intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Ngữ văn: Hành động ngôn ngữ bày tỏ trong ca dao Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

31
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hành động ngôn ngữ bày tỏ trong ca dao Nam Bộ" được thực hiện với mục tiêu nhằm mang đến cho người đọc một cái nhìn mới hơn về ca dao Việt Nam nói chung và ca dao Nam Bộ nói riêng. Đồng thời, luận văn này còn làm rõ thêm nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam Bộ trong cách bày tỏ cảm xúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Ngữ văn: Hành động ngôn ngữ bày tỏ trong ca dao Nam Bộ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV BỘMÔN BỘ MÔNNGỮ NGỮVĂN VĂN TRẦN TRẦNTHỊ THỊTRÚC TRÚCGIANG GIANG MSSV: 6095847 MSSV: 6095847 HÀNH HÀNHĐỘNG ĐỘNGNGÔN NGÔNTỪTỪBÀY BÀYTỎTỎTRONG TRONGCA CADAO DAO NAM NAMBỘBỘ Luận văn tốt nghiệp đại học Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. NGUYỄN THỊ THU THỦY Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. NGUYỄN THỊ THU THỦY Cần Thơ, năm 2013 Cần Thơ, năm 2013
  2. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ở Việt Nam, ngữ dụng học là một chuyên ngành mới_nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động, trong quan hệ với ngữ cảnh. Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu các hành động ngôn từ chuyên biệt như cầu khiến, cam kết,...riêng hành động ngôn từ bày tỏ thì chưa được nghiên cứu nhiều và chuyên sâu. Nam Bộ là một vùng đất mới, chỉ tồn tại khoảng mấy trăm năm nay, ẩn sâu bên trong vùng đất này còn biết bao bí mật đầy thú vị đang chờ đợi chúng ta khám phá. Ca dao Nam Bộ với những đặc trưng vốn có, nó đã trở thành một đề tài muôn thưở cho những ai yêu quý và cảm mến vùng đất này. Ca dao Nam Bộ vốn là kho tàng văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam nói chung, người dân Nam Bộ nói riêng. Nó là kết tinh tinh hoa sáng tạo tinh thần của nhân dân lao động, là tấm gương phản chiếu môi trường thiên nhiên, đời sống tư tưởng – tâm hồn của con người Nam Bộ. Thật vô cùng ý nhị, tinh tế bởi ca dao diễn tả được mọi tình ý tinh vi, sâu xa, mọi cung bậc tình cảm. Tiếng lòng của người trong cuộc của yêu thương được thể hiện qua ca dao rất sinh động, khi êm ái, nhẹ nhàng, say đắm; khi trúc trắc, nghẹn ngào, oán trách. Vì vậy, tìm hiểu ca dao Nam Bộ là ta đã chạm đến những góc khuất trong tâm hồn người dân ở miền sông nước này. Ca dao Nam Bộ là một đề tài không mới đối với ngành nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam nhưng cũng không cũ đối với ngành ngữ dụng học. Công trình nghiên cứu ca dao Nam Bộ dưới góc độ văn học, văn hóa thì rất nhiều, chẳng hạn Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ của Trần Văn Nam, Cách xưng hô trong ca dao trữ tình Đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Văn Nở,... Trong khi đó, công trình nghiên cứu ca dao ở góc nhìn ngôn ngữ học, đặc biệt ngữ dụng học thì rất ít. Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Hành động ngôn từ bày tỏ trong ca dao Nam Bộ” làm đề tài cho luận văn của mình. 2
  3. 2. Lịch sử vấn đề Liên quan đến đề tài, có nhiều công trình nghiên cứu về lí thuyết cũng như ứng dụng. Trước hết, ta không thể không nhắc đến công trình How to do things with words (1962) của J. L. Austin, một nhà triết học ngôn từ Anh, đã đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống về bình diện ngữ dụng. Trong quá trình nghiên cứu, ông nhận thấy rằng có những phát ngôn không thể đánh giá đúng – sai theo tiêu chuẩn logic và khi phát ngôn, chúng không nhằm mục đích trình bày, miêu tả hay thông báo về một sự vật, hiện tượng, sự kiện trong hiện thực mà nhằm thực hiện một hành động nào đó biểu thị ngay trong phát ngôn. Đặc biệt, trên cơ sở phân biệt phát ngôn ngôn hành và phát ngôn khảo nghiệm, Austin đã tìm ra được bản chất hành động của ngôn từ. Từ đó, ông đã xây dựng nên “Lí thuyết hành động ngôn từ ” – một lí thuyết được xem là xương sống cho ngữ dụng học. Tiếp bước Austin là J. R. Searle với Speech acts (1969). Trong công trình nghiên cứu của mình, một mặt Searle tiếp tục phát triển lí thuyết hành động ngôn từ mà Austin đề ra nhưng mặt khác, tác giả chỉ ra những hạn chế, sai lầm mà Austin mắc phải, từ đó, điều chỉnh lại và bổ sung thêm những phát hiện mới. Cụ thể, Searle cho rằng việc phân loại các hành động ngôn từ của Austin không ổn vì nó xảy ra hiện tượng chồng chéo, giẫm đạp lên nhau, nguyên nhân chính là do Austin đã không đưa ra các tiêu chí phân loại. Trên cơ sở đó, ông đưa ra cách phân loại khác Austin (các nhóm hành động: representatives: biểu hiện, directives: cầu khiến, commissives: hứa hẹn, expressives: bày tỏ, declarations: tuyên bố dịch theo Đỗ Hữu Châu) Ở Việt Nam, ngữ dụng học và dụng học Việt ngữ được quan tâm nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỉ XX: Bằng phương pháp nghiên cứu ngữ nghĩa của lời trong ngôn từ tự nhiên, công trình nghiên cứu Logic ngôn ngữ học (1989) của Hoàng Phê, đã trình bày một cách khái quát cấu trúc logic – ngữ nghĩa của lời bao gồm tiền giả định, hiển ngôn và hàm ngôn. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu, Hoàng Phê cho rằng: “từ câu sang lời, cấu trúc logic – ngữ nghĩa có thể có thay đổi, nội dung ngữ nghĩa có thể được bố trí lại, giữa các tầng cũng như trong nội bộ mỗi tầng và thường có phát 3
  4. triển, trở nên phong phú hơn, do tác động của ngôn cảnh và để thực hiện chức năng của lời nói”(126). Phát hiện trên, như là tiền đề cho các công trình nghiên cứu ngôn từ ở bình diện ngữ dụng học sau này. Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng (1991) của Cao Xuân Hạo, đã cho ta cái nhìn mới về cấu trúc câu trong văn bản và phân loại câu theo lực ngôn trung và nghĩa biểu hiện. Qua việc tìm hiểu và phân tích câu ngôn hành vận dụng vị từ ngôn hành thì tác giả đã hiển nhiên đặt chân vào lĩnh địa mới – “ngữ dụng học”. Công trình nghiên cứu với nhan đề Ngữ dụng học (1998) của Nguyễn Đức Dân, tác giả đã nêu lên được những vấn đề cơ bản của hành động ngôn từ như phân loại hành động ngôn từ theo sự phân loại của Austin và Searle, điều kiện dùng của các hành động ngôn từ, biểu thức ngôn hành, động từ ngôn hành, dấu hiệu biểu thức ngôn hành, hành động ngôn từ trực tiếp và gián tiếp. Tiếp theo là Đỗ Hữu Châu với Đại cương ngôn ngữ học - tập 2 - Ngữ dụng học (2001). Đây được xem là công trình tiêu biểu trong việc nghiên cứu ngữ dụng học ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, Đỗ Hữu Châu đã trình bày hành động ngôn từ một cách có hệ thống, đầy đủ và chi tiết hơn dựa trên ngữ liệu là tiếng Việt. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra cách phân biệt hành động ngôn từ với biểu thức ngôn hành, phát ngôn ngôn hành và nêu một số dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu hành động ở lời. Tất cả đều là cơ sở ban đầu cho lí thuyết về hành động ngôn từ. Thêm nữa, Đỗ Hữu Châu còn đưa ra những vấn đề hiện nay xoay quanh các hành động ở lời như : số lượng, phân loại, mối quan hệ giữa động từ ngôn hành với hành động ở lời hay ranh giới giữa các hành động ở lời,...Đó là những gợi mở cho nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ học sau này. Ngoài công trình của Đỗ Hữu Châu, còn các công trình khác cũng rất đáng được quan tâm như : Dụng học Việt ngữ (2000) của Nguyễn Thiện Giáp và Ngữ dụng học của Đỗ Việt Hùng (2011) đã hệ thống hóa một cách ngắn gọn, súc tích các vấn đề lớn về lí thuyết ngữ dụng học dựa trên công trình của Đỗ Hữu Châu. Kể từ đó đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu ngữ dụng học ứng dụng: Trong đó có thể nhắc đến bài viết Các chức năng ngữ dụng của lời cảm ơn trong tiếng Việt (tạp chí Ngôn từ và đời sống, số 7, 2012) của Nguyễn Thị Mến. 4
  5. Tác giả đã khảo sát các chức năng ngữ dụng của lời cảm ơn trong tiếng Việt. Từ đó, bài viết góp phần nâng cao hiệu quả vào việc dạy và học cách nói cảm ơn trong tiếng Việt với các hàm ý sử dụng khác nhau trong các tình huống và ngữ cảnh khác nhau. Tiếp theo là các bài viết: Hành vi khen trong hội thoại dạy học (tạp chí Ngôn từ, số 10, 2011) của Nguyễn Thị Hồng Ngân. Về hành vi từ chối trực tiếp trong tiếng Việt (Ngữ học trẻ 2004: Diễn đàn học tập và nghiên cứu) của Trần Chi Mai. Động từ ngôn hành cầu khiến trong văn bản hành chính, Tạp chí ngôn ngữ, số 10, 2010 của Vũ Ngọc Hoa. Về ca dao Việt Nam, những bài viết nghiên cứu ở góc độ ngôn ngữ, đặc biệt ngữ dụng học còn rất hạn chế. Vài bài viết có giá trị sau: Hoàng Xuân Loan có bài Hành vi cầu khiến gián tiếp trong ca dao về tình yêu đôi lứa (tạp chí Ngôn từ và đời sống, số 9, 2011). Bài viết đã cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện, khách quan về cách sử dụng hành động cầu khiến gián tiếp trong tình yêu đôi lứa của con người Việt Nam. Qua Khảo sát các phát ngôn có động từ ngữ vi tiếc, trách, ước, khuyên trong ca dao – dân ca Việt Nam (Ngữ học trẻ 2003: Diễn đàn học tập và nghiên cứu) cùng với Bài ca dao Tát nước đầu đình từ góc nhìn ngữ dụng học (tạp chí Ngôn từ và đời sống, số 7, 2004), Đỗ Thị Kim Liên đã vận dụng những lí thuyết cơ bản của ngữ dụng học, cụ thể hơn, lí thuyết hành động ngôn từ và lí thuyết chiếu vật vào những bài ca dao Việt Nam để tìm hiểu và phân tích cái hay của nó từ góc độ tiếp cận văn bản. Bài viết Đọc lại hai bài ca dao dưới góc nhìn ngữ dụng học của Bùi Trọng Ngoãn được đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà nẵng, số 5, 2009 đã vận dụng lí thuyết ngữ dụng học, cụ thể hơn, lí thuyết hội thoại để phân tích, đánh giá ý nghĩa ngôn từ văn bản, nội dung hình tượng, tâm tình của các nhân vật giao tiếp trong hai bài ca dao “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng...” và “ Trèo lên cây bưởi hái hoa...” 5
  6. Các công trình nghiên cứu cũng như những bài viết nêu trên sẽ rất có ích trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi ở luận văn này bởi, chúng là những cơ sở lí thuyết hữu ích. 3. Mục đích – yêu cầu 3.1. Mục đích Qua việc tìm hiểu Hành động ngôn từ bày tỏ trong ca dao Nam Bộ, chúng tôi mong rằng: dưới góc độ ngôn ngữ học, luận văn sẽ mang đến cho người đọc một cái nhìn mới hơn về ca dao Việt Nam nói chung và ca dao Nam Bộ nói riêng. Bên cạnh đó, luận văn còn làm rõ thêm nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam Bộ trong cách bày tỏ cảm xúc. Từ đó, có thể giúp ta hiểu sâu sắc hơn về đời sống tâm hồn của con người Nam Bộ từ thời xa xưa. 3.2. Yêu cầu Để đạt được mục đích đề ra, luận văn cần đạt được các yêu cầu sau: - Tổng hợp và làm rõ các vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài. - Thu thập ngữ liệu để thực hiện việc phân tích miêu tả các hành động bày tỏ trong ca dao Nam Bộ. - Phân tích, miêu tả ngữ liệu để thấy được cách sử dụng các hành động ngôn từ có đích ở lời là bày tỏ tình cảm, cảm xúc thể hiện trong ca dao Nam Bộ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Do hành động ngôn từ bày tỏ xuất phát từ nhu cầu tình cảm con người cho nên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi chỉ khảo sát các tài liệu sau đây: 1. Nguyễn Xuân Kính ( chủ biên) (2002) – Tổng tập văn học dân gian người Việt, Tập 16, Ca dao tình yêu đôi lứa (quyển thượng) – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 2. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên)(2002) – Tổng tập văn học dân gian người Việt, Tập 16, Ca dao tình yêu đôi lứa (quyển hạ) – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 6
  7. 3. Nhóm biên soạn khoa Ngữ Văn Đại học Cần Thơ (1997) – Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long – Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Đỗ Văn Tài (chủ biên)(1984) – Ca dao Đồng Tháp Mười – Nhà xuất bản Sở Văn hóa – Thông tin Đồng Tháp. Theo thống kê của chúng tôi qua bốn quyển sách trên, có tổng cộng 469/2469 (chiếm khoảng 19%) lời ca dao Nam Bộ thực hiện hành động bày tỏ. Trong đó, có 271 bài sử dụng hành động bày tỏ trực tiếp và 198 bài thể hiện hành động bày tỏ gián tiếp. Chúng tôi sẽ làm sáng tỏ hai vấn đề này ở phần nội dung chính. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: được sử dụng để thống kê ngữ liệu xuất hiện và phân loại các hành động bày tỏ trong ca dao Nam Bộ, nhằm làm cơ sở phân tích, đánh giá, nhận xét những nội dung, giá trị biểu đạt của từng hành động trong việc giãi bày tâm tư, tình cảm của con người Nam Bộ. - Phương pháp phân tích: luận văn sẽ đi sâu phân tích biểu hiện của từng hành động bày tỏ trong ca dao Nam Bộ. Chẳng hạn: hành động khen; hành động bày tỏ tình yêu; hành động bày tỏ nỗi buồn,... - Phương pháp hệ thống hóa: được sử dụng để khái quát hóa những đặc trưng chung của các hành động bày tỏ thường được thể hiện trong ca dao Nam Bộ. 7
  8. Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1. Lí thuyết hành động ngôn từ 1.1. Khái niệm hành động ngôn từ (Speech act) Theo Cao Xuân Hạo, hành động ngôn từ (hành động ngôn trung) là “khi nói ra một câu, ta thực hiện, một hành động nhận định, nghĩa là xác lập một mệnh đề, nhưng đồng thời cũng thực hiện một hành động có mục tiêu giao tế nào đấy” [7; tr. 389]. Đỗ Hữu Châu thì cho rằng: “một hành động ngôn từ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C” [2; tr. 88]. Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “hành động ngôn từ là những điều người ta làm thông qua ngôn ngữ” [5; tr. 42]. Nguyễn Thị Lương có ý kiến: hành động ngôn từ (hành động nói) là “hành động được thực hiện bằng lời nói để thông qua đó, người nói tác động đến người nghe, làm thay đổi trạng thái vật lí hay tinh thần của người khác. Hay, hành động ngôn ngữ là hoạt động được thực hiện bằng cách nói ra câu nói để thực hiện mục đích/ ý định của người nói” [19; tr. 188]. Còn Nguyễn Như Ý đưa ra khái niệm: hành động ngôn từ là “một đoạn lời có mục đích nhất định thực hiện trong những điều kiện nhất định, được tách biệt bằng các phương tiện trên ngữ điệu và hoàn chỉnh thống nhất về mặt cấu âm – âm học mà người nói và người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau, trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó” [34; tr. 215]. Tóm lại: Hành động ngôn từ là một hành động đặc biệt, được thực hiện bằng phương tiện ngôn từ. Vì hành động ngôn từ mang tính chất xã hội cho nên nó có thể làm thay đổi trạng thái tinh thần hay vật lí của người khác thậm chí là chính mình. 1.2. Các loại hành động ngôn từ Khi phát ngôn thực hiện thì bao giờ cũng xảy ra ba loại hành động lớn: hành động tạo lời, hành động tại lời và hành động qua lời. 8
  9. 1.2.1 Hành động tạo lời (locutionary act) Đỗ Hữu Châu định nghĩa: Hành động tạo lời “sử dụng các yếu tố của ngôn từ như ngữ âm, từ, các kiểu kết cấu thành câu...để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung” [2; tr. 88]. Theo Nguyễn Thiện Giáp, hành động tạo lời là “ hành động cơ sở của phát ngôn, là hành động phát ra một câu với ý nghĩa và sở chỉ xác định” [5; tr. 44]. Đỗ Việt Hùng quan niệm : “Hành động tạo lời là hành động sử dụng các yếu tố ngôn từ và các quy tắc của ngôn từ để tạo ra phát ngôn, diễn ngôn với hình thức nhất định và nội dung tương ứng trong một cuộc giao tiếp” [10; tr. 43]. Căn cứ nguyên văn của Austin trong cuốn sách How to Do Things with Words, Chim Văn Bé đã diễn giải: “hành động tạo lời hành động sử dụng các phương tiện ngữ âm, từ vựng (và các quy tắc kết hợp có sẵn trong ngôn ngữ) để tạo ra câu / phát ngôn với nội dung ngữ nghĩa và chiếu vật ít nhiều xác định” [1; tr. 19]. 1.2.2 Hành động qua lời (perlocutionary act) Đỗ Hữu Châu cho rằng: hành động qua lời là “hành động “mượn” phương tiện ngôn từ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn từ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói” [2; tr. 88]. Đối với Nguyễn Thiện Giáp, ông cho rằng hành động qua lời là “hành động gây được hiệu quả ở người nghe nhờ phát ra một câu, hiệu quả như thế là chỉ riêng cho hoàn cảnh phát ngôn” [5; tr. 45]. Hành động qua lời theo Đỗ Việt Hùng là “hành động phát ra lời nói để nhằm đạt đến một hiệu quả nằm ngoài lời đó, tức mượn phương tiện ngôn từ để gây ra một hiệu quả nào đó ngoài ngôn từ ở các nhân vật giao tiếp” [10; tr. 44]. Theo bản dịch nguyên văn của Chim Văn Bé, hành động qua lời là “hành động mà người nói thực hiện thông qua hành động trong lời , nhằm gây ra những hiệu quả nào đó đối với xúc cảm, suy nghĩ và hành động của người nghe, của chính người nói hay người khác một cách có chủ đích, có mục đích” [1; tr. 22]. 9
  10. Hiệu quả của hành động qua lời rất phân tán, không thể tính hết được và nó không thuộc phạm vi nghiên cứu của ngôn từ học. Cho nên, hiệu lực qua lời cũng không phải là đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học. 1.2.3 Hành động tại lời (hành động ở lời) (illocutionary act) Đỗ Hữu Châu cho rằng: hành động tại lời là hành động “thực hiện ngay khi nói năng” [2; tr. 89]. Nguyễn Thiện Giáp đóng góp ý kiến: hành động tại lời “hành động tạo ra một lời tuyên bố, một lời hứa, một lời chào,...khi phát ra một câu nhờ hiệu lực của những quy ước liên quan với nó” [5; tr. 45]. Đỗ Việt Hùng dùng thuật ngữ Hành động ở lời, ông cho rằng: “Hành động ở lời (còn gọi là hành động ngôn trung) là hành động mà người phát thực hiện ngay trong lời nói của mình. Và hành động ở lời tạo ra các hiệu lực ở lời (còn gọi là lực ngôn trung). Hiệu lực ở lời là đối tượng chính của Ngữ dụng học” [10; tr. 44,45] Dịch từ nguyên bản, Chim Văn Bé giải thích: hành động tại lời là hành động được người nói thực hiện “bằng cách nói ra và khi nói ra điều gì đó” [1; tr. 19]. Hành động tại lời là hành động có chủ định (intentional), mang tính quy ước (conventional) và tính định chế (constitutional), mặc dù những quy ước và định chế về việc sử dụng hành động tại lời là bất thành văn, và được mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân thủ không tự giác. Những điểm khác biệt cơ bản của hành động tại lời đối với hành động qua lời: - Thứ nhất, hành động tại lời thực hiện có ý định và bị chi phối bởi những quy ước, thể chế xã hội. - Thứ hai, nó làm thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại, có nghĩa là đặt người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành động tại lời. - Thứ ba, hiệu quả của hành động tại lời khá tập trung, có thể xác định được vì nó có đích tương đối rõ ràng. Cho nên, hiệu lực tại lời chính là đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học. Nói chung, trong ba hành động ngôn từ trên đây, hành động tại lời là quan trọng nhất, vì thế nói đến hành động ngôn từ chính là nói đến hành động tại lời. 10
  11. 1.3 Các dấu hiệu ngôn hành 1.3.1 Động từ ngôn hành (động từ ngữ vi) (performative verbs) Austin cho rằng một động từ được gọi là động từ ngôn hành khi và chỉ khi, chúng thỏa mãn những điều kiện bắt buộc sau: - Trong phát ngôn, động từ được dùng ngôi thứ nhất (người nói là Sp1). - Thời điểm phát ngôn là hiện tại - Câu được dùng ở thể chủ động (active voice) và thức thực thi (indicative mood). Vậy, động từ ngôn hành là gì? Cao Xuân Hạo quan niệm: động từ ngôn hành (vị từ ngôn hành) là “một vị từ mà khi được dùng trong một điều kiện nhất định thì ngay việc sử dụng nó cũng chính là cái hành động được nó biểu hiện.” [7; tr. 416]. Theo Đỗ Hữu Châu, động từ ngôn hành là “những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngôn hành - những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành động tại lời,(có khi không cần biểu thức ngôn hành đi kèm) là người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị” [2; tr. 97]. Còn Nguyễn Đức Dân cho rằng: “khi nói xong động từ ngữ vi là hành vi ngôn từ đã được thực hiện còn nội dung của hành vi được thực hiện ở phần tiếp theo sau của động từ đó” [4; tr. 36]. Nguyễn Thiện Giáp nhận xét: “động từ ngôn hành là những động từ chỉ những hành động được thực hiện bằng ngôn từ” [5; tr. 39]. Nguyễn Thị Lương khái niệm: “động từ ngôn hành là động từ mà khi người nói phát âm động từ thì hành động do động từ đó biểu thị cũng được thực hiện” [19; tr.181]. Tóm lại: Động từ ngôn hành là động từ khi đưa chúng vào phát ngôn thì người nói đồng thời đã thực hiện cái hành động tại lời do động từ ấy biểu thị. Hay, động từ ngôn hành là động từ có hành động ngôn từ trùng với nó. Chẳng hạn, khi ai đó nói “Con cảm ơn Mẹ !”, thì người ấy đã thực hiện hành động cảm ơn bằng chính động từ ấy. Dựa vào sự vắng mặt hay có mặt động từ ngôn hành mà Austin chia câu/phát ngôn ngôn hành thành hai loại: câu/phát ngôn ngôn hành nguyên cấp (primary 11
  12. performative) hay hàm ẩn (implicit performative) và câu/phát ngôn ngôn hành tường minh (explicit performative). Câu ngôn hành nguyên cấp là câu không chứa động từ ngôn hành, câu ngôn hành tường minh là câu có động từ ngôn hành làm chính tố của cụm động từ (ngữ vị từ). 1.3.2 Các từ ngữ chuyên dùng Trong Câu tiếng Việt của Nguyễn Thị Lương có đề cập đến các dấu hiệu đặc thù của các kiểu câu phân theo mục đích nói, qua đó, người nghe có thể nhận biết hành động ngôn từ mà kiểu câu đó biểu thị. Cụ thể: - Câu nghi vấn được nhận diện bởi: + Các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, bao giờ, bao lâu, đâu, như thế nào, ra sao,... + Các cặp phụ từ nghi vấn: đã...chưa, có...không,... + Quan hệ từ lựa chọn: hay + Các tiểu từ tình thái dùng để hỏi: à, ư, nhỉ, chứ, hả,... + Khi viết đánh dấu chấm hỏi (?) - Câu cầu khiến thường có các dấu hiệu hình thức: + Các phụ từ mệnh lệnh đứng trước vị tố: hãy, đừng, chớ,... + Các tiểu từ đứng sau vị tố: đi, thôi, nào, với,... + Khi viết đánh dấu chấm than (!) - Câu cảm thán dựa vào: + Các thán từ đứng đầu hoặc cuối câu: a, ôi, ối,... + Các tiểu từ: thay, nhỉ + Các phó từ: quá, ghê, thế, thật,... + Khi viết đánh dấu chấm than (!) - Riêng câu trần thuật, khác với câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán là nó không có những dấu hiệu từ ngữ chuyên dùng. Khi viết đánh dấu chấm cuối câu (.) 1.3.3 Ngữ điệu Trong việc xác định hành động ngôn từ, ngữ điệu giữ vai trò quan trọng. Bởi, cùng một câu có tổ chức ngữ nghĩa và ngữ pháp giống nhau nhưng được phát âm với ngữ điệu khác nhau sẽ hướng đến hành động khác nhau. Chẳng hạn, Chị 12
  13. đẹp lắm! sẽ là một hành động khen, khẳng định nếu ngữ điệu bình thường nhưng sẽ là hành động chê bai, mỉa mai nếu ngữ điệu lên giọng và kéo dài từ sau. Bình diện ngữ dụng, xem xét ngôn ngữ trong mối quan hệ với tình huống phát ngôn, với người sử dụng. Muốn xác định chính xác đích ở lời của một hành động ngôn từ, nhất thiết ta phải dựa vào tình huống giao tiếp, ngữ cảnh cụ thể. Vì vậy, bên cạnh động từ ngôn hành, các từ ngữ chuyên dùng và ngữ điệu, ngữ cảnh cũng là một dấu hiệu quan trọng để xác định một hành động ngôn từ. Theo Đỗ Hữu Châu, ngữ cảnh bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp với những vai giao tiếp nhất định cùng những quan hệ liên cá nhân; hiện thực ngoài diễn ngôn mà cụ thể là hoàn cảnh giao tiếp được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp; hiện thực – đề tài diễn ngôn. Liên quan đến đề tài, chúng tôi chỉ bàn đến nhân tố hoàn cảnh giao tiếp. Theo nghĩa rộng, hoàn cảnh giao tiếp có thể được hiểu là toàn bộ hiện thực ngoài ngôn ngữ làm nên hoàn cảnh rộng của cuộc giao tiếp. Cụ thể, các nhân tố chính trị, địa lí, kinh tế, văn hóa, lịch sử với các tư tưởng, các chuẩn mực về đạo đức, ứng xử, với các thiết chế các công trình, tổ chức,...tương ứng, tạo nên cái gọi là môi trường xã hội – văn hóa – địa lí cho các cuộc giao tiếp [3; tr. 110]. Một phát ngôn thì có thể là phát ngôn ngôn hành tường minh hay phát ngôn ngôn hành nguyên cấp. Qua phát ngôn ngôn hành tường minh ta dễ dàng xác định được hành động ngôn từ bằng động từ ngôn hành mà nó biểu hiện, còn phát ngôn ngôn hành nguyên cấp thì sao? Như ta đã biết: phát ngôn ngôn hành hàm ẩn sẽ ứng với nghĩa hàm ẩn tức ý nghĩa không bộc lộ trực tiếp qua câu chữ. Muốn tìm hiểu nghĩa hàm ẩn thì phải đặt nó vào một tình huống cụ thể tức là không gian, thời gian cụ thể mà nơi đó diễn ra hoạt động giao tiếp, bởi chỉ ở đó, quan hệ, thái độ, dụng ý của người nói và người nghe mới được bộc lộ. Nói chung, phát ngôn nguyên cấp và tường minh đều phải dựa vào ngữ cảnh. Ví dụ: - Ngày mai tôi thi Toán. Nếu được phát ra trong ngữ cảnh: Mai hỏi Hoa khi nào thi Toán thì đó là hành động trả lời. Nhưng nếu được phát ra trong ngữ cảnh: Mai rủ Hoa đi mua sắm thì đó là một hành động từ chối. 13
  14. Hay ví dụ khác: - Chị học tiết 4,5. Nếu được phát ra trong ngữ cảnh: Lan muốn kết thúc cuộc nói chuyện với em trai khi sắp đến giờ vào lớp, thì đó là hành động nhắc nhở. Nhưng nếu được phát ra trong ngữ cảnh: Em trai rủ Lan đi chơi, thì đó là một hành động từ chối. Tóm lại, để xác định hành động ngôn từ của một phát ngôn không phải là việc đơn giản, cần phải dựa vào nhiều cơ sở, trong đó, động từ ngôn hành, từ ngữ chuyên dùng, ngữ điệu và ngữ cảnh là những cơ sở quan trọng. Song, kinh nghiệm sống cũng khá quan trọng. “Nhận thức của con người không phải mỗi lần lại bắt đầu từ con số không mà bao giờ một nhận thức mới cũng dựa trên cơ sở một số những nhận thức cũ và điều này cũng được phản ánh vào trong ngôn ngữ giao tiếp, để trao đổi nhận thức và tác động đến nhận thức của nhau” [27; tr. 97]. Vì thế, chúng ta phải không ngừng trau dồi, tích lũy kiến thức, vốn sống. Bởi, người càng có nhiều kinh nghiệm thì việc xác định mục đích giao tiếp của người nói càng dễ dàng, chính xác và tinh tế hơn. 1.4 Điều kiện sử dụng các hành động tại lời Muốn thực hiện hành động vật lí hay các hành động xã khác có hiệu quả thì ta không thể tiến hành một cách tùy tiện mà phải thực hiện trong những điều kiện nhất định. Chẳng hạn, để thực hiện hành động vật lí: lái xe mô tô thì trước hết người lái phải biết chạy xe mô tô, bản thân người lái còn phải trang bị đầy đủ kiến thức về cách vận hành xe và luật an toàn giao thông. Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe của người lái thì phải tốt,... Tương tự, khi thực hiện hành động ngôn từ, ta cũng phải thỏa mãn các điều kiện. Theo Searle có bốn điều kiện chính: Điều kiện nội dung mệnh đề là điều kiện có liên quan đến nội dung của hành động ngôn từ tức là người phát phải xác định rõ nội dung mệnh đề là hành động mà mình sẽ thực hiện. Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói hay một hành động của người nghe. Không thể thực hiện một hành động ngôn từ nếu nội dung mệnh đề của nó không rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, điều kiện nội dung mệnh đề chính là điều kiện cần để thực hiện một hành động ngôn từ. Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người phát về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về mối quan hệ giữa người nói và người nghe. 14
  15. Đây là điều kiện cần thiết để hành động ngôn từ được thực hiện. Ví dụ như, khi ra lệnh thì người nói phải xác định được rằng mình ở vị thế cao hơn và có quyền buộc người nghe phải thực hiện nội dung mệnh lệnh; khi xác tín thì người nói phải có bằng chứng cụ thể, chính xác; hay khi hỏi, người nói phải xác định người nghe có khả năng cung cấp thông tin cho nội dung mệnh đề của mình,... Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tương ứng của người phát ngôn. Điều kiện chân thành quy định người nói phải chân thành trong nội dung phát ngôn. Cụ thể hơn, khi thực hiện mệnh lệnh hay cầu khiến, người nói phải có lòng mong muốn nội dung mệnh đề được thực hiện; khi xác tín, người nói phải có niềm tin vào điều mình xác tín; khi hỏi, người nói phải thực sự mong muốn có được thông tin đó,... Điều kiện căn bản để xác định rõ kiểu trách nhiệm mà người phát và người nhận bị ràng buộc khi hành động ngôn từ được thực hiện. Đây là điều kiện có liên quan tới mục đích thực hiện hành động tại lời của người nói. Chẳng hạn, khi hứa hẹn, người nói gắn mình vào việc thực hiện lời hứa, hay khi tường thuật, người nói phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của điều nói ra,... 1.5 Phân loại hành động tại lời Các cách phân loại hiện nay cũng chưa đạt được sự thống nhất cao trong giới ngôn ngữ học, tồn tại khá nhiều cách phân loại nhưng tiêu biểu nhất là cách phân loại của Austin và Searle. a. Cách phân loại của Austin gồm 5 nhóm: Phán xét (verdictives) gồm những phán xét mà về cơ bản là những điều đánh giá về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cứ hoặc lí lẽ xác đáng. Như: coi là, định giá trị, ước lượng, trù tính, kết án, lên án,... Hành xử (exercitives) gồm những hình thức thể hiện hoạt động quyền lực, luật lệ hay thế lực. Như: chỉ định, miễn trừ, bổ nhiệm, ra lệnh, di chúc, biện hộ, kết án,... Cam kết (commissives) gồm những hành động ràng buộc người nói vào những trách nhiệm, nghĩa vụ nhất định. Như: hứa hẹn, kí kết, giao kèo, thỏa thuận, giao ước, thề,... 15
  16. Ứng xử (behabitives) gồm những hành động phản ứng lại những cách xử sự của người khác, những hành động đáp ứng những sự kiện có liên quan đến thân phận và thái độ của người khác. Như: xin lỗi, cảm ơn, ca ngợi, chúc mừng, chia buồn, phê phán, chê trách, quyền rủa,...Vậy, đây là lớp rất rộng, gồm những ứng xử xã hội. Bày tỏ (expositives) gồm những hành động dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích từ ngữ. Như: khẳng định, phủ định, bác bỏ, trả lời, giải thích,... Sự phân loại của Austin có một số điều chưa thỏa đáng: có sự mơ hồ, chưa nhất quán. Chẳng hạn, hành động kết án được xếp vào cả hai lớp: phán xét và hành sử. Bên cạnh đó, cách phân loại của Austin về cơ bản là phân loại từ vựng các động từ ngữ vi tiếng Anh. b. Cách phân loại của Searle: Searle đã đưa ra cách phân loại của mình dựa trên 12 tiêu chí trong đó, chỉ có ba tiêu chí quan trọng ngoài tiêu chí nội dung mệnh đề: Đích ở lời (the point of the illocution) là mục đích của hành động ngôn từ. Nó cũng chính là nhân tố quyết định đến hiệu lực hành động tại lời. Mỗi phát ngôn đều phải hướng đến một hay một số mục đích nhất định. Cụ thể như, một thỉnh cầu hướng tới việc đưa Sp2 đến việc thực hiện cái gì đó; một hứa hẹn nhằm ràng buộc người nói Sp1 vào việc thực hiện cái gì đó. Hướng khớp ghép lời và hiện thực (dicretion of fit) là tiêu chuẩn quy định mối quan hệ giữa lời nói và hiện thực. Có hai hướng khớp ghép: từ lời nói tới hiện thực và từ hiện thực tới lời nói. Chi tiết hơn, hướng khớp ghép từ lời nói tới hiện thực tức là, lời có trước, sau đó hành động mới được thực hiện sao cho phù hợp với lời, còn hướng khớp ghép từ hiện thực tới lời nói nghĩa là, hiện thực có trước lời nói và lời nói làm sao phải phù hợp với hiện thực. Ví dụ, trần thuật có hướng khớp ghép hiện thực – lời vì giá trị đúng sai mà phát ngôn trần thuật nêu ra được xác định trên cơ sở phát ngôn miêu tả có phù hợp hay không với sự vật được nói tới. Hay, ra lệnh có hướng khớp ghép lời – hiện thực vì hành động sẽ được thực hiện ngay khi phát ngôn ra lệnh được nêu ra. 16
  17. Trạng thái tâm lí được thể hiện (expressed psychological states) tương ứng với điều kiện chân thành. Chẳng hạn như khi trần thuật, người nói tỏ ra phải tin tưởng vào điều mình nói; khi hứa hẹn, người nói thể hiện ý định mình sẽ thực hiện một hành động nào đó. Dựa vào ba tiêu chí trên, Searle đã phân chia các hành động tại lời thành 5 nhóm chính: Biểu hiện (representatives) sau này Searle gọi là lớp khẳng định. - Đích ở lời là nêu trách nhiệm của người nói về sự tồn tại của một trạng thái sự vật. - Hướng khớp ghép là hiện thực – lời nói. - Trạng thái tâm lí là lòng tin vào nội dung mệnh đề. - Nội dung mệnh đề là một mệnh đề đánh giá được theo tiêu chí đúng/sai logic. Các hành động ngôn từ tiêu biểu: miêu tả, kể, xác nhận, khẳng định, thông báo, tường thuật, giải thích, tranh cãi,... Chi phối (directives) - Đích ở lời là đặt người nghe vào sự thực hiện một hành động (H) nào đó. - Hướng khớp ghép là lời nói – hiện thực. - Trạng thái tâm lí là ý chí, mong muốn, nguyện vọng của người nói để người nghe thực hiện (H). - Nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nghe. Các hành động ngôn từ tiêu biểu: mệnh lệnh, cho phép, yêu cầu, đề nghị, thỉnh cầu, cấm đoán, khuyên, ra lệnh, sai, mời, hỏi,... Cam kết (commissives) - Đích ở lời là gán trách nhiệm vào người nói thực hiện một hành động (H) nào đó trong tương lai. - Hướng khớp ghép từ lời nói – hiện thực - Trạng thái tâm lí là ý định của Sp1. - Nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp1. Các hành động ngôn từ tiêu biểu: hứa, tặng, biếu, thề, cam đoan, giao ước,... 17
  18. Tuyên bố (declarations) - Đích ở lời nhằm thay đổi sự việc thông qua phát ngôn. - Hướng khớp ghép vừa là lời – hiện thực vừa là hiện thực – lời. - Trạng thái tâm lí “không có đặc trưng khái quát, nhưng có các yếu tố thể chế làm cho lời của người nói có giá trị” (34-NĐD) - Nội dung mệnh đề là một mệnh đề Các hành động ngôn từ tiêu biểu: tuyên bố, tuyên án, buộc tội, bổ nhiệm, từ chức,... Biểu cảm (expressives) - Đích ở lời là biểu thị trạng thái tâm lí phù hợp với hành động tại lời (vui, buồn, giận, hài lòng, dễ chịu, thích thú,...). - Trạng thái tâm lí thay đổi theo từng loại hành động. - Nội dung mệnh đề là hành động hoặc tính chất nào đó của Sp1 hay Sp2. Các hành động ngôn từ tiêu biểu: khen, phê bình, chê, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, hoan nghênh, bác bỏ, than thở, khoe, biểu lộ tình cảm (vui, buồn, giận,...),... Qua cách phân loại của Austin và Searle, chúng tôi nhận thấy: tuy không có sự thống nhất trong cách gọi tên các nhóm nhưng giữa họ vẫn có nhiều điểm chung trong việc xếp loại các hành động ngôn từ vào các nhóm. 1.6 Hành động bày tỏ - Bàn về nhóm Expressives của Austin và Searle Lúc đầu, Austin gọi là nhóm behabitives vì đây là “những hành động (theo thuật ngữ của chúng tôi) phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành động hay số phận người khác” [2; tr. 121]. Về sau, dựa trên ba tiêu chí quan trọng phân loại, Searle điều chỉnh lại và đưa chúng vào nhóm expressives. - Bàn về nhóm Expressives trong tiếng Việt Các nhà nghiên cứu Việt ngữ chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra thuật ngữ gọi nhóm Expressives. Chúng được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau nhưng chủ yếu: biểu cảm (Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng) và bày tỏ (Nguyễn Thiện Giáp). Theo chúng tôi, nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên là do vấn đề dịch thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt và cách sử dụng tiếng Việt. 18
  19. Theo Từ điển tiếng Việt [28; tr. 43] bày tỏ là “nói ra cho người khác rõ tình cảm, ý kiến của mình. Vd: bày tỏ nỗi lòng, bày tỏ ý kiến”. Còn biểu cảm nghĩa là “biểu hiện tình cảm, cảm xúc (nói khái quát). Vd: sắc thái biểu cảm của từ, ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, câu biểu cảm” [28; tr. 66]. Qua việc xem xét ngữ nghĩa trên, chúng tôi quyết định dùng thuật ngữ bày tỏ vì nó sát thực với nghĩa gốc expressives (cho thấy tình cảm hoặc ý nghĩ, diễn cảm)(Từ điển Anh- Việt). Thuật ngữ biểu cảm đã bỏ qua tính ý nghĩ chỉ thiên về tình cảm, cảm xúc của người nói. Hành động bày tỏ là hành động bộc lộ trạng thái tâm lí, tình cảm, suy nghĩ, thái độ của người nói về sự vật, hiện tượng hoặc một người nào đó. Theo Searle, các điều kiện thực hiện hành động bày tỏ: - Điều kiện nội dung mệnh đề: hành động, trạng thái A. - Điều kiện chuẩn bị: Sp1 nghĩ rằng Sp2 có thể tiếp nhận hoặc chia sẻ và nếu mình không nói ra thì chưa chắc Sp2 biết. - Điều kiện chân thành: Sp1 thật sự mong muốn Sp2 cảm nhận được A. - Điều kiện căn bản: nhằm biểu hiện tình cảm, thái độ của Sp1 đến Sp2. Các hành động ngôn từ trong nhóm bày tỏ Tiếp thu và giải thích khác nhau, giới chuyên môn phân loại các hành động trong nhóm bày tỏ cũng khác nhau. Chẳng hạn, đối với người này, hành động an ủi thuộc nhóm cầu khiến nhưng với người kia, lại thuộc nhóm bày tỏ. Vì vậy, việc phân loại không tránh khỏi những khoảng giao nhau giữa các loại. Dưới đây là bảng phân loại nhóm hành động bày tỏ của một số nhà nghiên cứu Việt ngữ tiêu biểu: 19
  20. Các hành động ngôn từ Nguyễn Đức Dân Xin lỗi, chúc mừng, tán thưởng, cảm ơn, mong muốn, ruồng rẫy, biểu lộ tình cảm (vui thích, khó chịu,...) Đỗ Hữu Châu Các hành động có đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành động tại lời (vui thích/khó chịu, mong muốn/rẫy bỏ,...) Nguyễn Thiện Giáp Cám ơn, chúc mừng, xin lỗi, hoan nghênh, phàn nàn, an ủi, chào hỏi, mời chào, chấp nhận, bác bỏ,... Đỗ Việt Hùng Khen, phê bình, chê, xin lỗi, cảm ơn,... Qua bảng phân loại trên, nhìn chung giữa các tác giả có điểm tương đồng trong cách xác định các hành động ngôn từ thuộc nhóm bày tỏ. Trong thực tế, có nhiều hành động bày tỏ mà trong tiếng Việt không có từ định danh chính xác. VD: bày tỏ sự mong muốn, bày tỏ nỗi buồn,…Do vậy, ở những trường hợp này chúng tôi dùng động từ “bày tỏ” làm trung tâm đối với những hành động không có từ định danh chính xác trong tiếng Việt. Trở lại đề tài luận văn, qua việc thống kê và phân loại ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy nhóm bày tỏ trong ca dao Nam Bộ chủ yếu thể hiện các hành động ngôn từ sau: khen; bày tỏ tình yêu; bày tỏ nỗi nhớ; bày tỏ nỗi buồn; bày tỏ nỗi sầu; bày tỏ sự mong muốn; bày tỏ sự lo sợ; bày tỏ sự tiếc nuối; bày tỏ sự hờn trách; bày tỏ sự trông mong; than thở. 1.7 Hành động tại lời trực tiếp – gián tiếp 1.7.1 Hành động tại lời trực tiếp Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: hành động tại lời trực tiếp là hành động “được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng” [5; tr. 54]. Nguyễn Thị Lương nhận định: “hành động nói trực tiếp là hành động mà hiệu lực ở lời của nó phù hợp với hình thức và chức năng của kiểu câu được dùng để biểu thị nó” [19; tr. 212]. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1