Luận văn tốt nghiệp: Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo (1990 - 2004)
lượt xem 25
download
Tôn giáo vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một thực thể xã hội; ra đời cách đây hàng ngàn năm, cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Từ lâu, tôn giáo đã trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân ở hầu hết các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Từ rất sớm, một số tôn giáo du nhập vào nước ta như: Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo (1990 - 2004)
- LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo (1990 - 2004)
- mở đầu 1. Lý do chọn đề tài tôn giáo vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một thực thể xã hội; ra đời cách đây hàng ngàn năm, cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Từ lâu, tôn giáo đã trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân ở hầu hết các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Từ rất sớm, một số tôn giáo du nhập vào nước ta như: Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do nhu cầu của một bộ phận lớn quần chúng nhân dân khu vực Nam Bộ đã hình thành nên những tôn giáo mới như: Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo. Đến nay Vịêt Nam được xem là quốc gia đa tôn giáo (có 6 tôn giáo chính thức). Vấn đề tôn giáo luôn là vấn đề phức tạp và nhạy cảm ở Việt Nam. Vì vậy, Đảng ta đã sớm nhận thức và có phương hướng giải quyết đúng vấn đề tôn giáo, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta có nhận thức mới về vấn đề này, mở đầu bằng Nghị quyết 24-NQ/BCT của Bộ Chính trị (ngày 16-10-1990) về tôn giáo. Nghị quyết này đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong công tác tôn giáo. Quán triệt Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, từ 1990, Đảng bộ tỉnh An Giang đã lãnh đạo thực hiện thắng lợi công tác tôn giáo ở một tỉnh biên giới đa dân tộc, đa tôn giáo, với nhiều nét sáng tạo. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ về công tác tôn giáo là rất cần thiết, góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử Đảng bộ nói riêng, vào việc nghiên cứu, tổng kết công tác tôn giáo của toàn Đảng nói chung. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo (1990 - 2004)” làm luận văn tốt nghiệp. Với Luận văn này, tác giả mong muốn góp phần tìm hiểu nét đặc thù của tôn giáo ở An Giang và sự lãnh đạo của Đảng bộ trong một lĩnh vực đang rất cần được tổng kết, rút kinh nghiệm, phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo ở các giai đoạn cách mạng tiếp theo của Đảng bộ. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
- Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam nói chung, ở An Giang nói riêng đã được đề cập ở nhiều công trình, bài viết dưới nhiều góc độ khác nhau, như: “Một số tôn giáo ở Việt Nam” của Ban Tôn giáo Chính phủ (1993), “Vài nét cơ bản về tôn giáo ở An Giang” của Trần Thanh Phương (1984), “Vài nét cơ bản về các tôn giáo ở An Giang” của Trương Thanh Sơn và Lê Hoàng Lộc (1993), “Cơ sở văn hoá Việt Nam” của PGS,TSKH Trần Ngọc Thêm (1996), “Văn hoá tâm linh Nam Bộ” của Nguyễn Đăng Duy (1997), "Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay" do GS Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (1996), "Xã hội học tôn giáo" của Sabino Acquaviva (1998), “Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam Bộ” do GS,TS Đỗ Quang Hưng chủ biên (2001), “Di tích lịch sử văn hoá An Giang” (2001). Năm 1996, Phạm Bích Hợp có Luận án PTS Dân tộc học về “Đời sống xã hội và tâm lý nhân dân Việt Nam ở làng Hòa Hảo tại An Giang trước và sau 1975”. Năm 1997, Bùi Thị Thu Hà có Luận văn thạc sĩ bàn về “Đảng bộ An Giang vận động quần chúng tín đồ Hoà Hảo tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975”. Năm 1999, Nguyễn Hoàng Sa có Luận án tiến sĩ “Phật giáo Hoà Hảo và ảnh hưởng của nó ở đồng bằng sông Cửu Long”… Các công trình nghiên cứu và luận văn sau đại học nói trên đã đề cập đến những nội dung và phạm vi khác nhau về tình hình tôn giáo ở An Giang. Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo ở An Giang nói chung, công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh An Giang nói riêng là một vấn đề lớn, cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu sự lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo của Đảng bộ (từ năm 1990 đến năm 2004), Luận văn bước đầu rút ra một số kinh nghiệm, góp phần vào công tác lãnh đạo của Đảng bộ trên lĩnh vực tôn giáo nói riêng, trong công tác dân vận ở địa phương nói chung. 3.2. Nhiệm vụ - Trình bày đặc điểm tôn giáo ở An Giang và công tác tôn giáo của Đảng bộ. - Làm rõ quá trình lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo của Đảng bộ (từ năm 1990 đến năm 2004); trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế, rút ra kinh nghiệm về công tác tôn giáo của Đảng bộ. 3.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Tôn giáo và công tác tôn giáo là một vấn đề phức tạp. Dưới góc độ lịch sử, Luận văn chỉ đi sâu tìm hiểu công tác tôn giáo của Đảng bộ và tập trung vào thời kỳ 1990 - 2004. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới của Đảng ta về tôn giáo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phương pháp lịch sử, lôgíc, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài Luận văn trình bày một cách có hệ thống đường lối, chủ trương và quá trình lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo của Đảng bộ An Giang, từ năm 1990 đến năm 2004. Trên cơ sở đó, rút ra một số kinh nghiệm về công tác tôn giáo của Đảng bộ. Việc thực hiện luận văn này góp phần vào việc tổng kết lịch sử của Đảng ở địa phương. 6. ý nghĩa của Luận văn - Luận văn góp phần khẳng định những quan điểm, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng về công tác tôn giáo và sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ An Giang vào điều kiện cụ thể của địa phương. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu ở trường chính trị, cao đẳng, đại học và là tài liệu tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức của đảng bộ các cấp ở An Giang. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
- Chương 1 Đặc điểm tình hình tôn giáo ở An giang và ĐƯờNG LốI, CHủ TRƯƠNG CủA ĐảNG Về CÔNG TáC TÔN GIáO 1.1. đặc điểm kinh tế, xã hội và đời sống tín ngưỡng ở an giang 1.1.1. Vài nét về tỉnh An Giang An Giang là tỉnh biên giới có nhiều dân tộc, tôn giáo, giàu tài nguyên thiên nhiên; nhân dân giàu lòng yêu nước và sớm có truyền thống đấu tranh cách mạng, đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. An Giang đã được xác định là địa bàn quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của vùng Tây Nam bộ. An Giang có diện tích tự nhiên 3.401,585km2, Các đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện, có 140 đơn vị hành chính cơ sở (118 xã, 11 phường, 11 thị trấn), 735 khóm, ấp. An Giang có chiều dài theo hướng Bắc - Nam là 86 km và Đông - Tây là 87,2 km, phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài khoảng 104 km, Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang với địa giới 69,78km, Nam giáp thành phố Cần Thơ 44,73 km, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,62 km. An Giang có 5 huyện (với 17 xã) biên giới giáp Campuchia. Năm 1997, Uỷ ban Dân tộc - Miền núi công nhận tỉnh có 21 xã dân tộc miền núi (thuộc 2 huyện Tri Tôn: 9 xã, Tịnh Biên: 12 xã và các xã vùng đồng bằng gồm Lương An Trà -Tri Tôn; Đa Phước, Khánh Bình, Quốc Thái, Nhơn Hội, Vĩnh Tường - An Phú. Tính đến ngày 20.5.2003, dân số An Giang là 2.141.256 người, trong đó dân số sống ở thành thị chiếm 21,49%, ở nông thôn 78,51%. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 5,64 % dân số, gồm: Khmer, Chăm, Hoa (đồng bào Khmer có 90.441 người, sống rải rác tại 5 huyện: Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn; đồng bào người Hoa có 15.989 người, chủ yếu sinh sống ở các thị trấn và nội ô Lon g Xuyên, Châu Đốc, Tân Châu; đồng bào Chăm có 14.274 người, sống tập trung ở các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Thành, Thoại Sơn). Từ lâu, đồng bào các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa luôn gắn bó, đoàn kết với đồng bào Kinh trong lao động, đấu tranh bảo vệ quê hương và luôn có ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- 1.1.2. Đời sống văn hoá, tín ngưỡng ở An Giang An Giang là một tỉnh mới được khai phá từ Triều Nguyễn, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lại có nhiều núi non hùng vĩ. Từ xa xưa, đây là vùng rừng rậm, hoang vu, với những ngọn núi cao mang tên Phụng Hoàng Sơn, Bạch Hổ Sơn, Ngọc Long Sơn, Bích Thủy Sơn, Ngũ Hổ Sơn, Hoạ My Sơn, Thiên Cấm Sơn; lại có những vùng đầm lầy, sông ngòi chằng chịt với những cù lao, cồn Tiên, cồn Cát...Cuộc sống với nền kinh tế được thiên nhiên ưu đãi, nên người dân sống chủ yếu dựa vào rừng núi, sông rạch với các nghề như trồng lúa nước, đánh bắt cá, làm rẫy, đốn củi đốt than, lấy cây thuốc... Trước đây do điều kiện giao thông khó khăn nên người dân địa phương còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên; bên cạnh đó sự áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến khiến đời sống nhân dân ngày càng khốn khó và ngày càng phụ thuộc vào thiên nhiên. An Giang là tỉnh biên giới nên sớm là nơi hội tụ và giao lưu nhiều nền văn hoá của các dân tộc trong nước và khu vực. Song nổi trội hơn cả là sự giao lưu văn hoá của các dân tộc cùng chung sống và khai khẩn trên vùng đất này. ở đây, văn hoá của những cư dân bản địa Khmer đã gặp gỡ với văn hóa của di dân người Việt, người Hoa và người Chăm…góp phần tạo nên một nền văn hóa chung của cộng đồng cư dân Nam bộ. Cuộc sống của những cư dân trên vùng đất An Giang không chỉ có khai hoang, lập ấp, cày bừa, gặt hái để có cái ăn, cái mặc, còn có những nhu cầu tâm linh. Sự hoài niệm về nguồn cội không chỉ là tình cảm mà còn là niềm tin ở sự trợ giúp của ông bà, tổ tiên cho con cháu sinh sống trên vùng đất mới. Cũng trên vùng đất này, các cư dân đã phải đối diện với một sức mạnh siêu nhiên hoang sơ, đầy bí ẩn; thực tế này chi phối không ít cuộc sống của họ. Niềm tin ở sự can dự của thần thánh, ma quỷ vào công cuộc khai khẩn, định cư của cư dân và tính ác liệt của chiến tranh giành dân, lấn đất của thực dân Pháp đã tạo cho họ tâm lý tin tưởng vào sức mạnh siêu nhiên. Chính điều này đã lý giải tại sao An Giang là nơi hội tụ và cũng là nơi hình thành nhiều loại tín ngưỡng, tôn giáo. Giữa thế kỷ XIX, miền Tây Nam bộ xảy ra chiến tranh liên miên, tàn khốc, nạn đói kém và dịch bệnh hoành hành. Đây là giai đoạn ra đời các tôn giáo mới ở An Giang.
- Trước hết phải kể đến đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, do ông Đoàn Minh Huyên sáng lập vào cuối năm 1849, tại Cốc ông Đạo Kiến ( nay là Tây An Cổ Tự, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới). Đoàn Minh Huyên (1807 - 1856) quê quán ở làng Tòng Sơn, Tổng An Định (nay là xã Mỹ Hưng, Thạnh Hưng, Đồng Tháp). Ông là một sĩ phu yêu nước có hiểu biết sâu sắc về sấm Trạng Trình. Tr ước cảnh loạn lạc, nhân dân cơ cực khốn cùng, hạn hán kéo dài, dịch bệnh, đói kém đang hoành hành, Ông cho rằng; đó là điềm trời báo trước sắp đổi đời, đời “hạ ngươn” sắp mãn, để bước vào “Hội Long Hoa” lập đời “thượng ngươn”. Tiên - Phật sẽ mở “Hội Long Hoa” chọn những người hiền đức, sống có nhân có nghĩa để sống đời “thượng ngươn” an lạc, thanh bình mãi mãi. Còn những kẻ gian ác sẽ bị trừng trị thảm khốc. Do giáo lý chủ yếu dựa vào sấm Trạng Trình, cách thức thờ cúng khác hẳn Phật giáo, nên môi trường chùa Tây An đã hạn chế sự phát triển của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Mặt khác, để có nơi sinh sống, tu luyện, tập hợp lực lượng, tránh sự nhòm ngó của nhà cầm quyền, Đoàn Minh Huyên cùng các đệ tử và tín đồ khai hoang, lập trại ruộng, xây chùa ở nhiều nơi, nhất là vùng núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Ông được đệ tử và nhân dân trong vùng suy tôn là Đức Phật thầy Tây An. Hoạt động của Ông chủ yếu là chữa bệnh cứu người, khai hoang, dạy người tu hành làm điều lành, tránh điều dữ, nên đáp ứng được nhu cầu của người nông dân và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Đó là lý do khiến đạo Bửu Sơn Kỳ Hương tồn tại và phát triển mạnh mẽ; đến năm 1856 đã có mấy mươi vạn tín đồ khắp miền Tây Nam bộ. Khi thực dân Pháp xâm lược, những trại ruộng của Bửu Sơn Kỳ Hương trở thành căn cứ chuẩn bị khởi nghĩa chống Pháp. Điển hình là cuộc khởi nghĩa của Quản Cơ Trần Văn Thành (1867 - 1873). Nhiều đệ tử của Phật thầy Tây An anh dũng chống Pháp đã được tín đồ tôn thờ và cúng viếng hằng năm như: Đức Cố Quản Trần Văn Thành, Ông Đình Tây (Bùi Văn Tây), Ông Cử Đa (Nguyễn Thành Đa)… Sau khi các cuộc khởi nghĩa chống Pháp nói trên bị thất bại, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp tàn bạo, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương không còn phát triển như trước (khẩn hoang, lập trại ruộng) mà xuất hiện dưới hình thức giảng đạo. Phật giáo Hoà Hảo và Tứ Ân Hiếu Nghĩa cũng là chi phái của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.
- Đức Bổn Sư (Ngô Lợi), là môt trong các học trò ưu tú của Phật thầy Tây An, đã sáng lập ra đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tại Châu Đốc năm 1867. Ông Ngô Lợi (1831 - 1890) quê tại Mỏ Cày, Bến Tre, tham gia nghĩa quân chống thực dân Pháp. Bị đàn áp, Ông trốn lên vùng Bảy Núi khai hoang và lập ấp. Năm 1851 đến 1866, Ông viết một số sách kinh, đi rao giảng và khuyên người đời không nên ham lấy công danh phú quý, phải biết yêu thương đồng bào, nhân loại, có trách nhiệm với đất nước khi có giặc ngoại xâm. Ông vừa khuyên người đời nên tu nhân tích đức, vừa bốc thuốc chữa bệnh (lúc này bệnh dich đang hoành hành), nên thu hút hàng vạn người tìm đến để chữa bệnh và học đạo. Mồng 5 tháng 5 âm lịch (1867), Ông chính thức truyền đạo và dạy nghi thức hành đạo. Ban đầu ông cho lập chùa tại xã Bình Long (Châu Phú). Nhưng do thực dân Pháp nghi ngờ, nên Ông dẫn nhiều tín đồ vào núi Tượng để “trảm khảo, khai sơn”, xây dựng xóm làng mới. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa phát triển nhanh và gắn liền với quá trình hình thành và phát triển những làng đạo, vùng đất mới của những người nông dân mất ruộng, địa bàn hội tụ của những người yêu nước. Suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, đại bộ phận tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở An Giang đã anh dũng tham gia đấu tranh cách mạng. Các xã có đông tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa như Ba Chúc, Lương Phi, Lê Trì, Vĩnh Gia, Lạc Quới, Long Sơn đều được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Đó là niềm tự hào của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa, những người nông dân bình dị yêu nước. Khi nói đến lịch sử hình thành và phát triển của đạo Phật giáo Hoà Hảo phải kể đến người sáng lập là Huỳnh Phú Sổ. Ông là người thông minh, có khiếu làm văn vần, học đến bằng sơ học Pháp - Việt. Ông mắc bệnh không chữa khỏi, có người khuyên đến chữa ở ông Lê Hồng Nhật, một môn đệ của Đức Phật thầy Đoàn Minh Huyên. Sau khi chữa khỏi bệnh, Ông theo Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Năm 1937, Huỳnh Phú Sổ về quê, gặp lúc thiên tai mất mùa, dân đói ăn thiếu mặc, ốm đau không thuốc chữa trị. Ông dùng thuốc nam chữa bệnh cho dân không lấy tiền. Ông dùng sấm Trạng Trình để đoán thiên cơ, tự xưng là Phật Thầy Tây An mượn xác phàm về để cứu độ chúng sinh. Từ đó người dân gọi ông là “Thầy Tư Hoà Hảo”. Người nông dân An Giang lúc bấy giờ sống cơ cực dưới ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến; lại luôn đói khổ vì thiên tai. Cuộc sống bế tắc nên phần nhiều họ
- muốn tìm đến với giáo lý của Huỳnh Phú Sổ; quần chúng nhập môn theo đạo ngày càng đông, đạo Hòa Hảo ra đời từ đó. Bên cạnh các tôn giáo trên, ở An Giang còn có 194 đình thần, dinh, miếu, đền thờ, am cốc theo phong tục tập quán của người Kinh, Hoa, Khmer. Các hoạt động tín ngưỡng dân gian thu hút khá đông quần chúng như: Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Dinh Đức Cố Quản Trần Văn Thành. Hàng năm, vào các ngày lễ, giỗ, có hàng triệu lượt người về dự. Riêng Miếu Bà Chúa Xứ có từ thuở Thoại Ngọc Hầu (một viên quan của Triều đình nhà Nguyễn) đến An Giang khai hoang lập ấp. Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc tại vùng Núi Sam, thị xã Châu Đốc. Tượng Bà Chúa Xứ trước ngự trên đỉnh núi Sam đến đầu thế kỷ XIX dân làng Vĩnh Tế phát hiện được mới rước xuống núi và lập miếu thờ. Miếu được lập vào đầu thế kỷ XIV (khoảng 1820- 1825), lúc đầu làm bằng tre lá đơn sơ. Qua nhiều lần sửa sang, đến năm 1972, Miếu được xây dựng lại qui mô và tráng lệ theo kiểu hình khối tháp, có bốn tầng mái cong lợp ngói óng, tráng men xanh với nghệ thuật chạm gỗ rất tinh xảo. Toàn khu Miếu Bà là một công trình nghệ thuật tiêu biểu cho sự hài hòa của nền kiến trúc truyền thống, dân tộc và hiện đại tạo thành khu danh thắng của An Giang. Miếu đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận và xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa năm 1989. Pho tượng Bà Chúa Xứ gắn liền với huyền thoại, với nhiều cách giải thích. Có một truyền thuyết được dân gian truyền tụng từ đời này qua đời khác và được nhiều sách vở ghi chép lại cho đến nay như sau: cách đây gần 200 năm, lúc bấy giờ tượng Bà còn ngự trên đỉnh núi Sam, bị giặc Xiêm phá hoại. Chúng tìm cách khiêng đi nhưng không thể nào xê dịch được. Sau đó, có một bé gái được "Bà đồng" mách bảo: “Hãy chọn chín cô gái đồng trinh để đem bà xuống núi”. Dân làng làm theo và lạ thay pho tượng được chuyển đi dễ dàng, nhưng khi đến chân núi thì không thể xê dịch được nữa. Từ đó dân làng dựng lên ngôi miếu để thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm lịch, dân làng lấy ngày này làm ngày lễ vía Bà. Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam hàng năm thoạt đầu chỉ do dân làng tham gia cúng tế, dần dần lượng du khách từ khắp nơi trong cả nước về đây trẩy hội rất đông. Có thể nói đây là một lễ hội dân gian lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những năm gần đây, di tích đã thu hút hàng triệu lượt du khách đến chiêm bái và tham quan .
- Như trên đã trình bày, An Giang là tỉnh có nhiều tôn giáo, trong đó có cả tôn giáo ngoại nhập và tôn giáo nội sinh. Tôn giáo nào cũng ra sức củng cố đức tin cho tín đồ thông qua lễ nghi sinh động, giáo luật luôn cải sửa cho thích nghi với đời sống xã hội, cơ sở thờ tự tu sửa khang trang, nhiều tu sĩ được đào tạo...nên hoạt động thu hút đông đảo tín đồ đến nơi thờ tự. Một số tín đồ trẻ, tuy có ý thức thoát ly dần sự ràng buộc của giáo hội để lao vào cuộc sống tìm cơ hội lập thân, lập nghiệp, nhưng khi gặp khó khăn trắc trở, họ chưa đủ sức vượt qua, nên lại tìm đến giáo hội cầu xin sự hỗ trợ vật chất hoặc chỗ dựa tinh thần. Do đó, tín đồ các tôn giáo này vẫn không ngừng tăng lên. Sau ngày giải phóng (1975), đồng bào có đạo ở An Giang ngày càng tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, thấu suốt chính sách nhất quán đúng đắn của Đảng và Nhà nước về tôn giáo. Họ ý thức được đó là cơ hội lớn của tín đồ, tổ chức tôn giáo thực hiện nguyện vọng “tốt đời, đẹp đạo”. Do đó, họ yên tâm hành đạo, ý thức chấp hành pháp luật ngày càng nâng cao hơn, sự mặc cảm là người có đạo giảm dần. Các chức sắc, tu sĩ nhìn chung đã có ý thức gắn bó với dân tộc, tuân thủ pháp luật, tích cực hưởng ứng công cuộc đổi mới đất nước, nhiều người tham gia vào Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và cơ quan dân cử các cấp. Một số chức sắc, tu sĩ lợi dụng sơ hở của pháp luật và việc quản lý của chính phủ để phát triển đạo. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức hạn chế, một bộ phận tín đồ bị lợi dụng dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế; thậm chí còn có bộ phận nhẹ dạ, cả tin nghe lời xúi giục và kích động của các phần tử xấu. Một bộ phận nhỏ chức sắc, tu sĩ có thái độ chính trị phức tạp, cực đoan, khi bị đấu tranh xử lý từng bước đã có chuyển biến . Trong thời kỳ mới, mối quan hệ quốc tế các tôn giáo ngày càng mở rộng và cũng phát sinh nhiều mặt phức tạp. Một số tôn giáo có mối quan hệ quốc tế, cũng như một bộ phận “hải ngoại” của các tôn giáo không có quan hệ quốc tế (Cao Đài, Hoà Hảo) đều thường xuyên tác động vào nội địa. Một số giáo sĩ được Nhà nước cho phép đi nước ngoài nhưng do các cơ quan chức năng chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ, đồng bộ, nên một số người lợi dụng cơ hội này để cấu kết với các thế lực thù địch.
- Các thế lực thù địch ngoài nước luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, tạo ra nguyên cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của ta, kích động các phần tử phản động trong nước hoạt động chống phá. * ảnh hưởng của tình hình tôn giáo, tín ngưỡng đối với an ninh trật tự tại địa phương. ở An Giang, tôn giáo và dân tộc luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Phật giáo Tiểu thừa Nam tông tồn tại và phát triển ở cộng đồng dân tộc Khmer Crôm. Ngay từ khi Chúa Nguyễn khai hoang vùng đất An Giang, đồng bào dân tộc Chăm đã gắn bó mật thiết với Hồi giáo. Phật giáo Đại thừa phổ biến chủ yếu trong đồng bào dân tộc Kinh và Hoa. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có phần lớn tín đồ tập trung ở huyện Tri Tôn. Phật giáo Hòa Hảo tập trung đông nhất cũng ở các huyện Chợ Mới, Tân Châu, Phú Tân, An Phú... Do quan hệ chặt chẽ giữa dân tộc và tôn giáo, nên đời sống văn hoá tín ngưỡng của nhân dân An Giang có những nét đặc sắc riêng. Phật giáo ở An Giang, Phật giáo có 778.431 tín đồ (87.450 người Khmer) trong đó có 645 chức sắc, sinh hoạt tại 319 cơ sở thờ tự (64 chùa Khmer). Dưới chế độ mới, các hoạt động của Phật giáo gắn bó với dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục phát huy được truyền thống yêu nước, tích cực hoạt động từ thiện cứu trợ. Tuy nhiên có một số tăng ni, phật tử đã lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để vụ lợi. Đa số sư sãi người Khmer còn trẻ, trình độ học vấn còn hạn chế, nên vai trò xã hội giảm. Tuy đã tách dần khỏi sự chi phối của Phật giáo ở Campuchia, gắn bó chặt chẽ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhưng Phật giáo ở An Giang vẫn còn chịu ảnh hưởng nhất định từ bên ngoài. Những hoạt động chính trị quá khích của nhóm Phật giáo Thống nhất cũ, tuy có tác động đến Phật giáo An Giang, nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến mặt tích cực của Phật giáo trong tỉnh. Công giáo Công giáo có 60.225 tín đồ, 56 chức sắc (2 giám mục, 58 linh mục) 261 tu sĩ, 52 cơ sở thờ tự và 1 Toà Giám mục Giáo phận. Tôn giáo ở An Giang hoạt động theo Thư chung của Hội đồng Giám mục “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc, phục vụ hạnh
- phúc đồng bào”, ý thức dân tộc và trách nhiệm công dân của giáo dân nâng lên. Một mặt họ luôn luôn tôn trọng và “thân thiện với chính quyền”, không vi phạm pháp luật, tạo căng thẳng, nhưng mặt khác họ tranh thủ chính sách đổi mới và khai thác những sơ hở của ta để tập trung củng cố tổ chức cơ sở, củng cố đức tin ở thanh thiếu niên và thường thông qua hoạt động từ thiện phát triển tín đồ. Hội đồng Giáo xứ với hoạt động tích cực của các hội đoàn đã vượt qúa nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo. Một số hội đoàn bất hợp pháp tuy đã bị giải tán, nhưng vẫn lén lút tìm cách khôi phục lại để phục vụ mục tiêu của Giáo hội là phát triển đạo và nắm quần chúng. Phật giáo Hòa Hảo Phật giáo Hòa Hảo có 791.715 tín đồ, 110 chức viện (đại diện Phật giáo Hòa Hảo), 04 cơ sở thờ tự. Đại đa số tín đồ là nông dân yêu nước, sinh hoạt tôn giáo bình thường, có ý thức chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào cách mạng ở địa phương. Ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, là tổ chức duy nhất hợp pháp của Đạo. Ban đại diện đã hướng dẫn tín đồ tu hành thuần tuý và hoàn thành nghĩa vụ công dân, góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu của kẻ thù lợi dụng Phật giáo Hòa Hảo để chống phá chế độ. Song hoạt động của Ban đại diện khá phô trương, hình thức, có tính chất “độc tôn tín ngưỡng”, tranh chấp chùa chiền với một số tôn giáo khác, làm ảnh hưởng nhất định đến an ninh trật tự và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Tin Lành Tin Lành có 3270 tín đồ, 5 chức sắc, 5 cơ sở thờ tự. Tôn giáo này sinh hoạt bình thường, nhưng từ sau khi Tổng Liên Hội được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, đã bung ra hoạt động đòi lại tài sản, tập hợp hầu hết thanh thiếu niên vào hội đoàn, thông qua sự giúp đỡ của thân nhân ở nước ngoài, dùng vật chất lôi kéo hàng trăm người nghèo vào đạo (có 11 người Khmer, 18 người là Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài). Hồi giáo Hồi giáo có khoảng 14.274 tín đồ người Chăm, 11 chùa lớn, 15 chùa nhỏ, 131 chức sắc, 11 thánh đường và 16 tiểu thánh đường. Tín đồ Hồi giáo An Giang chủ yếu là người lao động, sống tập trung thành xóm tại một số khu vực thuộc các huyện An
- Phú, Phú Tân, Tân Châu và Châu Phú. Các sinh hoạt tôn giáo quan trọng của Đạo Hồi như: Tháng ăn chay Ramadan, Kỷ niệm ngày sinh Giáo chủ Mohammad... Hồi giáo đã được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện xây dựng lại cơ sở thờ tự, đảm bảo sinh hoạt tôn giáo bình thường; chính quyền các cấp còn giúp đỡ họ tổ chức sinh hoạt tôn giáo, gắn với sinh hoạt văn hoá mang đặc trưng dân tộc Chăm của địa phương. Vài năm gần đây, Nhà nước giúp vốn và dạy nghề, giúp họ phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, tạo điều kiện để người có nhu cầu hành hương về Thánh địa Mecca (xem phụ lục 7)...ý thức gắn bó với Tổ quốc của phần lớn tín đồ tôn giáo này ngày càng cao. Tín đồ Hồi giáo có thân nhân nước ngoài khá đông và thường xuyên quan hệ qua lại. Họ luôn bị nhiều thế lực Hồi giáo cực đoan lôi kéo, tuy có bị ảnh hưởng nhất định nhưng chưa có vấn đề chính trị phức tạp. Cao Đài Cao Đài có 80.424 tín đồ, đa số là tín đồ Cao Đài Tây Ninh, 17 lễ sanh, 126 chánh, phó trị sự và thông sự; 30 thánh thất, 4 điện thờ Phật mẫu và 6 chùa. ở An Giang có 5 hệ phái: Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, Cao đài Tiên Thiên, Cao đài Chiếu Minh, Thiên Khai Huỳnh Đạo. Tín đồ đạo Cao Đài chủ yếu là nông dân, chấp hành đúng pháp luật, chính sách của Nhà nước. Song 40 năm qua, có hàng trăm tên chức việc và Cao Đài Tây Ninh (theo Hộ pháp Phạm Công Tắc) luôn chống lại Hội Thánh, nay cấu kết với Lê Quang Tấn hoạt động trái phép, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Tứ Ân Hiếu Nghĩa Tứ Ân Hiếu Nghĩa có hơn 41.297 tín đồ, 25 trưởng gánh, 119 cư sĩ, 28 cơ sở thờ tự (chùa). Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tu hành theo sự hướng dẫn của trưởng gánh và cư sĩ trong gánh; không có tổ chức hành chính trong Giáo hội. Tín đồ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, hầu hết là nhân dân lao động, có truyền thống yêu nước và cách mạng, nên hoạt động tôn giáo của họ luôn gắn với dân tộc, tuân thủ chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Họ tham gia tích cực các phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở địa phương. Nhưng do hình thức sinh hoạt tôn giáo theo từng gánh tập thể riêng rẽ, nên trong nội bộ đạo, giữa gánh này với gánh khác đôi lúc có xảy ra mâu thuẫn, mất đoàn kết, tạo nên sơ hở để bọn xấu lợi dụng. Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương
- Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương có hơn 10.596 tín đồ, 08 cơ sở thờ tự. Tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương tu tại gia, gắn với nền nếp thờ cúng ông bà theo truyền thống của dân tộc Việt, chỉ riêng những ngày lễ quan trọng như lễ Kỷ niệm Phật thầy Đoàn Minh Huyên thì họ mới tập trung đến chùa làm lễ. Chùa do chủ tự trông coi, thắp hương hằng ngày. Hiện Bửu Sơn Kỳ Hương không có người đứng đầu và không có tổ chức giáo hội. Do đó, hoạt động của tôn giáo này suốt từ khi thành lập đến nay tương đối trật tự. Cả hai đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Bửu Sơn Kỳ Hương gắn liền với phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nông dân Tây Nam Bộ, theo Đảng làm cách mạng, ngày nay cả hai đạo này vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp đó. * ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đạo đức, lối sống của người dân có đạo ở An Giang Tôn giáo đối với người dân miền Tây Nam bộ nói chung, đối với một bộ phận người dân An Giang nói riêng là nhu cầu không thể thiếu; nó dường như là cứu cánh, trợ giúp cho họ thoát khỏi những rủi ro trong cuộc sống hàng ngày. Những nét đặc thù về đời sống tâm linh của đồng bào có đạo đã tạo nên nét văn hoá riêng biệt, độc đáo của người dân An Giang. Nơi đây có sự hoà quyện giữa bản sắc văn hóa dân tộc với tín ngưỡng tôn giáo, đó là tính nhân văn và tính cộng đồng của các tôn giáo rất gần gũi với văn hoá, nếp sống của các dân tộc ở An Giang. Tôn giáo mà họ lựa chọn có nhiều điểm phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của mình như: ở người Kinh, người Hoa theo thiên Chúa giáo, Tin Lành, Phật giáo Đại Thừa, người Khmer theo Phật giáo Tiểu Thừa, người Chăm theo Hồi giáo. Tôn giáo và nơi thờ tự ở đây chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống cộng đồng người dân có đạo từ tâm lý, phong tục, tập quán, đạo đức, lối sống. Nơi thờ tự của các tôn giáo không chỉ là nơi tu hành, thờ phụng, nơi tụ hội của các tín ngưỡng tôn giáo mà còn là nơi duy trì các phong tục tập quán văn hoá truyền thống của các dân tộc. Đặc biệt đối với dân tộc Khmer và dân tộc Chăm, ngôi chùa và thánh đường còn là nơi giáo dục thanh thiếu niên, là nơi dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người, là trung tâm giáo dục của cư dân trong vùng. Ngoài ra, các cơ sở thờ tự còn là những công trình kiến trúc, là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa nghệ thuật. Nó không những là nơi tổ chức các các lễ hội truyền thống của các dân tộc mà còn là nơi lưu giữ kinh sách, bảo quản và lưu giữ các hiện vật cổ của
- cha ông. Nhìn chung, giáo lý, giáo luật và sinh hoạt của các tôn giáo đều có điểm chung, tích cực là khuyên răn con người sống nhân nghĩa, đùm bọc lẫn nhau… Như vậy, đạo đức tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của người dân có đạo; nhờ đó góp phần tạo nên một môi trường xã hội lành mạnh, một đời sống tinh thần ấm áp cho người dân. Bên cạnh đó, do quá nặng nề về lễ nghi tôn giáo, nên tín đồ các tôn giáo thường có ít thời gian, công sức dành cho phát triển sản xuất và các hoạt động văn hoá, xã hội nên đời sống chậm phát triển. ở An Giang, sự phụ thuộc quá lớn về giáo lý, giáo luật của một số tôn giáo như Phật giáo Tiểu thừa Nam Tông của dân tộc Khmer và Hồi giáo của dân tộc Chăm đã làm chậm quá trình phát triển của cộng đồng dân cư. Đây là một trong những nguyên nhân đã làm cho cộng đồng người Khmer và người Chăm bị tụt hậu hơn so với cộng đồng dân cư khác trong tỉnh về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. Hiện nay, do tác động của kinh tế thị trường, một số chuẩn mực đang ít nhiều bị đảo lộn, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong tỉnh nói chung và đời sống người dân có đạo nói riêng. Đời sống của người dân trong tỉnh đã bộc lộ nhiều điều đáng lo ngại: Đó là sự phục hồi những phong tục tập quán cũ (có cả lạc hậu và mê tín), thể hiện trong lễ hội định kỳ của các tôn giáo. Hơn nữa có những biểu hiện của sự xa rời những giá trị văn hóa truyền thống, thay vào đó là tệ sùng bái nước ngoài, lối sống thực dụng, xem hưởng thụ vật chất là tối thượng dẫn đến các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, nhiều phong tục tập quán của dân tộc, tôn giáo đã và đang trở thành gánh nặng cho đồng bào trong khi đời sống của họ rất khó khăn nghèo túng. Mặt khác, họ bị các thế lực xấu lợi dụng nên một số gia đình đã từ bỏ tôn giáo nhiều đời của gia đình dòng họ mình để đi theo tôn giáo mới. Những quan niệm lạc hậu: trọng nam khinh nữ (phụ nữ chỉ lo việc bếp núc, chăm lo gia đình, không cần học chữ...), hay chế độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại trong một số cộng đồng dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới, đời sống của nhân dân ngày càng phát triển. Song song với đời sống vật chất được nâng cao, đời sống tinh thần, trong đó có hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân cũng được nâng cao theo. Các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống đang từng bước được duy trì và phát triển thông qua phong trào quần chúng hướng về cội nguồn, đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc bà mẹ
- Việt Nam Anh hùng, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, sống bao dung trọng nghĩa trọng tình. Nhiều gia đình dân tộc thiểu số và người dân có đạo đã đã biết tính toán làm ăn có hiệu quả, phụ nữ có đạo ngoài chăm sóc gia đình còn tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, thanh niên có đạo và dân tộc ngày càng chịu khó học tập, tích cực tham gia các hoạt động phong trào quần chúng, đoàn thể. Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cũng như dân tộc đã tạo điều kiện cho các hoạt động tôn giáo phát triển, nhiều cơ sở thờ tự được tu sửa, nâng cấp và xây mới. Sự lãnh đạo của Đảng bộ và sự quản lý của chính quyền địa phương từng bước đáp ứng được nhu cầu của đông đảo nhân dân có đạo. 1.2. đường lối Chính sách của Đảng về tôn giáo và sự lãnh đạo thực hiện của đảng bộ an giang, thời kỳ trước 1990 1.2.1. Công tác tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, hiện đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Bàn về nguồn gốc xã hội và bản chất của nó, Mác và Ăngghen viết: Sự nghèo nàn của tôn giáo là sự biểu hiện của nghèo nàn hiện thực và mặt khác là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của một thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là điều kiện tinh thần của điều kiện xã hội không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân [72, tr.256]. Kế thừa tư tưởng của Mác và Ăngghen, khi định nghĩa về tôn giáo, Lênin viết: Tôn giáo là một trong những hình thức áp bức về tinh thần, luôn luôn và bất cứ nơi đâu cũng đè nặng lên quần chúng nhân dân khốn khổ vì phải lao động suốt đời cho người khác hưởng, vì phải chịu cảnh khốn cùng và cô độc. Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu [71, tr.169- 170].
- Như vậy, tôn giáo là sản phẩm của lịch sử, do con người sáng tạo ra, rồi bị tôn giáo chi phối trở lại, “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người"[72, tr.256]. Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin, lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử văn hoá nhân loại, Hồ Chí Minh cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng có tính lịch sử, xã hội và văn hóa, tham gia vào quá trình sáng tạo văn hoá nhân loại, Người đã viết: ý nghĩa của văn hóa: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa hoc, tôn giáo, văn học, nghệ thật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát sinh đó tức là văn hóa [76, tr.431]. Như vậy, tôn giáo luôn gắn liền với đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của một nước, là nhu cầu tinh thần của đại bộ phận nhân dân. Theo Các Mác: “Ngay trong một nước mà giải phóng chính trị đã hoàn thành, tôn giáo không những vẫn tồn tại mà còn biểu hiện sức sống và sức mạnh, thì điều đó chứng tỏ rằng tồn tại của tôn giáo không mâu thuẫn với tính chất hoàn thiện của Nhà nước"[72, tr.532-533]. Tôn giáo thuộc hình thái ý thức xã hội, luôn phản ảnh đời sống xã hội, tức thế giới khách quan trong giáo lý, giáo luật của nó, nhưng nó đều có tổ chức, cơ sở thờ tự , tín đồ… vì thế nó cũng là một thực thể xã hội. Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo và yêu cầu quản lý xã hội, bất cứ nhà nước nào cũng đều có trách nhiệm giải quyết mối quan hệ giữa cái trần tục và cái siêu nhiên. Tuỳ theo nhận thức và hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà nhà n ước có thái độ ứng xử nhất định đối với tôn giáo, phục vụ yêu cầu của chế độ. Đó là chính sách tôn giáo. Nhà nước phong kiến, cả phương Đông và phương Tây, thường dựa vào một tổ chức tôn giáo để điều hành đất nước. Trong quá trình xâm chiếm thuộc địa, chủ nghĩa thực dân cũng thường sử dụng tôn giáo làm công cụ thống trị. Các dân tộc bị đô hộ thường bị ép buộc vứt bỏ tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống, cưỡng bức theo tôn giáo của kẻ xâm lược, hay bị kẻ xâm lược dùng chính sách chia để trị trong lĩnh vực tôn giáo. Do đó, người dân ở đây không được thừa nhận các quyền tự do, trong đó có tự do tôn giáo.
- Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, những người cộng sản chủ trương xây dựng một xã hội không có áp bức giai cấp, không còn người bóc lột người, một “thiên đường trên thế gian". Tuy nhiên, với chức năng của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể và cần phải thực hiện việc quản lý đối với các hoạt động tôn giáo; cũng như phản đối bất kỳ sự can thiệp nào của các tổ chức tôn giáo vào việc lãnh đạo nhà nước, cũng như biến tôn giáo thành một công cụ của giai cấp thống trị. Những người cộng sản cho rằng, đối với nhà nước phải thừa nhận tự do tôn giáo và không tôn giáo, nhà thờ tách khỏi nhà trường và nhà nước, tôn giáo là công việc riêng tư. Nhưng với Đảng của giai cấp công nhân "không thể và không được thờ ơ trước tình trạng thiếu giác ngộ, dốt nát hoặc mê muội mà biểu hiện là những tín ngưỡng tôn giáo (…) Đối với chúng ta, đấu tranh tư tưởng không phải là một việc tư nhân mà là một việc của toàn Đảng, của toàn thể giai cấp vô sản" [71, tr.172-173]. Trong bài Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, V.I.Lênin đã nêu khá rõ điều đó. Người cũng không hề có sự phân biệt giữa người có đạo với người không có đạo, chủ trương sẵn sàng kết nạp những người có đạo vào Đảng Dân chủ Xã hội để tham gia đấu tranh cho mục đích xã hội chủ nghĩa: “Chúng ta không những phải sẵn sàng kết nạp, mà còn cố gắng thu hút vào trong Đảng Dân chủ Xã hội tất cả những công nhân nào còn tin ở thượng đế"[71, tr.169-175], “Chúng ta nhất định phản đối bất cứ một sự xúc phạm nhỏ nào đến những tín ngưỡng tôn giáo của họ"[71, tr.169-175]. Tuy nhiên, V.I.Lênin cũng chỉ ra rằng, đối với các đảng viên có đạo, họ vẫn phải có trách nhiệm trước Đảng là tuyên truyền Chủ nghĩa Mác-Lênin, bản thân thực hiện và vận động quần chúng cùng thực hiện nghị quyết của Đảng. Như vậy, công tác tôn giáo có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của các đảng cộng sản. Thực chất đây là công tác dân vận của đảng. ở nước ta, công tác tôn giáo là việc tuyên truyền vận động bà con tín đồ, chức sắc hiểu rõ và thực hiện đúng quan điểm, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tuân thủ pháp luật, đoàn kết tôn giáo, bảo đảm tôn giáo gắn bó, đồng hành với dân tộc, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đảm bảo giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Thông qua công tác tôn giáo, Đảng và Nhà nước có điều kiện thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào là tín đồ các tôn giáo. Thực hiện tự do tín ngưỡng, tích cực vận động đồng bào có đạo
- tăng cường đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, sống “tốt đời đẹp đạo”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng. Thông qua công tác tôn giáo, Nhà nước có điều kiện tăng cường công tác quản lý, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo pháp luật; mọi tín đồ, chức sắc, nhà tu hành thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tích cực đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng cuộc sống mới ở cơ sở, các khu dân cư. Hơn nữa các cấp chính quyền tạo điều kiện tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ tín đồ và chức sắc tôn giáo nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn ngừa và đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Qua thực tiễn của công tác tôn giáo, cần xây dựng, củng cố tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh trên các địa bàn của đồng bào có đạo. Cán bộ, đảng viên nói chung và đảng viên theo tôn giáo nói riêng cần phải gương mẫu thực hiện và vận động các tín đồ tôn giáo thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; cần kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo ở các ngành, các cấp, có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho công tác này. Mặt trận và các đoàn thể tăng cường công tác vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo hoà nhập cùng cộng đồng trong công cuộc đổi mới; thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”..., hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước ở từng cơ sở, địa phương và cả nước. 1.2.2. Đường lối, chính sách của Đảng về tôn giáo và sự lãnh đạo thực hiện của Đảng bộ thời kỳ trước 1990 a. Đường lối, chính sách của Đảng về tôn giáo Thực dân Pháp khi xâm chiếm nước ta đã dùng làm chính sách chia để trị, phân biệt bộ phận Kitô giáo và không Kitô giáo. Nhằm chống lại âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân, từ khi ra đời, Đảng đã lưu ý vấn đề tôn giáo, tuyên bố tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, đồng thời chống lại việc thực dân Pháp liên kết với các tổ chức tôn giáo thống trị nhân dân ta. Trong một số tác phẩm, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã vạch trần âm mưu của chủ nghĩa thực dân Pháp câu kết với Giáo hội Công giáo trong quá trình xâm lược và áp bức, bóc lột của nhân dân Việt Nam. Chương trình Việt Minh do Mặt trận Việt Minh ban hành năm 1941 đã thể hiện rõ: “...2. Ban bố các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu ở Công ty 20- Tổng cục hậu cần- Bộ Quốc Phòng
59 p | 1557 | 1352
-
Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay”
82 p | 2376 | 1127
-
Luận văn tốt nghiệp “Công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản”
74 p | 1697 | 868
-
Luận văn tốt nghiệp: "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam"
82 p | 1054 | 586
-
Luận văn tốt nghiệp: "Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Vận tải Thuỷ Bộ Bắc Giang"
45 p | 2407 | 535
-
Luận văn tốt nghiệp: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các công cụ marketing – mix ở công ty TNHH quốc tế Song Thanh ( STI )”
87 p | 629 | 416
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng cán bộ và công tác cán bộ ở Công ty Thương mại Khách sạn Đống Đa”
36 p | 1306 | 393
-
Luận văn tốt nghiệp “Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng”
67 p | 613 | 235
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình
91 p | 533 | 189
-
Luận văn tốt nghiệp "Công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lặp tại công ty phát triển đô thị Sơn La"
63 p | 496 | 140
-
Luận văn tốt nghiệp về “Giải pháp hoàn thiện qui trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở Công ty XNK thiết bị toàn bộ và kỹ thuật”
77 p | 311 | 101
-
Báo cáo Luận văn Tốt nghiệp: Tìm hiểu công nghệ nhận dạng hình ảnh
30 p | 329 | 74
-
Luận văn tốt nghiệp: Tìm hiểu về dừa và sản xuất thử nước cốt dừa và kem đóng hộp
75 p | 265 | 60
-
Luận văn tốt nghiệp: Đảng bộ huyện Cái Nước chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2008-2011
97 p | 190 | 54
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho công ty tuyển than Hòn Gai - Vinacomin, Quảng Ninh
62 p | 155 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng chế độ dinh dưỡng tại trường mầm non bằng logic mờ kết hợp mạng neural và máy học
0 p | 126 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý công tác tuyển sinh tại một trường đại học
77 p | 29 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: So sánh MongoDB và MySQL ứng dụng vào xây dựng website bán sách trực tuyến
78 p | 25 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn