intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

Chia sẻ: Le Dinh Thao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:82

303
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân có kết cấu gồm 3 chương trình bày về: Nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại, thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân

  1. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4 Chương 1: Nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại ................................ .............. 6 CHƯƠ NG 1 ................................ ................................ ................................................... 7 NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................ 7 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................ .............. 7 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại. ..................................................................... 7 1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại ............................................. 8 1.2. Nghiệp vụ bảo lãnh tai Ngân hàng thương mại ................................ .................. 10 1.2.1. Khái niệm nghiệp vụ bảo lãnh .......................................................................... 10 1.2.2. Đặc điểm của nghiệp vụ bảo lãnh. .................................................................... 13 1.2.3. Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh......................................................................... 14 1.2.4. Phân loại ................................................................................................ ............ 16 1.2.4.1. Theo ph ương th ức phát hành. ................................ ........................................... 16 1.2.4.3. Theo mục tiêu bảo lãnh. ................................................................................... 20 1.2.4.4. Theo tính chất .................................................................................................. 22 1.2.4.5. Theo tài sản đảm bảo. ...................................................................................... 22 1.2.5. Quy trình bảo lãnh. ............................................................................................. 23 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại. ............. 24 1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng. .................................................................................... 24 1.3.2. Các chỉ tiêu định tính. ................................ ....................................................... 26 1.3.3. Các y ếu tố tác động đến hoạt động bảo lãnh. ................................ .................. 27 CHƯƠNG 2:................................ ................................ ................................................. 31 2.1. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. ..................... 31 2.1.1. Giới thiệu vài nét về Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. .......................... 32 2.1.2. Kết quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương trong năm vừa qua. ................................................................ ................................ .............................. 33 2.1.2.1. C ôn g tác huy động vốn. ................................................................ .................. 33 Đơn vị: Triệu đồng ................................................................................................ ...... 33 Nguồn: Một số chỉ tiêu kinh tế của NHCT Thanh Xuân ................................ ............ 33 2.1.2.2. Công tác đầu tư và cho vay. ............................................................................. 36 Nguồn: Một số chỉ tiêu kinh tế của NHCT Thanh Xuân ................................................. 36 2.1.2.4. C ông tác tiền tệ kho quỹ. ................................ ................................................. 40 2.1.2.5. C ông tác kế toán tài chính - Điện toán. ........................................................... 41 2.1.2.6. Công tác tổ chức hành chính. ................................ ........................................... 42 2.1.2.7. C ác mảng công tác khác. ................................................................................ 43
  3. 2.1.3. Đánh giá kết quả đạt được................................................................................ 45 2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. ........................................................................................................................... 47 2.1.1. Quy tắc chung trong hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam. .................................. 47 2.2.2. Các loại hình bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. ................................................................................................ ................................ ..... 51 2.2.3. Quy trình bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân..... 51 2.2.4. Kết quả hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. ........................................................................................................................... 57 Hình 4: Tổng số dư bảo lãnh ......................................................................................... 58 Nguồn: Một số chỉ tiêu kinh tế của NHCT Thanh Xuân ................................................ 58 2.3. Đánh giá hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. 59 2.3.1. Kết quả đạt được. ................................ ................................ .............................. 59 2.3.1.1. Kết quả đạt đ ược. ............................................................................................. 59 2.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được. ....................................................... 60 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. ................................................................ .................. 62 2.3.2.1. H ạn chế ................................ .......................................................................... 62 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế. ................................ ................................ ..... 63 CHƯƠNG 3:................................ ................................ ................................................. 65 3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân giai đoạn 2006 -2010. ................................................................................................... 65 3.1.1. Mục tiêu kinh doanh. ................................ ................................ ........................ 65 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. .................................................................................................. 67 3.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh trong từng giai đoạn. ...... 67 3.2.2. Các giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh. .................................................... 68 3.2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động bảo lãnh. .......................... 72 3.3. Kiến nghị. ............................................................................................................. 77 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................................. 81 MỤC LỤC ................................................................................................................... 82 1.1 Tổng quan về Ngân h àng Th ương m ại. ................................................................... 82 1.2 Nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Thương m ại. ..................................................... 82 1.3 Các chỉ tiều đánh giá hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại. ................... 83 3.1 Các chỉ tiêu định lượng. .......................................................................................... 83 1.3.2 Các chỉ tiêu định tính. .......................................................................................... 83 1.3.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động bảo lãnh. ................................ ........................ 83 2.1 Tổng quan về Ngân h àng Công th ương Việt Nam. ................................ .................. 83
  4. 2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. ................................................................................................ ................................ ..... 83 2.3 Đánh giá hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công th ương Thanh Xuân.83 3.1 Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân giai đoạn 2006 – 2010. ........................................................................................................ 84 3.2 Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân h àng Công th ương hanh Xuân. ............................................................................................................................ 84 3.3 Kiến nghị. ............................................................................................................... 84 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 84 LỜI MỞ ĐẦU
  5. Năm 2006 đánh dấu 20 nă m đổi mới của Đảng và Nhà nước và kết quả là thành tựu mà công cuộc đổi mới mang lại là vô cùng lớn. Đ ồng thời b ước sang thế kỷ mới, thế kỷ 21 – một thế kỷ đánh dấu sự phát triển của toàn nhân loại. Hoà nhịp cùng xu thế phát triển ấy, Việt Nam cũng đang có những bước đi vững chắc trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đ ịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể nhận định rằng trong những nă m qua, nền kinh tế thị trường Việt Nam đã đạt được những thành tựu khả quan, từng bước tạo đ iều kiện cho nước ta tham gia, hoà nhập vào nền kinh tế rộng lớn của thế giới đang diễn ra một cách năng động, đa dạng và sâu sắc. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hoá đem lại rất nhiều có hội nhưng cũng không ít thách thức và rủi ro cho hoạt động kinh tế của Việt Nam nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Ngành ngân hàng với nhiều hoạt động truyền thống như hoạt động huy động vốn, hoạt động đầu tư c ho vay thì một số hoạt động mới cũng ra đời đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế. Hoạt động bảo lãnh cũng là một hoạt động ra đời theo yêu cầu đó - yêu cầu khách quan và chủ quan hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhằm phòng ngừa rủi ro, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh thông qua việc đảm bảo cho khách hàng bằng uy tín của ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh không những tạo điều kiện cho khách hàng nắm bắt được các cơ hội kinh doanh mà còn nâng cao uy tín c ũng như vị thế của ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Tuy nghiệp vụ bảo lãnh quan trọng như vậy nhưng so với các nghiệp vụ truyền thống khác thì nghiệp vụ bảo lãnh còn khá mới mẻ. Do đó, nghiệp vụ bảo lãnh chưa được hoàn thiện về mặt quy trình, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, một số loại hình bảo lãnh và các sản phẩm từ hoạt động bảo lãnh vẫn chưa được thực hiện. Đôi khi, rủi ro phát sinh ngay từ chính bản thân doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do đó, việc phát triển hoạt động bảo lãnh theo
  6. chiều rộng và theo chiều sâu là vô cùng c ần thiết để đáp ứng những đòi hỏi cấp bách c ủa nền kinh tế Từ những lý do đó, đồng thời được thực tập tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp trong Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân và tìm hiểu về nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng nên em đã chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân” làm chuyên đề thực tập. Chuyên đề được trình bày ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, bao gồm ba chương chính: Chương 1: Nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng thươ ng mại Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam. Dưới sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng, đồng thời việc hoàn thành chuyên đề của em là được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của PGS – TS Nguyễn Thị Thu Thảo. Em xin chân thành cảm ơn! Sau đây là những nội dung trong chuyên đề thực tập của em:
  7. CHƯƠNG 1 NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại. Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Với quá trình hình thành và phát triển lâu đời, cho đến nay các ngân hàng đã trở thành một hệ thống lớn mạnh trên toàn cầu góp phần chi phối các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Trong đó, ngân hàng thươ ng mại chiếm ưu thế bởi sự đa dạng về chức nă ng, linh hoạt trong cung cấp dịch vụ, ưu thế về qui mô tài sản cũng như số lượng của các ngân hàng thương mại. Các tổ chức tài chính quốc tế định nghĩa ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “ Ngân hàng là loại h ình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt đ ộng, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.” Luật pháp cũng quy định: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán ”. Xuất phát từ mục tiêu hoạt động được quy đ ịnh, ngân hàng thương mại đó ng vai trò là một trung gian tài chính đắc lực của nền kinh tế. Ngân hàng khắc phục mâu thuẫn vốn có giữa người cho vay và người đi vay, chuyển tiết kiệm thành đầu tư, làm cầu nối giữa hai bộ phận thặng dư c hi tiêu và thâm hụt chi tiêu trong nền kinh
  8. tế. Nhờ có sự đa dạng hoá, sự chuyên nghiệp của ngân hàng thương mại mà s ự cho vay, đầu tư được giảm thiểu và phân tán rủi ro. Mặt khác, khả năng thẩm định thông tin tốt đã giúp ngân hàng vượt qua được tình trạng “ thông tin không đỗi xứng “ trên thị trường tạo ra khả nă ng sinh lợi cho ngân hàng. Ngoài chức năng làm trung gian tài chính, ngân hàng thương mại còn là thủ quỹ của doanh nghiệp. Với những nghịêp vụ như nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán, chuyển khoản…, ngân hàng có vị trí quan trọng trong việc cất trữ tiền của doanh nghiệp cũng như phục vụ doanh nghiệp thanh sử dụng số tiền đó.NNgân hàng thương mại tạo ra tiền dựa trên lượng tiền cơ sở ngân hàng trung ương phát hành. Thông qua các nghiệp vụ của mình, qui mô vốn tín dụng mà ngân hàng thươ ng mại tạo ra là rất lớn. Do đó, hệ số tạo tiền cao và khả năng tạo tiề n của ngân hàng thương mại có thể vượt qua sự kiểm soát của ngân hàng Nhà nước nếu ngân hàng Nhà nước không có các quy định chặt chẽ về hoạt động của ngân hàng thươ ng mại. Hiện nay, ngân hàng đã trở thành những trung gian thanh toán lớn nhất tại hầu hết các quốc gia. Thay cho khách hàng, ngân hàng thương mại thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ với những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt hết sức thuận lợi. Các ngân hàng còn tiến hành thanh toán bù trừ lẫn nhau thông qua ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán bằng những công nghệ thanh toán hiện đại, đạt hiệu quả cao. Tóm lại, nhờ sự chuyên môn hoá và công nghệ hiện đại, ngân hàng ngày một trở thành công c ụ đắc lực phục vụ cho nền kinh tế. Thành công c ủa các ngân hàng thương mại còn đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. 1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng và nghề cho vay nặng lãi. Trải qua hàng tră m nă m phát triển, ngày nay ngân hàng thươ ng mại đã có bốn nghiệp vụ cơ bản như huy động vốn, cấp tín dụng,
  9. thanh toán và hoạt động khác. Trong đó, nghiệp vụ huy động vốn và cấp tín dụng là hai nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thươ ng mại. Nghiệp vụ huy đ ộng vốn thuở sơ khai xuất phát từ nhu cầu cất trữ hộ tiền của những người giàu có. Thực hiện cất trữ hộ đã làm tă ng thu nhập, tă ng khả nă ng đa dạng các loại tiền, tăng quy mô tài sản của người kinh doanh tiền tệ. Huy động vốn thông qua cất trữ hộ tiền là một điều kiện để nghiệp vụ thanh toán ra đời. Dần dân, cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng, huy động vốn không chỉ là giữ hộ tiền mà còn là đi vay từ những người có vốn nhàn rỗi. Đến nay, trong thời kỳ hiện đại, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ huy đ ộng thông qua các hoạt động chủ yếu sau: huy động tiền gửi gồm có tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tiền gửi của các ngân hàng khác. Ngân hàng cũng huy động vốn thông qua tiền vay gồm tiền vay Ngân hàng nhà nước, vay các tổ chức tín dụng khác và vay trên thị trường vốn… Song song với nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Chính vì vậy, hoạt động tín dụng là động lực thúc đẩy hoạt động huy động vốn để tìm kiếm những nguồn vốn mới. Ngân hàng thương mại cung cấp các hình thức tín dụng đa dạng từ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn cho đến cho vay tiêu dùng, tài trợ dự án, bảo lãnh, leasing (thuê mua). Nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ tín dụng đã giúp ngân hàng thực hiện được chức nă ng trung gian tài chính, đáp ứng nhu cầu luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng ra đời không những tiện lợi cho khách hàng truyền thống mà còn khuyến khích các khách hàng mới tăng tiền gửi vào ngân hàng để sử dụng dịch vụ. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, thanh toán không dùng tiền mặt thông qua ngân hàng đã mang lại lợi ích cao, tiết kiệm thời gian và chi phí. Các công c ụ thanh toán không dùng tiền mặt gồm có séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, LC (letter of credit), hối phiếu, tín dụng chứng từ…
  10. Ngoài những nghiệp vụ trên, ngân hàng còn thực hiện nhiều nghiệp vụ mới nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng như dịch vụ môi giới mua bán chứng khoán, mua bán tài sản, đầu tư, dịch vụ tư vấn: cung cấp các tiện ích như dịch vụ hỗ trợ sau cho vay, home – banking, d ịch vụ uỷ thác… Lợi nhuận mà những loại hình này đem lại đang dần thay đổi tỷ trọng doanh thu trong các ngân hàng hiện đại trên thế giới. Trong ngân hàng, nghiệp vụ bảo lãnh c ũng được coi là một nghiệp vụ tín dụng được phân theo hình thức cấp tín dụng . Tuy nhiên, nghiệp vụ bảo lãnh là một nghiệp vụ mới được hình thành dựa trên nhu cầu của khách hàng về bảo đảm sự tin cậy trong quan hệ kinh tế. Do đó, nghiệp vụ bảo lãnh có những đặc điểm và tính chất riêng biệt so với nghiệp vụ tín dụng. Có thể nhận định rằng, nghiệp vụ bảo lãnh là một nghiệp vụ có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. 1.2. Nghiệp vụ bảo lãnh tai Ngân hàng thương mại Khi nền kinh tế thị trường phát triển, sự giao lưu buôn bán trong một quốc gia và giữa các quốc gia trở nên phổ biến. Mặc dù thông tin kinh tế rất đa dạng nhưng không phải lúc nào các doanh nhân cũng có đầy đủ thông tin về đối tác kinh doanh. Sự cần thiết của chữ tín trong quan hệ kinh tế là rất quan trọng nhưng không thể được xác lập ngay lần đầu. Trong khi đó, ngân hàng với vị trí là một tổ chức tài chính trung gian lại có đầy đ ủ uy tín và thông tin về khách hàng. Xuất phát từ nhu cầu bảo đảm uy tín cho khách hàng và khả năng đáp ứng của ngân hàng, nghiệp vụ bảo lãnh ra đời đã giải quyết nhu cầu cấp bách trong nền kinh tế. 1.2.1. Khái niệm nghiệp vụ bảo lãnh
  11. Ở mỗi nước khác nhau lại có một định nghĩa về nghiệp vụ bảo lãnh, tuy nhiên bản chất của nghiệp vụ bảo lãnh là không thay đổi. Theo luật các tổ chức tín dụng và quyết định 283/QĐ - NHNN nước ngày 25/03/2000: - B ảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng vă n bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên đ ược bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã c am kết với bên bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã đước trả thay. - B ên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng đã được quy định tại đ iều 3 của Quy chế bảo lãnh ngân hàng theo quyết định 283/2000 của NHNN gồm có: + Ngân hàng thươ ng mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Viêt Nam, ngân hàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành lập và hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định tại Quy chế này. + Các ngân hàng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thanh toán quốc tế được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh khác mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân nước ngoài. + Tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu theo quy định của pháp luật về thương phiếu. - B ên được bảo lãnh là các khách hàng được quy định tại điều 4 của Quy chế bảo lãnh ngân hàng theo Quyết đ ịnh 283/2000 của Ngân hàng Nhà nước gôm có: + Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam: doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân.
  12. + Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng. + Hợp tác xã và các tổ chức khác có đ ủ điều kiện quy đ ịnh tại đ iều 94 của Bộ luật dân sự. + Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. + Hộ kinh doanh cá thể. Theo bản sửa đổi số 112 ngày 11/02/2003, những đối tượng không được bảo đảm bao gồm: + Thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc của tổ chức tín dụng. + Cán bộ nhân viên đang thực hiện thẩm định bảo lãnh. + Bố mẹ, vợ chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc. Tuy nhiên, bố mẹ, vợ chồng, con của tổng giám đốc, phó tổng giám đốc nếu có nhu cầu bảo lãnh sẽ được hội sở chính của tổ chức tín dụng quyết đ ịnh. - Bên nhận bảo lãnh là các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Bản chất của bảo lãnh là một hình thức tài trợ thông qua uy tín. Nhờ nguồn tài trợ này khách hàng có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, bảo lãnh ngân hàng phải có những yếu tố phân biệt với các loại bảo lãnh khác như: - Bảo lãnh ngân hàng là cam kết về nghĩa vụ tài chính. - Bảo lãnh ngân hàng chỉ được thực hiện khi có sự vi phạm hợp đồng của khách hàng. - Bảo lãnh ngân hàng không phải phương tiện thanh toán mà là phươ ng tiện bảo đảm.
  13. Bảo lãnh được coi như tài sản ngoại bảng và được theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán. Khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ tài chính cam kết thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả hoặc bồi thường cho người được bảo lãnh. Trong trường hợp đó, ngân hàng sẽ hạch toán ghi nợ khách hàng. Nếu khách hàng không có khả năng trả thì khoản nợ đó sẽ đưa vào nợ xấu, nợ quá hạn và áp dụng lãi phạt. Chính vì trường hợp khách hàng không thực hiện đ ược nghĩa vụ cam kết hoàn toàn có thể xảy ra nên bảo lãnh chính là một cách để san sẻ rủi ro đồng thời tạo mối liên kết trách nhiệm tài chính giữa ngâ n hàng với khách hàng. Qua hoạt động bảo lãnh, ngân hàng và khách hàng cùng có lợi. Khách hàng nhờ có sự đảm bảo của ngân hàng có thể tiến hành kinh doanh mà không gặp trở ngại. Về phía ngân hàng, bảo lãnh đem lại khoản thu, chủ yếu là phí bảo lãnh và các phí khác có liên quan đến hoạt động bảo lãnh. 1.2.2. Đặc điểm của nghiệp vụ bảo lãnh. - B ảo lãnh là một nghiệp vụ được hình thành dựa trên sự thoả thuận của các bên tham gia. Trong nghiệp vụ bảo lãnh có ba tài liệu cơ sở gồm hợp đồng ban đầu giữa bên được bảo lãnh, thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh. Sau khi thẩm định các vấn đề liên quan, ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho khách hàng (bên được bảo lãnh). Ngân hàng và khách hàng sẽ tự thoả thuận với nhau về hình thức bảo lãnh, đ iều kiện trả tiền và các điều kiện khác. Trong trường hợp ký hợp đ ồng bảo lãnh, điều khoản trong đó c ũng phải được hình thành từ sự thoả thuận của ngân hàng và khách hàng. Thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành vẫn phải dựa trên hợp đồng ban đầu và bất cứ sự thay đổi nào đều phải có sự đồng ý của các bên liên quan. - Bảo lãnh là một cam kết bằng văn bản do đó tất cả các hoạt động có liên quan đến bảo lãnh đều phải được lập trên cơ sở chứng từ. Hợp đồng bảo lãnh,
  14. hợp đồng cơ sở ban đầu, thư bảo lãnh đều được lập bằng văn bản. Tất cả các chứng từ, tài liệu đều phải đầy đủ thông tin theo quy định và được theo dõi bảo quản. - B ảo lãnh có tính độc lập đối với các văn bản khác. Mặc dù có trích thông tin từ các vă n bản đó nhưng hợp đ ồng bảo lãnh độc lập với các bên nhận bảo lãnh, thư bảo lãnh độc lập với bên được bảo lãnh, hợp đồng ban đầu độc lập với ngân hàng. Cụ thể, người đ ứng ra cam kết phải chịu trách nhiệm trả tiền ngày lần đầu tiên người thụ hưởng có yêu cầu cho dù có sự nghi ngờ và điều tra giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Theo UCP 845 c ủa ICC, “ về bản chất bảo lãnh là giao dịch tách rời khỏi hợp đồng cơ sở hay các điều kiện dự thầu mà bảo lãnh lấy làm căn cứ và bên nhận bảo lãnh không hề quan tâm hay bị ràng buộc bởi hợp đồng và các điều kiện dự thầu đó, dù có trích tham chiếu đến chúng trong bảo lãnh”. - B ảo lãnh có hiệu lực mạnh vì nó là một cam kết không huỷ ngang và vô điều kiện với người thụ hưởng. Khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình thay cho khách hàng, bất kể khách hàng đ ó trong thực tế có thật sự vi phạm hợp đồng ban đầu hay không, ngân hàng vẫn phải chi trả cho bên nhận bảo lãnh một cách vô điều kiện. 1.2.3. Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh. Nghiệp vụ bảo lãnh rất có ý nghĩa không chỉ đối với bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh mà còn đối với ngân hàng và nền kinh tế. Bên nhận bảo lãnh là bên yều cầu đối tác của mình phải có thư bảo lãnh của ngân hàng. Thư bảo lãnh của ngân hàng chính là một sự đảm bảo để bên nhận bảo lãnh tin tưởng hợp tác với bên được bảo lãnh. Bảo lãnh mang chức năng pháp lý vì thông qua thư bảo lãnh, bên được bảo lãnh phải thừa nhận nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình. Nhờ vậy, bên thụ hưởng có thể tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh một cách suôn
  15. sẻ và thuận lợi. Bảo lãnh thực chất đã tạo lòng tin cho bên nhận bảo lãnh trong giao dịch với đối tác. Ngược lại đối với bên đ ược bảo lãnh, khoản bảo lãnh giúp bên được bảo lãnh chiếm dụng vốn của người thụ hưởng trong một thời gian dưới nhiều hình thức. Nhờ đó, rút ngắn được vòng quay c ủa vốn và đẩy nhanh được quá trình sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá. Bên được bảo lãnh chỉ phải trả một khoản phí cho ngân hàng bảo lãnh và được đảm bảo đầy đ ủ quyền lợi theo hợp đồng kinh doanh ban đầu. Mặt khác, bảo lãnh đã thực hiện một chức nă ng thúc đẩy đối với khách hàng. Vì khi vi phạm hợp đồng, bên được bảo lã nh phải chi phí bồi thường và những chi phí này thường lớn nên buộc bên được bảo lãnh phải thực hiện đúng hợp đồng ký kết. Nói chung, đối với cả hai nghiệp vụ, bảo lãnh đã góp phần bỏ hình thức đặt cọc trong giao dịch giữa bên mua và bên bán, giúp bên mua có thể sử dụng số tiền đặt cọc đó vào mục đích khác có lợi hơn. Đồng thời bảo lãnh ngân hàng giúp các bên rút ngắn thời gian tìm hiểu đối tác, rút ngắn khoảng cách địa lý và tiết kiệm chi phí. Những đối tác ở vùng châu á hoàn toàn có thể yên tâm giao dịch với các đối tác từ khắp nơi trên thế giới vì đã có sự bảo lãnh c ủa các ngân hàng có quan hệ địa lý với các ngân hàng đặt tại nước mình. Bảo lãnh là một trong những cách khắc phục hậu qủa khi xảy ra tổn thất nhằm giảm thiểu thiệt hại cho các bên tham gia đặc biệt là với bên nhận bảo lãnh. Đây chính là chức năng đền bù c ủa bảo lãnh. Bên nhận bảo lãnh sẽ được ngân hàng bù đắp thiệt hại nếu có sự vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay, cơ hội kinh doanh rất quý giá đối với tất cả các thành phần kinh tế. Chính vì vậy, bảo lãnh là một công cụ đắc lực để các khách hàng của ngân hàng kịp thời nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Đối với bản thân ngân hàng, bảo lãnh góp phần huy động những nguồn vốn lớn thông qua hoạt động ký quỹ cho bảo lãnh. Ngân hàng chỉ phải trả lãi không ky hạn cho những khoản ký quỹ đặc biệt là những khoản ký quỹ lớn và có thời
  16. hạn bảo lãnh tương đối dài. Không phải nguồn vốn nào c ũng có điều kiện thuận lợi cho ngân hàng khi huy động đặc biệt về lãi áp dụng như các khoản bảo lãnh. Trong nền kinh tế, khi các đơn vị kinh tế đ ược tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất kinh doanh thì bộ máy của nền kinh tế cũng được vận hành có hiệu quả. Nhờ có nghiệp vụ bảo lãnh làm thông suốt hoạt động kinh doanh, mô hình luân chuyển H-T được đẩy nhanh, rút ngắn vòng quay của vốn trong nền kinh tế thị trường. Đây là một đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế nói chung trên thế giới. 1.2.4. Phân loại 1.2.4.1. Theo phương thức phát hành. - B ảo lãnh trực tiếp là loại hình bảo lãnh ngân hàng mà trong đó ngân hàng phát hành cam kết thanh toán không huỷ ngang trực tiếp với bên nhận bảo lãnh. Đồng thời bên được bảo lãnh cũng phải thực hiện nghĩa vụ trực tiếp với ngân hàng phát hành bảo lãnh. Bảo lãnh trực tiếp thường được sử dụng trong phạm vi một quốc gia và chịu sự chi phối của pháp luật trong nước. Ngân hàng bảo lãnh sẽ trực tiếp gửi thư bảo lãnh đến bên thụ hưởng và khi hết hạn có thể trực tiếp tất toán với người hưởng mà không cần sự hoàn trả thư gốc. Tuy nhiên, đối với trường hợp ngân hàng phát hành có ngân hàng đại lý tại nước ngoài nơi bên nhận bảo lãnh đóng trụ sở, ngân hàng đại lý đó sẽ đó ng vai trò là ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên th ụ hưởng. Ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Sơ đồ 1: Sơ đồ bảo lãnh trực tiếpS
  17. Ngõn hàng bảo lónh (3) ((2) Bờn được b ảo ló nh Bờn nh ận b ảo lónh (1) Trường hợp đặc biệt của phương thức bảo lãnh trực tiếp là bảo lãnh phát hành trái phiếu. Ngân hàng phát hành cũng có nghĩa vụ trực tiếp với công ty thực hiện phát hành trái phiếu nhưng người yêu cầu bảo lãnh và người thụ hưởng là một. Ngân hàng và công ty phát hành trái phiếu sẽ ký hợp đồng bảo lãnh thanh toán qua trái phiếu đối với người mua. Nếu công ty không thu đủ số tiền cần huy động trong lần phát hành trái phiếu, ngân hàng sẽ bù đắp. - Bảo lãnh gián tiếp là loại hình bảo lãnh mà ngân hàng phát hành đã phát hành bảo lãnh thay cho một ngân hàng khác phục vụ bên được bảo lãnh. Ngân hàng phục vụ bên được bảo lãnh phải có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành bảo lãnh và được gọi là ngân hàng chỉ dẫn. Hai ngân hàng liên hệ với nhau bằng vă n bản. Khi tổn thất xảy ra, trước hết ngân hàng phát hành sẽ chịu trách nhiệm bồi thường trực tiếp với bên thụ hưởng, sau đó yêu cầu ngân hàng chỉ thị thanh toán. Tiếp theo, ngân hàng chỉ thị sẽ buộc bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho mình. Quan hệ pháp lý ở đâ y là quan hệ thực thi nghiệp vụ bảo lãnh cùng với việc làm rõ trách nhiệm giữa ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước người được bảo lãnh. Hình 2: Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp
  18. (3) Ngân hàng chỉ dẫn Ngân hàng phát hành (2) (4) Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh (1) (1) Bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh ký kết hợp đồng kinh tế. (2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng chỉ dẫn chỉ định một ngân hàng tại nước của bên nhận bảo lãnh để phát hành thư bảo lãnh. (3) Ngân hàng chỉ dẫn yêu cầu ngân hàng phát hành phát hành thư bảo lãnh cùng thư bảo lãnh đối ứng cho bên nhận bảo lãnh. (4) Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. - Đồng bảo lãnh là loại hình bảo lãnh được áp dụng cho những khoản bảo lãnh lớn, vượt quá khả năng của một ngân hàng làm được. Để giảm thiểu rủi ro do những khoản bảo lãnh lớn gây ra, nhiều ngân hàng cùng đứng ra thực hiện bảo lãnh. Một ngân hàng sẽ được chọn làm ngân hàng phát hành, các ngân hàng còn lại đóng vai trò thành viên. Ngân hàng phát hành sẽ chịu trách nhiệm thu phí và chịu trách nhiệm thanh toán nếu phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Sau đó, dựa vào tỷ lệ đóng góp của các thành viên để chia số phí thu được hoặc truy đ òi trách nhiệm. Hình 3: Sơ đồ đồng bảo lãnh.
  19. Ngân Ngân hàngN Ngân h àngNthành thành viên hàngN viên thành viên Ngân hàng thành viên (2) (3) Bờn được b ảo lónh Bờn nh ận b ảo lónh (1) (1) Bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh ký kết hợp đồng kinh tế. (2) Bên được bảo lãnh yêu cầu các ngân hàng xem xét phát hành thư bảo lãnh. (3) Ngân hàng phát hành gửi thư bảo lãnh đến bên nhận bảo lãnh. 1.2.4.2.Theo phương thức đòi tiền. - Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh trong trường hợp ngân hàng phải thanh toán chỉ khi bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ các giấy tờ được quy định từ trước như bằng chứng vi phạm có thể xác nhận của bên được bảo lãnh, các vận đơn, hoá đơn thương mại… Bảo lãnh có điều kiện bảo vệ quyền lợi của bên đ ược bảo lãnh nhằm tránh mọi sự lợi dụng hoạt động bảo lãnh c ủa bên thụ hưởng để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, bảo lãnh có điều kiện lại gây cản trở cho bên nhận bảo lãnh khi nhận bồi thường. - Bảo lãnh vô điều kiện là loại hình bảo lãnh mà ngân hàng sẽ thanh toán ngay cho bên thụ hưởng khi có sự vi phạm hợp đồng xảy ra. Ngân hàng chỉ yêu cầu bên nhận bảo lãnh gửi công văn ghi rõ sự vi phạm kèm theo bản gốc hợp đồng ban đầu.
  20. Bảo lãnh vô điều kiện lại đảm bảo quyền lợi cho bên nhận bảo lãnh. Tuy bảo lãnh vô điều kiện bất lợi cho bên đ ược bảo lãnh khi bên thụ hưởng gian dối nhưng lại được sử dụng phổ biến hiện nay vì tính thuận tiện trong giao dịch. 1.2.4.3. Theo mục tiêu bảo lãnh. - B ảo lãnh đ ảm bảo tham gia dự thầu là một bảo lãnh ngân hàng do ngân hàng phát hành cho chủ thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Giá trị bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu thường chiếm từ 1 đến 5% giá trị hợp đồng kinh tế giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Bảo lãnh sẽ hết hiệu lực khi người tham gia dự thầu không trúng thầu hoặc đã trúng thầu và ký kết hợp đồng với chủ thầ. Bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu tránh cho chủ thầu bị thiệt hại khi người tham gia dự thầu rút lui hoặc thay đổi không ký hợp đồng khi đã trúng thầu. - B ảo lãnh thực hiện hợp đồng l à một bảo lãnh của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện đúng, đầy đ ủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đ ủ các nghĩa vụ trong hợp đồng thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Bảo lãnh thường được phát hành cho người bán. Giá trị bảo lãnh từ 5 đến 10% giá trị hợp đồng theo thoả thuận của các bên. Trong trường hợp đặc biệt, giá trị bảo lãnh có thể lên đến 15% hoặc giảm dần theo tiến độ thực hiện hợp đồng. - B ả o lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước hay bảo lãnh hoàn thanh toán là một bảo lãnh ngân hàng đảm bảo cho bên nhận bảo lãnh về việc đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng với bên nhận bảo lãnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0