ Viện. Quy định tạm thời về quản lý mậu dịch hỗ thị đối với cư dân vùng biên giới Quảng - Tây. Quy định của địa khu Nam Ninh về mậu dịch biên giới. - Biện pháp quản lý mậu dịch hỗ thị của cư dân vùng biên giới và mậu dịch tiểu - ngạch biên giới của Chính phủ nhân dân Th ành phố Bằng Tường . Các chính sách hiện h àn h nói trên có những quy định rất thuận lợi cho việc xây dựng khu m ậu dịch biên giới đó là: Quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với cư dân vùng biên với trị giá dưới 1000 - nhân dân tệ mỗi người mỗi ngày. Quy định giảm thuế nhập khẩu mậu dịch tiểu ngạch biên giới. - 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam
39 p | 418 | 116
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản
46 p | 391 | 113
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 trong dịch vụ hành chính
57 p | 244 | 78
-
Đề tài " Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Bắc Phi thời kỳ 1991-2004 "
0 p | 200 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh năm 2020
164 p | 141 | 25
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu bộ linh kiện xe máy tại Công ty quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất - CIRI
84 p | 133 | 25
-
Tiểu luận KTCT: Thực trạng quan hệ phân phối và những giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện quan hệ phân phối trong thời gian tới ở nước ta
31 p | 141 | 24
-
Đề tài: THỰC TRẠNG QUAN HỆ PHÂN PHỐI Ở NỨOC TA VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN HỆ PHÂN PHỐI Ở NỨOC TA HIỆN NAY
22 p | 130 | 17
-
Tiểu luận KTCT: THỰC TRẠNG QUAN HỆ PHÂN PHỐI Ở NỨOC TA VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN HỆ PHÂN PHỐI Ở NỨOC TAHIỆN NAY
25 p | 138 | 16
-
LUẬN VĂN: Thực trạng quan hệ phân phối và những giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện quan hệ phân phối trong thời gian tới ở nước ta
28 p | 109 | 15
-
Đề tài: Thực trạng quan hệ phân phối và những giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện quan hệ phân phối trong thời gian tới ở nước ta.
30 p | 116 | 14
-
LUẬN VĂN: Thực trạng quan hệ phân phối ở nứoc ta và những giải pháp hoàn thiện quan hệ phân phối ở nứoc ta hiện nay
24 p | 100 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Những vấn đề phát triển nổi bật của Ai Cập và khả năng hợp tác với Việt Nam đến năm 2020
96 p | 48 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị khiếu nại tại công ty dịch vụ MobiFone Khu vực 3 – Chi nhánh Tổng công ty Viễn thông MobiFone
26 p | 63 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1991 đến nay
122 p | 62 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị khiếu nại tại Công ty dịch vụ MobiFone Khu vực 3 – Chi nhánh Tổng công ty Viễn thông MobiFone
138 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo lập quan hệ lao động tích cực tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk
153 p | 6 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo lập quan hệ lao động tích cực tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk
26 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn