LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: "CẤU TRÚC MÔ CỦA CÁC HỆ CƠ QUAN TRÊN TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)"
lượt xem 18
download
Các báo cáo trong những năm gần đây cho thấy trên tôm càng xanh xuất hiện nhiều bệnh như: bệnh đục thân, bệnh HPV… gây ra những thiệt hại không ít cho người nuôi. Do đó, đề tài “Cấu trúc mô của các hệ cơ quan trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)” được thực hiện nhằm xác lập bộ sưu tập về cấu trúc mô bình thường của các cơ quan trên tôm càng xanh từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu về mô bệnh học. Kết quả phân tích trên tổng số 40 mẫu tôm khỏe thu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: "CẤU TRÚC MÔ CỦA CÁC HỆ CƠ QUAN TRÊN TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)"
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TÀI HOÀNG NHẬT QUANG CẤU TRÚC MÔ CỦA CÁC HỆ CƠ QUAN TRÊN TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN 2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN
- TÀI HOÀNG NHẬT QUANG CẤU TRÚC MÔ CỦA CÁC HỆ CƠ QUAN TRÊN TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Trung tâm Học liệu ĐH CầnNGÀNH BỆNH HỌC THỦYtập và nghiên cứu CHUYÊN Thơ @ Tài liệu học SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. PHẠM THANH LIÊM KS. HOÀNGTUẤN 2008
- LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong suốt thời gian học tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp của Ban chủ nhiệm Khoa, Bộ Môn Sinh Học và Bệnh Học Thủy Sản, Khoa Thủy Sản trường Đại học Cần Thơ. Xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Thanh Liêm và anh Hoàng Tuấn đã hướng dẫn và đóng góp ý kiến tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin cảm ơn tất cả thầy cô trong và ngoài Khoa đã giảng dạy trong suốt thời gian theo học tại trường Đại Học Cần Thơ. Xin cảm ơn gia đình và tất cả các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản K30 đã hỗ trợ và động viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Người thực hiện. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu i
- TÓM TẮT Các báo cáo trong những năm gần đây cho thấy trên tôm càng xanh xuất hiện nhiều bệnh như: bệnh đục thân, bệnh HPV… gây ra những thiệt hại không ít cho người nuôi. Do đó, đề tài “Cấu trúc mô của các hệ cơ quan trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)” được thực hiện nhằm xác lập bộ sưu tập về cấu trúc mô bình thường của các cơ quan trên tôm càng xanh từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu về mô bệnh học. Kết quả phân tích trên tổng số 40 mẫu tôm khỏe thu ở Cần Thơ sử dụng phương pháp mô học bước đầu xác định được cấu trúc mô của các cơ quan trên tôm như: mang, gan tụy, cơ, ruột, cơ quan lympho. Trong đó, cấu tạo của từng cơ quan đã quan sát được bao gồm: Cơ quan mang: trục chính, sợi mang sơ cấp, sợi mang thứ cấp, tế bào biểu mô, lớp cutium. Cơ quan dạ dày: lớp biểu mô, tế bào biểu mô, cối xay vị, lớp mô liên kết, xoang mặt lưng, xoang mặt bụng. Cơ quan gan tụy: các ống tiểu quản gan tụy, xoang, sợi biểu mô cơ, diềm bàn chải, tế bào máu, tế bào R, tế bào F, tế bào B. Cơ quan ruột: phiến nền, lớp cơ dọc, lớp biểu mô, tế bào biểu mô. Cơ quan lymphoid: Ống bạch huyết, tế bào đệm cơ bản, xoang. Cơ: Sợi cơ, bó cơ, nhân. Trung Xác lập được liệu ĐH hình ảnh về cấu trúc mô học các cơ quan trên tôm càng xanh tâm Học bộ sưu tập Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu với 24 hình. ii
- MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ.............................................................................................................. i Tóm tắt .................................................................................................................. ii Mục lục ................................................................................................................. iii Danh sách hình ...................................................................................................... v Chương 1: Giới thiệu .......................................................................................... 1 Chương 2: Tổng quan tài liệu ............................................................................ 3 2.1 Tổng quan nghề nuôi tôm càng xanh ........................................................ 3 2.1.1 Nghề nuôi tôm càng xanh trên thế giới .................................................. 3 2.1.2 Nghề nuôi tôm càng xanh tại Đồng Bằng Sông Cửu Long..................... 3 2.1.3 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh................................................... 4 2.2 Một số bệnh thường gặp trên tôm càng xanh ............................................ 5 2.2.1 Bệnh do vi khuẩn .................................................................................. 5 2.2.2 Bệnh do ký sinh trùng ........................................................................... 6 Trung tâm Học liệuvi-rút ....................................................................................... 6 cứu 2.2.3 Bệnh do ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên 2.3 Phương pháp mô học................................................................................ 7 2.3.1 Quá trình phát triển của kỹ thuật nghiên cứu mô học............................. 7 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu mô học........................................................... 8 2.3.3 Một số nghiên cứu về mô học trên tôm................................................. 10 2.4 Một số nghiên cứu mô học trên tôm càng xanh ........................................ 14 Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 16 3.1 Phương pháp thu mẫu nghiên cứu ......................................................... 16 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 16 3.2 Phương pháp phân tích mẫu ..................................................................... 16 3.2.1 Kỹ thuật mô học..................................................................................... 16 3.2.2 Phương pháp làm tiêu bản mẫu mô......................................................... 18 3.2.3 Thu thập và xử lý số liệu ........................................................................ 21 Chương 4: Kết quả và thảo luận........................................................................ 22 4.1.1 Cấu tạo vi thể của mang ........................................................................... 22 4.1.2 Cấu tạo vi thể của dạ dày ......................................................................... 25 iii
- 4.1.3 Cấu tạo vi thể của gan tụy ........................................................................ 28 4.1.4 Cấu tạo vi thể của ruột.............................................................................. 32 4.1.5 Cấu tạo vi thể của cơ quan lymphoid........................................................ 35 4.1.6 Cấu tạo vi thể của cơ ................................................................................ 37 Chương 5: Kết luận và đề xuất ........................................................................... 40 5.1 Kết luận ...................................................................................................... 40 5.2 Đề xuất ....................................................................................................... 40 Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 41 Phụ lục.................................................................................................................. 45 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu iv
- DANH SÁCH CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ...................................... 4 Hình 2.2 Cấu tạo của lớp kitin ............................................................................. 10 Hình 2.3 Cấu tạo của mang.................................................................................. 11 Hình 2.4 Cấu tạo của tuyến râu ............................................................................ 11 Hình 2.5 Cấu tạo chi tiết ống mạch của cơ quan lymphoid................................... 12 Hình 2.6 Cấu tạo vách xoang trước dạ dày........................................................... 12 Hình 2.7 Cấu tạo của ruột giữa............................................................................. 13 Hình 2.8 Cấu tạo 3 đoạn của ống tiểu quản gan tụy.............................................. 13 Hình 2.9 Cấu tạo chung của gan tụy..................................................................... 13 Hình 3 Cấu tạo cơ thể của tôm .......................................................................... 17 Hình 4.1 Cấu trúc đại thể của mang .................................................................... 23 Hình 4.2 Cấu tạo vi thể của sợi mang sơ cấp........................................................ 23 Hình 4.3 Cấu trúc đại thể của mang .................................................................... 24 Hình 4.4 Cấu trúc vi thể của mang ....................................................................... 24 Hình 4.5 Cấu tạo đại thể của dạ dày (10X) .......................................................... 26 Hình 4.6 Cấu tạo đại thể của dạ dày ở mặt cắt dọc ............................................... 26 Hình 4.7 Cấu tạo vi thể lớp biểu mô dạ dày (40X) .............................................. 27 Hình 4.8 Cấu tạo vi thể lớp sàng lọc dạ dày ......................................................... 27 Trung Hình 4.9 Cấuliệu ĐH của ốngThơ @ gan tụy ở mặt cắt dọc........................ 29 cứu tâm Học tạo 3 đoạn Cần tiểu quản Tài liệu học tập và nghiên Hình 4.10 Cấu tạo đại thể của ống tiếu quản gan tụy ở mặt cắt ngang .................... 30 Hình 4.11 Cấu tạo đoạn đầu của ống tiểu quản gan tụy.......................................... 30 Hình 4.12 Cấu trúc vi thể bình thường của ống gan ............................................... 31 Hình 4.13 Cấu tạo đoạn giữa ống tiểu quản gan tụy .............................................. 31 Hình 4.14 Cấu tạo đoạn cuối ống tiểu quản gan tụy ............................................... 32 Hình 4.15 Cấu tạo đại thể của ruột (10X)............................................................... 33 Hình 4.16 Cấu tạo vi thể của ruột (40X) ................................................................ 34 Hình 4.17 Cấu tạo vi thể của ruột giữa (40X)......................................................... 34 Hình 4.18 Cấu tạo vi thể của của phiến nền ........................................................... 35 Hình 4.19 Cấu tạo vi thể của cơ quan lymphoid .................................................... 36 Hình 4.20 Cấu tạo vi thể của ống mạch cơ quan lymphoid ................................... 37 Hình 4.21 Cấu tạo vi thể của ống mạch cơ quan lymphoid.................................... 37 Hình 4.22 Cấu tạo vi thể của cơ tôm càng xanh ở mặt cắt dọc ............................... 38 Hình 4.23 Cấu tạo vi thể của cơ tôm càng xanh ở mặt cắt dọc................................ 39 Hình 4.24 Cấu tạo vi thể của cơ tôm càng xanh ở mặt cắt ngang............................ 39 v
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam, trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã và đang phát triển mạnh mẽ, góp phần làm kinh tế của nước nhà tăng trưởng và cho giá trị kim ngạch xuất khẩu cao. Ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 12/2007 đạt 320 triệu USD, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả năm 2007 đạt 3.752 triệu USD, bằng 104% kế hoạch và tăng 12% so với năm 2006 (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2007). Trong thập niên 90, ngành thủy sản của nước ta chủ yếu là khai thác thủy sản, và là khai thác thủy sản xa bờ. Nhưng những năm gần đây, nguồn lợi thuỷ sản đánh bắt ven bờ cạn kiệt, nguồn lợi hải sản ở các ngư trường có dấu hiệu sụt giảm, nên để đảm bảo hiệu quả sản xuất, nhiều ngư dân đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản nước mặn và ngọt. Nuôi thủy sản nước ngọt phát triển khá nhanh cả về sản lượng và diện tích, đặc biệt là nuôi cá tra, basa thâm canh, cá nuôi bè do nhu cầu chế biến cá tra xuất khẩu của các doanh nghiệp rất lớn và nhu cầu tiêu thụ trong nước khá cao. Ngoài cá tra, nhiều loại thủy sản có giá bán ổn định ở mức cao đang được nuôi rộng rãi như: cá bống tượng, cá chình, tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh... Trung tâm Học liệu càng xanh là Thơ @ Tài liệu chất lượng dinh dưỡng cao, cứu Trong đó, tôm ĐH Cần một loài thực phẩm có học tập và nghiên có giá trị xuất khẩu và được nuôi rộng rãi ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long. Năm 2000, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long có hơn 6000 ha nuôi tôm càng xanh, đạt sản lượng 1400 tấn (Bùi Quang Tề, 2003). Trong vài năm qua, sản lượng càng xanh giống nhân tạo được sản xuất tăng lên đáng kể nên đã thúc đẩy nghề nuôi tôm thương phẩm phát triển. Các mô hình nuôi tôm càng xanh chính hiện nay là nuôi trên ruộng lúa, nuôi mương vườn, nuôi thâm canh, bán thâm canh trong ao và nuôi đăng quầng. Năng suất tôm nuôi trên ruộng đạt 500-1200 kg/ha/vụ và nuôi đăng quầng đạt 1,25 tấn/ha/vụ (Nguyễn Thanh Phương, 1999). Với ưu thế dễ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, loài tôm này đã giúp nhiều nhà nông tận dụng được diện tích mặt nước và mang lại thu nhập cho nông hộ. Chính vì thế, nuôi tôm càng xanh đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm đầu tư của nhiều người. Song việc phát triển một cách nhanh chóng, chưa có qui hoạch và kỹ thuật nuôi còn hạn chế đã dẫn đến tình trạng bệnh tôm xảy ra thường xuyên. Từ năm 1993-1994 đến nay, bệnh tôm thường xuất hiện ở các vùng nuôi tôm, từ nuôi quảng canh đến nuôi thâm canh, bệnh đã gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi tôm (Bùi Quang Tề, 2003). Các tác nhân gây bệnh trên tôm càng xanh 1
- như: vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng ... đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sản lượng của tôm nuôi. Ở nước ta, các nghiên cứu về bệnh tôm càng xanh nuôi trong mương vườn, ao và ruộng lúa đã khởi động từ đầu những năm 1990. Trường Đại học Cần Thơ, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II đã có nhiều nghiên cứu về bệnh trên loài tôm này như: bệnh phù mắt, bệnh HPV, bệnh đốm nâu….Bên cạnh đó, các kỹ thuật chẩn đoán bệnh thủy sản cũng được phát triển với nhiều kỹ thuật và phương pháp như: kỹ thuật hóa mô miễn dịch, kỹ thuật nuôi vi sinh vật, các kỹ thuật huyết thanh, kỹ thuật PCR. Đặc biệt, phương pháp mô dựa trên thủ thuật nhuộm tế bào và quan sát dưới kính hiển vi nhằm giúp người xét nghiệm có thể quan sát và kết luận những tổn thương ở các mô tế bào, đồng thời kết hợp với các phương pháp xét nghiệm khác để nâng cao tính chính xác trong việc chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, bộ sưu tập về cấu trúc mô khỏe của một số loài thủy sản còn hạn chế nên gây ra những khó khăn trong việc so sánh, chẩn đoán bệnh. Do đó, đề tài “Cấu trúc mô của các hệ cơ quan trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)” được thực hiện nhằm để góp phần nghiên cứu về cấu trúc đại thể và vi thể của các hệ cơ quan trên loài tôm này. Mục tiêu đề tài Xác lập bộ sưu tập về cấu trúc mô của các cơ quan trên tôm càng xanh làm cơ Trung tâm Học liệu ĐH Cầnmô bệnh @ Tài liệu học tập và nghiên cứu sở cho việc nghiên cứu về Thơ học. Nội dung của đề tài 1. Thu mẫu tôm càng xanh được đánh bắt từ tự nhiên tại thành phố Cần Thơ. 2. Sử dụng phương pháp mô học nghiên cứu cấu trúc đại thể và vi thể của các hệ cơ quan như: mang, dạ dày, gan tụy, cơ, ruột, cơ quan lympho. 2
- CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan nghề nuôi tôm càng xanh 2.1.1 Trên thế giới Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) phân bố từ Nam và Đông Nam Châu Á đến Bắc Úc và các đảo ở Tây Thái Bình Dương. Tổng sản lượng tôm càng xanh của thế giới hằng năm khoảng 27.000 tấn, trong đó Thái Lan (44%), Việt Nam (32%), Đài Loan (17%) là những quốc gia có sản lượng cao. Việt Nam có sản lượng tôm càng xanh biến động từ 5.000 đến 8.000 tấn, phần lớn sản lượng tôm thu được từ khai thác tự nhiên (Lavens & Sorgeloos, 1995). Hiện nay, trên thế giới tôm càng xanh được nuôi bằng nhiều hình thức như nuôi thâm canh và bán thâm canh trong bể xi măng hay trong ao, nuôi trong lồng, nuôi ghép với cá rô phi hay cá chép. Năng suất nuôi rất khác nhau theo mức độ thâm canh và hình thức nuôi. Ở Thái Lan, nuôi thâm canh trong ao có thể đạt năng suất từ 6-8 tấn/ha hay nuôi thâm canh trong bể xi măng ở Mỹ đạt năng suất 4,5-5 tấn/ha. Tuy nhiên, nếu nhìn về năng suất bình quân của từng quốc gia thì cũng có sự khác nhau. Đài Loan có năng suất bình quân 2,5-3 Trung tâm HọcThái Lan 1-1,5 tấn/ha. Tất cả các nước trên thế giới đều vàdụng nguồn cứu tấn/ha, liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập sử nghiên giống nhân tạo để nuôi hoặc là thả trực tiếp tôm Postlarvae 15-20 ngày tuổi hay tôm đã qua giai đoạn ương lên giống (Lavens & Sorgeloos, 1995). 2.1.2 Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Hiện nay, các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang đang thu hoạch rộ trên 2.000 ha tôm càng xanh nuôi trên chân ruộng trong vụ nuôi 2007 với kết quả rất khả quan. Với năng suất bình quân 1,5 tấn đến 0,2 tấn/ ha và giá bán bình quân 90.000 đồng/kg, mỗi ha cho nông dân thu nhập 50 đến 70 triệu đồng/ha, cao gấp 0,3 – 0,4 lần so với trồng lúa và là vụ tôm thắng lợi lớn nhất từ trước đến nay (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2007). Các địa phương có diện tích nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng lớn bao gồm Đồng Tháp trên 700 ha, tăng gần gấp đôi so với năm 2006 tập trung tại các huyện Tam Nông và Thanh Bình; An Giang khoảng 500 ha tập trung tại huyện Thoại Sơn. Thành phố Cần Thơ khoảng 500 ha tập trung tại các huyện ngoại thành: Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh. Tiền Giang tập trung tại hai huyện Cai Lậy và Cái Bè. Mô hình luân vụ tôm càng xanh trên chân ruộng theo kiểu 2 vụ lúa 1 vụ nuôi thủy sản hoặc 2 vụ tôm 1 vụ lúa đang được các tỉnh đầu nguồn xem là nội 3
- dung quan trọng trong chủ trương chung sống với lũ lụt sông Cửu Long hàng năm, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống cho nông hộ tại các địa bàn khó khăn. Ngoài ra còn tạo thêm nguồn nông sản hàng hóa có giá trị xuất khẩu, chỉ tính Đồng Tháp với 700 ha tôm càng xanh đã đạt sản lượng trên 1.100 tấn cung ứng cho nhu cầu chế biến xuất khẩu. Tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn vùng nuôi tôm càng xanh lớn nhất tỉnh An Giang sang năm 2008 có kế hoạch mở rộng diện tích từ 450 ha hiện nay lên 650 ha và năm 2010 lên 1.000 ha. Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cũng đã đầu tư 0,4 tỷ đồng kiện toàn cơ sở vật chất hạ tầng, khuyến khích 100 hộ dân xã Tân Hội chuyển từ độc canh cây lúa sang mô hình 2 vụ tôm 1 vụ lúa/mỗi năm. Thắng lợi của vụ tôm càng xanh luân canh trên chân ruộng năm 2007 định hướng cho các tỉnh chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình tôm càng xanh lúa trong những năm tiếp theo trên diện rộng bằng những giải pháp tích cực như quy hoạch vùng, chuyển giao kỹ thuật, mở rộng mạng lưới cung ứng con giống tốt cho nông dân (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2007). 2.1.3 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hình 2.1 Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) Tôm càng xanh là loài tôm nước ngọt có kích thước lớn nhất trong một trăm loài thuộc giống Macrobrachium. Vị trí phân loại theo hệ thống phân loại của Holthuis (1980). Ngành tiết túc: Arthropoda Lớp giáp xác: Crustaceae Bộ mười chân: Decapoda Họ tôm sông Palaemonidae Giống Macrobrachium Loài Macrobrachium rosenbergii 4
- Tôm càng xanh có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Tôm được di nhập vào vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới và trở thành đối tượng quan trọng của nghề nuôi thủy sản (New và Singholka, 1982). Tôm càng xanh là loài giáp xác có vòng đời khá đặc biệt. Ở giai đoạn ấu trùng (18-35 ngày sau khi nở) tôm phải sống trong nước lợ, sang giai đoạn tôm bột đến tôm trưởng thành tôm sống chủ yếu trong nước ngọt. Nhưng tôm có thể sống và sinh trưởng bình thường ở nước lợ nhẹ (dưới 10%0). Chính vì vậy mà vào mùa sinh sản tôm càng xanh thường di cư ra vùng nước lợ (vùng cửa sông) để ấu trùng nở ra, sống và phát triển. Ấu trùng trải qua 11 lần lột vỏ mới thành tôm bột. Tôm bột dần dần di chuyển vào trong vùng nước ngọt để lớn lên và chu kỳ sống sẽ lặp lại vào mùa sinh sản tiếp theo. Nếu ấu trùng nở ra không gặp nước lợ sẽ chết sau đó từ 2-3 ngày. Tôm càng xanh thích nghi với phạm vi nhiệt độ rộng từ 18-340C, nhưng nhiệt độ tốt nhất đối với tôm là 26- 310C, pH thích hợp cho tôm càng xanh từ 6,5 cho đến 8,5. Ngoài khoảng này tôm có thể sống được nhưng sinh trưởng kém. Bên cạnh đó, lượng Oxy hòa tan trong môi trường nuôi tôm cũng phải lớn hơn 4 mg/l để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Tôm thích ánh sáng vừa (khoảng 400 lux), ánh sáng cao sẽ ức chế hoạt động của tôm. Tôm càng xanh có tính hướng quang vào ban đêm và tôm lớn sẽ có tính hướng quang kém hơn tôm nhỏ Trung tâmDương Nhựt Long, 2004). Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ( Học liệu ĐH Cần Sự sinh trưởng của tôm đực và cái gần như tương đương nhau cho đến khi đạt kích cỡ 30-50g, sau đó chúng sẽ khác nhau rõ theo giới tính. Tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và có thể đạt trọng lượng gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi. Tôm cái khi bắt đầu thành thục (trọng lượng khoảng 30-40g) thì sinh trưởng giảm vì nguồn dinh dưỡng tập trung lại cho sự phát triển của buồng trứng. Một hiện tượng thường thấy trong nuôi tôm càng xanh là sự phân đàn khá rõ kể cả trong cùng một nhóm giới tính. Tôm càng xanh đẻ quanh năm nhưng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có hai mùa tôm đẻ chính là tháng 4-6 dương lịch và tháng 8-10 dương lịch. Tôm cái lần đầu thành thục vào khoảng 90-115 ngày kể từ tôm bột. Tuy nhiên, tuổi và kích cỡ thành thục của tôm còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như môi trường và thức ăn (Dương Nhựt Long, 2004). 2.2 Một số bệnh thường gặp trên tôm càng xanh 2.2.1 Bệnh do vi khuẩn Bệnh đục cơ của tôm càng xanh 5
- Tác nhân gây bệnh là cầu khuẩn Lactococcus garvieae (Enterococcus seriolicida) gram dương, hình quả trứng. Tôm kém ăn, hoạt động chậm chạp, đầu tiên cơ phần đuôi chuyển sang màu trắng đục sau lan dần lên phía đầu ngực. Vỏ tôm mềm (khi luộc chín chuyển sang màu đỏ ít) tỷ lệ tôm chết cao. Khi tôm càng xanh bị bệnh đục cơ, quan sát mẫu cắt mô dưới kính hiển vi có hiện tượng phù nước ở giữa vỏ và cơ dưới. Trong cơ có các ổ hoại tử với khuẩn lạc vi khuẩn. Có thể tìm thấy ổ hoại tử trong mặt cắt mô gan tụy. Cầu khuẩn Lactococcus garvieae làm cơ tôm bị hoại tử, mất cấu trúc ban đầu và có hiện tượng xuất huyết (Bùi Quang Tề, 2003). 2.2.2 Bệnh do ký sinh trùng Bệnh do Epistylis, Zoothamnium, Tokophrya, Acineta, Vorticella là các ký sinh trùng đơn bào dạng hình loa kèn. Tôm yếu, hoạt động khó khăn. Các sinh vật bám làm cản trở hoạt động và làm mất chức năng hô hấp của tôm, đặc biệt gây tác hại lớn đối với ấu trùng tôm. Nếu các sinh vật bám này cảm nhiễm trên tôm ở mức độ thấp thì chỉ cần lột xác thì tôm sẽ khỏi bệnh, nhưng nếu tôm bị cảm nhiễm ở mức độ cao thì Trung tâm Học liệu ĐH quá trình lột xác ức chếliệu học tậpcó thể gây chết cứu chúng sẽ ngăn cản Cần Thơ @ Tài sinh trưởng và và nghiên (AAHRI, 1997). Kiểm tra mô bệnh học trên mang tôm thì phát hiện Epistylis và Zoomthamnium ký sinh trên mang của tôm, chúng bắt màu tím của thuốc nhuộm H&E và làm hoại tử mang tôm (Bùi Quang Tề, 2003). 2.2.3 Bệnh do vi-rút Bệnh Hepatopancreatic parvovirus (HPV) Do nhóm Parvovirus có cấu trúc acid nhân là ADN, đường kính 22-24 nm. Vi-rút ký sinh trong nhân tế bào gan tụy, biểu bì ruột trước, chúng làm hoại tử và sưng to nhân ký chủ. Tôm nhiễm vi-rút HPV thường bỏ ăn hoặc ăn ít, hoạt động yếu. Gan tôm bị teo lại hoặc hoại tử, hệ cơ bụng đục mờ, hiện tượng chết thường xảy ra ở tôm ấu trùng, tỷ lệ chết từ 50-100%. Kiểm tra mô bệnh học, tế bào gan tụy của tôm nhiễm bệnh HPV thì quan sát thấy có thể vùi nằm trong tế bào biểu bì mô gan tụy dạng hình ống. Thời kỳ đầu thường nhỏ nằm ở trung tâm của nhân, sau lớn dần nằm gần kín nhân (bắt màu Eosin màu đỏ đến đỏ sẫm). Trong thể vùi có chứa nhiều vi-rút (Bùi Quang Tề, 2003). 6
- 2.3 Phương pháp mô học 2.3.1 Quá trình phát triển của kỹ thuật nghiên cứu mô học Việc nghiên cứu tế bào và mô học bắt đầu từ thế kỷ XVII nhưng mãi cho đến gần cuối thế kỷ XIX, Tế bào học và Mô học mới thực sự được coi là ngành khoa học. Cuối thế kỷ XIX, sau khi học thuyết tế bào ra đời thì ngành Mô học mô tả bắt đầu phát triển mạnh. M. Malpighi (1624-1694) là một trong số những nhà khoa học Châu Âu đã có hàng loạt các phát hiện có giá trị trong việc nghiên cứu tế bào và mô. Vào khoảng những năm 1675-1680, ông đã mô tả cấu tạo của da, thận, lách và một số cơ quan khác trên cơ thể, do đó một số cấu trúc đã mang tên ông. Năm 1677, người thợ kính Hà Lan Anatolie Leeuwenhoek đã chế tạo được chiếc kính hiển vi có độ phóng đại đối tượng quan sát tới 300 lần. Từ đó, ông đã có khả năng mô tả hồng cầu và sự vận chuyển chúng trong các mao mạch máu, phát hiện tinh bào, nhìn thấy những vạch sáng, tối của sợi cơ vân, cấu tạo sợi thần kinh, sợi gân. Tuy vậy, việc nghiên cứu cấu tạo vi thể của cơ thể động vật được tiến hành muộn hơn so với việc nghiên cứu thực vật. Vào năm 1825-1827, Purkinje mô tả nhân của noãn trong trứng gà và sau đó chính ông đã mô tả bào tương của tế bào. Ít năm sau, Brown (1831) cũng mô tả nhân của tế bào thực vật. Những kết quả nghiên cứu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơcũng Tài những học trình nghiên cứu của cứu của những nhà khoa học kể trên @ như liệu công tập và nghiên Dutrochet, Valentin, Schleiden đã giúp cho T. Schwann xây dựng và công bố học thuyết tế bào vào năm 1839 (trích dẫn bởi Phạm Phan Địch, 2004). Những thành công lớn lao trong kỹ thuật mô học ở nửa thế kỷ XIX như việc chế tạo ra máy cắt lát mỏng (microtone) cho phép nghiên cứu tỉ mỉ cấu trúc vi thể của tế bào và mô. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu cấu tạo vi thể tế bào đã cho phép tách việc nghiên cứu tế bào thành một phần riêng biệt trong Mô học gọi là Tế bào học. Học thuyết tế bào không chỉ là cơ sở của việc nghiên cứu cấu tạo mô bình thường mà còn là cơ sở của việc nghiên cứu những thay đổi bệnh lý của mô, cơ quan và đồng thời nó cũng là cơ sở của việc nghiên cứu những hoạt động sinh lý. Mô học, một môn học của sinh học và là khoa học nghiên cứu sự phát triển, cấu tạo và hoạt động của các mô, các cơ quan, các bộ máy của cơ thể. Mô học có quan hệ qua lại với nhiều môn học khác trong ngành Sinh học như Hình thái học, Sinh lý học, Phôi học… (Trần Đắc Định, 2004). 7
- 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu mô học Mô bệnh học là phương pháp xác định các tổn thương ở các mô tế bào dựa trên các thủ thuật nhuộm tế bào và quan sát dưới kính hiển vi. Phương pháp này cho phép người phân tích kết luận tính chất của các vùng bị tổn thương. So sánh và đối chiếu với các kết quả quan sát bên ngoài là công việc rất cần thiết để có được một chẩn đoán đúng. Nếu chỉ dựa vào hình thái tổn thương bên ngoài mà không có các dữ kiện khác có liên quan đến cá tôm bệnh thì thường có những kết luận sai lầm vì những hình thái tổn thương của vài bệnh có thể giống nhau và gây nhầm lẫn trong chẩn đoán. Phương pháp mô học nghiên cứu cấu trúc mô ở mức độ hiển vi và mô bệnh học là một chuyên môn hẹp của phương thức mô học đề cập tới quá trình phát triển bệnh. Mô bệnh học là một kỹ thuật rất quan trọng trong nghiên cứu bệnh tôm và nhiều trường hợp bệnh chỉ có thể chẩn đoán được bằng phương pháp này. Tuy nhiên, nó có những hạn chế nhất định, chẳng hạn, thao tác tương đối chậm và trong nhiều trường hợp bệnh tôm phải được xử lý ngay trước khi có được kết quả mô học. Phương pháp mô học chỉ nên sử dụng khi kết hợp với tất cả các dữ liệu về môi trường và sức khỏe tôm để xác định tác nhân gây bệnh (Đặng Thị Hoàng Oanh, 2007). Trung tâm Học liệu ĐH dưới kính hiển@ mẫu phải được cốtập và tránh bị hư cứu Trước khi quan sát Cần Thơ vi, Tài liệu học định để nghiên thối, loại bỏ thức ăn và đúc khối sáp. Cắt mẫu thành từng lát mỏng khoảng 5 micromet, rồi đặt lên lam, nhuộm màu và đậy bằng lam kính. Thịt tôm phân hủy cực kỳ nhanh sau khi tôm chết, vì thế cần phải cố định chúng. Tôm chết được giữ trong nước đá hay đông lạnh cũng đều vô ích đối với phương pháp mô học do những biến đổi xảy ra trong cơ. Dung dịch cố định tốt nhất là dung dịch Davidson’s và formaline đệm trung tính (Trần Đắc Định, 2004). Tế bào và mô phải được quan sát bằng các loại kính hiển vi, do đó khi nghiên cứu mô và tế bào cần phải cắt mẫu với các độ dầy thích hợp đảm bảo cho ánh sáng xuyên qua trong quá trình quan sát dưới kính hiển vi. Qui trình xử lý mẫu và tạo tiêu bản bắt đầu từ cố định mẫu, cắt tỉa định hướng mẫu, khử nước, ngấm mẫu trong paraffin, đúc khối và cắt lát mỏng, dán lát cắt lên lam và nhuộm màu. Phủ lamelle lên tiêu bản, lúc này lát cắt có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Tương tự, qui trình xử lý mẫu bằng kỹ thuật lạnh cũng có thể được áp dụng. Qui trình này tương đối đơn giản hơn, mẫu được đông lạnh nhanh, cắt, nhuộm, phủ lamelle lên tiêu bản. Phương pháp này được ứng dụng trong các nghiên cứu về các enzyme nội tiết vì các enzyme dễ bị mất đi trong phương pháp xử lý mẫu thông thường, nhưng kết quả xử lý mẫu thường không 8
- ổn định và khó nhận biết được các cấu trúc chi tiết, qui trình xử lý mẫu vì thế tùy thuộc vào từng trường hợp nghiên cứu cụ thể (Trần Đắc Định, 2004). Sơ đồ các bước xử lý mẫu trong nghiên cứu mô học (Hinton, 1990) QUI TRÌNH XỬ LÝ MẪU QUI TRÌNH XỬ LÝ MẪU THÔNG THƯỜNG LẠNH Cố định mẫu Đông lạnh Cắt tỉa và định hứơng mẫu Đông khô mẫu Định hướng mẫu Khử nước Làm trong mẫu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Đúc khối Cắt mẫu Dán tiêu bản Hydrate hóa Hoàn tất tiêu bản Nhuộm 9
- 2.3.3 Một số nghiên cứu về mô học trên tôm Theo Phạm Trần Nguyên Thảo (2007), về cơ bản cấu trúc mô của tôm bao gồm: Lớp kitin (lớp vỏ bảo vệ) Bao gồm nhiều lớp như: lớp mô tâm sừng, lớp kitin ngoài, lớp kitin trong, lớp trong cùng. Dưới lớp vỏ là lớp mô liên kết, lớp biểu mô và lớp cơ. Lớp kitin được tạo ra từ lớp biểu mô dưới lớp vỏ và được làm trơn từ dịch nhày của tuyến dưới vỏ. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hình 2.2 Cấu tạo của lớp kitin Mang Là cơ quan hô hấp chính của tôm, nằm ở gốc các đôi phần phụ. Chức năng chính của mang là bài tiết Ammonia, hấp thu chất khoáng và điều hòa áp suất thẩm thấu. Mang được cấu tạo bởi nhiều phiến mang hình lông chim, trên phiến mang có nhiều sợi mang. Cấu tạo chi tiết của sợi mang gồm: trục chính, sợi mang thứ cấp, sợi mang sơ cấp. Mặt trong của sợi mang được lợp bởi các tế bào biểu mô lát đơn. Trên sợi mang sơ cấp và thứ cấp có hai ống mạch: hướng tâm và ly tâm. 10
- Hình 2.3 Cấu tạo của mang. Tuyến râu Tuyến râu là cơ quan bài tiết của tôm nằm ở phần đầu gần gốc râu. Chức năng của tuyến râu là bài thải những sản phẩm trung gian như: Urê, acid uric, NH3, hợp chất sunfua. Tuyến râu được cấu tạo gồm: túi lọc hay xoang cùng, ống lượn gần, ống lượn xa và bàng quang. Ống bài tiết của tuyến râu nằm khắp nơi trong phần đầu. Bàng quang là nơi phình to của tuyến râu và chứa sản phẩm thải, bàng quang được cấu tạo bởi những tế bào biểu mô hình cột đơn. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hình 2.4 Cấu tạo của tuyến râu Cơ quan lymphoid Cơ quan lymphoid là một hệ thống hai thùy đóng vai trò như một túi lọc. Chức năng chính của cơ quan lymphoid là bảo vệ môi trường bên trong cơ thể, chống lại sự xâm nhập và gây hại của vi sinh vật và các vật lạ bên trong cơ thể. Cơ quan lymphoid được cấu tạo bởi hai thùy nằm phía trước gan tụy. Cơ quan này do nhiều động mạch nhỏ tạo thành, bên trong động mạch là xoang rỗng, xung quanh là lớp tế bào đệm cơ bản, mô liên kết, mô kẻ. Bao xung quanh ống mạch là xoang mạch máu. 11
- Hình 2.5 Cấu tạo chi tiết ống mạch của cơ quan lymphoid. Hệ tiêu hóa Hệ tiêu hóa của tôm bao gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột giữa, gan tụy. Miệng nằm ở mặt bụng của đầu, xung quanh các phần phụ và thực quản. Thực quản của tôm ngằn hình chữ J, nằm thẳng góc với trục của cơ thể, đổ vào dạ dày. Dạ dày là bao cơ dày, phía sau phình to ra thành hai túi nhỏ ở hai bên. Xoang Trung tâm Học lớn, chiếm hầu hết Thơ của dạ dày. Dạ học tập và nghiên cứu trên rất liệu ĐH Cần xoang @ Tài liệu dày bắt đầu phía trên thực quản, kéo dài đến gần giữa gan. Msl: Bó cơ Csn: Lớp mô liên kết Cep: Lớp tế bào biểu mô Cut: Lớp kitin mỏng Lum: Xoang trước dạ dầy Hình 2.6 Cấu tạo vách xoang trước dạ dày 12
- Msx: Cơ vòng Msl: Cơ dọc Cns: Mô liên kết Emp: Lớp biểu mô Hình 2.7 Cấu tạo của ruột giữa Hta: Đoạn đầu Htm: Đoạn giữa Htp: Đoạn cuối Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hình 2.8 Cấu tạo 3 đoạn của ống tiểu quản gan tụy Mid: Ruột giữa Hsd: Ống dẫn mật sơ cấp Hep: Gan Shj: Điểm nối gan với dạ dầy Htp: Ống tiểu quản gan tuỵ Hpd: Ống dẫn mật sơ cấp Mhj: Điểm nối ruột với gan tuỵ Gss: Sàng lọc Hình 2.9 Cấu tạo chung của gan tụy 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trình bày báo cáo Luận văn tốt nghiệp
15 p | 8250 | 2735
-
Tài liệu hướng dẫn sinh viên khi làm luận văn tốt nghiệp - Quách Tuấn Ngọc
14 p | 2638 | 1140
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
86 p | 1138 | 651
-
Luận văn tốt nghiệp: Cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư
56 p | 296 | 113
-
Luận văn tốt nghiệp: Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam
109 p | 262 | 89
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình xử lý nước thải thủy hải sản của Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre bằng công nghệ bùn hoạt tính - Trịnh Ngọc Quỳnh
144 p | 314 | 80
-
Luận văn tốt nghiệp: Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá- hiên đại hoá ở nước ta
41 p | 303 | 62
-
Luận văn tốt nghiệp: Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An, quận Bình Thạch, thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
107 p | 283 | 60
-
Luận văn Tốt nghiệp: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội
82 p | 405 | 53
-
Luận văn tốt nghiệp: Cấu trúc dữ liệu mẫu với C++ - ĐHDL Đông Đô
99 p | 235 | 48
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương Cơ học vật rắn trong chương trình Vật lí đại cương
247 p | 129 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp: CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
30 p | 136 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát ở tỉnh Hậu Giang bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2020-2021
92 p | 48 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu nhu cầu mua sắm tại siêu thị mini Phú Thạnh của người dân xã Tân Phú Thạnh tỉnh Hậu Giang
83 p | 20 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương Cảm ứng điện từ và chương Từ trường điện từ trong chương trình Vật lý đại cương
151 p | 123 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng phần mềm hỗ trợ quản lí Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Tuyển sinh ĐH
0 p | 113 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý cây thảo dược - Áp dụng hỗ trợ quản lý công tác khám chữa bệnh tại một cơ sở trị bệnh bằng cây thảo dược
85 p | 24 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp: Tìm hiểu công nghệ XML và xây dựng hệ thống quản lí dịch vụ khách hàng ESUPPOR
0 p | 85 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn