intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2003 - 2010"

Chia sẻ: Ngoc Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

936
lượt xem
547
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với nền kinh tế Việt Nam trong hơn 10 năm qua là điều không thể phủ nhận. FDI đã đóng góp lượng vốn đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần thúc đẩy, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu, tạo ra những cơ hội và ưu thế mới để tham gia có hiệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2003 - 2010"

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO VĨNH PHÚC Giai đoạn 2003 - 2010 Giáo viên hướng dẫn : TH.S NGUYỄN THỊ VIỆT HOA Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH Lớp : A2 Khoá : CHUYÊN NGÀNH 8 Hà Nội, 5-2003
  2. Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC Lời nói đầu......................................................................................................................... 4 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI VÀ FDI TẠI VIỆT NAM ........................................ 6 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI ............................................................................................. 6 1. Khái niệm và đặc điểm ................................................................................................. 6 1.1. Khái niệm.................................................................................................................... 6 1.2. Đặc điểm ..................................................................................................................... 7 2. Môi trường đầu tư ........................................................................................................ 8 2.1. Khái niệm.................................................................................................................... 8 2.2. Các yếu tố của môi trường đầu tư............................................................................ 8 2.2.1. Tình hình chính trị .................................................................................................. 8 2.2.2. Chính sách - Pháp luật ............................................................................................ 9 2.2.3. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 9 2.2.4. Trình độ phát triển kinh tế ...................................................................................... 10 2.2.5. Đặc điểm phát triển văn hoá - xã hội...................................................................... 10 3. Xu hướng vận động của dòng FDI .............................................................................. 10 3.1. FDI tập trung vào các nước phát triển .................................................................... 11 3.2. FDI tập trung vào các ngành "kinh tế mới" ........................................................... 12 3.3. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI ở các nước đang phát triển ..................... 13 3.4. Sáp nhập sẽ trở thành hình thức đầu tư chủ yếu II.THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA ..... 15 1. Tình hình thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam.......................................................... 15 1.1. Quy mô vốn đầu tư...................................................................................................... 15 1.2. Cơ cấu vốn đầu tư....................................................................................................... 17 1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo đối tác....................................................................................... 17 1.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành ................................................................................ 19 1.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư theo địa phương........................................................................ 21 1.2.4. Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư............................................................... 22 2. Đóng góp của FDI với nền kinh tế Việt Nam ............................................................. 23 3. Những tồn tại, hạn chế ................................................................................................. 28 Khoa Kinh tế Ngoại thương 1 Trường Đại học Ngoại thương
  3. Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TĨNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN QUA ............................................................................................................31 I. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VĨNH PHÚC .............................................................................................31 1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................... 31 1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................. 31 1.2. Dân số.......................................................................................................................... 32 1.2.1. Số dân ....................................................................................................................... 32 1.2.2. Lực lượng lao động.................................................................................................. 32 1.3. Khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên.............................................................................. 33 2. Kinh tế - xã hội .............................................................................................................. 34 2.1. Kết cấu hạ tầng .......................................................................................................... 34 2.1.1. Cấp điện.................................................................................................................... 34 2.1.2. Cấp nước .................................................................................................................. 35 2.1.3. Thông tin liên lạc ..................................................................................................... 36 2.1.4. Giao thông - Vận tải ................................................................................................ 36 2.1.5. Các ngành dịch vụ khác .......................................................................................... 37 2.2. Tình hình kinh tế........................................................................................................ 38 2.2.1. Công nghiệp ............................................................................................................. 38 2.2.2. Nông, lâm, thuỷ sản ................................................................................................ 40 2.2.3. Thương mại.............................................................................................................. 41 2.2.4. Hợp tác đầu tư.......................................................................................................... 41 3. Môi trường pháp lý của tỉnh ........................................................................................ 42 3.1. Cơ chế quản lý............................................................................................................ 42 3.1.1. Các văn bản liên quan đến FDI .............................................................................. 42 3.1.2. Các cấp quản lý........................................................................................................ 42 3.1.3. Thủ tục quản lý dự án FDI ..................................................................................... 44 3.2. Các chính sách ưu đãi dành cho FDI tại Vĩnh Phúc............................................... 45 II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VĨNH PHÚC............................................................................49 1. Tình hình thu hút FDI của Vĩnh Phúc........................................................................ 49 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư ................................ 54 2.1. Đóng góp của các dự án vào sự phát triển kinh tế của tỉnh ................................... 54 III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI TỈNH..........................................................................55 A. Những đóng góp tích cực............................................................................................. 55 Khoa Kinh tế Ngoại thương 2 Trường Đại học Ngoại thương
  4. Khoá luận tốt nghiệp 1. FDI tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng ...................................................................... 55 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ............... 56 3. Chuyển giao công nghệ................................................................................................. 57 4. Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động......................................... 58 5. Đóng góp vào ngân sách ............................................................................................... 60 B. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 61 1. Về cơ chế quản lý .......................................................................................................... 61 2. Những tồn tại khác ....................................................................................................... 62 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN 2003 - 2010. ............................................................................................................................64 I. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM TỚI ................64 1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc đến năm 2010 ........................ 64 2. Những lĩnh vực ưu tiên phát triển............................................................................... 65 3. Định hướng thu hút FDI .............................................................................................. 66 3.1. Về địa bàn. .................................................................................................................. 66 3.2. Về hình thức đầu tư ................................................................................................... 66 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN 2003 - 2010 ..............................................................................................................................66 1. Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư .................................................................... 67 1.1. Cải thiện chính sách đất đai...................................................................................... 67 1.2. Tăng cường hơn nữa các chính sách ưu đãi và khuyến khích FDI ...................... 68 2. Cải cách hành chính . ................................................................................................... 69 2.1. Cải cách thủ tục hành chính .................................................................................... 69 2.2. Bộ máy hành chính .................................................................................................... 71 3. Tăng cường đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư ........................................... 71 4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực ............................................................. 75 Kết luận.............................................................................................................................. 77 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 78 Phụ lục 1 ........................................................................................................................... 80 Phụ lục 2 ........................................................................................................................... 83 Phụ lục 3 ........................................................................................................................... 87 Khoa Kinh tế Ngoại thương 3 Trường Đại học Ngoại thương
  5. Khoá luận tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với nền kinh tế Việt Nam trong hơn 10 năm qua là điều không thể phủ nhận. FDI đã đóng góp lượng vốn đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần thúc đẩy, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu, tạo ra những cơ hội và ưu thế mới để tham gia có hiệu quả vào quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu và khu vực. Riêng Vĩnh Phúc, một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ tây - bắc của Thủ đô Hà Nội, trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng nhìn chung, Vĩnh Phúc là một tỉnh có nền kinh tế mang đặc trưng của một tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy nguồn vốn FDI đóng một vai trò hết sức quan trọng đảm bảo cho tỉnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nhận thức được tầm quan trọng đó của FDI, Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh khác trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh công tác kinh tế đối ngoại và thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút các dự án FDI và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Song những năm gần đây, do bối cảnh trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn FDI vào tỉnh có xu hướng chững lại và có biểu hiện giảm sút. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm tới. Khoa Kinh tế Ngoại thương 4 Trường Đại học Ngoại thương
  6. Khoá luận tốt nghiệp Xuất phát từ thực tế trên, sau khi được trang bị những vấn đề lý luận, phương pháp luận có hệ thống và chiều sâu về kiến thức chuyên ngành kinh tế đối ngoại, em đã chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2003 - 2010" làm nội dung nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp. Khoá luận gồm có ba chương: Chương I: Khái quát chung về FDI và FDI tại Việt Nam. Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua. Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2003 - 2010. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - thạc sĩ Nguyễn Thị Việt Hoa cùng các bác, các anh chị phòng kinh tế đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tuy nhiên với kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. Hà nội, tháng 5/2003 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Quỳnh Anh Khoa Kinh tế Ngoại thương 5 Trường Đại học Ngoại thương
  7. Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI VÀ FDI TẠI VIỆT NAM I II I. Khái quát chung về FDI 1. Khái niệm và đặc điểm 1.1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động kinh tế đối ngoại ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ, nhưng từ khi mới xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX, (FDI) đã có vị trí đáng kể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động FDI không ngừng mở rộng và chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong các quan hệ kinh tế này. Cho đến nay FDI đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại và một nhân tố qui định bản chất của các quan hệ kinh tế quốc tế. Trong các hoạt động đầu tư quốc tế thì FDI là một kênh chủ yếu của đầu tư tư nhân. Đây là hình thức mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm dành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại. Nói một cách khác, FDI là một loại di chuyển vốn quốc tế dài hạn trong đó chủ vốn đầu tư cũng đồng thời là người tham gia trực tiếp quản lý điều hành hoạt động sử dụng đồng vốn của mình nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Về bản chất, đây là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Khoa Kinh tế Ngoại thương 6 Trường Đại học Ngoại thương
  8. Khoá luận tốt nghiệp 1.2. Đặc điểm Các hình thức chủ yếu trong đầu tư quốc tế là đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư chứng khoán, cho vay của các định chế kinh tế và các ngân hàng nước ngoài (vay thương mại) và nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA).Trong các nguồn vốn từ bên ngoài, nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư tư nhân do các nhà đầu tư nước ngoài tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư, chịu trách nhiệm vay và trả nợ. Đây là nguồn vốn có tính chất “bén rễ” ở bản xứ nên không rút đi trong một thời gian ngắn. Ngoài ra FDI không chỉ đầu tư vốn mà còn đầu tư công nghệ và tri thức kinh doanh nên dễ thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Từ những nét chính về FDI có thể rút ra đặc điểm của hình thức này: Thứ nhất: Đây là hình thức đầu tư chủ yếu bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Đầu tư theo hình thức này không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần về kinh tế cho nước tiếp nhận vốn đầu tư, hơn nữa còn đem lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao. Thứ hai: Chủ đầu tư nước ngoài có quyền điều hành toàn bộ hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình, chính tỷ lệ góp vốn pháp định sẽ qui định việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm cũng như phân chia lợi nhuận và rủi ro giữa các chủ đầu tư. Đối với hoạt động FDI ở Việt Nam, luật đầu tư nước ngoài cho phép chủ đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và được tham gia liên doanh với vốn góp không thấp hơn 30% vốn pháp định của dự án (trong một số trường hợp, tỷ lệ này có thể xuống đến 20%), không khống chế tỷ lệ góp vốn tối đa (nhưng một số Khoa Kinh tế Ngoại thương 7 Trường Đại học Ngoại thương
  9. Khoá luận tốt nghiệp ngành nghề thì có). Trong khi đó ở nhiều nước khác trong khu vực, khi tham gia liên doanh, chủ đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn cổ phần nhỏ hơn hoặc bằng 49%, 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ. Thứ ba: Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý ... mà các hình thức đầu tư khác không đáp ứng được. Thứ tư: Nguồn vốn đầu tư này ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 2. Môi trường đầu tư 2.1 Khái niệm Môi trường đầu tư là các yếu tố: Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị, chính sách pháp luật, trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm văn hoá - xã hội của một khu vực hoặc một quốc gia mà các nhà đầu tư cần phải xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư vào khu vực hoặc quốc gia đó. Việc thu hút FDI bị ảnh hưởng bởi các nhân tố về tình hình chính trị, chính sách - pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, các đặc điểm văn hoá - xã hội. Các nhóm yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư, vì vậy ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ở nước nhận đầu tư 2.2. Các yếu tố của môi trường đầu tư 2.2.1. Tình hình chính trị Có thể nói ổn định chính trị của nước chủ nhà là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư, yếu tố này lại càng đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vì tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm Khoa Kinh tế Ngoại thương 8 Trường Đại học Ngoại thương
  10. Khoá luận tốt nghiệp bảo các cam kết của chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên đầu tư và định hướng phát triển của nước nhận đầu tư. Đồng thời, sự ổn định chính trị còn là tiền đề cần thiết để ổn định tình hình kinh tế – xã hội, nhờ đó giảm được tính rủi ro cho các nhà đầu tư. Một nước không thể thu hút được nhiều FDI nếu tình hình chính trị luôn bất ổn định. 2.2.2. Chính sách - pháp luật Vì quá trình đầu tư có liên quan rất nhiều đến các hoạt động của các tổ chức, cá nhân và được tiến hành trong thời gian dài nên các nhà đầu tư nước ngoài rất cần có một môi trường pháp lý hợp lý và ổn định của nước chủ nhà. Môi trường này gồm các chính sách, qui định đối với FDI và tính hiệu lực của chúng trong thực hiện. Một môi trường pháp lý hấp dẫn FDI nếu có các chính sách, qui định hợp lý và tính hiệu lực cao trong thực hiện. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng không chỉ để đảm bảo quyền lợi của các nhà ĐTNN mà còn là những cơ sở cần thiết cho họ tính toán làm ăn lâu dài ở nước chủ nhà. Ngoài ra một vấn đề khác cũng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, đó là định hướng đầu tư của nước chủ nhà. Vì các nhà đầu tư nước ngoài thường có chiến lược kinh doanh dài hạn nên họ rất cần sự rõ ràng, ổn định trong định hướng đầu tư của nước chủ nhà. 2.2.3. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý và điều kiện tư nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách, địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số ... Đây là những yếu tố tác động quan trọng đến tính sinh lãi hay rủi ro của các hoạt động đầu tư. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được các chi phí vận chuyển, đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, cung cấp được nguồn nguyên liệu phong phú với giá cả rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn. Các yếu tố này không những làm giảm được giá thành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà đầu tư Khoa Kinh tế Ngoại thương 9 Trường Đại học Ngoại thương
  11. Khoá luận tốt nghiệp tìm kiếm nguyên liệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ. Đây là lợi thế nổi bật của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ hấp dẫn còn phụ thuộc vào chất lượng của thị trường lao động và sức mua của dân cư. 2.2.4. Trình độ phát triển kinh tế Trình độ phát triển kinh tế là các mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh của nhà ĐTNN và mức độ cạnh tranh của thị trường nước chủ nhà. Có thể nói đây là các yếu tố có tác động mạnh hơn các chính sách ưu đãi về tài chính của nước chủ nhà đối với các nhà đầu tư. 2.2.5. Đặc điểm phát triển văn hoá - xã hội Đặc điểm phát triển văn hoá - xã hội của nước chủ nhà được coi là hấp dẫn FDI nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ, tôn giáo, các phong tục tập quán với các nhà ĐTNN. Các đặc điểm này không chỉ giảm được chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà ĐTNN mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoà nhập vào cộng đồng nước sở tại. Như vậy, qua phân tích trên cho thấy một môi trường đầu tư được coi là thuận lợi nếu các yếu tố trên tạo được sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Mức độ thuận lợi của môi trường đầu tư sẽ tạo ra các cơ hội đầu tư cho nhà ĐTNN. Vì thế, cơ hội đầu tư không có nghĩa: Chỉ là sự thuận lợi nói chung của môi trường đầu tư mà đúng hơn là nói về mức độ thuận lợi của môi trường này. 3. Xu hướng vận động của dòng FDI Trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, những dòng vốn đầu tư quốc tế đã đóng vai trò hết sức quan trọng. Trên thế giới hiện nay không còn nước nào mà chưa cuốn vào quá trình hợp tác đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, sự lưu chuyển các nguồn vốn quốc tế trong những năm tới sẽ có những đặc điểm sau: Khoa Kinh tế Ngoại thương 10 Trường Đại học Ngoại thương
  12. Khoá luận tốt nghiệp 3.1. FDI tập trung vào các nước phát triển Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), trong thời gian trung hạn từ 5 đến 10 năm tới, các nước phát triển tiếp tục vừa là nguồn đầu tư chủ yếu ra nước ngoài, vừa là những địa chỉ thu hút đại bộ phận đầu tư quốc tế. Từ năm 1999 đến năm 2002, đầu tư vào các nước phát triển lần lượt là 202 tỷ USD, 276 tỷ USD, 468 tỷ USD, và 673 tỷ USD, chiếm 60%, 59%, 71% và 76,5% tỷ trọng vốn đầu tư quốc tế. Các nước đang phát triển vẫn là lực lượng thứ yếu đối với việc thu hút và thúc đẩy luồng vốn FDI do hạn chế nhiều mặt cả về khả năng tiếp nhận vốn lẫn cơ chế trì trệ, chậm đổi mới của các nước này. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư song phương sẽ trở nên phổ biến thay cho khuynh hướng đơn phương, một chiều trước đây. Các lĩnh vực chịu nhiều rủi ro được dự đoán cũng sẽ thu hút được phần lớn vốn đầu tư từ các nước phát triển. Theo đánh giá của Đối tác đầu tư EU (EU INVESTMENT PARTNER - viết tắt là EUIP), trong thời gian từ 2001 đến 2005, trong số 10 địa chỉ FDI hàng đầu thế giới, các nước đang phát triển chỉ được ghi danh 2 đại biểu là Trung Quốc (xếp vị trí thứ 4) và Brazil (xếp vị trí thứ 10). Các nước Mỹ, Anh, Đức vẫn tiếp tục là những địa chỉ thu hút FDI đứng đầu theo thứ tự từ 1 đến 3. Riêng Mỹ chiếm 26,6% các luồng vốn toàn cầu (xem bảng 1). Tỷ phần của các nước đang phát triển sẽ tăng nhẹ vào năm 2005, chiếm 29% trong tổng số10.000 tỷ USD vốn FDI toàn cầu. Khoa Kinh tế Ngoại thương 11 Trường Đại học Ngoại thương
  13. Khoá luận tốt nghiệp BẢNG 1: 10 ĐỊA CHỈ THU HÚT VỐN FDI HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI (Giai đoạn 2001 - 2005) Tỷ trọng trong tổng ST Lượng FDI tiếp nhận trung Tên nước lượng FDI thế giới T bình mỗi năm (tỷ USD) (%) 1 Mỹ 236,2 26,6 2 Anh 82,5 9,3 3 Đức 68,9 7,8 4 Trung Quốc 57,6 6,5 5 Pháp 41,8 4,7 6 Hà Lan 36,1 4,1 7 Bỉ 30,2 3,4 8 Canada 29,6 3,3 9 Hồng Kông 20,5 2,3 10 Brazin 18,8 2,1 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế 2001 - 2002 Việt Nam và Thế giới 3.2. Đầu tư tập trung vào các ngành " kinh tế mới " Đầu tư tập trung vào các ngành tin học, công nghệ thông tin và sinh học, dẫn đến tình hình các ngành sản xuất mới phát triển mạnh. Các ngành sản xuất truyền thống sẽ bị sáp nhập hoặc tổ chức lại. Cùng với làn sóng toàn cầu hoá phát triển, thị trường dịch vụ càng mở rộng, sáp nhập và mua lại các ngành tài chính, bảo hiểm, viễn thông, lưu Khoa Kinh tế Ngoại thương 12 Trường Đại học Ngoại thương
  14. Khoá luận tốt nghiệp thông trở thành lực lượng quan trọng thúc đẩy đầu tư quốc tế. Việc mua lại các cơ sở chế tạo truyền thống như ôtô, điện tử, dược phẩm, hoá chất càng phải dựa nhiều vào tự do dịch vụ thương mại. Xu thế đó sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn trong những năm tiếp theo do: Cuộc cách mạng trong lĩnh vực tin học, việc thực hiện các thoả thuận viễn thông cơ bản, hiệp định các sản phẩm về thông tin. Việc mua lại các ngành thông tin tuyền thống và sự bành trướng của các công ty mạng ra toàn cầu sẽ tạo nên một động lực mới thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư quốc tế. Tốc độ lưu chuyển vốn quốc tế nhanh và thị trường tài chính mở cửa rộng hơn, thị trường tài chính toàn thế giới ngày một hội nhập, không những tạo cơ may cho đầu tư quốc tế về tài chính mà còn bảo đảm cho đầu tư quốc tế trên các lĩnh vực khác. Cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ, việc mua lại và sáp nhập các ngành sản xuất truyền thống sẽ sâu rộng hơn, ví dụ trong các ngành như sản xuất ôtô, hàng không vũ trụ trong vòng 5 đến 10 năm tới sẽ tập trung khoảng 3 – 4 nhà sản xuất cực lớn 3.3. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI ở các nước đang phát triển Xét theo chiều hướng phát triển, có thể dự báo: - Khu vực Mỹ Latinh và Caribe, sau đỉnh cao vào năm 1999, làn sóng tư hữu hoá đã qua, những bất ổn về mặt chính trị – xã hội, những cải cách nửa vời cùng những khoản nợ xấu đã làm tình hình kinh tế khu vực không có được sự cải thiện mong muốn, vì vậy các khoản đầu tư cũng đang có chiều hướng tháo lui dần khỏi khu vực này. Trong tương lai nếu cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội ở Argentina (nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực) không được giải quyết ổn thoả, các nguồn vốn tiếp tục bị đóng băng, tình hình chung sẽ tiếp tục thêm tồi tệ. Brazin, Mexico, Venezuela và Chile sẽ tiếp tục đóng vai trò là nơi thu hút vốn của khu vực. Khoa Kinh tế Ngoại thương 13 Trường Đại học Ngoại thương
  15. Khoá luận tốt nghiệp - Khu vực Trung - Đông Âu do tình hình chính trị trong nước ổn định, chất lượng lao động cao, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện tốt hơn và đặc biệt là những điều chỉnh của các ứng cử viên ra nhập EU đã tạo ra sức hút mới của khu vực này đối với kinh doanh quốc tế, nên tương lai sẽ là một địa chỉ hấp dẫn ĐTNN. Trong đó, các nước nằm ở trung tâm của khu vực này như Balan, Nga và cộng đồng các quốc gia độc lập sẽ tiếp tục là những nước thu hút được lượng FDI lớn nhất, ước tính chiếm khoảng 50% lượng FDI vào khu vực trong giai đoạn 2001 – 2005. - Tuy Châu Phi đã cải thiện được tình hình nhờ nỗ lực cải cách kinh tế, chính trị của các nước khu vực Nam Phi, nhưng sẽ vẫn chỉ có mình Nam Phi được hướng lợi nhiều nhất trong việc tiếp nhận các ngồn vốn đầu tư vào khu vực do những ưu thế vượt trội về hạ tầng cơ sở cũng như môi trường kinh doanh của nước này so với các nước trong khu vực. Phần lớn các quốc gia Châu Phi khó lòng trở thành khu vực hấp dẫn đầu tư quốc tế, chỉ một số nước hoặc lĩnh vực cá biệt có thể trở thành điểm chú ý cho đầu tư quốc tế. Châu Á vẫn là khu vực quan trọng hấp dẫn đầu tư . Ấn Độ với thị trường sức lao động rẻ và lớn, với nhiều ngành sản xuất mới xuất hiện sẽ thu hút nhiều FDI, Hàn Quốc do điều chỉnh cơ cấu sản xuất và sắp xếp lại doanh nghiệp có thể thu hút đầu tư với qui mô lớn hơn, thậm chí Nhật Bản do mở cửa thị trường trong nước rất có khả năng thu hút thêm FDI. 3.4. Sáp nhập sẽ trở thành hình thức đầu tư chủ yếu Làn sóng sáp nhập công ty sẽ là động lực chủ yếu để gia tăng tốc độ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mua lại các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước cũng sẽ là động lực làm tăng đầu tư quốc tế. Theo thống kê của hội nghị phát triển thương mại quốc tế, trong 20 năm gần đây, giá trị các vụ mua lại công ty tăng 42%, năm 1999 tổng giá trị các vụ mua lại lên tới 720 tỷ USD, tăng 37%, cao hơn nhiều so với tổng đầu tư quốc tế. Cơ chế sáp nhập mua bán công ty trong Khoa Kinh tế Ngoại thương 14 Trường Đại học Ngoại thương
  16. Khoá luận tốt nghiệp những năm qua đang ngày càng được áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển và chuyển đổi, 90% số doanh nghiệp mua lại và sáp nhập đều ở các nước đang phát triển. Trong những năm tới, việc mua lại các công ty của các nước còn diễn ra sâu sắc hơn, qui mô hơn. Các ngành tài chính, viễn thông dược phẩm, ôtô sẽ được sắp xếp lại trên phạm vi toàn cầu thông qua việc mua lại và sáp nhập. Trong một số lĩnh vực dịch vụ và thương mại, khoa học kỹ thuật cao và một số ngành có nhu cầu lớn về tài chính cũng sẽ diễn ra hiện tượng mua lại với qui mô lớn. Đối với các công ty hàng đầu của phương Tây, việc sáp nhập và mua bán công ty là công cụ để thực hiện và củng cố những lợi thế cụ thể của mình liên quan đến các công nghệ tiên tiến. Các hãng công nghệ cao quan tâm đến việc giảm thiểu những trở ngại đối với việc xâm nhập không gian đầu tư của các nước phát triển khác. II. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam trong những năm qua 1. Tình hình thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam 1.1 . Qui mô vốn đầu tư Kể từ khi Luật ĐTNN ban hành năm 1987 đến 31 tháng 12 năm 2002, Việt Nam đã cấp phép cho 4232 dự án với tổng đăng ký đạt 42,1 tỷ USD. Trừ các dự án hết hạn và giải thể, hiện còn 3524 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt 39,032tỷ USD. Trong số các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 31/12/2002, đã thực hiện được khoảng 20,730 tỷ USD, chiếm 53% tổng số vốn của các dự án. Khoa Kinh tế Ngoại thương 15 Trường Đại học Ngoại thương
  17. Khoá luận tốt nghiệp BIỂU ĐỒ 1: TỔNG HỢP VỐN FDI ĐĂNG KÝ VÀ THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM Nguồn: http/www.vneconomy.com.vn Tỷ USD 10.000 9.000 8640 8.000 7.000 6607 Vốn đăng ký 6.000 Vốn thực hiện 5.000 4649 3897 4.000 3746 3137 2923 2792 3.000 2589 2521 2364 2300 2241 2179 2228 2027 2014 2.000 1568 1.275 1118 961 1.000 575 428 0 1.991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 31/12/2002 FDI trong hơn một thập kỷ qua có thể được nhìn nhận qua hai giai đoạn với hai xu hướng phát triển khác biệt với mốc là năm 1996, FDI liên tục gia tăng cả về số dự án và vốn đầu tư, đạt mức kỷ lục là 8,6 tỷ USD về tổng vốn đăng ký vào năm 1996. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vốn FDI đạt khoảng 50%. FDI đã tăng đáng kể từ mức 37 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 342 triệu USD năm 1988 lên 326 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 8.6 tỷ USD năm 1996. Tuy nhiên, kể từ năm 1997 đến nay, do hạn chế của môi trường kinh doanh trong nước cùng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực và do sự cạnh tranh của các nước về thu hút FDI ngày càng gay gắt, vốn FDI vào Việt Nam liên tục giảm và cho đến năm 2000 mới có dấu hiệu phục hồi. Trong giai đoạn 1997 – 1999 FDI đã giảm đáng kể từ mức vốn đầu tư đăng ký khoảng 8,6 tỷ USD năm 1996 xuống còn 1,6 tỷ USD năm 1999 và Khoa Kinh tế Ngoại thương 16 Trường Đại học Ngoại thương
  18. Khoá luận tốt nghiệp tăng lên 2 tỷ USD vào năm 2000. Ngoài ra, trong giai đoạn này còn có một xu hướng khác rất đáng lo ngại đó là số dự án và vốn đầu tư giải thể tăng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Tổng số vốn đầu tư giải thể giai đoạn 1997 – 2000 khoảng 5,26 tỷ USD so với 2,96 tỷ USD của 9 năm trước cộng lại. Sang năm 2001, tình hình trong nước và quốc tế có xu hướng thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam do: - Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đang trong giai đoạn khôi phục và ổn định, một số nhà đầu tư nước ngoài đang mong muốn tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. - Luật sửa đổi bổ xung Luật ĐTNN tại Việt Nam được quốc hội thông qua tháng 6 năm 2000 có nhiều điểm thông thoáng và thuận lợi về thuế và các ưu đãi về tiền thuê đất cho các nhà ĐTNN. - Chính phủ ban hành hàng loạt các biện pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư quan trọng này. - Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Mỹ tìm kiếm cơ hội hội đầu tư tại Việt Nam. Sau hơn 3 năm trầm lắng, năm 2001 đã chứng kiến sự phục hồi của dòng vốn FDI với 462 dự án mới được cấp phép và 200 lượt dự án đăng ký vốn đưa tổng vốn đầu tư mới lên 2,6 tỷ USD, tăng 30% so với năm trước, trong đó vốn đầu tư mới cấp phép là 0,528 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2000. 1.2 . Cơ cấu vốn đầu tư 1.2.1 Cơ cấu đầu tư theo đối tác Tính đến 31/12/2002 đã có 73 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam. Phần lớn số vốn FDI đến từ các nước Châu Á, chiếm 64%. Phần còn lại Khoa Kinh tế Ngoại thương 17 Trường Đại học Ngoại thương
  19. Khoá luận tốt nghiệp là vốn đầu tư của các nước Châu Âu (21%), Châu Đại Dương (3%), Châu Mỹ (7%). Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 264 dự án và 7,3 tỷ USD vốn đăng ký, tiếp theo đó là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông. Năm nhà đầu tư lớn nhất chiếm 62,3% tổng số dự án được cấp phép và 58,8% tổng vốn đầu tư. Năm nhà ĐTNN lớn tiếp sau là Pháp, British Virgin Islands, Hà Lan, Liên Bang Nga và Vương quốc Anh. Mười nhà đầu tư này chiếm trên 75% tổng số dự án và vốn đăng ký vào Việt Nam (xem bảng 2) BẢNG 2: 10 NHÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI LỚN NHẤT TẠI VIỆT NAM (Tính đến 31/12/2002) ĐVT: triệu USD STT Nước và vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn Vốn thực đăng ký hiện 1 Singapore 264 7315 2601 2 Đài Loan 884 5068 2351 3 Nhật Bản 366 4218 3161 4 Hàn Quốc 429 3526 2094 5 Hồng Kông 254 2842 1760 6 Pháp 122 2016 805 7 British Virgin Islands 155 1782 894 8 Hà Lan 43 1656 918 9 Liên bang Nga 40 1508 592 10 Vương Quốc Anh 43 1177 687 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Khoa Kinh tế Ngoại thương 18 Trường Đại học Ngoại thương
  20. Khoá luận tốt nghiệp Các nước công nghiệp như Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản thường đầu tư vào các ngành như dầu khí, ôtô, bưu chính viễn thông. Ngược lại các nhà đầu tư từ các nước công nghiệp mới ở Đông Á và ASEAN thường tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm và xây dựng khách sạn. Luồng vốn FDI (kể cả vốn đăng ký và vốn thực hiện) vào nước ta đã giảm đáng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực mà lớn nhất từ các nước Châu Á như: Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Malaixa, Thái Lan và Đài Loan, đây là các nước chiếm tỷ trọng lớn về ĐTNN vào Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, vốn đầu tư trực tiếp của Đài Loan và Nhật Bản đã có dấu hiệu phục hồi. Bù vào sự giảm sút về vốn đầu tư trực tiếp của các nước Châu Á, những năm qua các nước Châu Âu như: Anh, Hà Lan, Liên Bang Nga đã tăng vốn đầu tư trực tiếp ở Việt Nam. 1.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành FDI tập trung chủ yếu vào các ngành như ngành công nghiệp chế tạo, dầu khí, xây dựng khách sạn, văn phòng và nhà cho thuê, phát triển cơ sở hạ tầng. Tính đến tháng 31/12/2002 tổng số vốn FDI thực hiện đạt 20,730 tỷ USD, trong đó công nghiệp đạt 11,2 tỷ USD (chiếm 54%), ngành xây dựng đạt 1,858 tỷ USD (chiếm 8,9%), ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ đạt 1,286 tỷ USD (chiếm 6,2%), ngành dịch vụ đạt 6,374 tỷ USD (chiếm 30,7%) (xem bảng 3). Các ngành có tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký đạt trên 50% là: Tài chính - ngân hàng, nông - lâm nghiệp, dầu khí, công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến. Khoa Kinh tế Ngoại thương 19 Trường Đại học Ngoại thương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2