Luận văn " THƯƠNG MẠI VÀ MÔI TRƯỜNG "
lượt xem 99
download
Những thuyết cổ điển giải thích thương mại quốc tế như là kết quả của các nước có điều kiện khác nhau hay những lợi thế so sánh về những loại sản xuất khác nhau. E.Heckscher(1919) và Ohlin trong tác phẩm" Thương mại liên khu vực và quốc tế" xuất bản năm 1933 đã cố gắng giải thích hiện tượng thương mại quốc tế như sau:" Trong một nền kinh tế mở cửa mỗi nước đều tiến đến chuyên môn hóa sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là thuận lợi nhất". Nói một cách khác bằng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn " THƯƠNG MẠI VÀ MÔI TRƯỜNG "
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THƯƠNG MẠI VÀ MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : Th.s Bùi Liên Hà Sinh viên thực hiện : Mai Thị Cẩm Tú Lớp : Trung I/E/K38 HÀ NỘI - 2003 1
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: Mục lục C hương I : Cơ sở lý luận về thương mại và môi trường I/ Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường 1. Lý thuyết về thương mại ..............................trang 1 2. Ảnh hưởng của thương mại tới môi trường ...........................trang 3 Mặt tích cực ........................................................................trang 3 2.1. Mặt tiêu cực ........................................................................trang 4 2.2. 3. Những nhân tố ảnh hưởng của hoạt động thương mại đối với môi trường trong điều kiện tự do hóa thương mại Thất bại của thị trường........................................................trang 7 3.1. 3.1.1. Các ngoại ứng ................................................................ .....trang 7 3.1.2. Quyền sở hữu tài sản không đ ược xác định rõ ràng..............trang 8 3.1.3. Đ ánh giá không chính xác giá trị của hệ sinh thái. ...............trang 9 Nhân tố chính sách ..............................................................trang 11 3.2. 3.2.1. Chính sách trợ giá và thuế suất. ...........................................Trang 12 3.2.2. Các rào chắn thương mại và những điều khoản mậu dịch ....trang 13 3.2.3. Chính sách xuất nhập khẩu tổn hại đến môi trường .............trang 14 3.2.4. Chính sách đầu tư nước ngoài .............................................trang 15 3.2.5. Chính sách kiểm soát nhãn hiệu và việc sử dụng sản phẩm .trang 15 3.2.6. Chính sách cán cân mậu dịch ..............................................trang 16 3.2.7. Chính sách tỷ giá hối đoái ...................................................trang 16 4. Đánh giá mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và tự do thương mại II/ Một số nguyên tắc cơ bản khắc phục ô nhiễm môi trường trong hoạt động kinh tế 1. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền .........................trang 19 2. Nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền ............................trang 21 III/ Các Hiệp định môi trường và thương mại có liên quan 1. Thương mại quốc tế, chất thải và công ước Base ...................trang 22l Các Hiệp định và nguyên tắc của WTO có liên quan ..........trang 22 1.1. 2
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: Sự chồng chéo giữa HĐMTĐP/WTO - Công ước Basel và việc buôn 1.2. bán các chất thải nguy hại ..................................................trang 23 2. Hiệp định về những rào cản kỹ thuật đối với giao lưu trao đổi (TBT) ......................................................................................................Trang 25 3. Hiệp định về các biện pháp vệ sinh d ịch tễ và bảo vệ thực vật (SPS) ......................................................................................................Trang 27 4. Tiêu chuẩn Môi trường ...........................................................trang 27 IV/ Thương mại, môi trường và phát triển bền vững 1. Khái niệm Phát triển bền vững ..............................................trang 28 2. Các độ đo của phát triển bền vững..........................................trang 29 3. Thương mại, môi trường và chuyển giao công nghệ Công nghệ lành mạnh về môi trường ..................................trang 31 3.1. Những hạn chế của việc chuyển giao công nghệ lành mạnh về môi 3.2. trường ở những nước phát triển ..........................................trang 32 4. Nhãn hiệu sinh thái.................................................................trang 34 5. Bộ Tiêu chuẩn ISO 14001 - tác động, ảnh hưởng của nó đến thương mại và môi trường ................................ ...................................trang 36 Thương mại và bảo vệ môi trường ở Việt Nam C hương II I/ Vấn đề thương mại và bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập 1. Vấn đề thương mại và môi trường ở Việt Nam .........................trang 38 2. Thực trạng môi trường của Việt Nam .......................................trang 39 3. Chính sách quản lý thương mại ................................................trang 41 4. Chính sách quản lý môi trường ................................................trang 43 II/ Thực trạng xuất nhập khẩu của một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam 1. Đối với mặt hàng nông lâm sản Một số thành tựu nông nghiệp trong thời gian qua ..............trang 45 1.1. Một số vấn đề liên quan giữa sản xuất và môi trường .........trang 47 1.2. 3
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: 2. Hàng thuỷ sản 2.1.Tình hình xuất khẩu thủy sản ...................................................trang 49 2.2. Kiểm soát an toàn vệ sinh thuỷ sản -Yếu tố quyết định đến việc mở rộng thương m ại quốc tế thuỷ sản ..........................................................trang 49 3. Đối với các sản phẩm công nghiệp Các ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam ...................trang 51 3.1. Một số quy định về hàng công nghiệp có liên quan đ ến môi trường 3.2. ......................................................................................................Trang 52 4. Đối với mặt hàng cà phê................................ .........................trang 54 5. Đối với mặt hàng rau quả ......................................................trang 55 6. Đối với mặt hàng thịt..............................................................trang 56 III/ Thực trạng quản lý môi trường trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam 1.Tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam a/ Về xuất khẩu ............................................................................trang 58 b/ Về nhập khẩu ...........................................................................trang 60 2.Việc áp dụng các công cụ quản lý môi trường trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam ......................................................................trang 60 a/ Áp dụng Tiêu chuẩn ISO 14000 ................................ ...............trang 60 b/ Nhãn môi trường của sản phẩm .................................................trang 61 3. Khó khăn khi m ở rộng thương mại quốc tế ...............................trang 62 C hương III Các giải pháp nâng cao khả năng thương mại đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường I/ Những giải pháp chung ...........................................................trang 65 1. Thay đổi các mẫu hình sản xuất và tiêu thụ không bền vững 2. Bảo vệ và quản lý cơ sở tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội 3. Phát triển bền vững trong một thế giới toàn cầu hóa 4
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: II/ Các giải pháp ở cấp độ quốc gia ............................................trang 67 1. Giáo dục ý thức cộng đồng và nâng cao nhận thức về môi trường đối với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp 2. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia 3. Hỗ trợ các DN vừa và nhỏ 4. Tham gia rà soát hiệp định, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và tận dụng quyền nhận xét các quy định và tiêu chuẩn quốc tế III/ Giải pháp ở cấp độ doanh nghiệp ........................................trang 68 IV/ Giải pháp ở cấp độ đa phương ............................................trang 74 5
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN V Ề THƯƠNG MẠI VÀ MÔI TRƯỜNG I/ MỐI QUAN HỆ GIỮA THƯƠNG MẠI VÀ MÔI TRƯ ỜNG 1. Lý thuyết về thương mại N hững thuyết cổ điển giải thích thương mại quốc tế như là kết quả của các nước có điều kiện khác nhau hay những lợi thế so sánh về những loại sản xuất khác nhau. E.Heckscher(1919) và Ohlin trong tác phẩm" Thương mại liên khu vực và quốc tế" xuất bản năm 1933 đã cố gắng giải thích hiện tượng thương mại quốc tế như sau:" Trong m ột nền kinh tế mở cửa mỗi nước đều tiến đến chuyên môn hóa sản xuất m à cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là thuận lợi nhất". Nói một cách khác bằng cách thừa nhận là mỗi sản p hẩm đ òi hỏi một sự liên kết khác nhau các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên, đất đai..) và có sự chênh lệch giữa các nước về yếu tố này, mỗi nước sẽ chuyên môn hóa trong những ngành sản xuất cho phép các yếu tố với chi phí rẻ hơn so với các nước khác. Như vậy, cơ hội của sự trao đổi buôn bán quốc tế H-O là lợi thế tương đối. H ệ số biểu thị lợi thế tương đối này (còn gọi là lợi thế so sánh) đ ược viết tắt là RCA( the Coefficent of Revealed Comparative Advantage). Hệ số này được xác đ ịnh như sau: RCA=tA/ Tx: WA/W Trong đó: -tA: Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm A của nước X( tính theo giá FOB) trong một năm -Tx: Tổng kim ngạch của cả nước X trong năm ấy -WA: Tổng giá trị xuất khẩu của sản phẩm A của toàn thế giới trong năm ấy -W: Tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới trong năm ấy Thực chất của hệ số RCA là phản ánh sự so sánh giữa tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm A trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một 6
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: quốc gia đối với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cũng của sản phẩm A đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới trong một năm nào đó. Nếu RCA của sản phẩm của nước X nhỏ hơn 1 tức là sản phẩm đó không có lợi thế so sánh thì không nên xuất khẩu mà nên nhập khẩu. Những sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao là những sản phẩm có hệ số RCA>=4,25. Những sản phẩm có hệ số RCA trong khoảng từ 2,5 đến 4,25 là những sản phẩm có lợi thế so sánh tương đối cao. Trong đó môi trường thiên nhiên, hệ thống ủng hộ cuộc sống của tự nhiên cần được xem xét như là một nguồn lực được cộng thêm. Năm loại nguồn lực đã được phát hiện là: Tài nguyên thiên nhiên, vốn thực tế, lao động, vốn đầu tư cho trình độ con người(vốn nhân văn) và những phát minh thông qua việc nghiên cứu và triển khai(R&D). Lao động Vốn Hàng hóa và d ịch vụ Tài nguyên Sản xuất thiên nhiên Vốn con người Nghiên cứu và triển khai Hình 1: Năm nhân tố của sản xuất Trong đó môi trường thiên nhiên - hệ thống ủng hộ cuộc sống của tự nhiên cần được xem xét như là một nguồn lực được cộng thêm. Trên thực tế chuyên môn hóa sản xuất vượt qua khỏi biên giới quốc gia, điều này cho thấy thương m ại đem lại khả năng phúc lợi cao nhất cho các nước tham gia. Cùng với thời gian thuyết thương mại ngày càng được làm sáng tỏ và đã được bổ sung, sửa đổi bằng một vài học thuyết mới, mặc dù vậy, chuyên môn 7
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: hóa sản xuất với những lợi thế so sánh vẫn là m ột nguyên lý quan trọng trong thuyết thương mại. Theo như một vài học thuyết gần đây, mô hình thương mại chủ yếu là kết quả của cạnh tranh không hoàn hảo, thông tin không cân xứng, kinh tế có sự chênh lệch và thiết kế sản xuất khác nhau. Mặt khác, hoạt động thương mại có những lợi thế về tiềm năng, các học thuyết cổ điển còn cho rằng: thương mại có thể làm cho các công ty kiếm được nhiều hơn từ các chênh lệch của hoạt động kinh tế, sự cạnh tranh tăng lên, làm cho giá cả giảm và khách hàng có điều kiện lựa chọn hàng hóa và dịch vụ khác nhau theo ý muốn. 2. Ảnh hưởng của thương mại tới môi trường Ảnh hưởng của thương mại tới môi trường được giải thích dưới các góc độ khác nhau. Tác động của thương mại tới môi trường có thể cả tích cực và tiêu cực, và ở cả quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế. Do tính lâu bền tiềm tàng của các tác động này nên vấn đề cần xem xét trong một giai đoạn dài. Những tác động của mở rộng thương mại quốc tế lên môi trường là những tác động gián tiếp thông qua kinh tế. 2.1 Mặt tích cực a/ Cung cấp các nguồn lực cho bảo vệ môi trường Các nhà khoa học cổ điển đã phát hiện, nhờ có hoạt động thương mại mà đã đem lại lợi ích cho tất cả các đối tác tham gia. Chính chuyên môn hóa sản xuất của các vùng, các quốc gia là sự phát huy về lợi thế so sánh của mỗi nước tham gia vào quá trình thương mại quốc tế, tạo ra sản lượng lớn hơn cho xã hội. V ì vậy, mỗi vùng, mỗi quốc gia sẽ nhận được phần chia xẻ lớn hơn. K huynh hướng tự do thương mại đ ang trở thành xu hướng chung, tất yếu của kinh tế thế giới, nó là 1 yếu tố đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế cũng như nâng cao mức sống của nhân dân ở các nước và các khu vực tham gia vào quá trình này. Sự tăng trưởng kinh tế tạo thuận lợi cho thu nhập cao hơn và công nghiệp hóa nhanh hơn, cung cấp thêm các nguồn lực cho bảo vệ môi trường. Sự hợp tác đa phương là vô cùng cần thiết để giải quyết các vấn đề môi 8
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: trường và tự do hóa thương mại sẽ tạo bầu không khí tốt đẹp nhất cho sự hợp tác đó. b/ Truyền bá các công nghệ môi trường lành mạnh Những công nghệ sản xuất ít gây tổn hại đến môi trường sẽ được phát triển tại nước có Luật bảo vệ mô i trường nghiêm ngặt và thương mại chính là con đường tốt nhất để truyền bá các công nghệ đó. c/ Tháo bỏ các khoản trợ cấp Tự do hóa thương mại sẽ tháo bỏ các khoản trợ cấp vốn là rào chắn của thương mại, điều đó có tác dụng tích cực đến việc bảo vệ môi trường. Chính sách nông nghiệp nói chung (Common Agricultural Policy-CAP) là thí dụ điển hình về việc tháo bỏ trợ cấp theo thời gian. d/Tạo điều kiện để nâng cao các tiêu chuẩn môi trường Khi thu nhập gia tăng, mỗi người dân bình thường sẽ sẵn lòng chấp nhận các hàng hóa có chất lượng môi trường cao; nghĩa là hàng hóa môi trường có độ co d ãn theo thu nhập rất lớn.Tạo cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm xanh và sạch. Một khi có thu nhập tăng, nhu cầu về các loại hàng hóa và dịch vụ môi trường cũng tăng theo. Do vậy, nhà nước có thể nâng cao các tiêu chuẩn về môi trường. 2.2 Mặt tiêu cực Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế thế giới đã có nhiều biến đổi sâu sắc về quy mô cũng như hình thức phát triển. Tuy nhiên, chỉ có 1 số rất ít các nước đang phát triển vươn lên đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển. Sự nghèo đói tại hầu hết các quốc gia ở các nước thế giới thứ 3 vẫn còn là nguy cơ báo động. Khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo ngày càng phân hóa rõ rệt. Tự do hóa thương mại, m ột mặt làm tăng trình độ chuyên môn hóa sản xuất, mặt khác cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, chẳng hạn ở các nước đang phát triển, chuyên môn hóa sản xuất tập trung ch ủ yếu vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, do đó sẽ đẩy nhanh tốc độ tàn phá đối với môi trường. Điều đó phần nào đã chứng tỏ rằng, lợi ích có 9
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: được từ tự do hóa thương mại cũng luôn đi kèm với các thiệt hại gây ra cho môi trường. Ảnh hưởng tiêu cực của thương mại đối với môi trường diễn ra rất đa dạng, theo nhiều cách khác nhau, tựu trung lại, chúng được thể hiện ở các khía cạnh cơ bản sau: Thứ nhất, thương mại là cơ chế luân chuyển hàng hóa và dịch vụ sản xuất từ địa điểm này sang địa điểm khác. Nhờ có đặc điểm này tạo cho người tiêu dùng có khả năng hưởng thụ các sản phẩm mà đất nước m ình không có hoặc không có khả năng sản xuất. Song, nếu các hàng hóa xuất khẩu được sản xuất ồ ạt, khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường đ ược chú trọng nhiều hơn so với các loại hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng trong nước thì việc sản xuất hàng hóa thương m ại sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Điều này có thể đưa ra một số dẫn chứng sau: Việc một phần lớn số lượng bông gieo trồng trên thế giới đ ược dùng vào m ục đích xuất khẩu và sử dụng tới hơn 25% tổng số lượng thuốc trừ sâu ( theo Madeley 1992). Hay như việc tiêu dùng thuốc lá tại Anh hàng năm phá hủy hơn 200.000 ha diện tích đất ẩm ướt. Thứ hai, tự do hóa thương m ại có xu hướng làm gia tăng các hoạt động kinh tế. Điều này có nghĩa là có nhiều hơn nữa các loại nguyên liệu, năng lượng và nhiên liệu bị lôi cuốn vào các hoạt động kinh tế (nguyên tắc cân bằng vật chất), đó chính là tác động tăng trưởng của tự do hóa thương mại ( D aly và Cobb 1989). Sự tăng trưởng kinh tế liên tục theo hình thức này là nguy cơ gây ra thiệt hại môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu sự tăng trưởng kinh tế cơ bản dựa vào các yếu tố con người đặc biệt là trình độ khoa học và công nghệ thì sự tăng trưởng đó là đáng khuyến khích. Thứ ba, do tăng khả năng của hoạt động thương m ại dẫn đến việc mở rộng các hoạt động kinh tế, đồng thời kéo theo nhiều thay đổi trong việc sở hữu đất 10
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: đai, quyền sở hữu tài sản cũng như hình thức sử dụng đất, trực tiếp hay gián tiếp, đều đe dọa tới môi trường, chủ đề này thường ít được quan tâm. Chẳng hạn, ở một số các quốc gia trên thế giới, đất được xem là sở hữu cá nhân, nó là một dạng tài sản quan trọng của người sản xuất. Khi hoạt động thương mại chưa phát triển đất chỉ được xem có giá trị cho trồng cây lương thực để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình nhỏ. Đến khi hoạt động thương mại phát triển, các loại đất trên có ý nghĩa quan trọng trong việc sản xuất một số các lo ại cây xuất khẩu có giá trị cao, hoạt động của cơ chế thị trường về mặt khách quan đất bị tước đoạt khỏi các chủ cũ và tập trung vào quyền sở hữu tài sản của một số các nhà tư bản lớn, với mục tiêu chính là phục vụ cho mục đích thương m ại. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do quá trình khai thác đất cho mục đích thương mại có thể được luận giải như sau : Thứ nhất, với mục đích tăng lợi nhuận, hàng loạt các kỹ thuật hiện đại được sử dụng trong nông nghiệp như thâm canh, tăng vụ, luân canh, tăng khả năng sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học đã phá hủy cân bằng sinh thái vốn có của đất, thúc đ ẩy nhanh quá trình bạc m àu, thoái hoá của đất. Thứ hai, do quyền tài sản của các hộ gia đình nhỏ bị mất nên đã đẩy họ vào tình thế phải tìm kiếm những địa điểm mới để hoạt động sản xuất, nghĩa là phải tìm đến những vùng đất mới để khai hoang, phát nương, làm rẫy, kể cả các khu rừng nguyên sinh và rừng ngập mặn từ xưa tới nay chưa được khai thác. Như vậy, đã làm tăng khả năng phá hoại môi trường. Thứ tư, với mức độ tăng cường của quá trình tự do hóa thương mại trên toàn cầu, nếu không có những tiêu chuẩn chặt chẽ về môi trường thống nhất, thì các quốc gia sẽ bỏ qua các yếu tố môi trường. Nghĩa là sẽ có những sự khác biệt giữa chi phí cá nhân và chi phí xã hội, do vậy giá cả của các hàng hoá và dịch vụ không phản ánh đúng giá trị xã hội cũng như m ức độ khan hiếm của nó, thất bại thị trường là không thể tránh khỏi. 11
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: Thứ năm, hoạt động thương mại cũng có thể đem lại những hậu quả không lường trước được, khi trên bình diện quốc tế các mặt hàng buôn bán, trao đổi là những sản phẩm độc hại như các hóa chất, thuốc trừ sâu, các chất thải độc hại của ngành công nghiệp, hoặc các sản phẩm quý hiếm của các loài động vật. Buôn bán các loại mặt hàng này không chỉ gây ra độc hại cho con người và môi trường trong nước sở tại, mà còn gây ra cho các quốc gia khác. 3. Những nhân tố ảnh hưởng của hoạt động thương mại đối với môi trường trong điều kiện tự do hóa thương mại 3.1 Thất bại của thị trường Thất bại thị trường bắt nguồn từ việc phân bổ và sở hữu các tài sản một cách không hiệu quả; kết quả của nó là giá cả của các lo ại hàng hóa và d ịch vụ không phản ánh đầy đủ các chi phí môi trường. Thị trường thường ít có khả năng định giá và phân bổ tài nguyên thiên nhiên cũng như các tài sản môi trường một cách hợp lý và có hiệu quả, nguyên nhân cơ bản là: Quyền sở hữu không được xác định rõ ràng, tác động của ngoại ứng không tính đến, chi phí giao dịch cao, không tính đến các giá trị về văn hóa, xã hội v.v... a/ Các ngoại ứng Thất bại thị trường là kết quả của việc người gây ô nhiễm môi trường hoặc người hưởng lợi ích từ môi trường không tính đến các chi phí môi trường của các hoạt động kinh tế. Nguồn gốc sâu xa của vấn đề này chính là sự khó nhận biết cũng như khó đo lường các tính toán các chi phí gây ra cho môi trường. Hay nói cách khác, chi phí môi trường được ngoại hóa nhiều hơn nội hóa trong giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ. Trong nhiều trường hợp, khi một hãng gây ra thiệt hại cho hãng khác nhưng không phải bồi thường, hay ngược lại một hãng đem lại lợi ích cho hãng khác nhưng không được trọng thưởng vì đã đem lại lợi ích đó. Chẳng hạn, việc sử dụng quá mức thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp, gây ra thoái hóa đất không được hạch toán thiệt hại đó trong chi phí của sản xuất. Việc đánh bắt cá vượt quá giới hạn cho 12
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: phép không được tính phần chi phí thiệt hại của xã hội và môi trường do sự đánh bắt đó gây ra. Hoạt động kinh doanh vườn cây ăn quả trên những vùng đất trống đồi núi trọc trước đây không được đền bù hay trợ cấp do việc góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc v.v... Như vậy, để đảm bảo cho phát triển bền vững, bao gồm vừa bảo vệ đ ược môi trường cũng như phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ chế giá cả hàng hóa không chỉ phản ánh đầy đủ các chi phí khai thác và sử dụng tài nguyên mà còn bao gồm cả chi phí cơ hội và chi phí môi trường của việc khai thác và sử dụng tài nguyên đó. Nghĩa là: P=MOC+MUC+MEC V ới: P : Giá bán (Price) MOC : Chi phí cơ hội cận biên( Marginal opportunity costs) MUC : Chi phí khai thác, sử dụng cận biên(Marginal user costs MEC : Chi phí môi trường cận biên(Marginal Environment costs) b/ Quyền sở hữu tài sản không được xác định rõ ràng Thất bại của thị trường còn có thể được bắt nguồn từ sự xác định không rõ ràng các quyền sở hữu đối với các tài sản môi trường và từ những khó khăn trong việc xác định của các hàng hóa môi trường có thể dẫn tới việc khai thác và sử dụng quá mức các loại tài nguyên thiên nhiên. Chẳng hạn các loại cá voi xanh thuộc hải phận quốc tế, do hoạt động thương m ại, sản phẩm của loại cá này có giá trị trên thị trường, nên việc đánh bắt và khai thác đã quá giới hạn cho phép, đang dẫn tới nguy cơ cạn kiệt. Đối với các tài sản thuộc sở hữu chung, nếu không có việc cưỡng chế về pháp luật, về quyền tài sản, cũng như sự can thiệp hữu hiệu của Chính phủ thì các tài sản môi trường, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, do ảnh hưởng của ho ạt động thương mại sẽ có xu hướng cạn kiệt và phá hủy nghiêm trọng. 13
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: Hậu quả của việc xác định không rõ ràng quyền tài sản đối với các hàng hóa môi trường không chỉ ảnh hưởng trong mỗi quốc gia, mà còn có ảnh hưởng đối với các quốc gia khác trên toàn cầu. Do vậy đối với mỗi quốc gia khi đưa ra quyết định liên quan tới việc sử dụng tài nguyên môi trường phải tính tới các chi phí và lợi ích trên bình diện toàn cầu. c/ Đánh giá không chính xác giá trị của hệ sinh thái -Hệ sinh thái ủng hộ cuộc sống và những dịch vụ sinh thái: Môi trường ủng hộ cuộc sống là một phần trên trái đất cung cấp những điều kiện tiên quyết cho sinh lý, chúng ta cần xem xét như: nước, không khí, thức ăn, các loại năng lượng khác và những dinh dưỡng khoáng chất. Một số thành phần của môi trường có quan hệ ràng buộc với nhau và với những môi trường tương ứng trong vòng đời vĩnh cửu của thời gian và không gian, chúng cũng góp phần cung cấp những điều kiện tiên quyết chủ yếu cho cuộc sống, bao gồm cả cuộc sống của con người. Những sự cấu thành này của ủng hộ tự nhiên cho xã hội và kinh tế. Nó là sự bảo đảm vững chắc bởi hệ sinh thái, những thành phần hoà nhập với môi trường. Hình 2: H ệ thống ủng hộ cuộc sống của tự nhiên làm nền tảng cho thương mại N ăng lượng mặt trời H Ệ THỐNG SINH THÁI D ịch vụ sinh thái Tài nguyên đã phân rã Tài nguyên thiên nhiên Năng lượng công nghiệp Hệ thống kinh tế Năng lượng phân rã, và mặt trời trực tiếp ô nhiễm 14
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: Hệ sinh thái tạo ra những tài nguyên có khả năng tái sinh như cá, mùa vụ, cây cối, nước uống và các thứ tương tự như vậy. Chúng cung cấp cho xã hội với những sự đa dạng của dịch vụ sinh thái, chẳng hạn như sự tuần hoàn chất dinh dưỡng cần thiết cho nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Hệ sinh thái tạo ra phân bón cho những cánh đồng, thụ phấn mùa màng, các loại thức ăn từ biển, duy trì đa dạng nguồn gen và chất lượng bầu không khí, và cung cấp không khí trong lành để thở, nước để uống. Hệ sinh thái "chịu trách nhiệm" vòng tuần hoàn nước quan trọng và chuyển đổi một phần chất thải do xã hội tạo ra. Hơn nữa, trong tất cả các chức năng và những quá trình do hệ sinh thái tạo ra, còn có một vai trò quan trọng nhất đó là đem lại cho con người sự nghỉ ngơi và thưởng thức cảnh quan môi trường. - Thất bại thị trường do không tính đủ những lợi ích kinh tế do hệ sinh thái tạo ra. Khi nghiên cứu về sự thất bại của thị trường các nhà kinh tế môi trường đã chỉ ra rằng, trong việc tính toán tổng giá trị kinh tế TEV (Total Economic V alue), chúng ta chỉ mới tính đến giá trị sử dụng trực tiếp m à chưa tính hết các giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị không sử dụng. Vì về mặt bản chất: TEV=UV+NUV=(DUV+IUV+OV)+BV+EXV Trong đó: UV: là giá trị sử dụng( Use value) NUV: là giá trị không sử dụng (Non use value) DUV: là giá trị sử dụng trực tiếp ( Direct use value) IUV: là giá trị sử dụng gián tiếp ( Indirect use value) OV: là giá trị lựa chọn (Option value) 15
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: BV: giá trị tuỳ thuộc (Bequest value) EXV: là giá trị tồn tại (Exstence value) Giá trị sử dụng trực tiếp thường liên quan tới số lượng đầu ra của các loại hàng hóa và dịch vụ của môi trường. Xét về kỹ thuật tính toán, đây là giá trị dễ tính hơn cả. Thí dụ như rừng, đất ngập nước, động thực vật hoang dã có giá trị sử dụng trực tiếp liên quan tới các loại hàng hóa mà nó cung cấp như gỗ, củi, cá, tôm, giá trị giải trí, du lịch...Trong khi đó chi phí, lợi ích của dịch vụ môi trường thường rất to lớn nhưng lại rất hay bị bỏ qua. Ví dụ như giá trị sử dụng trực tiếp của các loại động vật quý hiếm bao gồm các giá trị du lịch. N gười ta đã ước tính rằng, việc ngắm nhìn đàn voi ở K enya hàng năm đem lại doanh thu cho nước này là 2,5 triệu USD và bằng xấp xỉ 10 lần giá trị săn bắn voi lấy ngà trên thị trường thế giới. Giá trị sử dụng gián tiếp liên quan tới các chức năng của môi trường trong việc hậu thuẫn các hoạt động kinh tế, xã hội và thường đ ược đo lường bằng khả năng ngăn chặn các thiệt hại môi trường như khả năng chống xói mòn, khả năng kiểm soát lũ lụt, duy trì nguồn nước mặt và nước ngầm... Đối với giá trị không sử dụng, bao gồm giá trị tồn tại và giá trị tuỳ thuộc. Đ ây là các giá trị phức tạp hơn cả về mặt tính toán cũng như về mặt nhận thức. Nó thể hiện các giá trị phi phương tiện nằm tro ng bản chất của sự vật, nhưng lại không liên quan đến việc sử dụng thực tế, hoặc thậm chí việc lựa chọn sử dụng sự vật này. Thay vào đó các giá trị này được coi như các yếu tố phản ánh sự lựa chọn của con người. Ngoài ra các giá trị tồn tại và tùy thuộc tập trung chú trọng nhiều đến con người và có thể còn bao hàm cả về mặt nhận thức giá trị tồn tại của các giống loài trong quần thể hệ sinh thái, tức là tính đa d ạng sinh học. Ví dụ người ta ước tính rằng, những rừng nhiệt đới đã bị chặt phá chiếm khoảng từ 5 0 đến 60% tính đa dạng sinh học trên toàn thế giới có tiềm năng làm các loại thuốc và phục vụ cho công tác nghiên cứu giống như nguồn gen sau này. 16
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: Nói tóm lại, khi các nguồn tài nguyên môi trường không được định giá một cách chính xác, rất có thể dẫn tới các quyết định sai lầm trong việc khai thác và sử dụng chúng, điều đó cũng dẫn tới những tính toán phi môi trường trong ho ạt động thương mại. 3.2 Nhân tố chính sách Tự do hóa thương mại sẽ xoá bỏ được rào chắn không đáng có giữa các quốc gia về giao lưu hàng hóa.. X ét về mặt kinh tế, nó sẽ phát huy được những lợi thế của các quốc gia và các vùng trên thế giới, nhưng về mặt môi trường nó cũng gây những hậu quả đáng kể không chỉ trong từng quốc gia mà còn đối với các quốc gia cùng tham gia vào quá trình này. Việc tiêu thụ những hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra thiệt hại môi trường địa phương Sản xuất là nguyên nhân gây ra thiệt hại môi trường địa phương và những nước sản xuất hàng hoá không xem xét những chi phí môi trường trong kế toán Ô nhiễm sẽ lan truyền qua biên giới do kết quả của sản xuất hoặc tiêu thụ Trong trường hợp thứ nhất thiệt hại có liên quan tới sản xuất và là 1 kết quả trực tiếp của việc tiêu thụ chúng. Trong trường hợp thứ 2, thiệt hại là một kết quả gián tiếp của những chi phí được thực hiện từ những chính sách môi trường trong nước, nó có thể là sản xuất được di chuyển ra nước ngoài. Trong trường hợp thứ 3, khả năng quay trở lại đ ược gắn kết với sản xuất, một quốc gia có thể bị thiệt hại trực tiếp do chuyển giao ô nhiễm cũng như gián tiếp vì hành động môi trường bị chống lại, từ khi sản xuất có thể bị thay đổi địa điểm và tiếp tục gây ô nhiễm ở nước ngoài. Trong cả ba tình trạng, có những vấn đề đ ược luật pháp môi trường tán thành vì hoạt động ở các quốc gia khác. 17
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: Đối với mỗi quốc gia khi nghiên cứu phân tích những ảnh hưởng của các chính sách thương mại tới môi trường có thể được xem xét trong những vấn đề cơ bản sau: 3.2.1/Chính sách trợ giá và thuế suất Ở hầu hết các quốc gia, trợ giá cho sản xuất là nhằm đạt mục đích ổn định sản xuất trong nước, như vậy là chúng sẽ tác động tới hoạt động thương mại và môi trường. Đối với trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu sẽ có tác động trực tiếp tới thương mại và môi trường. Đối với các nước đang phát triển, chính sách trợ giá thường chú trọng nhiều tới lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, như vậy nó sẽ tác động tới giá cả của sản phẩm nông nghiệp, nếu việc sản xuất sản phẩm đó gây ra thiệt hại cho môi trường, thì thông qua trợ giá càng làm tăng mức độ phá hoại môi trường. V í dụ trợ giá cho phân hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, càng tăng khuyến khích nông dân sử dụng nhiều hơn thuốc trừ sâu và phân hóa học, làm thoái hóa đ ất và ô nhiễm môi trường. Đối với các nước phát triển, như các nước phương Bắc giàu có nếu chính phủ trợ giá cho nông sản xuất khẩu của nước mình, như vậy sẽ chèn ép giá nông sản và ngành sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển thuộc phương Nam nghèo đói, những người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất là các tiểu nông, về mặt gián tiếp chính sách đó chính là nguyên nhân gây ra thất bại của thị trường. Do vậy nếu thực sự muốn giúp đỡ các nước nghèo đói phát triển mà vẫn bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và môi trường thì cần có những chính sách thuế đánh nặng vào những mặt hàng nhập khẩu có giá trị thấp nhưng hàm lượng tài nguyên chứa trong đó cao, và thuế suất ưu tiên cho những sản phẩm chế biến có giá trị cao nhưng hàm lượng tài nguyên chứa trong đó thấp. Song những chính sách này thường đòi hỏi phải có sự lãnh đạo khôn khéo vì nó đối lập trực tiếp với những lợi ích hẹp hòi của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, 18
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: đây có lẽ là phương thức chuyển giao nguồn tài chính thích hợp so với phương thức chuyển giao bằng viện trợ của nước ngoài vẫn làm hiện nay. 3.2.2/ Các rào chắn thương mại và những điều khoản mậu dịch Các nước phát triển thường xuyên hô hào xóa b ỏ hàng rào ngăn cản tự do mậu dịch, nhất là hàng rào của các nước khác. Chúng ta có thể nhận thấy thu nhập xuất khẩu của các nước đang phát triển lệ thuộc nặng nề vào việc bán đi các tài nguyên môi trường, có nghĩa là họ sẽ bị mất đi nhiều tiềm năng sản xuất trong tương lai. Những thu nhập này được dùng đ ể nhập khẩu các sản phẩm của các nước phát triển - những sản phẩm có hàm lượng tài nguyên môi trường rất thấp, vốn được làm ra từ tài nguyên thông tin và chất xám không bao giờ cạn. Điều nghiêm trọng hơn nữa là các loại tài nguyên môi trường thường được bán ra với giá kém phẩm chất, trong khi các sản phẩm có hàm lượng thông tin và chất xám cao thường được bán với giá đắt đỏ. Thực sự đây là những điều khoản không thích hợp và không phản ánh được những tổn thất cũng như lợi ích lâu dài của các nước sản xuất. Đối với những hoạt động mậu dịch và đầu tư nước ngo ài gây tổn hại đến tài nguyên môi trường, chúng ta cần phải giảm mạnh hoặc chấm dứt hẳn. Bởi vì khi tham gia vào thị trường tự do, thị trường này luôn đánh giá rất thấp cho tài nguyên không bù đắp đ ược, nên cần phải điều tiết để đảm bảo một mặt bằng giá khiến người ta bớt sử dụng chúng để sử dụng nhiều hơn sức lao động và các tài nguyên thông tin, trí tuệ. Ngược lại, cần phải thực thi các biện pháp giới hạn độc quyền sở hữu các tài sản trí tuệ, nhất là hạn chế việc bảo vệ quyền sở hữu những công nghệ chỉ cần đến một lượng tài nguyên môi trường rất nhỏ nhưng đem lại hiệu quả sử dụng rất lớn. 3.2.3/ Chính sách xuất nhập khẩu tổn hại đến môi trường Đối với hoạt động mậu dịch và đầu tư hiện nay, một yếu tố rất quan trọng là có những nước đã thành công trong việc chuyển những tổn thất về môi 19
- LuËn v¨n tèt nghiÖp Mai ThÞ CÈm Tó- Trung I/E/K38 :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: trường trong tiêu dùng và tích lũy tư bản sang các nước khác. Ví dụ: Các tổ chức tự nguyện Nhật Bản đã vạch ra rằng: trong khi Nhật Bản có những chính sách nghiêm ngặt để gìn giữ các khu rừng trong nước thì chính Nhật Bản lại là nước tiêu thụ gỗ nhiệt đới nhiều nhất thế giới- hơn 50% nhu cầu gỗ của N hật Bản đ ược đáp ứng bằng con đường nhập khẩu, chủ yếu là từ các nước Đông Nam Á. Để đảm bảo duy trì nguồn gỗ này, Chính phủ Nhật Bản đã tài trợ cho các dự án " phát triển" tại các nước xuất khẩu gỗ, thực chất là để khuyến khích những kiểu quản lý rừng rất nguy hại và không tồn tại đ ược. N hật Bản còn b ị kết tội xuất khẩu sự ô nhiễm bằng cách bố trí các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm ở các nước Đông Nam Á. Một trong những hình thức lạm dụng tai tiếng nhất các quan hệ mậu dịch là các nước phương Bắc xuất khẩu chất liệu độc hại sang các nước phương N am. Trong trường hợp này, nước nhập khẩu trực tiếp bán môi trường của nước mình để bảo vệ những kẻ tiêu thụ ở phương Bắc khỏi những hậu quả do lối sống của họ gây ra. Trong trường hợp này, rõ ràng là nước nhập khẩu phải trả tiền cho sự tàn phá môi trường và sức khoẻ của nhân dân. 3.2.4/ Chính sách đầu tư nước ngoài Khi một nhà đầu tư đ ề nghị một dự án nhằm thiết lập một đặc khu để vơ vét các tài nguyên không thể thu hồi của một quốc gia hoặc để đốn hết cây rừng phục vụ xuất khẩu thì phải đánh giá dự án đó không có gì khác hơn là một thủ đoạn nhằm tước đoạt vốn tài nguyên môi trường rất quan trọng của quốc gia ấy để phục vụ lợi ích của nhà đầu tư và những kẻ có chức có quyền ký giấy cho phép khai thác để nhận lệ phí. Cần phải động viên cả d ư luận quốc tế để ngăn cản những đề nghị kiểu như vậy. Việc khai thác các quặng mỏ, về bản chất, không thể tồn tại được. Khi khai thác, phải xem xét thật cẩn trọng để đảm bảo việc khai thác đó đóng góp tối đa vào việc xây dựng một nền kinh tế địa phương b ền vững, và vẫn đứng vững được một khi các quặng mỏ đ ã cạn kiệt. Ví dụ chuyển hướng sản xuất một khi việc khai thác quặng mỏ không còn. Hay dùng lợi nhuận từ các mỏ để 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử và một số giải pháp với các doanh nghiệp Việt Nam
105 p | 1859 | 825
-
Luận Văn: Thương mại điện tử ở Việt Nam
47 p | 1192 | 265
-
Luận văn Thương mại điện tử: Xây dựng hệ thống thanh toán trực tuyến
76 p | 1145 | 151
-
Luận văn: Thương mại điện tử và vai trò của nó trong xã hội ngày nay
37 p | 1467 | 111
-
LUẬN VĂN “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX”
78 p | 297 | 90
-
LUẬN VĂN: Xây dựng chiến lược thương mại điện tử cho website Megabuy.vn của công ty cổ phần Thời Đại Mới
40 p | 304 | 80
-
Luận văn " THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ "
39 p | 187 | 67
-
Luận văn: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo cho công ty cổ phần du lịch An Giang
83 p | 320 | 59
-
Luận văn Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam
36 p | 215 | 55
-
Đề tài: Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chương trình du lịch tại Công ty thương mại và dịch vụ du lịch Thiên Hà Esy – Esyways Travel
58 p | 237 | 52
-
Luận văn: Thương mại điện tử trong hệ thống thương mại quốc tế dưới sự điều chỉnh của tổ chức WTO từ góc nhìn của các nước đang phát triển
86 p | 263 | 46
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Thương mại và Dịch vụ BNC(TNHH)
8 p | 171 | 41
-
Báo cáo thực tập: Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Đức
64 p | 129 | 28
-
Luận văn : Thương mại điện tử và chữ kí điện tử
20 p | 160 | 28
-
Luận văn “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của của Việt Nam”
34 p | 139 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch
122 p | 103 | 20
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, những kết quả đạt được, những hạn chế trong quản lý kinh doanh và nguyên nhân của của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
29 p | 165 | 15
-
TIỂU LUẬN: Tình hình các hoạt động chủ yếu của Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh
22 p | 90 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn