Luận văn:Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
lượt xem 106
download
Tính tất yếu Ngành thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp thực phẩm cho con người. Đối với Việt Nam đây được coi là ngành kinh tế chiến lược của đất nước, ngành đã có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động và góp phần đáng kể trong việc tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO để đảm bảo cho ngành thủy sản hội nhập...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn:Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
- Luận văn Đề tài “Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” 1
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất y ếu Ngành thủ y sản là m ột ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp thự c phẩm cho con ngư ời. Đối với Việt Nam đây được coi là ngành kinh tế chiến lược của đất nước, ngành đã có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực xu ất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động và góp phần đáng kể trong việc tăng thêm nguồn thu ngo ại tệ cho quốc gia. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO để đảm b ảo cho ngành thủ y sản hộ i nh ập với n ền kinh tế thế giới thì Đảng và Nhà Nư ớc đã có chương trình, chính sách hỗ trợ lớn cho việc chuyển đổi, phát triển ngành thủ y sản. Ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt đ ược nhiều thành tựu. Đến nay trung bình mỗi năm ngành thủ y sản đóng góp kho ảng 18% trong tổng kim ngạch xu ất khẩu của đ ất nước và là mộ t trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Với tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ cấu mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao, quy mô không n gừng mở rộng ngành thủy sản đã và đ ang khẳng đ ịnh vị thế củ a mình trong n ền kinh tế quố c dân. Trong điều kiện tự do hóa thương mại đang diễn ra mạnh mẽ thì Đảng và Nhà Nư ớc chú trọng phát triển ngành thủ y sản là điều tất yếu. Mặt h àng thủ y sản của Việt Nam đã xuất hiện trên 160 quốc gia, các sản phẩm thủ y sản của Việt Nam đang được ưa chuộng trên thị trường th ế giới. Sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của WTO đ ã tạo điều kiện thuận lợi cho việc m ở rộng thị trường xu ất khẩu thủ y sản của Việt Nam ra th ế giới, đồng thời kèm theo những khó khăn mà ngành thủ y sản Việt Nam phải đ ối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế. Đứng trước nh ững thời cơ và thách thức đó, vấn đề nâng cao khả năng cạnh Tranh hàng thủ y sản của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, mà cụ thể là nâng cao ch ất lượng các mặt hàng thủ y sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là đ iều rất quan trọng. Vì vậ y em đã chọn đ ề tài “Thực trạ ng và Giả i pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời k ỳ hộ i nhập” nhằm nghiên cứu ho ạt động xuất khẩu thủ y sản củ a Việt Nam, tìm ra những h ạn ch ế còn tồn tại và nguyên nhân gây ra, từ đó đưa ra giải pháp hữu ích nhằm khắc phụ c những khó khăn, thúc đ ẩy xuất kh ẩu m ặt hàng thủ y sản, thực hiện phát triển thủ y sản theo hướng b ền vững trong bố i cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu đ ể tài em đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Th.sỹ Nguyễn Th ị Thúy Hồ ng, do kiến thức còn có hạn nên bài nghiên cứu 2
- củ a em còn nhiều thiếu sót, em xin chân thành cảm ơn cô đ ã giúp đỡ em hoàn thành bài nghiên cứu! 2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm hiểu rõ tình hình sản xuất-xu ất khẩu hàng thủ y sản của Việt Nam sang các thị trường trong thời gian qua, sử dụng đúng các thông tin, số liệu đ ể từ đó phân tích, đánh giá thực trạng xu ất khẩu ngành thủ y sản, làm rõ những nguyên nhân gây ra h ạn ch ế, định hư ớng và đề xu ất các giải pháp và để thúc đ ẩy ho ạt động xu ất khẩu m ặt hàng này trong giai đoạn tới nhằm thực hiện các mụ c tiêu của ngành trước tiến trình hội nhập KTQT và phát triển bền vững ngành thủ y sản. 3. Đố i tượng và phạ m vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủ y sản của Việt Nam. Ph ạm vi nghiên cứu kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (11/2006) tới nay. Đây là dấu mốc quan trọng với nền kinh tế Việt Nam đ ặc biệt là với ho ạt động xuất nh ập khẩu hàng hóa, ngành thủ y sản đ ã có nhiều biến chuyển trong giai đo ạn này đ ồng thời cũng là ngành được Nhà Nước đ ặc biệt quan tâm với nhiều lợi thế có sẵn. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, m ục đích củ a đ ề tài đề ra bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp: lịch sử , thố ng kê, phân tích, tổng h ợp, so sánh ...Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn tham khảo các bài viết của các tạp chí, báo điện tử , các sách , luận văn và bài viết của các cá nhân có liên quan tới hoạt động xuât khẩu thủ y sản và vận dụng kết qu ả nghiên cứu của các công trình khoa học để làm sâu sắc hơn nội dung nghiên cứu 5. Kết cấu đề tài; Đề tài gồm 86 Trang, 14 biểu đồ, 8bảng, 1 sơ đồ, lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắ t, đề tài được kết cấ u thành 3 chương: Chương 1 : Lý luận và thực tiễn về hoạ t động xuấ t khẩ u thủy sả n của Việt - Nam Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Viêt Nam trong - thời kỳ hộ i nhậ p Chương 3 : Định hướng và g iải pháp thúc đẩy xuấ t khẩu thủy sả n của Việt - Nam trong thời kỳ hộ i nhập 3
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WTO: “Word trade organization”- Tổ chức thương mại thế giới CNH: Công nghiệp hóa HĐH: Hiện đại hóa GDP: “Gross Domestic Product”-Tổng sản ph ẩm quốc nộ i FAO: Tổ chức lương thực và nông nghiệp th ế giới HACCP: “Hazard Analysis and Critical Control Points”- Điểm kiểm soát trọng yếu và phân tích mố i nguy" VJEPA: hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản BNN&PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn WWF:Qu ỹ quố c tế b ảo vệ thiên nhiên DOC: ICCAT: Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá Ngừ vây xanh Đại Tây Dương BRC: Hiệp hội Bán lẻ Anh VASEP: Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam IUU: Quy định về n guồn gốc xu ất xứ của EU 4
- CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HO ẠT ĐỘNG XUẤT KH ẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 1.1 Quá trình phát triển ngành thủy sản Nghề cá Việt Nam đã ra đời từ rất sớm nhưng hoạt động nghề cá chỉ được coi như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp. Đến trư ớc năm 1950, nghề cá vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình ho ạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, trình độ sản xuất còn lạc hậu, mang tính chất thủ công. Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí quan trọng và sự đóng góp m à nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đ ã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá đồng thời hình thành các cơ quan qu ản lý nh à nước trong lĩnh vực này, đánh dấu một cách nhìn nhận mới đối với nghề cá. Từ đó, ngành Thu ỷ sản đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - k ỹ thuật có vai trò và đ óng góp ngày càng lớn cho đất nước. Quá trình phát triển ngành thủy sản có thể phân chia một cách tương đối th ành 3 giai đoạn chính: 1.1.1 . Giai đoạn 1954 – 1960 Đây là giai đoạn kinh tế thuỷ sản bắt đầu đư ợc chăm lo phát triển để manh nha thành một ngành kinh tế kỹ thuật. Thời kỳ này kinh tế ở miền Bắc b ắt đầu khôi phục và phát triển cùng với sự giúp đỡ của các nước XHCN, các tổ chức nghề cá công nghiệp như: các tập đo àn đánh cá với đoàn tàu đánh cá Hạ Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy cá hộp Hạ Long được hình thành. Đặc biệt, phong trào hợp tác hoá được triển khai rộng khắp trong nghề cá. 1.1.2 . Giai đoạn 1960 – 1980 Đây được coi là thời kỳ khởi đầu của ngành thủy sản Việt Nam. Trong giai đoạn này ngành Thu ỷ sản có những thời kỳ phát triển khác nhau gắn với d iễn biến của lịch sử đất nư ớc: - Từ năm 1960 – 1975: là thời điểm ra đời của ngành Thủy sản Việt Nam như một chỉnh thể ngành kinh tế - kỹ thuật của đất nước với sự ra đời của Tổng cục thủy sản. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đất nước có chiến Tranh, cán bộ và ngư dân ngành thu ỷ sản “vững tay lư ới, chắc tay súng”, hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lư ợc 5
- “Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam”. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển có công sức lớn của ngư dân. - Từ n ăm 1976 – 1980, đất nước thống nhất, ngành Thủy sản bước sang thời kỳ phát triển mới trên phạm vi cả nước. Tầm cao mới của ngành được đánh dấu bằng việc thành lập Bộ Hải sản năm 1976. Thực hiện 10 năm Di chúc Bác Hồ, ngành đ ã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong cả nư ớc, đem lại tác dụng rất lớn. Do hậu quả nặng nề của chiến Tranh, nền kinh tế đất nước đang trong giai đo ạn phục hồi. Mặt khác, cơ ch ế quản lý lúc này chưa phù hợp, tiêu thụ theo cách giao nộp sản phẩm, đánh giá kết quả theo khối lượng hàng hoá, không chú trọng giá trị sản phẩm. Điều n ày đã làm giảm động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản làm cho kinh tế thủy sản sa sút nghiêm trọng vào cuối những năm 1970. 1.1.3. Giai đoạn 1981 đến nay Giai đoạn này được coi là thời kỳ tích lỹ và xây dưng. Năm 1981, Bộ Hải sản được tổ chức lại thành Bộ Thủy sản, ngành Thủy sản b ước vào giai đoạn phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mở rộng hợp tác quốc tế để giữ vững nhịp độ tăng trưởng. Trước những khó khăn, thách thức sau thời kỳ sa sút, sự ra đời của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Seaprdex Việt Nam, được Nhà nư ớc cho phép áp dụng thử nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trạng trải”, mà thực chất là chú trọng nâng cao giá trị của sản phẩm làm ra nhằm tạo nguồn đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đã tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển. Ngành thu ỷ sản có thể được coi là một ngành đi tiên phong trong quá trình đổi mới, chuyển h ướng sang nền kinh tế thị trường theo đ ịnh hướng XHCN ở n ước ta. Việc áp dụng thành công cơ chế mới, gắn sản xuất với thị trường đ ã tạo ra bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của kinh tế thu ỷ sản, mở đ ường cho sự tăng trưởng liên tục của ngành trong suốt h ơn 27 năm qua. Qua thành công bư ớc đầu của cơ chế mới, năm 1993, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đ ã xác định xây dựn g thu ỷ sản th ành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát huy các nguồn lực, đổi mới để phát triển, trong xu thế mở cửa và hội nhập đất nước, ngành Thủy sản luôn coi xuất khẩu là đ ộng lực và ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này. Thế mạnh của nghề cá nhân dân đư ợc phát triển mạnh qua các mô hình kinh tế ngoài quốc doanh, thu hút các thành ph ần kinh tế đầu tư để phát triển. Việc ngành 6
- thu ỷ sản chú trọng đầu tư ngày một nhiều h ơn và đúng hướng đã hình thành tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nh ập cho lao động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Trong chiến lược phát triển của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thu ỷ sản được định h ướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Ngược lại, thành công trong ch ế biến, xuất khẩu đã trở thành động lực thúc đẩy khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển. Ngành Thủy sản đ ã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Bảng 1.1: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2005 -2009 Tổng sản Sản lượng lượng thủy Sản lượng Tổng số tàu Diện tíchmặt nuôi thủy sản thuyền nước NTTS khai thác Năm sản tấn hải sản tấn chiếc ha tấn 2005 3.432.800 90.880 959.900 1.798.600 1.437.400 2006 3.695.927 Chua XD 1.050.000 1.798.800 1.694.300 2007 4.149.000 85.758 1.065.000 1.876.000 1.942.000 2008 4.582.000 1.937.000 2.449.000 123.000 1.052.600 2009 4.846.000 2.068.000 2.569.000 130.000 1.044.700 Từ giữa những năm 1990 – n ay, được gọi là thời kỳ đổi mới và phát triển, ngành đã tập trung đổi mới ph ương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường lớn, nhờ đó sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã tạo được uy tín và đứng vững trên các thị trư ờng thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Từ các giải pháp đúng đắn đó, trong những năm cuối thế kỷ 20 và đ ầu thế kỷ 21, ngành thu ỷ sản đã thu được những kết quả quan trọng. Tổng sản lư ợng thủy sản đã lần lư ợt vượt qua ngư ỡng 1 triệu tấn vào năm 1990, đứng vào hàng ngũ những nước có sản lượng khai thác hải sản trên 1 triệu tấn kể từ năm 1997, đạt 2 triệu tấn vào năm 2000, 3 triệu tấn vào năm 2004 và qua mốc 4 triệu tấn vào năm 2007. 7
- Thực hiện đường lối CNH, HĐH, ngành thủ y sản đ ã triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu : Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản, Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản và Chủ trương phát triển khai thác xa bờ và ổn định khai thác vùng ven bờ. Cơ cấu sản phẩm của kinh tế thuỷ sản đ ược thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Sự tăng trưởng ổn định của ngành Thủy sản trong giai đoạn này đ ã giữ vững vị thế của Việt Nam là m ột cường quốc thủy sản trên thế giới, đứng thứ 12 về sản lượng khai thác thủy sản, thứ 7 về giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2007 và th ứ 3 về nuôi các lo ài thủy sản . 1.2 . Vị trí-vai trò của ngành thủy sản trong nền Kinh tế quố c dân Từ mộ t lĩnh vực sản xuất nhỏ b é, nghèo nàn và lạc hậu, ngành thủ y sản đ ã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn củ a đất nước, có tố c độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nếu năm 1995 thu ỷ sản Việt Nam chiếm 2,9% GDP toàn quốc và 12% GDP toàn ngành nông, lâm nghiệp thì đến năm 2008 vươn lên chiếm 4% GDP toàn quốc và 21,79% GDP toàn ngành nông, lâm nghiệp). Phát triển thủ y sản có vai trò to lớn trong n ền kinh tế nước ta thể hiện ở các mặt: 1.2.1 . Ngành thủy sả n cung cấp những sản phẩm, thực phẩm q uý cho tiêu dùng của dân cư và cung cấp nguyên liệu cho phát triển mộ t số ngành khác. Các kết quả nghiên cứu củ a các chuyên gia về dinh dư ỡng đã khẳng định hầu h ết các lo ại thủ y sản đều là những sản ph ẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọ i lứa tuổi. Càng ngày th ủ y sản được tin tưởng như một lo ại th ực phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch, béo phì, ung thư) và ít chịu ô nhiễm hơn . Xét về thành phần dinh dưỡng cho thấy: so với các loại thịt, các loại thực ph ẩm là thủ y sản có chứa ít ch ất mỡ hơn, nhiều chất khoáng và ch ất đạm hơn. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp trên cả nước, bao gồm các vùng sâu vùng xa, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho cho người dân Việt Nam. Ngành thủy sản còn cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế biến thức ăn chăn nuôi cho công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản ch ế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để ch ế biến thức ăn 8
- phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tính toán của FAO hàng năm có trên 25% sản lượng thủy sản được sử dụng trực tiếp vào chế biến thức ăn cho chăn nuôi. Ở nước ta nhu cầu sử dụng bột cá cho chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng Ngành thủ y sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp ch ế biến thực phẩm tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển và một số n gành công nghiệp khác như công nghiệp dược phẩm, m ỹ ngh ệ… 1.2.2 . Ngành thủy sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói chung. Ngành thủ y sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy phát triển mạnh ngành thủy sản, đặc biệt phát triển công nghiệp chế biến thủy sản sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Để đánh giá vai trò của các khu vự c, các ngành kinh tế người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu chủ yếu là tốc độ tăng trưởng và t ỷ trọng của từng ngành, từng khu vực trong toàn bô nền kinh tế. Khi sử dụng hai chỉ tiêu nêu trên cần chú ý hai trường hợp: tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng nhỏ, hoăc n ếu tỷ trọng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng thấp thì mức độ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung là thấp. Ngày nay người ta sử dụng phương pháp đánh giá mới bằng việc xác định tỷ trọng đóng góp của từng ngành, từng khu vực vào tốc độ tăng trưởng chung. Chỉ tiêu này thể hiện rõ hơn và lượng hóa được vai trò của từng ngành, từng khu vực trong nền kinh tế. Trong những năm qua tỷ trọng đóng góp củ a ngành nông, lâm, thủy sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm d ần và hiện ch ỉ còn đóng góp khoảng 10%. Nguyên nhân chính là do tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu GDP giảm. 9
- Biểu đồ 1.1: Cơ cấ u của khu vực I, II, III trong GDP thực tế Đây là xu hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Trong khi tỷ trọng đóng góp của ngành nông, lâm, thủy sản giảm thì tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của ngành thủy sản lại tăng lên, trung bình giai đoạn 1995 -2008 ngành thu ỷ sản tăng trưởng b ình quân 13,62%/n ăm, cao gấp 1,2 lần so với m ức tăng trưởng kinh tế toàn quố c và cao ngấp 1,4 lần so với mứ c tăng trưởng của ngành nông, lâm nghiệp (giai đoạn 2000 -2008 GDP toàn quốc tăng bình quân 11,6%/n ăm, nông, lâm nghiệp tăng 9,7%/năm. Đó là kết quả của chuyển d ịch cơ cấu kinh tế trong khu vực nông, lâm, thủy sản theo hướng tiến bộ để khai thác có hiệu quả thế mạnh mặt nước và nguồn lợi thủ y sản ở nước ta. 1.2.3 . Ngành thủy tham gia vào xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, góp phầ n xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có việc phát triển ngành thủ y sản tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngoại tệ cho đấy nước. Trong nhiều năm liền, Ngành Thu ỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xu ất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành Thu ỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một t ỷ USD. Ho ạt động xu ất khẩu thủ y sản phát triển mạnh đã tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển và 10
- có vai trò tích cực trong hoạt động xóa đói giảm nghèo, thông qua viêc lập và phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa. Những năm gần đây, công tác khuyến ngư đã tập trung vào ho ạt đ ộng xây dựng các mô hình khai thác và nuôi trồng thu ỷ sản, hư ớng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đ ình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư b ản tư nhân đ ã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nh ất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xu ất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản. 1.2.4 . Phát triển ngành thủy sản góp phần phát triển vào kinh tế xã hộ i của đất nước Với nhiều lợi th ế đặc biệt về m ặt nước và nguồn lợi thủ y sản, phát triển mạnh m ẽ ngành thủ y sản nước ta sẽ góp ph ần phát triển kinh tế- xã hội đ ất nước nói chung và kinh tế xã hội nông thôn nói riêng. Về mặt kinh tế, ở những đ ịa phương thuộc duyên hải Trung Bộ hoặc Tây Nam Bộ phát triển thủ y sản là con đường làm giàu của các ch ủ Trang trại nuôi trồ ng thủ y sản, các chủ tàu đánh bắt cá. Ở các đ ịa phương không có tiềm năng về biển, đ ặc biệt vùng nông thôn ngoại thành phát triển chăn nuôi thủ y sản là chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cho hiệu quả cao. Về mặt xã hội, ở các vùng cao, vùng sâu, vùng nghèo, phát triển chăn nuôi thủ y sản ao hồ , sông suối tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộ c, trợ giúp cho việc xóa bỏ tập quán du cư của đồng bào. Việc sản xuất và tiêu dùng các sản phảm thủ y sản tại chỗ ở các vùng này còn góp phần trực tiếp cải thiện dinh dưỡng bữa ăn, làm tăng sứ c khỏe của người lớn và giảm suy dinh dưỡng trẻ em. 11
- 1 .2.5 . Ngành Thuỷ sản còn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ a n ninh, chủ q uyền trên biển, ổ n định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. 1.3. Lợi thế của việt Nam trong sản xuất - xuấ t khẩu thủy sả n 1.3.1. Điều kiện tự nhiên thuậ n lợi Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, hệ thống sông rạch nhiều với 112 cửa sông, vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 và 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành nhiều eo vịnh, đầm phá đảm bảo nguồn tài nguyên phong phú. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủ y sản nước ta rất lớn với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, 300.000 ha bãi triều, 400.000 ha hồ chứa, sông suối, 600.000 ha ao hồ nhỏ ruộng trũng, có thể đưa vào sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Theo Bộ Thủy sản, Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng hải sản Việt Nam được đánh giá khoảng 4 triệu tấn trong đó lượng thủy sản ở tầng nổi chiếm 62,7%, tầng đáy chiếm 37,3%, đảm bảo khả năng khai thác hàng năm khoảng 1,67 triệu/năm. Tình hình cụ thể của các loài cá: Cá tầng đáy: 856.000 tấn, chiếm 51,3%; Cá nổi nhỏ: 694.000 tấn, chiếm 41,5%; Cá nổi đại dương (chủ yếu là cá ngừ): 120.000 tấn, chiếm 7,2%. Trong đó, phân bố trữ lượng và kh ả năng khai thác giữa các vùng như sau: Vịnh Bắc Bộ: trữ lượng: 681.166 tấn, kh ả n ăng khai thác: 271.467 tấn (chiếm 16,3%); Biển Trung Bộ: trữ lượng: 606.399 tấn, khả năng khai thác 242.560 tấn(chiếm 14,3%); Biển Đông Nam Bộ : trữ lượng: 2.075.889 tấn, khả n ăng khai thác: 830.456 tấn (chiếm 49,3%); Biển Tây Nam Bộ : trữ lượng: 506.679 tấn, khả năng khai thác: 202.272 tấn (chiếm 12,1%). 1.3.2. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển ngày càng mạnh Với lợi thế sẵn có về đ iều kiện tự nhiên hoạt động nuôi trồng thủ y sản của Việt Nam đ ã xuất hiện từ rất sớm và phát triển rộng kh ắp đất nước, từ vùng núi tới miền biển. Nuôi trồng th ủ y sản là nguồn chính cung cấp nguyên liệu cho chế biến thủ y sản xuất khẩu. Hoạt nuôi trồng thủ y sản ở nước ta mang tính mùa vụ rõ rệt. Từ n ăm 2000 trở lại đây ho ạt động nuôi trồng thủ y sản đã có bước phát triển m ạnh cả về diện tích nuôi, phương pháp nuôi, và đối tượng nuôi. Cùng với sự hỗ trợ từ phía Nhà Nư ớc và sự nỗ lực củ a ngư dân nhiều phương thứ c nuôi trồng mới, các kỹ thu ật nuôi trồng hiện đại đã được áp dụng đem lại hiệu quả cao cho người dân. Năm 2000 sản lượng nuôi 12
- trồng thủ y sản củ a Việt Nam là 481,800 nghìn tấn với 79,768 nghìn chiếc thuyền, tới năm 2009 sản lượng nuôi trồng tăng 2569 ngh ìn tấn, số tàu thuyền tăng là 130 nghìn chiếc, n ăm 2010 sản lượng nuôi trồng thủ y sản tăng 5,5% so với năm 2009 đạt 2.706,8 nghìn tấn. Hiện nay, trong nuôi trồng thủ y sản đã và đang phát triển nhiều mô hình với các hình thức đố i tượng nuôi đa dạng, phong phú cho hiệu quả kinh tế cao như: nuôi cá lóc trong bể xi măng, ao đất; cá diêu h ồng, rô phi đơn tính nuôi trong bè, nuôi ba ba, ếch,…Trong nuôi nước lợ là tôm thẻ chân trắng trên cát cho năng suất bình quân 34 tấn/ha/năm (mộ t năm nuôi 03 vụ ) và lợi nhu ận thu được rất cao, điều đó làm cho nhiều người dân và nhà DN đã và đang quan tâm đầu tư vào hoạt động này. 1.3.3. Cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào Nguồn lao động trong ngành thủ y sản gồm có lao động chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Lao động chuyên nghiệp là những người có kiến thức và kỹ năng ngh ề nghiệp, họ có thu nh ập chính từ ho ạt động sản xuất thủ y sản, còn nguồn lao động bán chuyên nghiệp là những người tham gia sản xuất thủ y sản vào thời kỳ nông nhàn, hoặc kết hợp trong quá trình sản xuất nông-lâm -ngư nghiệp đ ể tăng thêm thu nh ập. Đặc điểm của nguồn lao động trong ho ạt động khai thác thủ y sản là lao động trẻ, kh ỏe, đàn ông tham gia đi biển, còn trong ho ạt động nuôi trồng và chế biến thì bao gồm cả phụ nữ, thanh niên…Thông thường lao động trong ngành chế b iến thủ y sản đòi hỏ i ph ải có kỹ năng nghề nghiệp và được đào tạo chuyên sâu hơn, đ ể sản xu ất ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Lao động trong ngành thủ y sản hiện chiếm trên 10% trong tổng số lao đ ộng của cả nước. Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động rất đông, nguồn lao động trẻ khỏe, dồi dào. Đây chính là một điều kiên thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủ y sản của Việt Nam, tuy nhiên số lượng lao động và nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu chưa nhiều, trong khi để phát triển bền vững ngành thủ y sản thì trong hoạt động khai thác, nuôi trồng, ch ế b iến thủ y sản đò i hỏ i người lao động phải có tay nghề và k ỹ thuật. Bên cạnh đó ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển, đây được coi là ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian qua.Vì vậy đây sẽ là ngành sẽ được chú trọng đầu tư trong thời gian tới. 13
- 1.4 . Đặ c điểm hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sả n ở Việt Nam 1.4.1 . Đố i tượng của hoạt động sả n xuấ t- kinh doanh thủy sả n là những cá thể số ng dưới nư ớc Đối tượng của ngành thủ y sản là các động thực vật sống trong môi trường nước mặt. Môi trường nước m ặt cho sản xuất thủ y sản gồm có biển và các mặt nước trong nội đ ịa. Những sinh vật sống trong môi trường nước với tính cách là đố i tượng của ngành thủ y sản có một số đặc điểm sau: Các sinh vật thủ y sản di chuyển tự d o trong môi trường sống, nhất là ở các mặt - nước rộng lớn, chúng có th ể di chuyển từ vùng này sang vùng khác không phụ thuộ c vao ranh giới hành chính. Hướng di chuyển củ a chúng phụ thuộ c nhiều vào yếu tố tự nhiên như: khí hậu, dòng chảy, nguồ n th ức ăn tự nhiên. Để tái tạo, bảo vệ và khai thác có hiệu qu ả các nguồn lợi thủ y sản cần phải phân chia ranh giới mặt nước, mặt biển, vùng biển giữa các vùng, các địa phương đồng thời có sự hợp tác chẽ giữa các vùng, địa phương trong nuôi trồng và đánh b ắt thủy h ải sản. Tránh phương pháp khai thác lạc hậu làm hủ y diệt các sinh vật trong nước có thể dẫn tới hủ y diệt nguồn thức ăn tự nhiên dẫn tới thay đ ổi nơi cư trú củ a cá, tôm hay hướngdi chuyển của các loài thủ y sản khác gây ra cạn kiệt nguồn lợi thủ y sản Các loài thủ y sản sinh trưởng và phát triển ch ịu sự tác động nhiều nhân tố như: - thời tiết, khí khậu, dòng chảy, đ ịa hình, thủ y văn… vì vậy trong nuôi trồng cần ph ải tạo điều kiện thu ận lợi để các loài thủ y sản sinh trưởng và phát triển cao như: tạo ôxy bằng quạt sục nước, tạo dòng ch ảy bằng máy bơm. Các sản phẩm thủ y sản sau khi thu hoạch do bị tách khỏ i môi trường sống nên - rất dễ bị h ư hỏng, ươn thối. Để nâng cao chất lượng và tránh tổn th ất trong sản xuất đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ khai thác, nuôi trồng đ ến chế biến, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, từ khai thác đến đầu tư tái tạo nguồn lợi, đ ầu tư cơ sở h ạ tầng d ịch vụ mộ t cách đồng bộ. 1.4.2 . Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế Thủ y vự c sử dụng vào nuôi trồng đánh bắt thủy sản bao gồm: sông, hồ , ao, m ặt nước, ruộng, cửa sông, biển. Giống như ruộng đất sử dụng vào sản xu ất nông nghiệp, 14
- thủ y vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay th ế của ngành thủ y sản. Không có thủ y vực sẽ không có sản xu ất thủ y sản. Thủ y vực được sử d ụng cho nhiều mục đích khác nhau củ a con người như điều hò môi trường, đáp ứng nhu cầu giao thông thủ y, du lịch sinh thái sông nước. Để sử dụ ng có hiệu quả và bảo vệ thủ y sản trong ngành thủy sản cần chú ý: Thực hiện qui hoạch các lo ại hình thủ y vực và xác định hướng sử dụ ng thủ y - vực cho ngành thủ y sản. Chú trọng việc b ảo vệ môi trường nước bao gồm cả nước biển, sử dụng các - biện pháp đ ể n găn ch ặn nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước đồ ng thời ph ải thường xuyên cải tạo thủ y vực, tăng nguồn dinh dưỡng cho các thủ y sinh vật nhằm nâng cao năng suất sinh họ c của th ủ y vực. Sử dụng th ủ y vực một cách tiết kiệm, hạn chế chuyển đổ i mục đích sử dụng - thủ y vực là các ao, hồ…sang đ ất xây dựng cơ bản hay mục đích khác. 1.4.3 . Ngành thủy sản là ngành sả n xuất vật chất có tính hỗn hợp mang tinh liên ngành. Thủ y sản là mộ t ngành sản xu ất vật ch ất, gồm nhiều ho ạt động sản xu ất vật ch ất cụ thể có tính ch ất tương đối khác nhau nhưng có mỗi liên quan chặt ch ẽ với nhau như: khai thác, nuôi trồng, ch ế b iến. Ngày nay lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển làm cho các hoạt động sản xuất thủ y sản ngày càng cao. Do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng thủ y sản, tính liên kết vốn có của các ho ạt động khai thác, nuôi trồng, ch ế biến và d ịch vụ thủ y sản lại đ òi hỏi ph ải gắn bó các hoạt động trên trong một thể thống nh ất, ở trình độ cao hơn mang tính chuyên ngành. Như vậy tính hỗn h ợp và tính liên ngành cao củ a các hoạt động sản xuất vật chất tương đối khác nhau gồm nuôi trồng, khai thác, chế b iến, dịch vụ là đặc điểm của ngành thủ y sản. Tính hỗn hợp, và tính liên ngành cao củ a các hoạt động sản xuất có tính chất tương đối khác nhau làm cho ngành thủ y sản vừ a mang tính ch ất của sản xuất công nghiệp, vừa mang tính ch ất của sản xu ất nông nghiệp. Cơ cấu ngành thủ y sản gồ m hai bộ phận chủ yếu là nuôi trồng thủ y sản và công nghiệp thủ y sản: - Nuôi trồng thủ y sản là bộ phận mang tính nông nghiệp, có nhiệm vụ duy trì, bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủ y sản và cung cấp trự c tiếp nguyên liệu cho tieu dùng, xuất khẩu, và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các ngành khác. 15
- - Công nghiệp thủ y sản là b ộ ph ận mang tính công nghiệp, gồm khai thác và ch ế b iến thủ y sản, có nhiệm vụ khai thác nguồn lợi thủ y sản và chế biến chúng để cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng và xu ất khẩu 1.4.4 . Ngành thủy sản là ngành sản xuất vậ t chất có tính hỗn hợp mang tinh liên ngành. Hầu hết các hoat động nuôi trồng, khai thác, ch ế b iến thủ y sản đều đòi hỏ i lượng vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Vì vậy để phát triển ngành thủ y sản thì nhà Nước ph ải có chính sách cho vay, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đ ình theo từng chương trình phát triển riêng của ngành. Bên cạnh đó ho ạt động nuôi trồng và đánh bắt phụ thuộ c nhiều vào điều kiện tự nhiên nhất là điều kiện thủ y văn, bão, lũ. Đặc biệt nước ta có đường bờ biển dài, diễn biến bão, lũ phức tạp, nhiều trận bão lũ gây thiêt hại nặng n ề cho ngh ề nuôi trồng thủ y sản củ a một vùng hay địa phương nên mức độ rủi ro cao. 1.4.5 . Quy trình sản xuấ t đơn giả n Quy trình ch ế biến sản phẩm của các DN khá đơn giản chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, không yêu cầu cao về công nghệ thiết bị hiện đ ại, máy móc chủ yếu sử dụng là băng chuyền cấp đông và tủ lạnh, có thể mở rộng từng ph ần tùy theo nhu cầu. Quá trình sản xu ất được biểu thị qua sơ đồ dưới: Sơ đồ 1: Quy trình sả n xuất ngành thủy sả n của Việt Nam tại các DN Tiếp nhận Rửa Kiểm Sơ chế Rửa Xử lý phụ Bán thành nguyên liệu lần 1 phẩm lần 2 phẩm tra Cân Kiểm Cấp Xếp Chế Rửa Tách khuôn, Phân mạ băng đông cỡ biến lần 3 tra khuôn Đóng gói Bảo quản 1 .5 . Các nhân tố tác động tới hoạt động xuất khẩu thủy sả n của Việt Nam 1 .5.1 . Nhân tố tác độ ng thuận lợi - Đường lố i củ a Đảng và Nhà Nước thông thoáng tạo cơ hội thuận lợi cho các DN ở các thành ph ần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy m ạnh xuất kh ẩu ra thị 16
- trường th ế giới. Đặc biệt đáng chú ý là chính phủ đ ã thông qua cơ chế điều hành xu ất nhập khẩu của Việt nam giai đoạn 2001 – 2005. Với cơ chế mới này mọ i DN đ ều có thể tham gia vào ho ạt động xuất nhập khẩu, tiến tới xoá bỏ những rào cản pháp lý, thủ tục gây trở ngại cho ho ạt động xuất khẩu. Kh ả n ăng tiếp cận với th ị trường quốc tế của các DN chế biến xuất kh ẩu thu ỷ sản sẽ nhiều hơn, thu ận lợi hơn. - Nhà nước ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho ngành thu ỷ sản: Với những chương trình hỗ trợ đ ầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của Ngành thu ỷ sản; các chương trình đánh b ắt xa bờ; chương trình đầu tư cho nghiên cứu khoa họ c và công nghệ đ ể phát triển ngành thu ỷ sản; với sự hỗ trợ toàn diện của Nhà nước, Trung tâm kiểm Tra ch ất lượng và vệ sinh thu ỷ sản ra đ ời, trở thành cơ quan có thẩm quyền về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm củ a ngành, hỗ trợ các DN tiếp cận với thị trường. Mới đây chương trình chuyển đ ổi m ột số vùng trồng lúa sang phối h ợp nuôi trồng thu ỷ sản đ ã mở ra khả năng to lớn cho sự phát triển củ a ngành thu ỷ sản Việt nam. - Th ủ y vực và nguồn lợi thủ y sản Việt Nam đa dạng, phong phú, chủng lo ại thủ y sản nuôi trồng với nhiều giống loài, đặc biệt có nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao. - Sự ra đ ời hiệp hộ i ch ế b iến và xu ất khẩu thuỷ sản Việt nam 12/6/1998 là mộ t dấu ấn tạo điều kiện thu ận lợi cho các DN ngành thu ỷ sản n ắm bắt thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, quảng bá giới thiệu sản ph ẩm Trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển xu ất khẩu vào các thị trường. - Cùng với sự phát triển của ngành đã hình thành mộ t lớp doanh nhân mới am hiểu về thị trường, kinh nghiệm qu ản lý kinh doanh được tích lu ỹ, họ đã xây dựng đư ợc các mố i quan hệ thương mại tốt với các đối tác nhập khẩu, đây là tiền đ ề đ ể duy trì và phát triển thị trường. - Nhiều DN xuất khẩu thuỷ sản đã xây d ựng được những tiêu chuẩn quản trị chất lượng quốc tế: HACCP, GMT, ISO 9000...đây là những tấm giấy thông hành giúp cho các DN đưa hàng thu ỷ sản vào những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ. 1 .5.2 . Nhân tố tác độ ng bất lợi - Năng lực ch ế biến thu ỷ sản đông lạnh hiện tại được đánh giá là dư thừa so với nguồn nguyên liệu hiện có. Đây là m ột trong các nguyên nhân dẫn đ ến việc Tranh mua nguyên liệu gay gắt giữa các DN, giá nguyên liệu ngày m ột bị đẩy lên cao, thêm vào 17
- đó, các DN chế b iến thu ỷ sản phát triển nhanh hơn tốc độ đánh bắt và nuôi trồng thu ỷ sản đã làm giảm tính cạnh Tranh về giá củ a sản phẩm. - Cơ sở vật chất phụ c vụ cho đánh bắt, bảo quả và chế biến thu ỷ sản đã được cải thiện đáng kể nhưng tỷ lệ các cơ sở bảo qu ản, ch ế b iến thu ỷ sản mới đạt ở mứ c trung bình và yếu còn chiếm tỷ trọng cao, đây là nhân tố tác động đến chất lượng và vệ sinh an toàn của hàng thu ỷ sản xuất kh ẩu. - Lự c lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng, h ầu hết ngư dân khai thác dựa theo kinh nghiệm, kỹ thu ật đánh b ắt còn hạn chế. Trình độ học vấn và tay nghề của công nhân ngành thu ỷ sản không cao ảnh hư ởng nhất định đến chất lượng hàng hoá và khả năng xây d ựng các tiêu chuẩn quản trị ch ất lượng quốc tế: HACCP, GMP, ISO…Điều này được phản ảnh qua thống kê củ a ngành thu ỷ sản : tổng lao động của ngành khoảng 3,5 triệu ngư ời trong đó kinh tế quố c doanh chiếm hơn 90% số lao động, trong số lao động đó thì 10% lao động mù chữ, 70% có trình độ cấp 1, 15% trình độ cấp 2, 2% có trình độ cấp 3, còn lại có trình độ cao đ ẳng và đ ại học. - Hoạt động nuôi trồng, khai thác chịu sự tác động của yếu tố khí hậu, thời tiết trong khi Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đ ới gió mùa với đường bờ b iển kéo dài. Sự biến đổi củ a khí hậu (BĐKH) sẽ làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, biến động chủng lo ại quần đàn và di cư cá biển, có khả năng sẽ làm thay đổi các bãi cá và ngư trường truyền thống. Trong những năm gần đây, nhiệt đ ộ trên bề mặt nước biển ấm lên, nồng độ muối thay đổ i làm nguy h ại đ ến các rạn san hô, các th ảm thự c vật ở các vùng biển vốn là lá ch ắn sóng cho khu vực ven bờ . Các bãi cá nổi, cá đáy ở khu vực tuyến bờ và lộ ng có xu hư ớng ra xa dần; mùa vụ cá cơm, cá ồ, cá thu, cá nục từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm tại các ngư trường đều b ị thay đổ i và xáo trộn. Đồng thời, mực nước biển dâng cao có khả năng làm thay đổi hướng của dòng ch ảy và có thể làm thay đổ i đường di cư của mộ t số loài thủ y sản quý hiếm thường có ở vùng biển Việt Nam, ngoài ra nó còn ảnh hưởng rất lớn đến diện tích NTTS ở vùng ven biển Việt Nam đặc biệt là vùng ĐBSCL, bên cạnh đó BĐKH sẽ gây ra nhiều hiện tượng thời tiết bất thường: bão, nước biển dâng, triều cường, lũ lụt, lũ quét... không theo quy luật nên rất khó dự báo trước, sẽ gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho các tàu thuyền KTHS trên biển, và các ngư dân ven biển. 18
- - Trên thực tế nhiều nước trong khu vực và trên th ế giới cũng có lợi thế về thủ y sản, những th ị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật đều có nhu cầu cao nên là mục tiêu củ a nhiều nước xu ất khẩu thủ y sản. Điều này đã làm tăng sứ c cạnh Tranh của hàng thủ y sản Việt Nam cả về giá cả và chất lượng. 1 .6. Dự báo thị trường thủy sản thế giới tới năm 2015 1 .6.1 . Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi: Tổ chức FAO dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên 183 triệu tấn vào năm 2015, với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm, chậm lại chút so với tốc độ tăng 3,1% mỗi năm của 20 năm trước đó. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm 75% tương đương với 137 triệu tấn. Tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8% trong giai đoạn đến năm 2015, giảm so với mức 1,5% đ ã đạt được trong 20 năm trước. Năm 2010, trung bình mỗi người tiêu thụ 18,4 kg thủy sản mỗi năm, và dự báo 19,1 kg vào năm 2015, so với 16,1 kg năm 1999/2000. Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đ ầu người dự báo sẽ đạt 14,3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầu thuỷ sản có vỏ và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,8 kg/người. Trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm (khoảng 40 triệu tấn), có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do kinh tế phát triển và các nhân tố khác. Các nước đang phát triển sẽ dẫn đầu về mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đ ầu ngư ời với mức tăng dự kiến là 1,3% trong khi đó tại các nước phát triển mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người bình quân mỗi năm giảm 0,2%. Nhu cầu bột cá và dầu cá dự kiến mỗi năm sẽ chỉ tăng khoảng 0,5%/năm trong giai đo ạn 2010 - 2015. Trong khi đó nhu cầu bột cá ở các nước phát triển sẽ tăng 1,6% mỗi năm, ở các nước đang phát triển sẽ tăng 1,4%/năm sau thời gian này. Khối lượng cá cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất bột cá và dùng cho các mục đích phi thực phẩm khác sẽ đạt khoảng 45 triệu tấn vào năm 2015. Tiêu thụ thuỷ sản của các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn là do sự gia tăng nhanh hơn về dân số và thu nh ập. Đối với các nước phát triển những yếu tố hạn chế nhịp độ tăng sản lượng chính là nhịp độ tăng dân số thấp hơn và mức tiêu thụ thu ỷ sản b ình quân đầu người đã ở mức cao. Cùng với sự khác biệt về nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản theo nhóm nước phát triển và đang phát triển là sự thay đổi về cơ cấu 19
- tiêu thụ theo khu vực trong giai đo ạn dự báo. Trong đó, khu vực Đông Bắc á, ngoại trừ Nh ật Bản, sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản cao nhất (khoảng 30%/năm); tiếp đến là khu vực các nước ASEAN và các nước châu á khác; các nước Tây Âu, Bắc Mỹ sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản th ấp nhất. Do kết quả của việc cải cách hệ thống phân phối h àng thu ỷ sản và do nhiều nguyên nhân khác, ở các nước sẽ có xu hướng tăng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản tại gia đình bên cạnh hệ thống dịch vụ ăn uống công cộng, các nh à hàng, khách sạn... Thị phần của kênh tiêu thụ gia đ ình sẽ tăng lên trong tổng tiêu thụ thuỷ sản của một khu vực thị trường. 1.6.2. Dự báo thị hiếu tiêu thụ Về thị hiếu, tiêu thụ thuỷ sản thế giới sẽ chuyển sang hướng tiêu dùng nhiều thu ỷ sản tươi, sống, đặc biệt là các lo ại có giá trị cao: giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ, cá hồi...Tỷ trọng dầu cá, bột cá trong cơ cấu tiêu thụ vẫn ổn định, trong khi tỷ lệ tiêu thụ đồ hộp ngày càng giảm do nguy cơ bị nhiễm chất hoá học từ sản phẩm đồ hộp gia tăng. Đồng thời, nhu cầu thực phẩm chế biến nhanh tăng, đòi hỏi thời gian chế biến tối thiểu và hương vị phải đặc sắc nh ư thực phẩm chế biến tại gia. Yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến rộng rãi trên kh ắp thế giới. 1.6.3 Triển vọng về sản lượng Theo dự báo của FAO, tổng sản lượng thu ỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn năm lên 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 1,6%/năm giai đo ạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi. Trong 43 triệu tấn sản lư ợng dự kiến sẽ tăng từ năm 1999/2000 đến 2015, ước tính 73% sản lượng gia tăng sẽ là thu ỷ sản nuôi. Thuỷ sản nuôi dự kiến sẽ chiếm 27,5% trong tổng sản lượng thu ỷ sản toàn cầu vào năm 2015, tăng so với 27,5% năm 1999/2000. Sản lư ợng đánh bắt dự kiến sẽ trì trệ trong giai đoạn dự kiến. Sản lượng thu ỷ sản tại các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2,7% /năm trong giai đo ạn dự báo, mức tăng n ày ch ỉ bằng một nửa so với mức tăng đã đạt được trong hai th ập kỷ vừa qua. Tại những nước này, thu ỷ sản đánh bắt dự kiến chỉ tăng 1% /năm. Do vậy, phần lớn mức sản lượng tăng sẽ là từ phía thuỷ sản nuôi, với sản lượng dự kiến tăng 4,1% /năm. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt ở các nước phát triển dự kiến có thể suy giảm trong giai đoạn dự báo. Ph ần của các loại cá biển trong tổng sản lượng cá 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đối với tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng No&PTNT Đông Hà Nội
68 p | 403 | 171
-
luận văn: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang
59 p | 560 | 166
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty bánh kẹo Hải Hà trong giai đoạn hiện nay
58 p | 382 | 105
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kỹ năng mềm cho Sinh viên tại Trường Đại học Thương mại
77 p | 1332 | 98
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu thầu trong xây dựng cơ bản trong giai đoạn hiện nay
30 p | 263 | 72
-
Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
41 p | 563 | 71
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hà Tây
30 p | 293 | 50
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp mở rộng tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Mê Kong
81 p | 210 | 47
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giống cây trồng ở Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa
84 p | 255 | 35
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
86 p | 145 | 28
-
Luận Văn: Thực trạng và giải pháp tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ rượu tại chi nhánh Công ty Hà Phú An
62 p | 192 | 26
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp trong phân bổ hạn ngạch
51 p | 143 | 25
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp triển khai công tác chi trả Bảo hiểm xã hội ở huyện Cẩm xuyên Hà Tĩnh giai đoạn 2000-2002
46 p | 192 | 23
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005
73 p | 150 | 20
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành Dầu khí ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
38 p | 167 | 20
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp tại Hà Nội trong 10 năm trở lại đây ( giai đoạn 19922002 )
115 p | 117 | 20
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp bước đầu đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ xã Hoàng Hoa Thám Chí Linh - Hải Dương cho việc hoạch định chính sách duy trì rừng Dẻ này trong giai đoạn hiện nay
81 p | 134 | 18
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách cho đầu tư phát triển trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà trê địa thị (tỉ Tĩnh) giai đoạn 2000 - 2010
67 p | 123 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn