Luận văn tiến sĩ Lịch sử: Đảng lãnh đạo đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng từ năm 2001 đến năm 2015
lượt xem 5
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng về đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng từ năm 2001 đến năm 2015. Từ đó, đúc kết một số kinh nghiệm vận dụng vào thực tiễn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tiến sĩ Lịch sử: Đảng lãnh đạo đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng từ năm 2001 đến năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Luận án không trung lặp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NCS Nguyễn Thị Hiền
- MỤC LỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 12 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 12 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 28 Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG (2001 2006) 32 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng (2001 2006) 32 2.2. Chủ trương của Đảng về đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng (2001 2006) 40 2.3. Đảng chỉ đạo đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng (2001 2006) 51 Chương 3 ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI (2007 2015) 75 3.1. Tình hình mới và chủ trương của Đảng về đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng (2007 2015) 75 3.2. Đảng chỉ đạo đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng trong tình hình mới (2007 2015) 87 Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 113 4.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng về đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng (2001 2015) 113 4.2. Một số kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng về đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng (2001 2015) 136 KẾT LUẬN 153
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 PHỤ LỤC 172
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT Bộ Giáo dục và Đào tạo BGDĐT Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Chủ nghĩa xã hội CNXH Giảng viên lý luận chính trị GV LLCT Nhà xuất bản Nxb Trang Tr Xã hội chủ nghĩa XHCN
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Thách thức của cuộc đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đội ngũ cán bộ lý luận, trong đó, GV LLCT trong các trường đại học, cao đẳng giữ vị trí quan trọng.Sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch nhằm thực hiện âm mưu, chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận hướng tới mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đã đặt ra nhiệm vụ rất nặng nề đối với cán bộ tư tưởng, lý luận nói chung, GV LLCT trong các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Muốn giữ gìn, bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết đội ngũ cán bộ lý luận được đào tạo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự giỏi về chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ. GV LLCT ở các trường đại học, cao đẳng là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ tư tưởng lý luận. Thông qua vai trò trang bị những kiến thức khoa học về chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước cho sinh viên, góp phần tuyên truyền, bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng. Do đó, nâng cao chất lượng đào tạo GV LLCT có ý nghĩa cấp thiết và rất quan trọng. Công tác giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Ở các trường đại học, cao đẳng, giáo dục lý luận chính trị được tiến hành một cách đồng thời cùng với giáo dục các khoa chuyên ngành, trau dồi các tri thức chuyên môn nghề nghiệp cho sinh viên, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo ra những cán bộ khoa học trẻ không chỉ giỏi
- 6 về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn tốt cả về phẩm chất chính trị, tư tưởng và đạo đức, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác giáo dục lý luận chính trị trong các nhà trường đang bộc lộ những mặt hạn chế. Nội dung, chương trình lạc hậu, phương pháp giảng dạy theo lối áp đặt, người học tiếp nhận thụ động, dạy và học theo lối kinh viện, giáo điều, lý luận không gắn với thực tiễn, thực hành; một bộ phận GV LLCT còn hạn chế về cả kiến thức, kỹ năng và phương pháp sư phạm; tài liệu, cơ sở vật chất nghèo nàn. Tại các cơ sở đào tạo GV LLCT cũng ít nhiều tồn tại tình trạng trên. Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình giảng dạy cũng như chất lượng giáo dục lý luận chính trị nói chung, ở các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Từ đó, đặt ra yêu cầu vô cùng bức thiết phải đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, mà trước hết phải nâng cao chất lượng đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng. Bởi, đào tạo là một trong những khâu trọng yếu, đột phá tác động trực tiếp đến chất lượng GV LLCT. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, đào tạo GV LLCT đã có những biến đổi nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng qua từng thời kỳ, tuy nhiên, số lượng và chất lượng đào tạo không phải bao giờ cũng đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn giáo dục. Các cơ sở đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng là không nhiều; công tác đào tạo, quản lý đào tạo GV LLCT còn nhiều mặt lỏng lẻo, chưa thực sự thống nhất về chương trình nội dung; nhận thức, nhu cầu xã hội của học sinh phổ thông đối với các chuyên ngành lý luận chính trị còn hạn chế; chất lượng đầu vào thấp, đầu ra hạn chế về vị trí việc làm. Đó là những vấn đề cần được quan tâm, trong khi yêu cầu về chất lượng giáo dục lý luận chính trị trong nhà trường đang đặt ra ngày càng cao và bức thiết.
- 7 Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị nói chung, trong đó có đào tạo GV LLCT. Đó là những chủ trương, quan điểm chỉ đạo quan trọng nhằm tiếp tục đổi mới đào tạo GV LLCT đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt gần đây nhất, Chỉ thị số 23CT/TW ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư, Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới nhấn mạnh: Học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nội dung quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng về mặt tư tưởng, vừa có vai trò nền tảng, vừa có vị trí then chốt trong tình hình hiện nay. Do đó, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ tư tưởng lý luận, có cơ chế, chế độ phù hợp cho đội ngũ GV LLCT là nhiệm vụ cấp thiết. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV LLCT các trườ ng đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, các công trình trên chủ yếu tập trung khai thác phạm vi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ hiện đang công tác tại các trườ ng đại học, cao đẳng. Hiện tại, nghiên cứu dướ i mã chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, ch ưa có công trình nào nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về đạo tạo GV LLCT cho các trườ ng đại học, cao đẳng. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng từ
- 8 năm 2001 đến năm 2015” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng về đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng từ năm 2001 đến năm 2015. Từ đó, đúc kết một số kinh nghiệm vận dụng vào thực tiễn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Thứ hai, làm rõ tác động của tình hình thế giới, trong nước đến quá trình Đảng lãnh đạo đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng (2001 2015). Thứ ba, phân tích, luận giải chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng (2001 2015). Thứ tư, nhận xét và đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng (2001 2015). 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động lãnh đạo của Đảng về đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung:
- 9 Luận án nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng. Đối tượng đào tạo là sinh viên bậc đại học hệ chính quy tập trung các chuyên ngành: Triết học Mác Lênin, Kinh tế chính trị Mác Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đào tạo GV LLCT được tập trung nghiên cứu trên các mặt: Công tác tuyển sinh; bổ sung, cập nhật chương trình, nội dung, tổ chức quản lý quá trình đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập; thực hiện tốt chế độ, chính sách nhằm thu hút người học vào học các chuyên ngành đào tạo GV LLCT. Đào tạo sinh viên các chuyên ngành lý luận chính trị bậc đại học nằm trong tổng thể chủ trương, chiến lược, sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đào tạo đại học. Do đó, bên cạnh việc khai thác những chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về đào tạo sinh viên chuyên ngành lý luận chính trị, luận án còn khai thác những chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đào tạo đại học. Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2015. Tác giả chia thành 2 giai đoạn: 2001 2006 và 2007 2015. Vì năm 2001 là năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ. Năm 2007 là năm ban hành Nghị quyết số 16NQ/TW ngày 01/8/2007, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm (khóa X) của Đảng Về
- 10 công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, trong đó khẳng định: Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ khoa học, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các bộ môn khoa học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Năm 2015 là năm thực hiện Kết luận số 94KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân với yêu cầu: Đổi mới mạnh mẽ việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên lý luận chính trị, bảo đảm sát hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xây dựng cho được đội ngũ giáo viên lý luận chính trị tâm huyết, yêu nghề, tuyệt đối trung thành, có niềm tin, có kiến thức mới gắn với thực tiễn. Đây là nhân tố quyết định sự thành công của việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong nhà trường. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập một số nội dung về đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng trước mốc thời gian nói trên. Về không gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn đào tạo GV LLCT tại các cơ sở đào tạo trên phạm vi cả nước. Trong đó, chủ yếu tập trung khảo sát ở các cơ sở đào tạo GV LLCT: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội, 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- 11 Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo giảng viên nói chung, trong đó có đào tạo GV LLCT. Cơ sở thực tiễn Luận án được thực hiện trên cơ sở thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng về đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng (2001 2015). Đồng thời, dựa trên số liệu báo cáo tổng kết của Đảng, các cơ quan Nhà nước, các cơ sở đào tạo và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, kết hợp nhuần nhuyễn hai phương pháp đó trong toàn bộ nội dung luận án. Tuy nhiên, chương 2, chương 3 thiên nhiều về phương pháp lịch sử, chương 4 thiên nhiều về phương pháp lôgic. Phương pháp phân tích tổng hợp: Làm rõ những chủ trương, chỉ đạo, nhận xét và kinh nghiệm. đào tạo GV LLCT trong 15 năm qua phân tích 2 giai đoạn: 2001 2006 và 2007 2015, trong đó, tác giả luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhiều hơn ở nội dung viết về nhận xét sự lãnh đạo của Đảng và kinh nghiệm rút ra. Phương pháp so sánh: Tác giả luận án sử dụng để so sánh chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng và kết quả (số liệu) giữa các giai đoạn: Trước năm 2001, 2001 2006, 2007 2015. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng từ năm 2001 đến năm 2015.
- 12 Thứ hai, đánh giá ưu điểm, hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những ưu điểm hạn chế đó trong quá trình Đảng lãnh đạo đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng từ năm 2001 đến năm 2015. Thứ ba, đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị, cung cấp luận cứ cho Đảng tham khảo hoạch định chủ trương và chỉ đạo đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đào tạo GV LLCT trong tình hình mới. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chủ trương, sự chỉ đạo về đào tạo GV LLCT cho các trường đại học, cao đẳng trong các năm tiếp theo. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 9 tiết.
- 13 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình của tác giả nước ngoài nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Trong quá trình xây dựng CNXH ở LiênXô và một số nước Đông Âu, cũng như các nước khác trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp và nội dung giáo dục tư tưởng, một số đã được dịch ra tiếng Việt. Cuốn sách Nghệ thuật diễn giảng (1976) [135] đã khẳng định: Một trong những hình thức quan trọng và thích hợp nhất để phổ biến kiến thức chính trị, khoa học là bài giảng. Theo E.Phancôvích, những bài giảng được chuẩn bị cẩn thận và truyền đạt tốt sẽ giúp cho người nghe có thêm kiến thức mới trong từng lĩnh vực, biết tư duy sâu rộng và hiểu rõ hơn những hiện tượng phức tạp của tự nhiên và xã hội. Giảng viên cần phải lao động miệt mài, sáng tạo để đạt được kỹ năng diễn giảng. Muốn như vậy, giảng viên cần phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên. X.G.Lucônhin và V.V.Xêrêbriannicốp (Chủ biên, 1981), Phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội [123]. Công trình đã tổng kết những kinh nghiệm giảng dạy khoa học xã hội ở các trường cao đẳng quân sự, sự vận dụng những phương pháp và hình thức tiên tiến trong giảng dạy khoa học xã hội, nhằm phổ biến kinh nghiệm giảng dạy cho tất cả giảng viên, đặc biệt là đối với những giảng viên mới bước vào môi trường sư phạm. Với họ, sự trưởng thành về nhân cách phụ thuộc vào sự tham gia các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- 14 Khi nghiên cứu về cơ sở của hoạt động tuyên truyền tư tưởng của đảng cộng sản, các nhà khoa học đã đi sâu phân tích làm rõ các đặc điểm và những yêu cầu dưới góc độ tâm lý học, giáo dục học đối với hoạt động này. Nhà giáo dục Xôviết nổi tiếng V.A.Cruchetxki (1981), Những cơ sở tâm lý học [72], khẳng định: Nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục cộng sản chủ nghĩa là hình thành ở thế hệ trẻ niềm tin và tình cảm cộng sản chủ nghĩa vững chắc và hành vi đạo đức dựa trên cơ sở niềm tin vào tình cảm đó. Chỉ có thể giải quyết được nhiệm vụ đó bằng cách dựa trên những tri thức về quy luật tâm lý của sự hình thành nhân cách tích cực và có mục đích, về những quy luật phát triển đạo đức của nó cũng như sự hiểu biết đầy đủ những đặc điểm cá nhân. Nhà giáo dục Xôviết M.I.Calinin (1983), Về giáo dục cộng sản chủ nghĩa [66] đã nhấn mạnh một trong những phương pháp giáo dục tư tưởng quan trọng là sử dụng và phát huy hiệu quả vai trò của giáo dục đối với ý thức con người. Theo M.I.Calinin, giáo dục và bồi dưỡng những phẩm chất cao quý đó là một yếu tố hết sức quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cộng sản. M.I.Calinin cũng đã khẳng định: Cần phải đến với từng người, đánh giá họ, làm nổi bật những mặt tốt của họ bởi vì không thể chỉ giáo dục dựa trên mặt tiêu cực. Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng, phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ bản: Có sự am hiểu sâu sắc đặc điểm tâm lý của đối tượng, phải khêu gợi được tính tích cực, tự giác của đối tượng và bản thân chủ thể làm công tác giáo dục tư tưởng phải có trình độ, năng lực, phương pháp luận khoa học và phẩm chất đạo đức trong sáng. Điều này chỉ có được thông qua quá trình đào tạo và tự đào tạo. Frederich K.S.Leung (2007), “Đào tạo giáo viên ở vùng Đông Á”,
- 15 Chuyên san Giáo dục quốc tế [105]. Công trình tập trung nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến đào tạo giáo viên vùng Đông Á bao gồm xu hướng đại học hóa toàn bộ giáo viên các cấp, chương trình đào tạo giáo viên, vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên. Việc xây dựng một lý thuyết Đông Á về đào tạo giáo viên trên cơ sở nhìn lại truyền thống lịch sử về đào tạo giáo viên và những giá trị văn hóa tiềm ẩn của vùng Đông Á là rất cần thiết. Masahairo Arimoto (2007), “Các trường sư phạm ở Nhật trước ngã ba đường Những thử thách và cơ hội trong thế kỷ XXI”, Chuyên san Giáo dục quốc tế [128]. Tác giả đưa ra các nghiên cứu chi tiết về hệ thống các trường đại học, cao đẳng và học viện đào tạo giáo viên ở Nhật Bản, bối cảnh lịch sử của các trường sư phạm; những khác biệt chính giữa đại học sư phạm và các đại học đa ngành, đồng thời nêu rõ những điểm mạnh cũng như những vấn đề vướng mắc của hệ thống này. David G.IMIG Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Sư phạm Hoa Kỳ (2011), Hiện trạng giáo dục sư phạm trong thế kỷ XXI ở nước Mỹ [73]. Tác giả đã tập trung phân tích những nhân tố luật pháp và chính trị tác động đến đào tạo giáo viên và hoạt động của các trường sư phạm ở Mỹ. Theo đó, chương trình đào tạo giáo viên theo kiểu truyền thống cần được xem xét lại. Những nhân tố gây ảnh hưởng tới việc đào tạo giáo viên vẫn còn chưa được xác định thật rõ và vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh hiệu quả của những phương thức đào tạo khác nhau như xây dựng chương trình bốn năm hay là năm năm học và những cách tiếp cận khác nhau như lấy học sinh làm trung tâm hay lấy thầy giáo làm trung tâm. Chương trình đào tạo hiện nay đã thất bại trong việc tạo ra một đội ngũ giáo viên có đủ năng
- 16 lực vượt qua những thử thách và yêu cầu ngày càng cao của nghề giáo để đáp ứng nhu cầu của nhà trường hiện đại. Các công trình trên đều nhấn mạnh vai trò của người giảng viên trong quá trình đào tạo. Tất cả những kỹ năng, nhân cách, tri thức của giảng viên đều được hình thành thông qua đào tạo, bồi dưỡng. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội thì chương trình đào tạo giảng viên ở mỗi giai đoạn cần có sự thay đổi. Các công trình đề cao tính thích ứng của chương trình đào tạo với thực trạng và nhu cầu giáo dục, đào tạo. 1.1.2. Các công trình của tác giả trong nước nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Nhóm công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, Đảng lãnh đạo đào tạo, bồi dưỡng giảng viên các trường đại học, cao đẳng. Đại học Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội (1996), Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Kỷ yếu hội thảo khoa học [ 85], các nhà khoa học đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao chất lượng giáo viên và vai trò của trường sư phạm trong thực hiện nhiệm vụ này. Các ý kiến tham luận thống nhất cho rằng: Chất lượng giáo dục phụ thuộc chặt chẽ vào chất lượng đào tạo giáo viên, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm với tư cách là đòn bẩy để tạo nên sự đổi mới của cả hệ thống giáo dục. Những giải pháp được đưa ra tại Hội thảo tập trung vào chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên, coi đây là những khâu đột phá nhằm thiết thực đổi mới quá trình đào tạo giáo viên để đáp ứng những biến đổi về kinh tế, xã hội đất nước.
- 17 Cuốn sách Trí thức Giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Văn Sơn (2002) [145]. Theo tác giả, đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản: Là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo ở bậc cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân; đối tượng tác động chủ yếu của người trí thức giáo dục đại học là những sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh; mục đích lao động là nhằm đào tạo ra những người lao động sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt; trí thức giáo dục đại học vừa là nhà giáo vừa là nhà khoa học, nhà chính trị. Từ việc đánh giá thực trạng về cơ cấu, chất lượng của trí thức giáo dục đại học, tác giả đưa ra phương hướng, giải pháp cơ bản để phát triển đội ngũ trí thức giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai Vấn đề và giải pháp [22]. Theo các tác giả, một trong các giải pháp phát triển giáo dục trong những năm tới là phải củng cố, phát triển đội ngũ nhà giáo. Việc đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định. Cần coi trọng việc bồi dưỡng năng lực, cải tiến phương pháp giảng dạy cho nhà giáo để thích ứng, phù hợp với đặc điểm mỗi địa phương và giáo dục lòng yêu người, yêu nghề cho nhà giáo. Cuốn sách Giáo dục đại học Quan điểm và giải pháp của Lê Đức Ngọc (2005) [133] khi đề cập đến vấn đề đổi mới công tác giáo viên để nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng, đã cho rằng: Có hai lý do chính làm cho vấn đề đội ngũ nhà giáo trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà trường ĐH. Thứ nhất, trình đội của đội ngũ quyết định chất lượng và khả năng của một trường trong nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ xã hội trong nền kinh tế hàng hóa. Thứ hai, chi phí
- 18 lương và phụ cấp cho đội ngũ này là khoản chi lớn nhất của mỗi trường đại học, nó gắn liền với vấn đề chất lượng, hiệu quả và hiệu suất đào tạo. Từ đó, tác giả đề nghị: Cần có một tổ chức để thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Nguyễn Thị Thu Hương (2012), “Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học Thực trạng và giải pháp”, bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội [118]. Từ việc đánh giá thực trạng đội ngũ và công tác quản lý đội ngũ giảng viên trong trường đại học, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học ở Việt Nam. Một trong những giải pháp mà tác giả đưa ra đó là đào tạo giảng viên cho các trường đại học. Giáo dục Việt Nam chuyển từ đào tạo theo “cung” (đào tạo những gì cơ sở đào tạo có, giảng viên có) sang đào tạo theo “cầu” (đào tạo theo nhu cầu của khách hàng); củng cố hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Cần có một kênh riêng để đào tạo, bồi dưỡng; phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, có bề dày kinh nghiệm quản lý và công tác thực tiễn và có nghiệp vụ sư phạm. Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay của tác giả Ngô Văn Hà (2013) [106]. Trên cơ sở phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy giáo, tác giả đã nêu lên một số luận đề về đặc điểm lao động của giảng viên; công tác giảng dạy là loại lao động đặc thù; “người giảng viên đại học phải kết hợp trong bản thân mình những phẩm chất năng lực của một nhà khoa học và một nhà giáo dục dạy học; nhiệm vụ của họ không chỉ là đào tạo nhân lực có trình độ cao cho đất nước mà còn là chỗ dựa về khoa học cho các viện nghiên cứu và các cơ sở sản xuất kinh doanh”. Đạo đức cách mạng của người giảng viên là sự say mê với công việc giảng dạy, nghiên cứu, trung thực trong khoa học, tìm tòi sáng tạo, có khát vọng chinh phục
- 19 đỉnh cao của trí thức. Luận án tiến sĩ Triết học, Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay của Trần Thị Lan (2014) [121]. Tác giả quan niệm, trí thức giáo dục đại học Việt Nam là một lực lượng xã hội hay một nhóm xã hội nghề nghiệp đặc thù, tiêu biểu của trí thức, là chủ thể của lĩnh vực giáo dục đại học, có nhiệm vụ giảng dạy; nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tổ chức, quản lý hoạt động sư phạm nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển nhân tài cho đất nước. Đánh giá thực trạng chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam và những vấn đề đặt ra; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong đó, không thể không kể đến giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Nguyễn Văn Lượng (2015) [124]. Luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Phần thực trạng, tác giả đã đi sâu phân tích nội dung, hình thức, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trong đó có đề cập đến các hệ đào tạo và các khóa bồi dưỡng. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế là một trong những giải pháp mà tác giả đã đề xuất. Tác giả cho rằng đây là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của giảng viên cả về năng lực chuyên môn lẫn kiến thức, nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng khung năng lực của giảng viên. Vì vậy, để thực hiện hiệu quả giải pháp nêu trên cần đổi mới các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo, đề ra cách thức thực hiện và điều kiện để thực hiện biện pháp đó. Tuy nhiên,
- 20 do phạm vi nghiên cứu của đề tài là phát triển đội ngũ giảng viên tại hệ thống của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trên địa bàn thủ đô Hà Nội nên tác giả chưa khái quát được công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ở tầm vĩ mô. Gần đây nhất, luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Công an Trung ương lãnh đạo xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân từ năm 2001 đến năm 2010 của Nguyễn Thị Thu Trang (2017), đã khảo sát thực trạng, làm rõ những yếu tố tác động đến công tác xây dựng đội ngũ giảng viên trong các học viện, trường Công an nhân dân. Bên cạnh đó, luận án phân tích, làm rõ chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trường Công an nhân dân từ năm 2001 đến năm 2010. Những chủ trương, sự chỉ đạo của Trung ương Đảng về xây dựng đội ngũ giảng viên sẽ được kế thừa và khai thác, phân tích, làm rõ hơn, phù hợp với nội dung nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Ngoài những công trình nêu trên, có thể kể đến một số bài nghiên cứu của các học giả đăng trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo, tiêu biểu như: Nguyễn Văn Duệ (1997), “Đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (11) [75]; Nguyễn Duy Yên (2004), “Đổi mới giáo dục trước hết phải đổi mới từ những người làm giáo dục”, Tạp chí Khoa giáo, (10) [179]; Đinh Thị Minh Tuyết (2010), “Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đại học”, Tạp chí Giáo dục, (250) [173]. Nhìn chung, các tác giả nêu trên đều có chung quan điểm khi xem nhà giáo ở bậc đại học là lực lượng nòng cốt xây dựng cho sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, trang bị tri thức và phương pháp tư duy khoa học, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo cho người học. Các tác
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
209 p | 268 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
222 p | 267 | 76
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Tiến trình văn hóa của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa ở vùng Tây Nam bộ từ năm 1802 đến nay
162 p | 250 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đông Nam bộ trong tiến trình mở đất phương Nam (thế kỉ XVII - XVIII)
178 p | 194 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 219 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)
116 p | 149 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) 1961 - 1965
162 p | 130 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
189 p | 100 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006)
98 p | 104 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
212 p | 33 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đô thị hóa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 1974 đến năm 2008
206 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015
242 p | 24 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
28 p | 13 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam giai đoạn 2002-2018
59 p | 27 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn