Luận văn - Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả trong doanh nghiệp thương mại - Khảo sát thực tế tại công ty TNHH thương mại Tam Kim
lượt xem 652
download
Nhân loại chúng ta đang sống trong những năm cuối của thế kỷ XX - Thế kỷ có những thay đổi sâu sắc về các hình thái kinh tế chính trị - Thế kỷ của sự bùng nổ về khoa học, công nghệ mà đỉnh cao là kỹ thuật năng lượng, nguyên tử, điện tử tin học... Đặc biệt là trong thời gian qua sau khi các nước XHCN ở Đông Âu tan vỡ - xu thế đối đầu giữa các quốc gia giảm dần và nhường chỗ cho xu hướng đối thoại hợp tác kinh tế. Đó chính là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn - Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả trong doanh nghiệp thương mại - Khảo sát thực tế tại công ty TNHH thương mại Tam Kim
- Luận văn Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả trong doanh nghiệp thương mại - Khảo sát thực tế tại công ty TNHH thương mại Tam Kim
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 2 Khoa Kinh tế LỜI NÓI ĐẦU 1, Sự cần thiết của đề tài N hân loại chúng ta đang sống trong những năm cuối của thế kỷ XX - Thế kỷ có những thay đổi sâu sắc về các hình thái kinh tế chính trị - Thế kỷ của sự bùng nổ về khoa học, công nghệ mà đỉnh cao là kỹ thuật năng lượng, nguyên tử, điện tử tin họ c... Đ ặc biệt là trong thời gian qua sau khi các nước XHCN ở Đông Âu tan vỡ - xu thế đối đầu giữa các quốc gia giảm dần và nhường chỗ cho xu hướng đối tho ại hợp tác kinh tế. Đó chính là nhân tố tích cực thúc đẩy tốc đ ộ phát triển kinh tế trên toàn thế giới nhất là các quốc gia chậm phát triển. Trong nh ững năm qua, cùng v ới sự phát triển của toàn nhân loại, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đang từng ngày, từng giờ khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm hoàn thành đổi mới nền kinh tế đấ t nước, nhằm nhanh chóng phát triển nền kinh tế Việt Nam sớm hoà nhập cùng nền kinh tế các quốc gia trong khu vực. Thực tế sau nhiều năm thực hiện sự chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đến nay, bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn và trở thành một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuấ t, kinh doanh tạo ra các loại sản phẩm và cung cấp d ịch vụ nhằm th ỏa mãn nhu cầu thị trường thông qua quá trình bán hàng với mục tiêu là lợi nhuận. Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa gắn với phần lớn lợi ích ho ặc rủi ro cho khách hàng, đ ồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Quá trình bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, kinh doanh, nó có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi vì quá trình này chuyển hóa vố n từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị “tiền tệ”, giúp cho các doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Đố i với tất cả các doanh nghiệp dù ho ạt độ ng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay thương mại dịch vụ thì vấn đề số ng còn đặt ra là phải tiêu thụ được sản phẩm, hàng hóa. Hoạt động bán Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 3 Khoa Kinh tế hàng của các doanh nghiệp diễn ra càng sôi nổi, cạnh tranh càng gay gắt thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển cao hơn bởi cạnh tranh sẽ là mộ t động lực tốt thúc đẩy các doanh nghiệp tự hoàn thiện mình đ ể tìm ra cho mình mộ t chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế. K ế toán là một môn khoa học quản lý, là kỹ thuật ghi chép, phân loại, tập hợp cung cấp số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, về tình hình tài chính của doanh nghiệp và giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định thích hợp. H ạch toán kế toán là mộ t hệ thố ng thông tin và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, là quá trình quan sát và ghi nhận, hệ thống hoá và xử lý các hiện tượng kinh tế phát sinh trên góc độ tiền tệ, hạch toán kế toán trong quản lý ho ạt động của doanh nghiệp chỉ thực hiện tốt khi công tác kế toán được tổ chức khoa học và hợp lý. Đ ể q uản lý được tốt nghiệp vụ bán hàng thì kế toán với tư cách là một công cụ q uản lý kinh tế cũng phải được thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới. Trong thời gian học tập tại trường và thực tập tại công ty TNHH Thương mại Tam Kim, qua tìm hiểu thực tế nhận thấy rõ tầm quan trọ ng của công tác bán hàng, cùng với sự h ướng dẫn tận tình của thầ y giáo – Th.s Đặ ng Ngọc Hùng giáo viên khoa kinh tế trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và các cán bộ, nhân viên phòng kế toán của Công ty đã giúp em hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này với đề tài: “Tổ chức k ế toán bán hà ng và xác định kết quả trong doanh nghiệp thương mại - Khảo sát thực tế tại công ty TNHH thương mại Tam Kim”. 2, Mục đích của đề tài - Mục đích chung: + K ết quả và tổng kết những vấn đề có tính chất tổng quan về bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Tam Kim. + Đ ánh giá thực trạng công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Tam Kim. Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 4 Khoa Kinh tế + So sánh công tác kế toán về mặt lý thuyết với thực tế tìm hiểu được ở đơn vị thưc tập + Rút ra được những ưu điểm và nhược điểm của công ty để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương m ại Tam Kim. - Mục đích riêng của bản thân: + Củng cố hơn nữa những kiến thức đã học ở trường và trong sách vở. + Trang bị thêm cho mình những kiến thức ngoài thực tế đ ể khi ra trường tự tin hơn khi bước vào các doanh nghiệp với tư cách là 1 kế toán. 3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu + Tình hình kết quả chung tại Công ty TNHH thương mại Tam Kim. + Công tác bán hàng tạ Công ty TNHH thương mại Tam Kim. - Phạm vi nghiên cứu + N ghiên cứu trong sách vở và giào trình + Nghiên cứu thực tế tại Công ty TNHH thương mại Tam Kim. 4, Bố cục của luận văn: Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả. Chương 2: Tình hình thực tế về kế toán bán hàng và xác đ ịnh kết quả tại công ty TNHH Thương mại Tam Kim. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tại công ty TNHH thương mại Tam Kim. Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 5 Khoa Kinh tế CHƯƠNG 1 - LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI. 1. Bán hàng, xác định kết quả và yêu cầu quản lý: 1.1. Vai trò, vị trí của bán hàng và xác định kết quả trong doanh nghiệp: 1.1.1. Hàng hoá: Là lo ại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất, doanh nghiệp mua về với mục đích đ ể bán (bán buôn hoặc bán lẻ). Trong doanh nghiệp hàng hoá được biểu hiện trên hai mặt: Hiện vật và giá trị. - Hiện vật được cụ thể bởi khối lượng hay số lượng và chất lượng. - Giá trị chính là giá thành của hàng hoá nhập kho hay gía vốn của hàng hoá đem bán. 1.1.2. Bán hàng: Là việc chuyển quyền sở hữu về hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp thu tiền hay được quyền thu tiền. Đó chính là quá trình vận động của vố n kinh doanh từ vốn thành phẩm hàng hoá sang vốn bằng tiền và xác đ ịnh kết quả. Bán hàng là một chức năng chủ yếu của doanh nghiệp, bên cạnh đó nó còn nhiều chức năng khác như mua hàng, dự trữ hàng... Bất kỳ một doanh nghiệp thương m ại nào cũng phải thực hiện hai chức năng mua và bán. Hai chức năng này có sự liên hệ với nhau mua tốt sẽ tạo điều kiện cho bán tốt. Để thực hiện tốt các nghiệp vụ trên đòi hỏi phải có sự tổ chức hợp lý các hoạt độ ng, đồng thời tổ chức nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng. Như vậy tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức và nắm bắt nhu cầu của thị trường. Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 6 Khoa Kinh tế Chỉ có thông qua việc bán hàng - giá trị sản phẩm d ịch vụ mới được thực hiện do đó m ới có điều kiện để thực hiện mục đích của nền sản xuất hàng hoá và tái sản xuất kinh doanh không ngừng được mở rộng. Doanh thu bán hàng sẽ bù đ ắp được các chi phí bỏ ra, đồng thời kết quả bán hàng sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bán hàng tự thân nó không phải là một quá trình của sản xuất kinh doanh nhưng nó lại là một khâu cần thiết của tái sản xuất xã hội. Vì vậy bán hàng góp chương nâng cao năng suất lao động, phục vụ sản xuất tiêu dùng và đời sống xã hội. Nhờ có hoạt động bán hàng, hàng hoá sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng về số lượng cơ cấu và chất lượng hàng hóa, việc tiêu thụ hàng hoá góp chương cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. K ết quả cuố i cùng của thương mại tính bằng mức lưu chuyển hàng hoá mà việc mức lưu chuyền hàng hoá lại phụ thuộc vào mức bán hàng nhanh hay chậm. Doanh nghiệp càng tiêu thụ được nhiều hàng hoá thì sức mạnh của doanh nghiệp càng tăng lên. Như vậy bán hàng sẽ quyết định sự số ng còn của doanh nghiệp, có bán được hàng hoá thì doanh nghiệp mới có khả năng tái sản xuất. Tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa trong nền quốc dân nói chung và với doanh nghiệp nói riêng: N ền kinh tế quốc dân thực hiện bán hàng là tiền đề cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền - hàng trong lưu thông. Đăc biệt là đ ảm bảo cân đối giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế. Các đơn vị trong nền kinh tế thị trường, không thể tồ n tại và phát triển một cách độc lập mà giữa chúng có mố i quan hệ q ua lại khăng khít với nhau. Quá trình bán sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ cân đối sản xuất giữa các ngành, các đơn vị với nhau nó tác độ ng đến quan hệ cung cầu trên thị trường. Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 7 Khoa Kinh tế Bản thân doanh nghiệp, thực hiện tốt khâu bán hàng là phương pháp gián tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo điều kiện mở rộng tái sản xuất. Trong doanh nghiệp kế toán sử dụng như một công cụ sắc bén và có hiệu lực nhất để phản ánh khách quan và giám đốc toàn diện mọi hoạt động của SXKD của một đơn vị. K ế toán bán hàng là một trong những nội dung chủ yếu của kế toán trong doanh nghiệp thương mại. Q ua những điều trên ta thấy rằng bán hàng có vai trò vô cùng quan trọng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều không thể thiếu đi chức năng này. 1.2. Sự cần thiết quản lý hàng hoá và các yêu cầu quản lý: V iệc quản lý hàng hoá trong doanh nghiệp ở tất cả các khâu như thu mua, b ảo quản, dự trữ... có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạ thấp giá thành nhập kho của hàng hoá. Để tổ chức tốt công tác quản lý hàng hoá đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Phân loại từng chủng lo ại hàng hoá, sắp xếp trật tự gọn gàng có khoa họ c để thuận tiện cho việc nhập - xuất tồn kho được dễ dàng. - Hệ thống kho tàng đ ầy đủ, phải được trang bị các phương tiện b ảo quản, cân đong đo đ ếm cần thiết để hạn chế việc hao hụt m ất mát hàng hoá trong toàn doanh nghiệp. - Phải quy định chế độ trách nhiệm vật chất cho việc quản lý hàng hoá toàn doanh nghiệp. K ế toán nói chung và kế toán hàng hoá nói riêng là công cụ đ ắc lực để quản lý tài chính và quản lý hàng hoá. Kế toán hàng hoá cung cấp kịp thời chính xác thông tin về tình hình mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng hàng hoá. 1.3. Sự cần thiết quản lý bán hàng và yêu cầu quản lý: Bán hàng là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị hàng hoá, tức là chuyển hàng hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền). Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 8 Khoa Kinh tế H àng được đem bán có thể là thành phẩm, hàng hoá vật tư hay lao vụ, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Việc bán hàng có thể để thoả mãn nhu cầu của cá nhân đơn vị ngoài doanh nghiệp gọi là bán hàng ra ngoài. Cũng có thể được cung cấp giữa các ca nhân đơn vị cùng công ty, một tập đoàn... gọi là bán hàng nội bộ . Q uá trình bán hàng đ ược coi là hoàn thành khi có đủ hai điều kiện: - Gửi hàng cho người mua. - Người mua trả tiền hay chấp nhận trả tiền. Tức là ngiệp vụ bán hàng chỉ xảy ra khi giao hàng xong, nhận được tiền hay giấy chấp nhận thanh toán của người mua. Hai công việc này diễn ra đồ ng thời cùng một lúc với các đơn vị giao hàng trực tiếp. Chương lớn việc giao tiền và nhận hàng tách rời nhau: Hàng có thể giao trước, tiền nhận sau ho ặc tiền nhận trước hàng giao sau. Từ đó dẫn đên doanh thu bán hàng và tiền bán hàng nhập quỹ không đồ ng thời. K hi thực hiện việc trao đổi hàng tiền, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi gọi là chi phí bán hàng. Tiền bán hàng gọ i là doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng bao gồm doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ . Tiền bán hàng nhập quỹ phản ánh toàn bộ số tiền mua hàng mà người mua đ ã trả cho doang nghiệp. Phân biệt được doanh thu bán hàng và tiền bán hàng nhập quỹ giúp doanh nghiệp xác định chính xác thời điểm kết thúc quá trình bán hàng, giúp bộ p hận quản lý tìm ra phương thức thanh toán hợp lý và có hiệu quả, chủ độ ng sử dụng nguồn vốn đem lại nguồn lợi lớn nhất cho doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được ghi nhận khi hàng hoá được chuyển cho người mua và thu được tiền bán hàng ngay hoặc chấp nhần trả tiền tuỳ theo phương thức thanh toán: + Trường hợp thu ngay được tiền khi giao hàng: Doanh thu bán hàng chính là tiền bán hàng thu được. Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 9 Khoa Kinh tế + Trường hợp nhận được chấp nhận thanh toán gồm: - Hàng hoá xuất cho người mua được chấp nhận thanh toán đến khi hết thời hạn thanh toán chưa thu được tiền về vẫn được coi là kết thúc nghiệp vụ bán hàng. Doanh thu bán hàng trong trường hợp này được tính cho kỳ này nhưng kỳ sau mới có tiền nhập quỹ. - Trường hợp giữa khách hàng và doanh nghiệp có áp dụng phương thức thanh toán theo kế hoạch thì khi gửi hàng hoá cho người mua, số tiền bán hàng gửi bán được chấp nhận là doanh thu bán hàng. Từ những phân tích trên đây ta thấy rằng thực hiên tốt công tác bán hàng thu doanh thu về cho doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, do vậy trong công tác quản lý nghiệp vụ bán hàng cần phải nắm bắt, theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, từng khách hàng và từng loại hàng hoá bán ra. Đôn đốc thanh toán, thu hồ i đầy đủ kịp thời tiền vốn của doanh nghiệp. Đ ể tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh,kế toán thực sự là công cụ quản lý sắc bén, có hiệu lực, thì kế toán bán hàng phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác đ ầy đ ủ, kịp thời và giám đố c chặt chẽ về tình hình có và sự biến động (nhập - x uất) của từng loại hàng hoá trên cả hai mặt hiện vật và giá trị. - Theo dõi, phản ánh và giám đốc chặt chẽ quá trình bán hàng, ghi chép kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí, thu nhập bán hàng, xác đ ịnh kết quả kinh doanh thông qua doanh thu bán hàng một cách chính xác. - Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, đồ ng thời đ ịnh kỳ có tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng và xác định kết quả. Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 10 Khoa Kinh tế 2. N hiệm vụ kế toán và Nội dung tổ chức kế toán bán hàng, và xác định kết quả: 2.1. Kế toán hàng hoá: Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành chương, các đơn vị mua bán hàng hoá trong nước phải bám sát thị trường, tiến hành hoạt động mua bán hàng hoá theo cơ chế tự hạch toán kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh, các đơn vị phải thường xuyên tìm hiểu thị trường, nắm b ắt nhu cầu và thị hiếu của dân cư đ ể có tác độ ng tới phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá. H àng hoá của doanh nghiệp gồm nhiều loại, nhiều thứ phẩm cấp nhiều thứ hàng cho nên yêu cầu quản lý chúng về m ặt kế toán không giống nhau. V ậy nhiệm vụ chủ yếu của kế toán hàng hoá là: - Phản ánh giám đốc tình hình thu mua, vận chuyển bảo quản và dự trữ hàng hoá, tình hình nhập xuất vật tư hàng hoá. Tính giá thực tế mua vào của hàng hoá đã thu mua và nhập kho, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ và bán hàng nhắm thúc đẩy nhanh tố c độ luân chuyển hàng hoá. - Tổ chức tốt kế toán chi tiết vật tư hàng hoá theo từng lo ại từng thứ theo đúng số lượng và chất lượng hàng hoá. Kết hợp chặt chẽ giữa kế toán chi tiết với hạch toán nghiệp vụ ở kho, ở quầy hàng, thực hiện đầy đ ủ chế độ kiểm kê hàng hoá ở kho, ở quầy hàng đảm bảo sự phù hợp số hiện có thực tế với số ghi trong sổ kế toán. - Xác định đúng đắn doanh thu bán hàng, thu đầy đủ thu kịp thời tiền bán hàng, phản ánh kịp thời kết quả mua bán hàng hoá. Tham gia kiểm kê và đánh giá lại vật tư, hàng hoá. 2.1.1. Đánh giá hàng hoá: Đ ánh giá hàng hoá là việc xác đ ịnh giá trị của chúng theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định, đảm bảo tính trung thực, thống nhất. Trong kế toán có thể sử dụng hai cách đánh giá hàng hoá: Đánh giá theo giá thực tế và đánh giá theo giá hạch toán. Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 11 Khoa Kinh tế 2.1.1.1. Đánh giá theo giá thực tế: Trị giá hàng hoá mua vào bao gồm: - Đối với doanh nghiệp thuộc đ ối tượng nộp thuế G TGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị hàng hoá mua vào là giá mua thực tế không có thuế G TGT đầu vào+ chi phí thu mua thực tế. - Đối với doanh nghiệp thuộc đ ối tượng nộp thuế G TGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế G TGT, giá trị hàng hoá mua vào là tổng gia thanh toán(bao gồm cả thuế G TGT đầu vào) + chi phí thu mua thực tế. - Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hoá về bán nhưng cấn phải qua sơ chế phân lo ại, chọn lọ c thì giá mua của hàng hoá bao gồm giá mua + chi phí gia công sơ chế. Đối với hàng hoá xuất kho cũng được tính theo giá vốn thực tế. Tuỳ theo đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp mà áp d ụng một trong các phương pháp sau: * G iá th ực tế bình quân gia quyền: Công thức tính: Trị g iá vốn thực Số lượng Đ ơn giá tế của hàng = hàng x bình quân xuất kho xuất kho gia quyền Trị giá thực tế Trị giá thực tế hàng nhập trong hàng tồn đầu kỳ + Đ ơn giá kỳ = b ình quân Số lượng Số lượng hàng hàng tồ n đầu kỳ + nhập trong kỳ Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 12 Khoa Kinh tế Theo phương pháp này trong tháng giá thành thực tế của hàng hoá xuất kho chưa được ghi sổ mà cuối tháng khi kế toán tính theo công thức mới tiến hành ghi sổ. * Phương pháp nhập trước, xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau. Theo phương pháp náy kế toán phải ghi sổ kế toán chi tiết m ở cho từng thứ hàng cả về số lượng đơn giá, và số tiền của từng lần nhập, xuất kho. * Phương pháp nhập sau, xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả đ ịnh hàng nào nhập sau sẽ được xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đ ầu tiên. Theo phương pháp này kế toán phải ghi sổ kế toán chi tiết m ở cho từng thứ hàng cả về số lượng, đơn giá và số tiền của từng lần nhập, xuất kho hàng hoá. * Phương pháp tính giá thực tế đ ích danh: K hi ta nhận biết giá thực tế của từng thứ hoặc lo ại hàng hoá theo từng lần nhập kho thì có thể đ ịnh giá cho nó theo giá thực tế đích danh. Trị giá vốn thực Số lượng Đ ơn giá nhập tế của hàng kho của lô hàng = hàng x xuấ t kho xuất kho xuất kho * Phương pháp giá thực tế tồn đầu kỳ: Căn cứ vào giá trị thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ để tính giá thực tế bình quân, sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá bình quân đầu kỳ để tính ra giá thực tế xuất kho. Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 13 Khoa Kinh tế Trị giá vốn Đ ơn giá thực tế Số lượng vật thực tế vật tồn đầu kỳ x = tư xuất kho tư xuất kho Đơn giá thực tế Trị giá hàng hóa tồn đầu kỳ = hàng hóa tồn đầu kỳ Số lượng hàng hoá tồn đầu kì 2.1.1.2. Đánh giá theo giá hạch toán: Doanh nghiệp có thể sử dụng giá hạch toán để ghi chép kịp thời tình hình biến động hàng ngày của hàng hoá m ột cách ổn định. Giá có thể chọn ho ặc làm cơ sở xây dựng giá hạch toán là giá kế ho ạch hay là giá nhập kho, hệ số giữa giá thực tế với giá hạch toán làm cơ sở tính giá thực tế hàng hoá xuất kho trong kỳ. Công thức tính: Trị giá th ực tế của hàng Trị g iá thực tế của hàng + tồn đầu kỳ nhập trong kì H ệ số giá (H) = Trị g iá hoạch toán hàng Trị giá hoạch toán của + tồn đầu kì hàng nhập trong kì H ệ số giá được tính cho từng lo ại, từng nhóm, từng thứ hàng hoá tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. 2.1.2. Kế toán nhập xuấ t kho hàng hoá: 2.1.2.1. Kế toán chi tiết hàng hoá: * Chứng từ sử dụng: Mọi nghiệp vụ biến động của hàng hoá đều phải được phản ánh, ghi chép vào chứng từ ban đầu phù hợp theo đúng nội dung quy định. Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 14 Khoa Kinh tế Các chứng từ chủ yếu: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê... Trên cơ sở chứng từ kế toán về sự biến động của hàng hoá để phân loại tổng hợp và ghi sổ kế toán cho thích hợp. * H ạch toán chi tiết hàng hoá là công việc khá phức tạp, đỏi hỏi phải tiến hành ghi chép hàng ngày cả về số lượng và giá trị theo từng thứ hàng hoá ở từng kho trên cả hai loại chỉ tiêu: Hiện vật và giá trị. Tổ chức hạch toán chi tiết hàng hoá được thực hiện ở kho và ở p hòng kế toán, doanh nghiệp phải căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, trình độ nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp để lựa chọn, vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết sao cho phù hợp. Hiện nay có 3 phương pháp hạch toán chi tiết hàng hoá: - Phương pháp ghi sổ song song. - Phương pháp ghi số số dư. - Phương pháp ghi số đố i chiếu luân chuyển. 2.1.2.2. Kế toán tổng hợp hàng hoá: H àng hoá là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp.Việc mở tài khoản tổng hợp ghi chép sổ kế toán hàng tồn kho, xác định giá trị hàng hoá xuất kho,tồ n kho tuỳ thuộc vào doanh nghiệp áp d ụng phương pháp kế toán tổng hợp hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê đ ịnh kỳ. - Phương phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp phản ánh ghi chép thường xuyên liên tục các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp. Phương pháp này đảm bảo tính chính xác tình hình biến động của hàng hoá. - Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế toán không phải theo dõi thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất, tồ n kho trên các tài khoản hàng tồn kho, mà chỉ theo dõi phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Cuối tháng kế toán tiến hành kiểm kê và xác định số thực tế của hàng hoá để ghi vào tài khoản hàng tồ n kho. Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 15 Khoa Kinh tế H ai phương pháp tổ ng hợp hàng hoá nêu trên đều có những ưu điểm và hạn chế, cho nên tuỳ vào đặc điểm SXKD của doanh nghiệp mà kế toán lựa chọn một trong hai phương pháp để đ ảm b ảo việc theo dõi, ghi chép trên sổ kế toán. 2.2. Kế toán bán hàng và xác định kết quả : 2.2.1. Các phương thức bán hàng: H iện nay các doanh nghiệp thường áp dụng hai phương pháp bán hàng: Bán hàng theo phương thức gửi hàng và bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp. 2.2.1.1. Bán hàng theo phương thức gửi hàng: Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở của thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đ ã quy ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng đã trả tiền ho ặc chấp nhận thanh toán thì khi ấy hàng mới chuyền quyền sở hữu và được ghi nhận doanh thu bán hàng. * Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Căn cứ vào phiếu xuất kho gửi hàng hoá đi bán hoặc gửi cho các đại lý nhờ bán hộ, kế toán ghi: N ợ TK 157: Hàng gửi đi bán Có TK 157: Hàng hoá Trường hợp mua hàng gửi đi bán ngay không nhập kho, kế toán ghi: N ợ TK 157: Hàng gửi đi bán Có TK 331: Phải trả cho người bán Căn cứ vào giấy thông báo chấp nhận thanh toán hoặc các chứng từ thanh toán tiền của khách hàng, của cơ sở đại lý bán hộ và các chứng từ thanh Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 16 Khoa Kinh tế toán khác, kế toán kết chuyển trị giá vốn của số hàng đã bán sang bên nợ TK 632. N ợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 157: Hàng gửi đi bán H àng hoá đã gửi đi hoặc dịch vụ đ ã thực hiện, khách hàng không chấp nhận, kế toán phản ánh nghiệp vụ nhập lại kho. N ợ TK 156: Hàng hoá Có TK 157: Hàng gửi đi bán * Đối với các đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Đ ầu kỳ, kết chuyển trị giá thành phẩm gửi đi bán cuối kỳ trước nhưng chưa được chấp nhận thanh toán, kế toán ghi: N ợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 157: Hàng gửi đi bán Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê thành phẩm gửi đi bán nhưng chưa được xác đ ịnh là bán, kế toán ghi: N ợ TK 157: Hàng gửi đi bán Có TK 632: Giá vốn hàng bán 2.2.1.2. Bán hàng và kế toán bán hàng theo phương pháp giao hàng trực tiếp: Theo phương thức này bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán ho ặc giao nhận hàng tay ba. N gười nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hoá được xác định là bán (hàng đã chuyển quyền sở hữu) Đ ể phản ánh tình hình bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp, kế toán sử dụng TK 632 (giá vốn hàng bán). Đối với đơn vị kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 17 Khoa Kinh tế Căn cứ vào phiếu xuất kho, giao hàng trực tiếp cho khách hàng, kế toán ghi: N ợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 156: Hàng hoá Trường hợp doanh nghiệp thương mại mua bán hàng giao tay ba, kế toán ghi: N ợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 331: Phải trả cho người bán Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn thành nhưng không nhập kho mà chuyển bán ngay, kế toán ghi: N ợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Cuối kỳ kết chuyển trị giá vốn hàng x uất kho đã bán vào bên nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. N ợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632: Giá vốn hàng bán N goài ra các trường hợp bán lẻ hàng hoá, bán hàng trả góp cũng sử d ụng TK 632 (giá vốn hàng bán) để phản ánh tình hình giá vốn của hàng xuất kho đã bán. 2.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giả m trừ doanh thu 2.2.2.1. Nộ i dung doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu: - Doanh thu bán hàng là số tiền thu được do bán hàng. ở các doanh nghiệp áp dụng tính thuế G TGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng không bao gồm thuế G TGT, còn ở các doanh nghiệp áp d ụng phương pháp tính thuế trực tiếp thì doanh thu bán hàng là trị giá thanh toán của số hàng đã bán. Ngoài ra doanh thu bán hàng còn bao gồm cả các khoản phụ thu. - N ếu khách hàng mua với khố i lượng hàng hoá lớn sẽ được doanh nghiệp giảm giá, nếu khách hàng thanh toán sớm tiền hàng sẽ đ ược doanh Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 18 Khoa Kinh tế nghiệp chiết khấu, còn nếu hàng hoá của doanh nghiệp kém phẩm chất thì khách hàng có thể không chấp nhận thanh toán ho ặc yêu cầu doanh nghiệp giảm giá. Các khoản trên sẽ phải ghi vào chi phí hoạt đ ộng tài chính hoặc giảm trừ trong doanh thu bán hàng ghi trên hoá đơn. 2.2.2.2. Chứng từ, các tài khoản kế toán và nghiệp vụ chủ yếu: a. Chứng từ kế toán: Các chứng từ thường dùng là: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho. Hóa đơn GTGT. Phiếu thu, chi tiền mặt, giấy báo nợ, có của ngân hàng. b. Tài khoản sử dụng: TK 511, 512, 531, 532, 641, 642, 911, 111, 112, 131, 333.1, 711, 721,... c. Phương pháp hạch toán: * Căn cứ vào giấy báo có, phiếu thu hoặc thông báo chấp nhận thanh toán của khách hàng, kế toán ghi: N ợ TK 112: Tiền gưỉ ngân hàng N ợ TK 111: Tiền mặt N ợ TK 131: Phải thu của khách hàng Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 333: Thuế và các kho ản thuế phải nộp nhà nước (3331): Thuế G TGT phải nộp * Trường hợp bán hàng thu bằng ngoại tệ kế toán phải quy đổi sang tiền đồ ng Việt nam theo tỷ giá ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm thu tiền. N ếu doanh nghiệp ghi theo tỷ giá hạch toán thì khoản chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá hạch toán được ghi ở TK 413 (chênh lệch tỷ giá) * K hoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: N ợ TK 521: Chiết khấu bán hàng N ợ TK 532: Giảm giá hàng bán Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 19 Khoa Kinh tế N ợ TK 531: Hàng bán bị trả lại Có TK 131: Phải thu của khách hàng H oặc Có TK 111, 112 * Đ ối với trường hợp hàng bị trả lại trong kỳ, doanh nghiệp phải nhập kho lại số hàng đó theo trị giá vốn, đồng thời phải ghi giảm số thuế GTGT đầu ra. - Ghi nghiệp vụ hàng nhập kho: N ợ TK 156: Hàng hoá Có TK 632: Giá vốn hàng bán - Ghi số tiền thuế GTGT đầu ra giảm tương ứng với số hàng trả lại: N ợ TK 3331: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Có TK 131: Phải thu của khách hàng Có TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng * Trường hợp hàng bán bị trả lại phát sinh vào kỳ hạch toán sau trong năm, ký trước đã ghi doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, kế toán phản ánh: - Phản ánh trị giá hàng b ị trả lại: N ợ TK 531: Hàng bị trả lại N ợ TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331) Có TK 131, 111, 112 - Phản ánh số hàng bị trả lại nhập kho theo giá vố n: N ợ TK 156: Hàng hoá Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh * Cuối kỳ kinh doanh, toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại được kết chuyển sang bên nợ TK 511 hoặc TK 512 để giảm doanh thu bán hàng đã ghi theo hoá đơn ở bên có của TK này. N ợ TK 511: Doanh thu bán hàng (Ho ặc TK 512) Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
- Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 20 Khoa Kinh tế Có TK 531: H àng bán bị trả lại Có TK 531: Giảm giá hàng bán * Trường hợp bán hàng đại lý, doanh nghiệp được hưởng hoa hồng và không phải kê khai tính thuế GTGT. Doanh thu bán hàng là số tiền hoa hồng được hưởng. Khi nhận hàng của đơn vị giao đại lý, kế toán ghi vào bên nợ TK 003 - hàng hoá vật tư nhận bán hộ - ký gửi khi bán hàng thu được tiền hoặc khách hàng đã chấp nhận thanh toán, kế toán ghi: N ợ TK 111, 112,131 Có TK 511: Doanh thu bán hàng (Số tiền hoa hồng) Có TK 331: Phải trả cho người bán (Số tiền bán hàng trừ hoa hồng) Đồng thời ghi có TK 003 - Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi. * Bán hàng trả góp, kế toán ghi doanh số b án hàng thông thường ở TK 511, số tiền khách hàng phải trả cao hơn doanh số bán thông thường, khoản chênh lệch đó được ghi vào thu nhập hoạt động tài chính. N ợ TK 111, 112 (số tiền thu ngay) N ợ TK 131 (số tiền phải thu) Có TK 511 (Ghi giá bán thông thường theo giá chưa có thuế G TGT) Có TK 333 (Thuế G TGT tính trên giá bán thông thường) Có TK 711(G hi chương chênh lệch cao hơn giá thông thường) * Bán hàng theo phương thức đổ i hàng, khi doanh nghiệp xuất hàng trao đổ i với khách hàng, kế toán phải ghi doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra. Khi nhận hàng của khách hàng, kế toán ghi hàng nhập kho và tính thuế G TGT đầu vào. - Khi xuất hàng trao đổi, ghi nhận doanh thu N ợ TK 131: Phải thu của khách hàng Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 333 (3331) Thuế và các khoản phải nộp nhà nước K hi nhận hàng của khách, ghi: Đỗ Thị Ngọc Yến _ CĐĐH KT1-K1 Luậ n văn tốt nghiệp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cầu I Thăng Long”
70 p | 266 | 84
-
LUẬN VĂN: Phân tích tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH một thành viên Vạn Hoa Hải Phòng
91 p | 93 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã tại huyện Thuận Thành
122 p | 94 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán thu chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên
96 p | 59 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng
174 p | 38 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Điện lực miền Trung
26 p | 113 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
127 p | 26 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La
12 p | 87 | 12
-
Luận văn THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
47 p | 87 | 12
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH một thành viên cảng Quy Nhơn
26 p | 115 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở Công ty CPKD Than Miền Bắc - TKV
11 p | 92 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng
26 p | 27 | 6
-
Luận văn Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp Sông đà 12 – 5
48 p | 55 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán trách nhiệm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên cảng Qui Nhơn
130 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần 28 Quảng Ngãi
26 p | 25 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng
111 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ TP.HCM
157 p | 6 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Sở Y tế thành phố Đà Nẵng
95 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn