intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành công trình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành công trình cải tạo, sửa chữa trụ sở Cơ quan công Đoàn viên chức tỉnh Kiên Giang" trình bày cơ sở lý luận về Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn Tín Việt - AICA và Dự án Cải tạo, sửa chữa Trụ sở Công đoàn Viên chức tỉnh Kiên Giang; kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành công trình "Cải tạo, sửa chữa trụ sở Công đoàn Viên chức tỉnh Kiên Giang".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành công trình

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH: CẢI TẠO, SỬA CHỮA TRỤ SỞ CƠ QUAN CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC TỈNH KIÊN GIANG Ngành: KINH TẾ XÂY DỰNG Chuyên ngành: KINH TẾ XÂY DỰNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S Huỳnh Thị Yến Thảo Sinh viên thực hiện : Hồng Nguyễn Vi MSSV: 1854020183 Lớp: KX18B Điểm tích lũy: 2.90 Thành phố Hồ Chí Minh, 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hồng Nguyễn Vi
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ............................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH...................................v PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2 4. Dự kiến kết quả nghiên cứu ..............................................................................2 5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp .......................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH ...........................................................................................4 1.1 Tổng quan về kiểm toán ..................................................................................4 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán .............................................................................4 1.1.2. Nguyên tắc của kiểm toán .........................................................................4 1.1.3. Phân loại kiểm toán...................................................................................5 1.1.4. Đối tượng kiểm toán ..................................................................................6 1.1.5. Chức năng của kiểm toán .........................................................................7 1.1.6. Ý nghĩa của việc kiểm toán .......................................................................7 1.2. Tổng quan về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành ................8 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành ....................................................................................................................8 1.2.2. Mục đích của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành .............9 1.2.3. Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán ......10 1.2.4. Các yêu cầu đối với một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành ..................................................................................................................10 1.2.5. Căn cứ kiểm toán.....................................................................................12 1.2.6. Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành .......................................................13 1.2.7. Phạm vi, nội dung kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành ...14 1.2.8. Trách nhiệm kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành ..............................................................................................14 1.2.9. Quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành .................15 i
  4. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÍN VIỆT - AICA VÀ DỰ ÁN CẢI TẠO, SỬA CHỮA TRỤ SỞ CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC TỈNH KIÊN GIANG ................18 2.1. Thông tin chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tín Việt - AICA .....................................................................................................................18 2.2. Ngành nghề kinh doanh ...............................................................................18 2.3. Hồ sơ năng lực ...............................................................................................20 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển ......................................................20 2.3.2. Mục tiêu hoạt động .................................................................................21 2.3.3. Phương châm hoạt động ........................................................................21 2.3.4. Khách hàng .............................................................................................22 2.3.5. Nhân sự của công ty ...............................................................................22 2.3.6. Những công trình, dự án tiêu biểu ........................................................23 2.4. Thông tin về dự án: Cải tạo, sửa chữa Trụ sở Công đoàn Viên chức tỉnh Kiên Giang ............................................................................................................24 2.4.1. Thông tin chung về dự án ......................................................................24 2.4.2. Nội dung hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành ......................................25 CHƯƠNG 3: KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH: CẢI TẠO, SỬA CHỮA TRỤ SỞ CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC TỈNH KIÊN GIANG .......................................................................27 3.1. Chuẩn bị kiểm toán ......................................................................................27 3.1.1. Xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán .................................................27 3.1.2. Thu thập thông tin dự án và khách hàng .............................................27 3.2. Lập kế hoạch kiểm toán ...............................................................................29 3.2.1. Kế hoạch kiểm toán tổng thể .................................................................29 3.2.2. Kế hoạch kiểm toán chi tiết (Chương trình kiểm toán) ......................37 3.2. Thực hiện kiểm toán .....................................................................................39 3.2.1. Giao nhận tài liệu, hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành ......................39 3.2.2. Nội dung kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành ................40 3.3. Kết thúc kiểm toán........................................................................................93 3.3.1. Phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán ...........................93 3.3.2. Lập và phát hành báo cáo kiểm toán....................................................93 ii
  5. 3.3.3. Xử lý các công việc phát sinh sau ngày lập báo cáo kiểm toán ........107 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................109 iii
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải BCKiT Báo cáo kiểm toán BCQTDAHT Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành BGĐ Ban Giám đốc BQLDA Ban quản lý dự án CMKiT Chuẩn mực kiểm toán DNKiT Doanh nghiệp kiểm toán GTGT Giá trị gia tăng HSDT Hồ sơ dự thầu HSĐX Hồ sơ đề xuất HSMT Hồ sơ mời thầu HSKiT Hồ sơ kiểm toán HSQTDAHT Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành HSYC Hồ sơ yêu cầu KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên LĐLĐ Liên đoàn Lao động NSNN Ngân sách Nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn QĐĐT Quyết định đầu tư VACPA Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam iv
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH Bảng Nội dung Hình 1.1 Quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành Bảng 2.1 Danh sách Kiểm toán viên đăng ký hành nghề của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tín Việt – AICA tính đến 31/12/2022 Bảng 2.2 Danh sách các công trình tiêu biểu của TVAC – AICA Bảng 3.1 Công trình, hạng mục công trình chủ yếu Bảng 3.2 Các gói thầu chính Bảng 3.3 Các thành phần của kiểm soát nội bộ Bảng 3.4 Đánh giá mức trọng yếu Bảng 3.5 Nhân sự và thời gian kiểm toán Bảng 3.6 Kế hoạch kiểm toán chi tiết Bảng 3.7 Danh mục hồ sơ quyết toán dự án Bảng 3.8 Nguồn vốn đầu tư công trình hoàn thành Bảng 3.9 Tổng hợp chi phí đầu tư thực hiện Bảng 3.10 Bảng tổng hợp chi tiết chi phí xây dựng Bảng 3.11 Bảng tổng hợp chi phí thiết bị Bảng 3.12 Bảng tổng hợp chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và chi phí khác Bảng 3.13 Bảng thuyết minh chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và chi phí khác Bảng 3.14 Tài sản hình thành qua đầu tư Bảng 3.15 Tổng hợp các khoản nợ phải thu, phải trả v
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, hoạt động kiểm toán ngày càng được tăng cường nhằm nâng cao tính minh bạch và lành mạnh hóa nền kinh tế - tài chính quốc gia. Đặc biệt, sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà nước là rất cần thiết để phát huy cao nhất hiệu lực, hiệu quả của các loại hình kiểm toán. Kiểm toán Nhà nước ra đời với vai trò là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất của Nhà nước, là một cấu phần quan trọng trong hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát một cách độc lập đối với mọi hoạt động tài chính công. Hoạt động kiểm toán của kiểm toán Nhà nước giúp đảm bảo phân bổ, quản lý, sử dụng chặt chẽ các nguồn lực quốc gia một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, góp phần minh bạch, an toàn, bền vững nền tài chính quốc gia. Trong khi đó, kiểm toán độc lập có vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường, là bên thứ ba độc lập khách quan, có trình độ chuyên môn cao, được pháp luật cho phép thực hiện công việc kiểm toán và cung cấp thông tin tin cậy về bản báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cho người sử dụng báo cáo tài chính như cơ quan quản lý nhà nước, cổ đông, ngân hàng, nhà đầu tư và các bên quan tâm khác. Thông qua các hoạt động kiểm toán và tư vấn, kiểm toán độc lập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng công tác kế toán, quản lý tài chính và tuân thủ luật lệ của doanh nghiệp; đồng thời, kịp thời phát hiện những sai sót, lãng phí hoặc vi phạm pháp luật để xử lý hay ngăn ngừa các tổn thất có thể xảy ra. Tương tự như báo cáo tài chính, báo cáo dự án đầu tư xây dựng cơ bản cũng là một phần không thể thiếu trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Song song với các ngành nghề khác thì lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng được Nhà nước quan tâm, khẳng định vai trò cạnh tranh trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu to lớn mà xây dựng mang lại, vẫn còn tồn tại những tiêu cực mà xây dựng gây ảnh hưởng lên nền kinh tế nước ta. Trong đó phải kể đến tình trạng lãng phí, thất thoát trong xây dựng cơ bản rất nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến vốn đầu tư 1
  9. của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Không những thế, quá trình xây dựng cơ bản là một quá trình rất phức tạp, đòi hỏi sự quản lý của nhiều bên có liên quan đến dự án và dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Do đó, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đóng vai trò rất quan trọng không kém báo cáo tài chính. Để báo cáo quyết toán được minh bạch, kết quả chính xác thì báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là nhu cầu cần thiết, không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ngày nay. Nhận thức được vai trò quan trọng về tình hình quản lý chi phí và các vấn đề liên quan đến xây dựng cơ bản và báo cáo quyết toán, bằng phương pháp nghiên cứu thực tiễn, thông qua đề tài: “Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành Công trình: Cải tạo, sửa chữa Trụ sở Công đoàn Viên chức tỉnh Kiên Giang”, em hy vọng sẽ khái quát được một phần quá trình kiểm toán dự án xây dựng cơ bản và quy trình lập nên một báo cáo kiểm toán hoàn chỉnh cho dự án. 2. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn kiểm toán, tác giả có thể hiểu được các bước bắt đầu để có thể lập báo cáo kiểm toán dự án hoàn thành. - Thông qua việc nghiên cứu dự án, doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên có thể biết được quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ theo các quy định và pháp luật ban hành hay chưa. - Xem xét lại về tổng thể, dự án có thể còn sai sót hay không để có thể đưa ra nhận xét và kiến nghị phù hợp cho chủ đầu tư (hay khách hàng). 3. Phương pháp nghiên cứu - Dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như khảo sát, phân tích, tổng hợp, thống kê,… để rút ra những kết luận, đánh giá. 4. Dự kiến kết quả nghiên cứu - Nắm được quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. 2
  10. - Đưa ra được giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí không cần thiết cho chủ đầu tư của dự án. - Làm tăng mức độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. 5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương với nội dung như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. - Chương 2: Tổng quan về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn Tín Việt - AICA và Dự án Cải tạo, sửa chữa Trụ sở Công đoàn Viên chức tỉnh Kiên Giang. - Chương 3: Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành Công trình: Cải tạo, sửa chữa trụ sở Công đoàn Viên chức tỉnh Kiên Giang. 3
  11. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH 1.1 Tổng quan về kiểm toán 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên (KTV) độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập (Arens và Loebbecker, 1984). 1.1.2. Nguyên tắc của kiểm toán Dựa theo Chương 100 – Giới thiệu và các nguyên tắc đạo đức cơ bản của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán (Ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 05 năm 2015 của Bộ Tài chính), các nguyên tắc đạo đức cơ bản mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tuân thủ như sau: - Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh; - Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình; - Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng; - Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản 4
  12. lý hoặc tổ chức nghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, KTV chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba; - Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình. 1.1.3. Phân loại kiểm toán - Phân loại theo mục đích kiểm toán (hay theo đối tượng trực tiếp của kiểm toán) + Kiểm toán Báo cáo tài chính: là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính hoặc các thông tin tài chính của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán tài chính tập trung vào việc xác định xem báo cáo tài chính hoặc thông tin tài chính của đơn vị có được trình bày phù hợp với khuôn khổ quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính và các quy định hiện hành khác có liên quan không. Điều này đạt được thông qua việc thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho phép kiểm toán viên nhà nước đưa ra ý kiến về việc thông tin tài chính, xét trên các khía cạnh trọng yếu có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. + Kiểm toán hoạt động: là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công. Kiểm toán hoạt động tập trung vào việc xem xét các chương trình, các hoạt động, các đơn vị hoặc các nguồn công quỹ và các thể chế có vận hành theo các nguyên tắc về tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực không và có cần cải tiến không. Kiểm toán viên nhà nước đối chiếu kết quả thực hiện của các chương trình, các hoạt động, các đơn vị hoặc các nguồn công quỹ và các thể chế với các tiêu chí phù hợp; phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch so với các tiêu chí đó cũng như các vấn đề khác để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và đưa ra kiến nghị để cải thiện tình hình. + Kiểm toán tuân thủ: là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Kiểm toán tuân thủ được thực hiện bằng việc đánh giá sự tuân thủ của các hoạt động, giao dịch và thông tin, xét trên các khía cạnh trọng yếu theo các quy định áp 5
  13. dụng đối với đơn vị được kiểm toán. Các quy định đó được xác định là các tiêu chí kiểm toán, như: các luật, các văn bản hướng dẫn luật, các quy định, quy chế, chế độ, chính sách mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Khi các luật và quy định không đầy đủ hoặc chưa có văn bản hướng dẫn, kiểm toán tuân thủ có thể kiểm tra sự tuân thủ theo các nguyên tắc chung về quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử của công chức, viên chức. - Phân loại theo hình thức tổ chức kiểm toán + Kiểm toán độc lập (thường gọi là doanh nghiệp kiểm toán – công ty, hãng kiểm toán hay tập đoàn kiểm toán): là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán. + Kiểm toán Nhà nước (Cơ quan kiểm toán Nhà nước): Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước và kiểm toán viên nhà nước được quy định trong Luật Kiểm toán nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định của Kiểm toán nhà nước. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên nhà nước chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán. + Kiểm toán nội bộ (phòng hoặc ban kiểm toán nội bộ): là hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó. Giúp tổ chức đạt được mục tiêu, bằng việc đánh giá và cải tiến một cách có hệ thống và chuẩn tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro (Theo Viện Kiểm toán nội bộ - IIA). 1.1.4. Đối tượng kiểm toán + Báo cáo tài chính và thực trạng về tài sản, nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 6
  14. + Thực trạng việc chấp hành (hành vi tuân thủ các quy định của các cấp có thẩm quyền luật pháp, chính sách chế độ quy chế,…). + Tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động. + Báo cá quyết toán dự án hoàn thành bao gồm: dự án đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình, dự án quy hoạch và dự án đầu tư khác. 1.1.5. Chức năng của kiểm toán - Chức năng xác minh Đây là chức năng được hình thành đầu tiên gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của loài người nói chung và kiểm toán nói riêng. Thời kỳ đầu, khi kiểm toán ra đời chức năng kiểm tra và xác nhận được thể hiện dưới dạng chứng thực báo cáo tài chính (kiểm toán cổ điển), về sau chức năng này phát triển mạnh mẽ và được thể hiện cao hơn dưới dạng báo cáo kiểm toán. Chức năng này nhằm khẳng định ở hai khía cạnh: mức độ trung thực của tài liệu và tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính. - Chức năng trình bày ý kiến Đây là chức năng hình thành sau chức năng xác minh. Cùng với quá trình phát triển của kiểm toán, chỉ một chức năng xác minh, kiểm toán không thể đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý. Chính từ yêu cầu quản lý thực tiễn đặt ra đã xuất hiện chức năng tư vấn. Chức năng này được biểu hiện dưới dạng thư quản lý. Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện những điểm yếu trong quá trình quản lý nói chung và trong công tác tài chính kế toán nói riêng thì kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến dưới dạng tư vấn. 1.1.6. Ý nghĩa của việc kiểm toán Kiểm toán góp phần tạo niềm tin cho những người quan tâm đến đối tượng kiểm toán như các cơ quan nhà nước, ngân hàng, các nhà đầu tư, các nhà quản lý, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp và những người quan tâm khác,… 7
  15. Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động của kiểm toán nói chung. Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Kiểm toán không chỉ xác minh rõ độ tin cậy của thông tin mà còn tư vấn về quản lý. Ý nghĩa lớn nhất của kiểm toán là quan tòa công minh của quá khứ, người dẫn dắt hiện tại và người cố vấn sáng suốt cho tương lai. 1.2. Tổng quan về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành - Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: Là báo cáo được chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư lập theo quy định của pháp luật về quyết toán dự án hoàn thành, phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính và các thông tin quan trọng khác trong quá trình đầu tư và thực hiện dự án. - Chủ đầu tư: Là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư; - Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành: Là toàn bộ các văn bản, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc đầu tư và quyết toán dự án, báo gồm báo cáo quyết toán dự án hoàn thành mà đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm chuẩn bị để phục vụ cho việc quyết toán dự án theo quy định của pháp luật về quyết toán dự án hoàn thành; - Kiểm toán viên: Là những người thực hiện cuộc kiểm toán, gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề, kỹ thuật viên và các thành viên khác trong nhóm kiểm toán. Trong Chuẩn mực kiểm toán 1000, hầu hết các trường hợp, khi sử dụng thuật ngữ “kiểm toán viên” đã bao gồm thuật ngữ “kỹ thuật viên” và “doanh nghiệp kiểm toán”. Khi cần nhấn mạnh trách nhiệm thì nói rõ “kiểm toán viên”, “kỹ thuật viên” hoặc “doanh nghiệp kiểm toán”; - Kỹ thuật viên: Là các cá nhân làm việc cho doanh nghiệp kiểm toán, có kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về kinh tế, kỹ thuật xây dựng... có thể hỗ trợ kiểm toán viên trong việc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; 8
  16. - Hồ sơ kiểm toán: Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ theo trật tự nhất định theo hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán 1000 làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể. Tài liệu trong hồ sơ kiẻm toán được thể hiện trên giấy, trên phim ảnh, trên phương diện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành; - Kế hoạch kiểm toán: Là tài liệu xác định các thông tin vè khách hàng, phạm vi, nội dung công việc, thời gian thực hiện và phương pháp tiếp cận kiểm toán để đạt được mục tiêu của cuộc kiểm toán; - Chương trình kiểm toán: Là tài liệu chi tiết về mục tiêu và các thủ tục cần thực hiện đối với từng phần hành kiểm toán do kiểm toán viên lập; - Thành viên Ban Giám đốc: Là người đủ điều kiện hành nghề và được doanh nghiệp kiểm toán giao trách nhiệm thực hiện hợp đồng dịch vụ chuyên nghiệp; giữ chức danh như Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty hoặc có thể là Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh; - Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán: Là thành viên Ban Giám đốc và đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về việc thực hiện cuộc kiểm toán, ký Báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm tổng thể đối với báo cáo kiểm toán đã phát hành. 1.2.2. Mục đích của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành - Mục đích của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (BCQTDAHT) là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với BCQTDAHT và là cơ sở để người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét phê duyệt BCQTDAHT, thông qua việc kiểm toán viên (KTV) và doanh nghiệp kiểm toán (DNKiT) đưa ra ý kiến, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và BCQTDAHT có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo, có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCQTDAHT hay không. 9
  17. 1.2.3. Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là:  Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trên các khía cạnh trọng yếu hay không;  Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và trao đổi thông tin theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (Chuẩn mực kiểm toán số 1000 ban hành theo Thông tư số 67/2015/TT-BTC ngày 08/05/2015 của Bộ Tài chính (gọi tắt là Thông tư số 67/2015/TT-BTC)) và các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên;  Trường hợp không thể đạt được sự đảm bảo hợp lý và ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ là chưa đủ để cung cấp thông tin cho người sử dụng báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dự kiến thì kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến hoặc rút khỏi cuộc kiểm toán theo pháp luật và các quy định có liên quan. 1.2.4. Các yêu cầu đối với một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành  Kiểm toán viên phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước;  Kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, bao gồm cả tính độc lập liên quan đến kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Ví dụ: Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đã cung cấp dịch vụ tư vấn lập, hoàn thiện một phần hoặc toàn bộ hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành thì không được cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đó. 10
  18. Trường hợp đã cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thì không được cung cấp dịch vụ lập, hoàn thiện một phần hoặc toàn bộ hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành đó;  Kiểm toán viên phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp để nhận biết các trường hợp có thể dẫn đến việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có sai sót trọng yếu;  Kiểm toán viên phải thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình lập kế hoạch kiểm toán và tiến hành cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;  Nhằm đạt được sự đảm bảo hợp lý, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm giảm rủi ro kiểm toán xuống một mức thấp có thể chấp nhận được, từ đó cho phép kiểm toán viên đưa ra kết luận phù hợp làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán;  Kiểm toán viên phải tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán số 1000 và các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan, như: Hợp đồng kiểm toán (Chuẩn mực kiểm toán 210); Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (Chuẩn mực kiểm toán 230); Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính (Chuẩn mực kiểm toán 300); Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị (Chuẩn mực kiểm toán 315); Bằng chứng kiểm toán (Chuẩn mực kiểm toán 500); Lấy mẫu kiểm toán (Chuẩn mực kiểm toán 530); Sử dụng công việc của chuyên gia (Chuẩn mực kiểm toán 620); Các Chuẩn mực kiểm toán về hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán (Chuẩn mực kiểm toán 700, Chuẩn mực kiểm toán 705, Chuẩn mực kiểm toán 706); Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1) và các Chuẩn mực kiểm toán khác có liên quan. 11
  19. 1.2.5. Căn cứ kiểm toán Việc kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành sẽ được thực hiện căn cứ theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng:  Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;  Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;  Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;  Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;  Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;  Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;  Nghị định 50/2021/NĐ-CP ngày 01/04/2021 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;  Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;  Nghi định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;  Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính Phủ Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công; 12
  20.  Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;  Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ xây dựng về việc ban hành định mức xây dựng;  Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của Bộ Tài chính quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán;  Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước hoặc quy định tương ứng theo từng thời kỳ;  Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;  Chuẩn mực kiểm toán số 1000 và các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan;  Các văn bản pháp lý khác của Nhà nước có liên quan; 1.2.6. Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành (HSQTDAHT) do khách hàng (KH) (đơn vị được kiểm toán) sau đây gọi chung là khách hàng cung cấp cho kiểm toán viên làm cơ sở để thực hiện cuộc kiểm toán bao gồm các hồ sơ, tài liệu chủ yếu sau đây:  Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án;  Dự án đầu tư;  Hồ sơ thiết kế và dự toán được phê duyệt;  Hồ sơ lựa chọn nhà thầu và các hợp đồng kinh tế;  Hồ sơ quản lý chất lượng của dự án;  Biên bản nghiệm thu dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng;  Quyết toán các gói thầu, hạng mục công trình, chi phí;  Chứng từ và sổ kế toán liên quan đến dự án;  Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án;  Các hồ sơ, tài liệu có liên quan khác. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2