Luận văn tốt nghiệp: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành công trình - Xây dựng 12 phòng học lầu trường tiểu học Đoàn Kết
lượt xem 0
download
Đề tài "Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành công trình - Xây dựng 12 phòng học lầu trường tiểu học Đoàn Kết" trình bày cơ sở lý luận về kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; giới thiệu công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn Tín Việt AICA và dự án Xây dựng 12 phòng học lầu Trường Tiểu học Đoàn Kết huyện Bù Đăng, thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành công trình “Xây dựng 12 phòng học lầu trường tiểu học Đoàn Kết”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành công trình - Xây dựng 12 phòng học lầu trường tiểu học Đoàn Kết
- BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH: XÂY DỰNG 12 PHÒNG HỌC LẦU TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT Ngành : KINH TẾ XÂY DỰNG Chuyên ngành : QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG GVHD : Th.s HUỲNH THỊ YẾN THẢO SVTH : CHÂU THỊ TUYẾT ANH MSSV : 1854020002 LỚP : QX18 ĐTBTL : 3.23 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn đề tài “Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dự án xây dựng 12 phòng học lầu Trường tiểu học Đoàn Kết huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước” là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi. Mọi số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 08 năm 2022 Sinh viên thực hiện Châu Thị Tuyết Anh
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: ............................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................1 3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................2 5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................2 6. Kết cấu của đề tài ............................................................................................3 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH ...........................................................................................4 1.1. Tổng quan về kiểm toán: ............................................................................4 1.1.1. Một số khái niệm: .................................................................................. 4 1.1.2. Nguyên tắc của kiểm toán: ................................................................... 5 1.1.3. Phân loại kiểm toán: .............................................................................. 7 1.1.4. Đối tượng và chức năng của kiểm toán: .............................................. 8 1.1.5. Ý nghĩa của kiểm toán: ......................................................................... 9 1.2. Tổng quan về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: ............9 1.2.1. Một số khái niệm liên quan: ................................................................. 9 1.2.2. Mục đích của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: .... 10 1.2.3. Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp: ................. 10 1.2.4. Yêu cầu của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: ...... 11 1.2.5. Quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: .......... 12 1.3. Nội dung kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: ..................21 1.3.1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý:....................................................................... 21 1.3.2. Kiểm tra nguồn vốn đầu tư: ............................................................... 22 1.3.3. Kiểm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: ............................................................................................. 22 1.3.4. Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: ............................... 23 i
- 1.3.5. Kiểm tra các khoản công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng: ............... 23 1.3.6. Kiểm tra việc chấp hành của Chủ đầu tư đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có): .............. 24 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÍN VIỆT-AICA VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 12 PHÒNG HỌC LẦU TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT ............................................................25 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tín Việt-AICA: .....25 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Kiểm Toán và Tư Vấn Tín Việt-AICA. 25 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tín Việt AICA 25 2.2. Tổng quan về công trình: “Xây dựng 12 phòng học lầu trường tiểu học Đoàn Kết”: ............................................................................................................33 2.2.1. Giới thiệu về công trình: ........................................................................ 33 2.2.2. Hồ sơ pháp lý của dự án: .................................................................... 34 2.2.3. Các gói thầu thi công:.......................................................................... 36 CHƯƠNG 3 : KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH “XÂY DỰNG 12 PHÒNG HỌC LẦU TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT”: .....................................................................................37 3.1. Lập kế hoạch kiểm toán: ..............................................................................37 3.1.1. Kế hoạch kiểm toán tổng thể:................................................................ 37 3.1.2. Kế hoạch kiểm toán chi tiết: .................................................................. 54 3.2. Thực hiện kiểm toán: ....................................................................................58 3.2.1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý: ......................................................................... 58 3.2.2. Kiểm tra nguồn vốn đầu tư: .................................................................. 80 3.2.3. Kiểm tra chi phí đầu tư: ........................................................................ 81 3.2.4. Kiểm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: ............................................................................................. 99 3.2.5. Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: .................................. 99 ii
- 3.2.6. Kiểm tra các khoản công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng: ................ 100 3.2.7. Kiểm tra tra việc chấp hành của chủ đầu tư với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có): không có 104 3.3. Phát hành báo cáo kiểm toán: ...................................................................104 CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN ...................................................................................118 iii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCQTDAHT Báo cáo Quyết toán dự án hoàn thành CĐT Chủ đầu tư QĐĐT Quyết định đầu tư KTV Kiểm toán viên TSCĐ Tài sản cố định CMKT Chuẩn mực kiểm toán UBND Ủy ban nhân dân QLDA Quản lý dự án XDCB Xây dựng cơ bản iv
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Cho đến thời điểm hiện tại nền kinh tế Việt Nam đã dần chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội bằng pháp luật, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động phát triển được bình đẳng và chính trực nhất. Tuy nhiên trong đó vẫn có một số bộ phận nhỏ nào đó lợi dụng chức vụ, quyền hạn để mưu cầu và thu lợi cá nhân gây ra những tổn thất lớn về tài sản tiền vốn,…. Và để khắc phục những tồn tại tiêu cực đó chúng ta cần sử dụng các công cụ kiểm tra giám sát để giúp phát hiện ra những gian lận sai sót từ đó đưa ra hướng giải quyết. Trong số đó kiểm toán là một hoạt động có vai trò quan trọng không thế thiếu. Sự đóng góp ở đây của kiểm toán chính là tăng độ tin cậy đối với các thông tin được kiểm toán. Trong lĩnh vực xây dựng cũng như thế, còn xuất hiện ngày càng nhiều những tiêu cực trong quá trình thực hiện xây dựng như: sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý với thực tế, tình trạng thất thoát lãng phí xuất hiện nhiều. Cho nên các dự án đầu tư xây dựng cần được k9iểm soát một cách chặt chẽ hơn không chỉ về khía cạnh đầy đủ, trung thực về số liệu, tuân thủ pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư mà còn phải được đánh giá về hiệu lực hiệu quả kinh tế của dự án. Vì vậy kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành cũng thế. Giúp đưa ra ý kiến nhận xét đúng đắn về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Kiểm toán báo cáo QTDAHT là một loại hình kiểm toán do Uỷ ban Kiểm toán tiến hành. Tương tự như kiểm toán các chương trình khác của Chính phủ, kiểm toán BCQTDAHT là hoạt động kiểm toán tính tuân thủ, tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực của các công trình do các tổ chức đơn vị thực hiện. Theo một cách tiếp cận khác, kiểm toán báo cáo QTDAHT là loại hình kiểm toán nhằm kiểm tra tính hợp lý của một dự án trong từng giai đoạn trên mức độ quan tâm tới khía cạnh tiến bộ của 1
- dự án. Kiểm toán báo cáo QTDAHT là phương pháp kiểm toán một dự án bao gồm từ khâu lập kế hoạch dự án, thiết kế công trình, ước tính kinh phí dự án, đấu thầu, ký hợp đồng, xây dựng, kiểm tra và quyết toán công trình đã hoàn thành. Khi một dự án có quy mô lớn và được thực hiện thông qua hai hoặc nhiều hợp đồng xây dựng thì phương pháp này được áp dụng cho từng hợp đồng và áp dụng các ý tưởng cơ bản cho toàn bộ dự án. 3. Mục tiêu nghiên cứu Kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình thực hiện dự án: trình tự, thủ tục đầu tư của dự án, kiểm tra khối lượng quyết toán công việc xây dựng, thiết bị hoàn thành, quyết toán các chi phí tư vấn và chi phí khác, rà soát, đối chiếu với thiết kế, dự toán được duyệt, hợp đồng giao nhận thầu, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công,....... Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá trong quyết toán, đối chiếu với định mức do các cơ quan quản lý chuyên ngành công bố, định mức riêng cho công trình, đơn giá dự toán được duyệt, đơn giá theo hợp đồng… Kiểm tra chứng từ và các thủ tục kiểm toán khác cần thiết trong từng trường hợp, nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về quá trình thực hiện dự án và số liệu, thuyết minh trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành Phạm vi nghiên cứu: Đề tài kiểm toán công trình “Xây dựng 12 phòng học lầu trường tiểu học Đoàn kết” Thời gian: Đề tài Kiểm toán trong giai đoạn 03/2021-12/2021 5. Phương pháp nghiên cứu Phân tích tổng quát: cho KTV có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, phát hiện những điều không hợp lý, những điều bất bình thường, những biến động lớn và những trọng tâm trọng yếu trong kiểm toán Kiểm tra các lĩnh vực nội dung khác nhau trong một BCQTDAHT: 2
- − KTV kiểm tra trực tiếp, cụ thể toàn bộ hoặc 1 số các lĩnh vực nội dung khác nhau trong BCQTDAHT (cụ thể hồ sơ pháp lý, nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư được tính và không được tính vào giá trị tài sản hình thành, kiểm tra giá trị tài sản, kiểm tra công nợ vật tư thiết bị tồn đọng, cũng như việc thực hiện kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra) − Xem xét, đánh giá mức độ chính xác, hoặc tính hợp pháp hợp lệ của công việc này. 6. Kết cấu của đề tài Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành Chương 2: Giới thiệu công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn Tín Việt- AICA và dự án Xây dựng 12 phòng học lầu Trường Tiểu học Đoàn Kết huyện Bù Đăng. Chương 3: Thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành công trình “Xây dựng 12 phòng học lầu trường tiểu học Đoàn Kết” Kết luận 3
- CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH 1.1. Tổng quan về kiểm toán: 1.1.1. Một số khái niệm: Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và nghiệp vụ thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập (theo Arens và Loebbecker, 1984); Theo Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12: Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ; Báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam lập sau khi kết thúc việc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và những nội dung khác đã được kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán; Theo thông tư 67/2015/TT-BTC: Kiểm toán viên là những người thực hiện cuộc kiểm toán, gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề, kỹ thuật viên và các thành viên khác trong nhóm kiểm toán. Trong Chuẩn mực này, hầu hết các trường hợp, khi sử dụng thuật ngữ “kiểm toán viên” đã bao gồm thuật ngữ “kỹ thuật viên” và “doanh nghiệp kiểm toán”. Khi cần nhấn mạnh trách nhiệm thì nói rõ “kiểm toán viên”, “kỹ thuật viên” hoặc “doanh nghiệp kiểm toán”; Hồ sơ kiểm toán: Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ theo trật tự nhất định theo hướng dẫn của Chuẩn mực này làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể. Tài liệu trong hồ sơ kiểm 4
- toán được thể hiện trên giấy, trên phim ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành; Kiểm toán viên: Là những người thực hiện cuộc kiểm toán, gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề, kỹ thuật viên và các thành viên khác trong nhóm kiểm toán. Trong Chuẩn mực này, hầu hết các trường hợp, khi sử dụng thuật ngữ “kiểm toán viên” đã bao gồm thuật ngữ “kỹ thuật viên” và “doanh nghiệp kiểm toán”. Khi cần nhấn mạnh trách nhiệm thì nói rõ “kiểm toán viên”, “kỹ thuật viên” hoặc “doanh nghiệp kiểm toán”; Kỹ thuật viên: Là các cá nhân làm việc cho doanh nghiệp kiểm toán, có kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về kinh tế, kỹ thuật xây dựng... có thể hỗ trợ kiểm toán viên trong việc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; Hồ sơ kiểm toán: Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ theo trật tự nhất định theo hướng dẫn của Chuẩn mực này làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành; Kế hoạch kiểm toán: Là tài liệu xác định các thông tin về khách hàng, phạm vi, nội dung công việc, thời gian thực hiện và phương pháp tiếp cận kiểm toán để đạt được mục tiêu của cuộc kiểm toán; Chương trình kiểm toán: Là tài liệu chi tiết về mục tiêu và các thủ tục cần thực hiện đối với từng phần hành kiểm toán do kiểm toán viên lập; Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. 1.1.2. Nguyên tắc của kiểm toán: Để thực hiện một cuộc kiểm toán hiệu quả nhất yêu cầu người thực hiện kiểm toán phải đảm bảo được các nguyên tắc như sau: − Độc lập: là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ 5
- kế toán, kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kiểm toán phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kiểm toán không được nhận làm kiểm toán hoặc làm kế toán cho các đơn vị có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hành hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa. Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kiểm toán không được nhận làm kiểm toán hoặc kế toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia đình ruột thịt (như có bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột) là người trong bộ máy quản lý điều hành (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, kế toán trưởng,..) trong đơn vị khách hàng. − Chính trực: Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng. − Khách quan: Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị. − Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kiểm toán, kế toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần. Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu về công việc. − Tính bảo mật: Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình. 6
- − Tư cách nghề nghiệp: Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp. − Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kế toán, kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quy định của Hội nghề nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành. 1.1.3. Phân loại kiểm toán: 1.1.3.1. Phân loại theo chủ thể: Theo chủ thể có 3 loại kiểm toán cơ bản sau: Kiểm toán nội bộ: Là công việc kiểm toán do các Kiểm toán viên của đơn vị tiến hành, chủ yếu để đánh giá về việc thực hiện pháp luật và quy chế nội bộ; kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và việc thực thi công tác Kế toán, Tài chính,…của đơn vị. (Theo nghị định số 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập bàn hành ngày 30/03/2004) Kiểm toán nhà nước: Là công việc kiểm toán do cơ quan chuyên trách Nhà nước tiến hành, chủ yếu nhằm phục vụ việc kiểm tra và giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng Ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước. (Theo nghị định số 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập bàn hành ngày 30/03/2004) Kiểm toán độc lập: Là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán. (Theo Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12) 1.1.3.2. Phân loại theo đối tượng và lĩnh vực hoạt động: Theo Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ban hành ngày 29/03/2011 của Quốc Hội có 3 loại: − Kiểm toán hoạt động: Là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, 7
- đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị được kiểm toán; − Kiểm toán tuân thủ: Là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện; − Kiểm toán báo cáo tài chính: Là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán. Theo nghị định số 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập bàn hành ngày 30/03/2004: − Kiểm toán dự án: Là một loại hình chính thức của "đánh giá dự án", thường được thiết kế để đánh giá mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý dự án. Các cuộc đánh giá thường được thực hiện bởi một bộ phận đánh giá được chỉ định, một Ban Chỉ đạo được trao quyền hoặc một kiểm toán viên. Đơn vị kiểm toán phải có thẩm quyền được chỉ định để thực hiện cuộc đánh giá và đưa ra các khuyến nghị liên quan. − Kiểm toán thông tin tài chính. − Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế. − Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước. 1.1.4. Đối tượng và chức năng của kiểm toán: 1.1.4.1. Đối tượng: Đối tượng của kiểm toán là các thông tin có thể định lượng của 1 tổ chức. Đối tượng cụ thể của kiểm toán phụ thuộc và từng cuộc kiểm toán, từng loại hình kiểm toán. Ví dụ: kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối tượng là báo cáo quyết toán dự án hoàn thành 8
- 1.1.4.2. Chức năng: Kiểm toán có 2 chức năng cơ bản là chức năng xác minh và chức năng bày tỏ ý kiến ( theo http://eldata2.neu.topica.vn/): − Chức năng xác minh: nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện của các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tài chính. Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển và được thể hiện khác nhau tỳ đối tượng cụ thể của kiểm toán. − Chức năng bày tỏ ý kiến: đưa ra ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về tính trung thực, mức độ hợp lý của đối tượng được kiểm toán. Sau khi kiểm toán viên đã thực hiện chức năng xác minh về tính trung thực cả tài liệu (hay độ tin cậy của các thông tin kế toán) và tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận của mình về các vấn đề đã được xác minh 1.1.5. Ý nghĩa của kiểm toán: Từ chức năng kiểm toán ở trên có thể xác định được ý nghĩa của nó như sau: − Tạo niềm tin cho người quan tâm khi sử dụng thông tin được cung cấp từ tổ chức được kiểm toán. − Giảm thiểu rủi ro về thông tin − Góp phần hướng dẫn nghiệp vụ, củng cố nề nếp nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý của tổ chức được kiểm toán. 1.2. Tổng quan về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: 1.2.1. Một số khái niệm liên quan: Theo thông tư 67/2015/TT-BTC ban hành ngày 08/05/2015 của Bộ Tài Chính: − Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là báo cáo được chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư lập theo quy định của pháp luật về quyết toán dự án hoàn thành, phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính và các thông tin quan trọng khác trong quá trình đầu tư và thực hiện dự án. 9
- − Chủ đầu tư: Là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư. − Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán: Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các doanh nghiệp được phép phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của Nhà nước tại thời điểm phê duyệt quyết toán. Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể là một cá nhân khi dự án hoàn thành thuộc sở hữu của cá nhân đó. − Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành: Là toàn bộ các văn bản, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc đầu tư và quyết toán dự án, bao gồm báo cáo quyết toán dự án hoàn thành mà đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm chuẩn bị để phục vụ cho việc quyết toán dự án theo quy định của pháp luật về quyết toán dự án hoàn thành. 1.2.2. Mục đích của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: Theo khoản 02 chuẩn mực 1000 ban hành kèm theo thông tư số 67/2015/TT- BTC ban hành ngày 08/05/2015 của Bộ Tài Chính: − Mục đích của kiểm toán BCQTDAHT là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và là cơ sở để người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, thông qua việc kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đưa ra ý kiến, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hay không. 1.2.3. Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp: Theo khoản 03 chuẩn mực kiểm toán 1000 ban hành theo thông tư số 67/2015/TT-BTC 10
- − Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trên các khía cạnh trọng yếu hay không; − Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và trao đổi thông tin theo quy định của Chuẩn mực này và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên. − Trường hợp không thể đạt được sự đảm bảo hợp lý và ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ là chưa đủ để cung cấp thông tin cho người sử dụng báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dự kiến thì kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến hoặc rút khỏi cuộc kiểm toán theo pháp luật và các quy định có liên quan. 1.2.4. Yêu cầu của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: Theo khoản 06 chuẩn mực kiểm toán 1000 ban hành theo thông tư số 67/2015/TT-BTC ban hành ngày 08/05/2015 của Bộ Tài Chính − Kiểm toán viên phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước; − Kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, bao gồm cả tính độc lập có liên quan đến kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (đoạn A2 - A3 Chuẩn mực 1000); − Kiểm toán viên phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp để nhận biết các trường hợp có thể dẫn đến việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có sai sót trọng yếu; − Kiểm toán viên phải thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình lập kế hoạch kiểm toán và tiến hành cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; 11
- − Nhằm đạt được sự đảm bảo hợp lý, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm giảm rủi ro kiểm toán xuống một mức thấp có thể chấp nhận được, từ đó cho phép kiểm toán viên đưa ra kết luận phù hợp làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán; − Kiểm toán viên phải tuân thủ Chuẩn mực 1000 và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan đến cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Một chuẩn mực được xác định là có liên quan đến cuộc kiểm toán khi chuẩn mực đó đang có hiệu lực và cuộc kiểm toán có các tình huống đã được quy định và hướng dẫn trong chuẩn mực. 1.2.5. Quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: Theo chuẩn mực kiểm toán 1000 ban hành theo thông tư 67/2015/TT-BTC việc thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện các công việc kiểm toán theo trình tự gồm 3 bước sau: (a) Lập kế hoạch kiểm toán; (b) Thực hiện kiểm toán; (c) Kết thúc kiểm toán. 1.2.5.1. Lập kế hoạch kiểm toán: Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan khi lập kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Đoạn từ 16 đến 25 Chuẩn mực 300 ban hành theo thông tư 214/2012/TT-BTC quy định một số nội dung chủ yếu về lập kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho tất cả các cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và phù hợp với từng cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Kế hoạch kiểm toán BCQTDAHT gồm 2 bộ phận: kế hoạch tổng thể và chương trình kiểm toán 12
- ❖ Kế hoạch tổng thể: − Kế hoạch kiểm toán tổng thể mô tả phạm vi và cách thức tiến hành cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể đầy đủ, chi tiết, làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Hình thức và quy mô của kế hoạch kiểm toán tổng thể tùy thuộc vào yêu cầu của hợp đồng kiểm toán, quy mô của dự án, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán. − Các vấn đề chủ yếu mà kiểm toán viên phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm: + Thông tin về dự án và đơn vị được kiểm toán: mục đích đầu tư, quy mô công trình, thời gian khởi công và hoàn thành dự án theo kế hoạch và thực tế, chủ đầu tư, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư, cấp quyết chỉ định đầu tư, các đơn vị nhận thầu xây lắp và cung cấp thiết bị, tổng mức đầu tư (tổng số, cơ quan lập, thẩm định và phê duyệt), nguồn vốn đầu tư được duyệt (ngân sách trung ương, địa phương, nguồn vốn vay và huy động khác), dự toán công trình, giá gói thầu, giá trúng thầu được duyệt, số lần điều chỉnh chỉ định thầu, hình thức quản lý dự án, hình thức hợp đồng,… + Xác định rủi ro và mức trọng yếu: Việc xác định rủi ro và mức trọng yếu phải xác định rõ các yếu tố dưới đây: ➢ Xác định rủi ro có sai sót trọng yếu (rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát), từ đó xác định những vùng kiểm toán trọng yếu. ➢ Xác định mức trọng yếu cho các mục tiêu kiểm toán. ➢ Khả năng có những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm và xét đoán của kiểm toán viên. ➢ Phương pháp kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán. − Nhân sự và thời gian kiểm toán. (Mẫu Kế hoạch kiểm toán tổng thể hướng dẫn tại Phụ lục 02 Chuẩn mực 1000 ban hành theo thông tư số 67/2015/TT-BTC ban hành ngày 08/05/2015 của Bộ Tài Chính) ❖ Chương trình trình toán 13
- Chương trình kiểm toán xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể: − Trường hợp kiểm toán viên xác định có rủi ro có sai sót trọng yếu cụ thể đối với từng mục tiêu kiểm toán, kiểm toán viên phải thiết kế những thủ tục kiểm toán thích hợp để xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu đã xác định. − Trường hợp không có rủi ro có sai sót trọng yếu được xác định trước, kiểm toán viên vẫn phải thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán thông thường đối với các nội dung, số liệu và thông tin thuyết minh trọng yếu để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định tại Chuẩn mực này. Chi tiết các thủ tục kiểm toán được nêu trong chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán của mỗi công ty kiểm toán do kiểm toán viên và công ty kiểm toán lập và thực hiện, có thể khác nhau và khác nhau cho từng cuộc kiểm toán nhưng phải đảm bảo mục tiêu kiểm toán, thực hiện đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể và đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán. 1.2.5.2. Thực hiện kiểm toán: − Trước khi bước vào thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và đơn vị được kiểm toán phải thực hiện giao nhận tài liệu, hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành. Đơn vị được kiểm toán phải chuẩn bị đầy đủ và có trách nhiệm phải cung cấp các tài liệu, hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành theo các quy định của Nhà nước về quyết toán dự án hoàn thành trong từng thời kỳ cho kiểm toán viên và doanh nghiệp thực hiện kiểm toán. Bao gồm các tài liệu sau: + Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. + Các văn bản pháp lý có liên quan. + Các hợp đồng, quyết toán hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có). + Hồ sơ quản lý chất lượng của dự án: Các biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình, nghiệm thu lắp đặt thiết bị; Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành; Biên bản nghiệm 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương Mại Hải Long
81 p | 2280 | 842
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH thép Bình Nguyên
68 p | 1145 | 341
-
Luận văn tốt nghiệp môn Mạng máy tính: Nghiên cứu một số vấn đề về bảo mật ứng dụng Web trên Internet
169 p | 496 | 187
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương Mại Sóng Vang
36 p | 532 | 185
-
Luận văn tốt nghiệp: Robot di động theo dấu tường
62 p | 551 | 140
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu kỳ bán hàng thu tiền trong các đơn vị vận tải thuộc taxi group
92 p | 539 | 137
-
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH liên doanh công nghệ thực phẩm An Thái
76 p | 392 | 109
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
0 p | 338 | 86
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam thực hiện
107 p | 377 | 75
-
Luận văn: Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) thực hiện
90 p | 288 | 64
-
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars
127 p | 204 | 43
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Đầu tư Đất Xanh Miền Tây
94 p | 39 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát Chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính - Kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2019-2021
77 p | 33 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng website bán hàng nông sản
67 p | 19 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Kinh tế xây dựng: Lập báo cáo kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành dự án: Khối phụ trợ eBB4(Kho vũ khí và 02 hạng mục c24QY)
70 p | 24 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lí: Kiểm tra – đánh giá thành quả học tập của học sinh chương “Các định luật bảo toàn” _ Vật lí lớp 10 Trung học phổ thông
107 p | 104 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành công trình
116 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn