intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bột cá sang thị trường nhật bản của công ty Kiên Hùng

Chia sẻ: Lam Linh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:60

175
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bột cá sang thị trường nhật bản của công ty Kiên Hùng, mời các bạn cùng tham khảo để nắm được các nội dung kiến thức cần thiết và vận dụng vào bài luận tốt nghiệp của mình thật tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bột cá sang thị trường nhật bản của công ty Kiên Hùng

  1. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh các anh chị trong Công ty cổ phần Kiên Hùng. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và các anh chị trong các phòng ban của Công ty cổ phần Kiên Hùng đã nhiệt tình tạo điều kiện cho em tiếp xúc và làm việc tại công ty để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cám ơn đến GS.TS. Võ Thanh Thu đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo và chuyên đề tốt nghiệp. Do còn là một sinh viên, kiến thức còn một số hạn chế, khả năng tư duy cũng giới hạn, nên không thể tránh khỏi những thiếu xót trong bài làm. Em mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô và ban Giám đốc để khắc phục những nhược điểm và thiếu xót. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Lâm Vũ Linh
  2. Chuyên đề tốt nghiệp 3
  3. Chuyên đề tốt nghiệp Danh sách bảng, biểu, hình ảnh Danh sách bảng Danh sách biểu đồ Danh sách hình ảnh 4
  4. Chuyên đề tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài Hiện nay xu hướng quốc tế hóa làm cho nền kinh tế nước ta cũng phụ thuộc vào kinh tế thế giới. Do đó để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải nhìn lại kết quả hoạt động thực tế của chính công ty qua các năm để nhận ra được những thế mạnh của chính công ty nhằm phát huy. Bên cạnh đó, cũng phải tìm đ ược những hạn chế để khắc phục. Công ty cổ phần Kiên Hùng cũng là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu bột cá với quy mô lớn, doanh thu không ngừng gia tăng trong các năm. Vì vậy công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp của xu thế quốc tế hóa. Do đó khi thực tập tại công ty em thấy đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản” là rất cần thiết. Đề này sẽ giúp công ty có thể có một cách nhìn tổng quát về hiệu quả xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong các năm qua. Ngoài ra đ ề tài còn còn đưa ra những giải pháp để khắc phục các hạn chế, phát huy các ưu điểm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản nói riêng và các thị trường khác nói chung, nhằm xây dựng một chiến lược cạnh tranh bề vững trong tương lai. Đề tài cũng mang tính chất tham khảo cho các doanh nghiệp cùng ngành để giúp hoàn thiện công tác xuất khẩu của doanh nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu lí luận Nghiên cứu về thị trường bột cá Nhật Bản và khả năng phát triển thị trường tại quốc gia này. Nghiên cứu các kinh nghiệm mở rộng thị trường sang Nhât Bản.  Mục tiêu thực tiễn Đánh giá thực trạng xuất khẩu bột cá của Công ty cổ phần Kiên Hùng sang thị trường Nhật Bản và xác định các nhân tố tác động đến việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản mang lại lợi nhuận ổn định và lâu dài cho công ty. 5
  5. Chuyên đề tốt nghiệp 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản trong những năm gần đây và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này.  Phạm vi nghiên cứu Không gian Về tình hình xuất khẩu bột cá của công ty, số liệu được lấy từ Công ty cổ phần Kiên Hùng. Về kinh nghiệm và xuất khẩu, tôi khảo sát kinh nghiệm của các doanh nghiệp xuất khẩu bột cá lớn ở Việt Nam và một số công ty có nền xuất khẩu bột cá mạnh trong khu vực như Thái Lan. Các giải pháp được đề xuất có khả năng áp dụng tại Công ty cổ phần Kiên Hùng và mang tính chất tham khảo cho các doanh nghiệp xuất khẩu bột cá trên cùng địa bàn. Thời gian Các số liệu phân tích về tình hình xuất khẩu bột cá của Công ty cổ phần Kiên Hùng được cập nhật đến năm 2012. Các số liệu đánh giá khác về thị trường bột cá Nhật Bản hầu hết chỉ cập nhật đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích thống kê Khóa luận sử dụng phương pháp phân tích thống kê các dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi nhiều nguồn: - Các phòng ban của Công ty cổ phần Kiên Hùng - Báo cáo của hiêp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - Thống kê của Hiệp hội bột cá và dầu cá thế giới (IFFO) - Các nguồn thông tin khác từ internet. Phương pháp chuyên gia 6
  6. Chuyên đề tốt nghiệp Trong quá trình hoàn thành khóa luận, em có tham khảo ý kiến từ GS.TS. Võ Thanh Thu và một số anh chị hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sang th ị trường Nhật Bản. 5. Tóm tắt các chương Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu bột cá và thị trường bột cá Nhật Bản Trong Chương 1, em nghiên cứu về các nội dung liên quan đến xuất khẩu bột cá, đặc biệt là sang thị trường Nhật Bản. Trong đó bao gồm: các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu, đặc điểm thị trường bột cá Nhật Bản và những kinh nghiệm xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản của các công ty cùng ngành. Chương 2: Tình hình xuất khẩu bột cá sang thị trương Nhật Bản tại Công ty cổ phần Kiên Hùng Ở chương 2 đề tài nêu lên thực trạng của hoạt động xuất khẩu bột cá của Công ty cổ phần Kiên Hùng sang thị trường Nhật Bản. Qua đó đánh giá chung về hoạt động này và cuối cùng nêu lên những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản của công ty. Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu bột cá sang thị trường Nhật Bản tại Công ty cổ phần Kiên Hùng Chương 3 của đề tài đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bột cá sang thị trường Nhật Bản. Các giải pháp đưa ra dựa vào những phân tích, đánh giá của chương 2 và liên hệ với tình hình thực tế để phù hợp với tình hình hiện tại của công ty, với mục đích đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản một cách bền vững. 7
  7. Chuyên đề tốt nghiệp Những vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu bột cá và thị trường bột cá Nhật Bản 1. Khái niệm xuất khẩu 1. Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu Xuất khẩu là việc cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (Bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước. Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, xuất hiện từ lâu đời, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức cơ bản ban đầu của nó là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn. 2. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp Nhìn nhận dưới góc độ của một doanh nghiệp thì hoạt động xuất khẩu thực chất là hoạt động bán hàng hay hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế. Như vậy việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài lằm trong chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp, tuy nhiên nó khác với tiêu thụ trong nước là: Bán hàng hoá ở những thị trường khác nhau về văn hoá, ngôn ngữ, luật pháp, chính sách, tập quán tín ngưỡng ... Nhưng cũng chính về sự khác biệt đó mà mở ra cho doanh nghiệp một cơ hội phát triển kinh doanh lớn hơn và lâu dài hơn. Tuy nhiên để có thể khẳng định được sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế đòi hỏi bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải chiến lược nghiên cứu cụ thể và một sự đầu tư nhất định. 8
  8. Chuyên đề tốt nghiệp Sau đây là các lợi ích có được khi doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài: - Xuất khẩu làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng việc khai thác các thị trường tiềm năng trên thế giới mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. - Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có thêm rất nhiều c ơ hội để tiêu thụ sản phẩm của mình với khối lượng lớn và với các chủng loại hàng hoá phong phú đa dạng khác nhau. - Nhờ có xuất khẩu mà doanh nghiệp luôn luôn sẵn sàng đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường và theo kịp sự phát triển chung của thế giới. - Doanh nghiệp trong quá trình tiền hành hoạt động xuất khẩu có nhiều cơ hội mở rộng quan hệ làm ăn buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài. Qua đó sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh , quản lý doanh nghiệp của mình. - Nguồn ngoại tệ do xuất khẩu mang lại giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính mạnh để tái đầu tư vào quá trình sản xuất cả về chiều r ộng cũng nh ư chiều sâu. - Doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn thông qua sản xuất hàng xuất khẩu thu hút nhiều lao động tạo thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra thu nhập để nhập khẩu vật tư, tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng phục vụ cho sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. 2. Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu 1. Nhân tố bên trong 1. Sản phẩm Có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu tuy nhiên yếu tố tác động trực tiếp và nhiều nhất đến hoạt động xuất khẩu chính là sản phẩm của công ty. Từ các yếu tố cốt lõi là giá trị sử dụng đến chất lượng, bao bì, dịch vụ… đều tác động đến hoạt động xuất khẩu sang các thị trường. Ngay cả chu kỳ s ống 9
  9. Chuyên đề tốt nghiệp của sản phẩm đến cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiêp cũng ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh so với các đối thủ cạnh trạnh trên thị trường nước nhập khẩu hàng hóa. Các chỉ tiêu về chất lượng là một trong những rào cản phi thuế quan mà các nước áp dụng để bảo vệ nền s ản xuất trong nước. Với việc chất lượng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu này sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập các thị trường nước ngoài hơn. Cơ cấu sản phẩm cũng là một yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhu cầu của người tiêu dùng rất là đa dạng do đó cơ cấu sản phẩm phải thật phong phú mới có thể thu hút được khách hàng. Mặt khác do bản chất là hàng hóa xuất khẩu, sẽ đi sang nhiều nước khác nhau phục vụ cho người dân của nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều tôn giáo khác nhau. Vì vậy cơ cấu sản phẩm phải thật đa dạng, tùy theo thị trường mà sản phẩm phải có đặc tính riêng để phù hợp với người dân ở thị trường đó. Nếu muốn mở rộng thị trường thì đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà mọi doanh nghiệp xuất khẩu đều phải tìm hiểu thật kĩ trước khi đưa hàng hóa vào. 2. Tiềm lực tài chính Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng ( nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối ( đầu tư ) có hiệu quả các nguồn vốn. Khả năng quản lý có hi ệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh cuả doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu: - Vốn chủ sở hữu - Vốn huy động - Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận - Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn - Các tỷ lệ về khả năng sinh lợi Với tiềm lực tài chính mạnh, doanh nghiệp sẽ có khả năng đầu tư vào tài sản cố định, công nghệ sản xuất và các hoạt động xúc tiến, xây dựng kênh phân phối mang lại lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho sản phẩm. 10
  10. Chuyên đề tốt nghiệp 3. Nguồn nhân lực Trong kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, hoạt đ ộng kinh doanh xuất nhập khẩu, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có:vốn , tài sản, kỹ thuật, công nghệ …Một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội. Đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu có chất lượng chuyên môn cao sẽ giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra nhanh chóng đồng thời tránh được các rủi ro không đáng có trong quá trình thực hiện. Trình độ của đội ngũ quản lí cũng quyết định đến thành công hay thất bại trong hoạt động khinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đông thời đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp bao quát, tập trung vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thực s ự cho doanh nghiệp. 4. Công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, gía thành và chất lượng hàng hoá được đưa ra đáp ứng khách hàng trong và ngoài nước Công nghệ sản xuất hiện đại cũng thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, chuyển dần từ xuất khẩu nguyên liệu thô, các sản phẩm sơ chế sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. 5. Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xưởng…Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng như 11
  11. Chuyên đề tốt nghiệp việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và có hiệu quả. 6. Sự ổn định Yếu tố này ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Không kiểm soát hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp thì việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu không thể đảm bảo, có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có được sự ổn định trong chuỗi cung ứng của mình, không chỉ để khai thác có hiệu quả các tài sản cố định của doanh nghiệp mà còn gián tiếp tạo nên lòng tin nơi đối tác nhập khẩu hàng hóa. 7. Tài sản vô hình Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại. Tiềm lực vô hình không phải tự nhiên mà có, tuy có thể hình thành một cách tự nhiên nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng ti ềm l ực vô hình cho doanh nghiệp và cần chú ý đến khía cạnh này trong tất cả các hoạt động c ủa doanh nghiệp. Tiềm lực của doanh nghiệp có thể là: - Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. - Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá - Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp 2. Nhân tố bên ngoài 1. Yếu tố kinh tế  Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân 12
  12. Chuyên đề tốt nghiệp tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Để nhận biết được sự tác động của tỷ giá hối đoái đối với các hoạt động của nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất khẩu nói riêng các nhà kinh tế thường phân biệt tỷ giá hối đoái danh nghĩa (TGDN) và tỷ giá hối đoái thực tế (TGTT) Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (tỷ giá chính thức) là tỷ giá được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, đài phát thanh, tivi…Do ngân hang Nhà nước công bố hàng ngày. Tuy nhiên tỷ hối đoái chính thức không phải là một yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước về các mặt hàng. Vấn đề đối với các nhà xuất khẩu và những doanh nghiệp có hàng hoá cạnh tranh với các nhà nhập khẩu là có được hay không một tỷ giá chính thức, đ ược điều chỉnh theo lạm phát trong nước và lạm phát xảy ra tại các nền kinh tế của các bạn hàng của họ.Một tý giá hối đoái chính thức được điều chỉnh theo các quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái thực tế. Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nước xuất khẩu và cao hơn so với nước nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu do giá nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm cho gia thành s ản ph ẩm ở nước xuất khẩu rẻ hơn so với nước nhập khẩu. Còn đối với nước nhập khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên do phải mất chi phí lớn hơn để sản xuất hàng hoá ở trong nước. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu tăng nhanh được các mặt hàng xuất khẩu của mình, do đó có thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối . Tương tự, tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu cũng như: “Một chiếc gậy vô hình ” đã làm thay đổi, chuyển hướng giữa các mặt hàng, các phương án kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.  Thuế quan, hạn nghạch và trợ cấp xuất khẩu Thuế quan 13
  13. Chuyên đề tốt nghiệp Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách. Hạn ngạch Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như qui định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu… Trợ cấp xuất khẩu Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng s ản lượng và mức xuất khẩu. 2. Yếu tố chính trị, pháp luật Yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích hoạc hạn chế quá trình quốc tế hoá hoạt động kinh doanh. Chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đây tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi không ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của Đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà kinh doanh. 14
  14. Chuyên đề tốt nghiệp Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Cac công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các qui định mà chính phủ tham gia vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới cũng như các thông lệ quốc tế: Các qui định của luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu (thuế, thủ tục qui định về mặt hàng xuất khẩu,qui định quản lý về ngoại tệ..) Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu tham gia Các qui định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn. Các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan đến việc xuất khẩu(công ước viên 1980, Incoterm 2000…) Qui định về cạnh tranh độc quyền, về các loại thuế. Ngoài những vấn đề nói trên chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thương khác như :Hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan.... Chính sách ngoại thương của chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Sự thay đổi đó là một trong những rủi ro lớn đối với nhà làm kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy họ phải nắm bắt được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước. 3. Yếu tố tự nhiên - Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, t ới thới gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu… - Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trường tiêu thụ ví dụ: Việc mua bán hàng hoá với các nước có cảng biển có chi phí thấp hơn so với các nước không có cảng biển. - Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tai như bão, động đất… 15
  15. Chuyên đề tốt nghiệp 4. Khoa học công nghệ Sự phát triển của khoa hóc công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, điều khiển hàng hoá xuất khẩu, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Đồng thời yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực khác có liên quan như vận tải, ngân hàng… 5. Yếu tố hạ tầng Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu, chẳng hạn như: - Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: Mức độ trang bị, hệ thống xếp dỡ, kho tàng…hệ thống cảng biển nếu hiện đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất khẩu. - Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn. Ngoài ra ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh băng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. - Hệ thống bảo hiểm ,kiểm tra chất lượng hàng hoá cho phép các hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn, đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại khi có rủi ro xảy ra… 3. Nghiên cứu về thị trường bột cá Nhật Bản 1. Nhu cầu về bột cá 1. Ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu bột cá Tại Nhật Bản, thủy sản là nguồn cung cấp đạm chủ yếu cho bữa ăn, nên từ lâu đời, ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản đã phát triển. Đặc biệt trong thời gian gần đây sản lượng đánh bắt thủy hải sản ngày càng giảm sút, do đó 16
  16. Chuyên đề tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy hải sản ngày càng được chú trọng. Bột cá là một trong những nguyên liệu chính để nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên ở Nhật và cũng như nhiều nước khác, bột cá còn đ ược sử dụng vào các mục đích khác như chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm… Tuy nhiên tỷ lệ này là không nhiều so với ngành thủy sản. Sau đây là tỷ lệ sử dụng bột cá trong các ngành sản xuất Biểu đồ 1. Mục đích sử dụng bột cá tại Nhật Bản Nguồn: Cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản Qua biểu đồ ta thấy gần 80% bột cá được sử dụng cho nuôi trồng thủy hải sản, tiếp đến là chế biến thức ăn gia súc (chiếm 11%). Phần còn lại dùng để chế biến thức ăn cho gia cầm và mục đích khác. Theo thông tin từ Cục thủy sản – Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, lượng bột cá được sử dụng cho nuôi trồng thủy hải sản ngày càng tăng lên và sẽ là ngành sử dụng bột cá chủ yếu. Nguyên nhân do bột cá có hàm l ượng đạm, khoáng và các vi chất nhiều hơn so với các loại bột chứa protein khác, các chất này có lợi cho thủy sản, giúp nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian nuôi trồng thủy hải sản. 2. Tổng cầu bột cá Biểu đồ 1. Nhu cầu bột cá trong nước Đơn vị tính: nghìn tấn Nguồn: IFFO Fishmeal and Fish Oil Statistical Yearbook 2010 So với giai đoạn 2000-2005, giai đoạn 2006-2009 nhu cầu bột cá trên thị trường Nhật Bản có sự suy giảm do tình hình nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn. Theo thông tin từ Cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, giai đoạn 2009-2012 tổng cầu bột cá của Nhật Bản tuy có đ ược cải thiện nhưng vẫn thấp hơn giai đoạn 2000-2005. 17
  17. Chuyên đề tốt nghiệp Nguyên nhân của tình trạng này do sự ấm lên của nước biển trong những năm gần đây, trong khi Nhật Bản là nước có sản lượng thủy sản nuôi trồng chủ yếu ven bờ biển. Một nguyên nhân nữa là do ảnh hưởng của thảm họa đ ộng đất và sóng thần tháng 3 năm 2011, một mặt phá hủy một diện tích rộng lớn nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh phía bắc, một mặt làm nhu cầu thủy sản của toàn Nhật Bản giảm xuống. Tiếp đó là tâm lí lo ngại nguồn hải sản bị nhiễm phóng xạ do sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Tất cả những nguyên nhân đó làm cho Nhật Bản giảm cầu về bột cá, tuy nhiên theo thống kê của IFFO (Hiệp hội bột cá và dầu cá thế giới) thì Nhật Bản là một trong những nước có nhu cầu bột cá hàng đầu thế giới. Biểu đồ 1. Nhu cầu bột cá của Nhật Bản so với thế giới Nguồn: IFFO – 2009 Qua biểu đồ ta thấy mặc dù nhu cầu bột cá của Nhật Bản giảm trong các năm gần đây, tuy nhiên theo thống kê nhu cầu bột cá thị trường Nhật Bản gần 10% tổng cầu bột cá của thế giới. 18
  18. Chuyên đề tốt nghiệp 3. Chủng loại bột cá tiêu thụ trên thị trường Nhật Bản Bảng 1. Chủng loại bột cá của 10 nhà sản xuất bột cá hàng đầu thế giới 2007 Country Raw material Peru Anchovy Chile Anchovy, Jack Mackerel, Sprats, By-products Thailand Various species & By-products including Tuna USA Menhaden, Pollock By-products China Anchovy, various species Japan Tuna by-products, various species Norway Herring, sprat, blue whiting, by-products Denmark Sand eel, blue whiting, herring, by-products Iceland Herring, by-products S Africa Sardines & by-products Nguồn: Dawn Purchase, Marine Conservation Society, Seafood Summit, 2009. Qua thống kê ta thấy nhu cầu bột cá Nhật Bản rất đa dạng. Mặc dù nhu cầu lớn là bột cá ngừ nhưng những chủng loại bột cá khác cũng được sử dụng rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực từ nuôi trồng thủy hải sản đến sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm. 2. Khả năng sản xuất bột cá trong nước Bảng 1. Sản lượng bột cá của 10 nước đứng đầu thế giới 1998-2009 (Thứ hạng tính đến năm 2009) Đơn vị tính: nghìn tấn ‘000 200 200 200 200 2004 2005 2006 2007 2008 2009 tonnes Peru 23090 1841 19412 12513 1983 2,01 1,37 1,40 1,396 1,347 Chile 842 6994 839 664 933 9 794 8 759 7 770 673 641 Thailand 387 381 387 397 403 410 461 428 468 381 USA 335 342 337 318 353 268 232 251 212 249 Japan 387 227 225 230 295 230 219 200 202 192 Denmark 318 299 311 246 259 213 209 166 161 181 China 806 723 460 420 400 305 297 204 141 160 19
  19. Chuyên đề tốt nghiệp Norway 264 216 241 212 215 154 169 172 135 129 Mexico 65 61 65 65 55 55 80 73 105 116 Iceland 272 286 304 279 204 188 144 152 140 103 Nguồn: IFFO Fishmeal and Fish Oil Statistical Yearbook 2010. Bảng 1. Tỷ lệ sản lượng bột cá sản xuất trong nước/tổng cầu bột cá của Nhật Bản Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng cầu bột cá 619 643 558 525 485 Sản lượng bột cá 230 219 200 202 192 sản xuất Tỷ lệ sản lượng bột cá sản xuất/ 37.2% 34.1% 35.8% 38.5% 39.6% tổng cầu bột cá Biểu đồ 1. Sản lượng bột cá các nước Châu Á (trừ Trung Quốc) 2001-2011 Đơn vị: Nghìn tấn Nguồn: IFFO Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng bột cá của Nhật Bản suy giảm qua các năm. Trong khi những năm đầu thế kỷ 21 sản lượng bột cá của Nhật Bản là trên dưới 300 nghìn tấn thì đến năm 2009 sản lượng bột cá của Nhật Bản còn khoảng 190 tấn. Tuy nhiên sản lượng bột cá của Nhật Bản vẫn đứng thứ 5 trên thế giới và thứ 2 trong khu vực Châu Á tính đến năm 2009. Tỷ lệ tự cung cấp bột cá của Nhật Bản giao động trong khoảng từ 35-40% qua các năm. Điều này cho thấy Nhật Bản chỉ tự chủ được một phần nguồn bột cá và lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Nguyên nhân của sự suy giảm sản lượng bột cá sản xuất trong nước đến từ việc nguồn cung nguyên liệu cho sản phẩm bột cá giảm xuống đồng thời suy giảm trong nhu cầu bột cá thị trường trong nước mà nguyên nhân sâu sa là do việc nuôi trồng thủy hải sản. Ngoài ra sự suy giảm còn đến từ sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các quốc gia Châu Á khác là Thái Lan và Trung Quốc. 3. Nhập khẩu bột cá Bảng 1. Sản lượng nhập khẩu bột cá của Nhật Bản giai đoạn 2000-2009 Đơn vị: Nghìn tấn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2