Luận văn tốt nghiệp: Phát triển doanh ngiệp vừa và nhỏ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
lượt xem 28
download
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trình bày tổng quan doanh ngiệp vừa và nhỏ, thực trạng và khả năng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, bài học về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các nước Đông Á cho Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Phát triển doanh ngiệp vừa và nhỏ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -----------***----------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁT TRIỂN DOANH NGIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. ĐỖ THỊ LOAN Sinh viên thực hiện : NGUYỄN GIA TUẤN Lớp : ANH 4 – K41A - KTNT HÀ NỘI - 2006
- LỜI CẢM ƠN B 0 Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Đỗ Thị Loan – chủ nhiệm khoa sau học Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội – người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện Bản Luận Văn này. Luận văn cũng không thể được hoàn thành nếu như tác giả không nhận được sự giúp đỡ động viên, ủng hộ từ gia đình, bạn bè và nhà trường. Tác giả xin gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành từ đáy lòng mình. Tác giả cũng xin cảm ơn những nhận xét từ các thầy cô giáo và các độc giả để Bản luận văn được hoàn thiện hơn. Nguyễn Gia Tuấn -- 1 --
- Mục lục B 1 Trang Lời mở đầu .................................................................................................... 5 Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nỏ ................................. 7 1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ theo luật Việt Nam và các nước khác ....................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ theo luật Việt Nam........... 7 1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ của các quốc gia, tổ chức như: Ngân hàng thế giới, Nhật Bản, Hàn Quốc ........... 12 1.2. Sự cần thiết phải phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế .................................................... 20 1.2.1. Hội nhập và sự cần thiết phải phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiến trình hội nhập ........................... 20 1.2.2. Những đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của doanh nghiệp vừa và nhỏ .......................................................... 24 1.3. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................ 27 1.3.1. Khuôn khổ pháp lý khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ......................................................... 27 1.3.2. Thành lập cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ .......................................................... 28 1.3.3. Thành lập các tổ chức hỗ trợ và các hiệp hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................................... 29 Chương 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ............ 30 2.1. Nhân tố đảm bảo cho sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ -- 2 --
- ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ..................... 30 2.1.1. Tiến trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ......................... 30 2.1.2. Những điều kiện kinh tế xã hội đảm bảo phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam ...................................... 31 2.2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế .. 39 2.2.1. Là một động lực cho sự phát triển nhanh và hiệu quả của của nền kinh tế... ....................................................................... 39 2.2.2. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh ...................................... 40 2.2.3. Đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc dân và nguồn thu ngân sách nhà nước ............................................. 41 2.2.4. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động .......................... 43 2.2.5. Tham gia tích cực vào khu vực sản xuất, chế biến, bán lẻ, dịch vụ góp phần cân bằng ngoại tệ thông qua xuất khẩu... ... 44 2.2.6. Góp phần khôi phục, gìn giữ và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống ........................................ 46 2.2.7. Bước đầu tham gia vào quá trình hình thành mối liên kết giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn ........ 46 2.2.8. Làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn ........................ 47 2.2.9. Khai thác tiềm năng rất phong phú trong dân........................... 47 2.3. Thực trạng và khả năng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế .................... 48 2.3.1. Thực trạng về sản lượng............................................................ 48 2.3.2. Thực trạng về tốc độ phát triển sản xuất ................................... 49 2.3.3. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh .......................... 52 2.4. Đánh giá về thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam ........... 54 2.4.1. Thành tựu đã đạt được của doanh nghiệp nhỏ và vừa -- 3 --
- Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế .............................. 54 2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam trong tiến trình hội nhập quốc tế ............................... 56 Chương 3: Giải pháp thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ............................ 59 3.1. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Bài học cho Việt nam..... 59 3.1.1. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước Đông Á ................................................................................ 59 3.1.2. Bài học về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các nước Đông Á cho Việt Nam ........................................... 64 3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010 .......................................... 67 3.2.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam giai đoạn 2005 – 2010 ................................................. 67 3.2.2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam giai đoạn 2005 – 2010 ................................................. 69 3.3. Những giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam ........................................................................................ 72 3.3.1. Những giải pháp về mặt chính sách nhà nước để thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển ........................... 73 3.3.2. Những từ phía doanh nghiệp vừa và nhỏ ................................... 77 Kết Luận B 0 1 Tài Liệu Tham Khảo B 1 -- 4 --
- LỜI MỞ ĐẦU B 2 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua cùng với sự hình thành và phát triển của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phát triển một cách mạnh mẽ, đóng góp một vai trò quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, để có thể tồn tại, phát triển, kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp này rất cần sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của toàn xã hội cũng như cần nỗ lực tìm tòi học hỏi tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của bản thân doanh nghiệp; có như vậy mới có đủ năng lực góp phần vào sự hội nhập chung của nước ta trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Để góp phần xem xét và giải quyết những khó khăn nêu trên, không thể không tìm hiểu về vấn đề phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt nam nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, luận văn kinh tế này là công trình nghiên cứu đầy đủ và chuyên sâu về vấn đề này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Phân tích thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam Nêu bật những giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam và các nước trên thế giới -- 5 --
- Phân tích thực trạng phát triển và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Tìm hiểu bài học kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước trên thế giới và đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt nam Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Viẹt Nam 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhỏ tại Việt Nam, trong đó có tìm hiểu thêm các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới Phạm vi nghiên cứu là những doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân loại theo tiêu chí của Việt Nam và các nước Do phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam là vấn đề lớn có tính sống còn với nền kinh tế nên trong luận văn này em chỉ xin đề cập đến những vấn đề cơ bản và cấp thiết nhất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong những năm gần đây. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp, phương pháp luận giải thống kê. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Lời nói đầu, Kết Luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế -- 6 --
- Chương 3: Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế -- 7 --
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ theo luật Việt Nam và các tổ chức, quốc gia khác 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà Nước. Vì Sự thịnh vượng và giàu có của mỗi một quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đều có sự đóng góp to lớn của hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Nhật Bản, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 80% trong tổng số doanh nghiệp nhưng đóng vai trò vô cùng to lớn cho sự phát triển thần kỳ của nước này trong những thập niên 60 đến 80 của thế kỷ trước. Trên cơ sở khoa học, doanh nghiệp và kinh doanh được định nghĩa theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam năm 2005 là “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” còn “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” Khái niệm về doanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam là tương đối hoàn chỉnh và rõ ràng nhưng chưa có khái niệm chung và hoàn chỉnh về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này một phần là do khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào từng ngành nghề, giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, điều kiện kinh tế xã hội và sự khác biệt về kinh tế giữa các khu vực, các vùng trong một quốc gia. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đều dựa trên 2 nhóm tiêu chí là tiêu chí định tính và định lượng. -- 8 --
- - Tiêu chí định tính: Dựa trên những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp như: sử dụng công nghệ đơn giản, khả năng chuyên môn hoá thấp, trình độ quản lý đơn giản, đầu mối quản lý ít…. Những tiêu chí này phản ánh đúng bản chất của doanh nghiệp vừa nhỏ, giải quyết được vấn đề về sự phức tạp của ngành nghề, điều kiện kinh tế xã hội, sự khác biệt về kinh tế xã hội nhưng những tiêu chí này lại ít được sử dụng trong thực tế vì khó xác định được chính xác như thế nào là công nghệ đơn giản?... - Tiêu chí định lượng: Dựa trên một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: tổng doanh thu, tổng lợi nhuận…, về vốn và tài sản như tổng số vốn, tổng tài sản, vốn lưu động, vốn đăng ký..., về lao động như tổng số lao động, lao động trung bình... Do tiêu chí định lượng dễ xác định và thu thập nên được sử dụng chủ yếu để xác định khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quá trình xác định loại hình doanh nghiệp theo quy mô bắt đầu có từ thời kỳ bao cấp. Việc xác định này chủ yếu nhằm để trợ cấp và đầu tư vốn của nhà nước cho các doanh nghiệp đó mà không phải là xác định loại hình doanh nghiệp theo thực tế bản chất và quy mô của các doanh nghiệp. Ở thời kỳ này, nhà nước chia doanh nghiệp thành doanh nghiệp loại 1, loại 2, loại 3; trong đó doanh nghiệp loại 3 được coi là doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhất hay được hiểu là doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Tiêu chí để xác định loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ thời kỳ đó chủ yếu dựa trên số lao động trong biên chế nhà nước và theo phân cấp từ Trung ương - Địa Phương. Sau thời kỳ bao cấp, từ năm 1993 việc phân loại doanh nghiệp ở Việt Nam chia làm 5 cấp: Hạng Đặc Biệt, Hạng I, Hạng II, Hạng III, Hạng IV. Việc phân chia này dựa trên các tiêu chí về vốn sản xuất kinh doanh, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, doanh thu, số lượng lao động, phạm vi hoạt động, trình độ công nghệ, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Tuy nhiên, có quá nhiều tiêu chí để xác định loại hình doanh nghiệp và chưa hề đề cập đến những đặc điểm của từng ngành, sự khác biệt về kinh tế xã hội của địa -- 9 --
- phương. Nguyên nhân của cách xác định loại hình doanh nghiệp này là do định hướng, chiến lược sắp xếp cổ phần hoá, cải tổ lại tổ chức bộ máy tổ quản lý doanh nghiệp nhà nước, cải cách hệ thống lương thưởng. Cách sắp xếp này không nhằm mục đích xây dựng chiến lược và định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ được đề cập đến lần đầu tiên một cách chính thức theo Công Văn của Chính Phủ số 681/CP-KTN ngày 20 tháng 06 năm 1998 về định hướng chiến lược và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: “Tạm thời quy định thống nhất tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người.” Nhưng đây chỉ là quy định tạm thời mang tính chất hành chính để xác định tiêu chuẩn dành cho các doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam từ năm 1998. Trong đó, Công Văn cũng quy định các bộ các ngành căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể mà áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. Điều đó có nghĩa đây chỉ là định nghĩa tạm thời và có thể tuỳ tình hình cụ thể mà áp dụng. Theo Nghị Định 90/2001/NĐ - CP của chính phủ: Doan nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã hoặc liên minh hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước hoặc hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị Định 02/2000/NĐ - CP) có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.” Khái niệm này đã mở rộng quy mô về vốn lên gấp đôi và số lao đông lên gấp rưỡi so với khái niệm tạm thời của Công Văn năm 1998. Theo tiêu chí này, cả nước hiện có khoảng 120,000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp. Nếu chỉ căn cứ vào tiêu chí vốn thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 87,53% trong tổng số doanh -- 10 --
- nghiệp nhà nước, khoảng 95% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh (trong đó 99,19% doanh nghiệp tư nhân, 95,79% hợp tác xã, 89,93% công ty trách nhiệm hữu hạn, 74,54% công ty cổ phần). Hằng năm, doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra khoảng 25% GDP, thu hút 64,8% lực lượng lao động, bình quân mỗi năm tạo ra khoảng 700.000 lao động. Riêng năm 2003, doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra được 1 triệu chỗ làm việc mới. Ngoài việc xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chỉ tiêu định lượng và định tính như phân loại trong Công Văn số 681/CP - KTN và Nghị Định 90/2001/NĐ - CP cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, các khu vực, các ngành nghề khác nhau, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được xác định dựa trên từng ngành nghề trong xã hội như: ngành sản xuất - xây dựng, ngành ngân hàng. Phân loại theo ngành nghề chủ yếu là do đặc điểm của từng ngành nghề, có ngành sử dụng ít lao động cần nhiều vốn (kinh doanh, phần mềm, hoá chất, điện tử), có ngành sử dụng nhiều lao động nhưng ít vốn (thuỷ sản, dệt may, da dày). Do vậy, mỗi một ngành khác nhau cần có riêng những tiêu chí để phản ánh được đúng bản chất của doanh nghiệp trong mối tương quan với các ngành khác. Trên thực tế ở Việt Nam, các chuyên gia phân chia thành hai đến ba nhóm ngành với các tiêu chí khác nhau như sau: Bảng 1.1: Tiêu Chí Xác Định Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ theo Ngành Nghề Vốn Doanh thu Lao động TT Tên Đơn Vị (Tỷ Đồng) (Tỷ Đồng) (Người) Doanh Nghiệp Sản Xuất, Xây Dựng 1. Doanh Nghiệp Nhỏ
- Doanh Nghiệp Nhỏ 0,5 - 5 50 - 250 Doanh Nghiệp Vừa Nguån: Bé KÕ Ho¹ch & §Çu T Hơn thế nữa, các cơ quan, ban ngành hữu quan khác nhau cũng phân loại theo tiêu chí riêng để phục vụ cho công tác của mình. Chẳng hạn, các ngân hàng thì phân loại doanh nghiệp để tiến hành các thủ tục cấp tín dụng và cho vay ưu đãi, bộ tài chính phân loại để thực hiện chính sách ưu đãi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án của các cơ quan, tổ chức quốc tế phân loại để tiến hành hoạt động hỗ trợ tín dụng và giải ngân các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam như dự án Việt Nam - EU, dự án của UNIDU, của OECD… Bảng 1.2: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo các cơ quan, tổ chức ban hành Vốn Doanh thu Lao động TT Tên Đơn Vị (Tỷ Đồng) (Tỷ Đồng) (Người) Ngân Hàng Công Vốn cố định < 10 < 20 trong 1. < 500 Thương Việt Nam vốn lưu động < 8 1 tháng Liên Bộ Lao Động & < 1 trong 1 2. Thương Binh Xã Hội Vốn pháp định < 1 < 100 năm và Bộ Tài chính Dự án VIE/US/95/004 (Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Viêt Nam 3. của UNIDU) + Doanh Nghiệp (*) Nhỏ Vốn đăng ký < 1,6 < 30 + Doanh Nghiệp Vừa Vốn đăng ký < 6,4 30 - 500 -- 12 --
- Quỹ Phát Triển Nông 4. Thôn (Thuộc Ngân
- giới để có cái nhìn tổng quan về khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới và có thể so sánh với khái niệm của Việt Nam. Đầu tiên, Ngân Hàng Thế Giới (WB) có đưa ra một số khái niệm cơ bản về các loại hình doanh nghiệp trên thế giới, đặc biệt là áp dụng cho các doanh nghiệp của các nước đang phát triển nhằm mục đích để cung cấp những khoản hỗ trợ tài chính và giải ngân nguồn vốn của Ngân Hàng Thế Giới giúp sắp xếp, tái cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ của các quốc gia đang phát triển đó. Bảng 1.3: Tiêu Chí Xác Định Doanh Nghiệp của WB B 2 1 Tiêu Chí Phân loại Loại Hình Doanh Số Lao TT Tài Sản Doanh Nghiệp Bán Hàng Động (USD1.000) (USD1.000) (Người) 1. Doanh Nghiệp Siêu Nhỏ 300 Nguồn: Promotion of Small and Medium Size Enterprise (Japan), Appendix 2: Basic Checklist - Page 163. Tiêu chí phân loại của Ngân Hàng Thế Giới chủ yếu tập trung vào 3 tiêu chí là tổng tài sản, tổng doanh số bán hàng và số lao động và áp dụng cho hầu hết mọi loại hình doanh nghiệp kể cả nhà nước tư nhân, cổ phần, mọi ngành nghề khác nhau như buôn bán, sản xuất và mọi quốc gia khác nhau gồm cả quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển. Các doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng ít nhất 2 trong 3 điều kiện trên là đủ tiêu chuẩn để xếp hạng. -- 14 --
- Theo tiêu chí trên thì hầu hết mọi doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đều thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ của thế giới và đều được hưởng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành cho loại hình doanh nghiệp này của Ngân Hàng Thế Giới. Thứ hai, Nhật Bản cũng đưa ra cho mình các tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo đặc thù của từng ngành trong xã hội. Tiêu chí của Nhật Bản dựa chủ yếu trên 2 yếu tố là vốn (khoản đầu tư) và lượng lao động trong từng ngành của xã hội. Nhật Bản rất chú trọng đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xã hội vì nước này xây dựng cơ cấu kinh tế theo hai tầng. Do vậy, Nhật Bản dựa trên tiêu chí vốn và lao động để đưa ra khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ để thực hiện những chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển. Bảng 1.4: Tiêu Chí Xác Định Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ Của Nhật Bản B 3 1 Loại Hình Vốn Lao Động TT Lĩnh Vực Kinh Doanh DN (Triệu Yên) (Người) Doanh Nghiệp DN Vừa 20 - 300 1.
- Nguồn: Industrial Policy of Japan. - Page 534 Promotion of Small and Medium Size Enterprise - Page 163 Small and Medium Size Enterprise Agency - Thứ ba, Thái Lan vốn là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam và có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh. Hơn thế nữa, trong quá trình phát triển quốc gia này cũng rất chú trọng đến phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua những chính sách ưu đãi và hỗ trợ từ chính phủ. Tiêu chí xác định doanh nghiệp của Thái Lan cũng gần giống với Nhật Bản và Ngân Hàng Thế Giới, chủ yếu dựa vào vốn và lao động. Bảng 5: Tiêu chí xác định doanh nghiệp của Thái Lan B 4 1 Loại Hình Vốn Lao Động Ngành Nghề Doanh Nghiệp (Triệu Baht) (Người) Siêu Nhỏ 200 Siêu Nhỏ 100 Nguồn: Project ILO/UNDP: THA/99/003 -- 16 --
- Việc tìm hiểu khái niệm chính xác về doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý nghĩa rất quan trọng, tạo hiệu quả cho đúng đối tượng cần tác động. Nhiều nước trên thế giới đều chú trọng nghiên cứu tiêu thức phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, không có tiêu thức thống nhất để phân loại cho tất cả các nước vì điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi nước có những đặc thù riêng và ngay trong một nước. Quá nghiên cứu, tìm kiếm và tổng hợp nhiều nguồn tài liệu khác nhau, định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ của các quốc gia trên thế giới dựa theo tổng số lao động được thể hiện theo bảng sau: Bảng 6: Định Nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ của tất cả các quốc gia trên thế giới Lao Năm số Quốc Gia Nguồn Tài Liệu Động liệu Albania 500 1994-95 United Nation Commision for Europe Inter-American Development Bank - SME Argentina 200* 1993 Observatory Australia 100 1991 APEC, 1994 The APEC Survey on SME Austria 250 1996 Eurostat Azerbaijan 250* 1996-97 United Nation Commision for Europe Belarus 250* 1996-97 United Nation Commision for Europe Begium 250* 1996-97 Eurostat Brazil 250 1994 IBGE Census 1994 Brunei 100 1994 APEC Survey Center for International Private Enterprise, 1995-96, Bulgaria 250 Main Characteristics of SME: Bulgari Report, 1999 Institute for Market Economics Regional Program on Enterprise Development Burundi 100 90s Page#30 Regional Program on Enterprise Development Cameroon 200 90s Page#30 -- 17 --
- Presentation to the Standing Committee on 1990- Canada 500* Industry, Science and Technology, APEC 93,96,98 Survey, Globalization and SME 1997 (OECD) Inter-American Development Bank - SME Chile 200* 1996 Observatory Inter-American Development Bank - SME Columbia 200 1990 Observatory 1990, 92- Inter-American Development Bank - SME Costa Rica 100 95 Observatory Regional Program on Enterprise Development Cote D' Ivoire 200 90s Page#106, #109 United Nation Commision for Europe, Center Croatia 250 1998 for Internation Enterprise Czech Republic 250* 1996 United Nation Commision for Europe Globalization and SME 1997 (OECD), Denmark 500 1991-92 International Labor Organization Inter-American Development Bank - SME Ecuador 200 1994 Observatory Inter-American Development Bank - SME El Salvador 150* 1993 Observatory United Nation Economics Commission for Estonia 250* 1996-97 Europe Finland 250* 1996-97 Eurostat Database International Labor Organization, OECD SME France 500 1991-96 Outlook Georgia 250* 1996-97 United Nation Commission for Europe 1991, 93- Globalization and SME 1997 (OECD), 4th Germany 500 98 Europian Commission Regional Program on Enterprise Development Ghana 200 90s Page#106, #109 Greece 500 1998 OECD Inter-American Development Bank - SME Guatemala 200* 1990 Observatory -- 18 --
- Inter-American Development Bank - SME Honduras 150 1990 Observatory HongKong, 100 1993, 2000 APEC Survey, Legislative Coun China United Nation Economics Commission for Hungary 250 1997 Europe Iceland 100 1996 Eurostat Database Indonesia 100 1997 Globalization and SME Russian SME Resource Center, Eurostat Italy 200 1995 Database 1991, 94, Globalization and SME 1997, Snall and Medium Japan 300 96,, 98, 99 Size Enterprise Agency in Japan United Nation Economics Commission for Kazakhstan 500* 1994 Europe Regional Program on Enterprise Development, Kenya 200 90s Page#106, #109 APEC Survey, OECD, Paper titled "Bank Loan 1992-93, Korea, Republic 300 to Micro Enterprise, SMEs and poor Household 97, 99 in Korea Kyrgyz United Nation Economics Commission for 300 1996 - 97 Republic Europe United Nation Economics Commission for Latvia 500* 1994-95 Europe Luxembourg 250* 1996 Eurostat Database Inter-American Development Bank - SME Mexico 250 1990-97 Observatory G8 Global MarketPlace for SME, Globalization Netherland 100 1991-98 and SME 1997 (OECD) 1991, 98- SMEs in Newzealand, Structure and Dynamics, New Zealand 100* 00 APEC Survey Inter-American Development Bank - SME Nicaragua 100 1992 Observatory Nigeria 200 2000 Regional Program Enterprise Develop Page#118 -- 19 --
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech - Nguyễn Thị Thanh Vân
94 p | 3568 | 1133
-
Luận văn Tốt nghiệp: Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần Vinalines Logistics – Việt Nam trong điều kiện hội nhập
49 p | 2797 | 697
-
Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm linh kiện máy tính nhập khẩu của công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ”
59 p | 1917 | 689
-
Luận văn tốt nghiệp cao học: Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020
91 p | 399 | 153
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 p | 940 | 133
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển thương mại điện tử toàn cầu - Thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO
88 p | 330 | 94
-
Luận văn tốt nghiệp: Những biện pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thương mại nước ta trong thời gian tới
82 p | 280 | 90
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội
99 p | 265 | 66
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển thị trường lao động tại Hà Nội
75 p | 436 | 59
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển xuất khẩu giày dép sang thị trường Hoa Kỳ
70 p | 228 | 57
-
Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh - Nguyễn Khánh Duy
46 p | 195 | 40
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển du lịch bền vững du lịch sinh thái - Du lịch Mũi Né, Bình Thuận
22 p | 492 | 37
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Thiết bị bán dẫn và đo lường điều biến độ rộng xung Phát Minh- chi nhánh Hà Nội
75 p | 163 | 37
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển thương hiệu sản phẩm phân bón tại công ty TNHH Long Sinh
133 p | 241 | 31
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển hoạt động Marketing trong kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty xuất nhập khẩu ARTEXPORT
69 p | 132 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum
26 p | 67 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển nguồn nhân lực hành chính công tại huyện Outhumphone, tỉnh Savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào
26 p | 40 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn