intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đông bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Huynh Tran Tan Tu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:62

456
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người ta nói “Miền” Đồng Bằng Sông Cửu Long để tách bạch một địa phương, tuy rộng lớn, trên một phạm vi rộng lớn hơn, đó là “vùng”, như “vùng” Nam Thái Bình Dương, “vùng” Đông Nam Á, mà Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ là một “đơn vị” nằm trong vùng địa lý văn hóa Đông Nam Á . Chúng ta ai cũng biết miền Nam Việt Nam chạy dài tận mũi Cà Mau thành hình theo bước Nam tiến của tiền nhơn ....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đông bằng sông Cửu Long

  1. Luận văn Tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đông bằng sông Cửu Long
  2. Lời nói đầu Việt Nam là nước đang phát triển, từ nước nông nghiệp lúa nước chuyển dần sang công nghiệp hóa từ chính sách CNH-HDH đất nước thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Việt Nam là nước nằm ở vùng Đông Nam Á có nền văn hóa phương Đông, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình có hình chữ”S” với đường bờ biển dài 3260km. Địa hình đa dạng......Tất cả yếu tố trên đã tạo cho Việt Nam nhiều danh lam thắng cảnh, văn hóa, phong tục, lễ hội.... Thu nhập người dân tăng làm cho nhu cầu về du lịch ngày càng tăng. Để phục vụ nhu cầu đó thì người ta đã khai thác, tạo ra các tuyến điểm du lịch nhằm thỏa mãn người dân, và cả du khach quốc tế hình thành nguồn lợi cho quốc gia. Sau đây là tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đông bằng sông Cửu Long mình đã làm vào tháng 10/2012. Với sự giúp đỡ của GVHD Trần Văn Tâm, em xin chân thành cảm ơn.
  3. MỤC LỤC I. tổng quan cùng đồng bằng sông Cửu Long 1.Lịch sử ........................................................................................................................................ 1 2.Điều kiên tự nhiên ....................................................................................................................... 2 3.Dân tộc ........................................................................................................................................ 3 a.Người Việt ................................................................................................................................... 3 b.Người khmer ............................................................................................................................... 4 c. Người Hoa .................................................................................................................................. 4 d. Người Chăm ............................................................................................................................... 5 4.Dân cư ......................................................................................................................................... 6 5.Kinh tế......................................................................................................................................... 6 6.Tiềm năng kinh tế ........................................................................................................................ 7 II Tổng quan các tỉnh trong vùng ................................................................................................ 7 1.Tỉnh Long An .............................................................................................................................. 7 2.Tỉnh Tiền Giang .......................................................................................................................... 12 3.Tỉnh Vĩnh Long ........................................................................................................................... 18 4.Cần Thơ....................................................................................................................................... 21 III Cung đường ............................................................................................................................. 25 IV Tuyến điểm du lịch .................................................................................................................. 31 1.Phân đoạn .................................................................................................................................... 31 2.Thuyết minh trên tuyến ................................................................................................................ 31 a. TP.Hồ Chí Minh ......................................................................................................................... 31 b.Long An ...................................................................................................................................... 33 c.Tiền Giang ................................................................................................................................... 34 d.Vĩnh Long ................................................................................................................................... 35 e.Cần Thơ ....................................................................................................................................... 37 3.Thuyết minh trên điểm................................................................................................................. 35 a.Long An ...................................................................................................................................... 37 b.Tiền Giang................................................................................................................................... 40 c.Vĩnh Long ................................................................................................................................... 50 d.Cần Thơ....................................................................................................................................... 52
  4. TP.HỒ CHÍ MINH – MỸ THO – CẦN THƠ I.Tổng quan vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. An Giang(2.151.000 người) Đồng Tháp(1.673.200 người) Sóc Trăng(1.303.700 người) Bến Tre(1.258.800 người) Hậu Giang(769.200 người) Tiền Giang(1.682.600 người) Bạc Liêu(873.300 người) Kiên Giang(1.714.100 người) Trà Vinh(1.012.60 người) Cà Mau(1.214.900 người) Long An(1.449.600 người) Vĩnh Long(1.028.600 người) Thành phố Cần Thơ(1.200.300 người) 1. Lịch sử: Người ta nói “Miền” Đồng Bằng Sông Cửu Long để tách bạch một địa phương, tuy rộng lớn, trên một phạm vi rộng lớn hơn, đó là “vùng”, như “vùng” Nam Thái Bình Dương, “vùng” Đông Nam Á, mà Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ là một “đơn vị” nằm trong vùng địa lý văn hóa Đông Nam Á . Chúng ta ai cũng biết miền Nam Việt Nam chạy dài tận mũi Cà Mau thành hình theo bước Nam tiến của tiền nhơn . Năm 1658, di thần nhà Minh, “Phản Thanh phục Minh”, với 3000 quân tinh nhuệ, với chiến thuyền và võ trang hùng hậu, đến Thuận Hóa để xin được Chánh quyền Việt Nam giúp đỡ. Chúa Nguyễn, Hiền Vương, nghĩ nếu từ chối và đuổi đi, thì đám tàn quân nầy vì cùn đường có thể đánh phá ta, nên tiếp đãi niềm nở, còn khoản đãi, phong chức và cho phép vào phía nam khẩn hoang, lập nghiệp ở Biên Hòa, Cù Lao Phố, và Định Tường với lời chỉ dẫn “đó là vùng đất mới của ta”. Trần Thắng Tài và Dương Ngạn Địch là hai tướng nhà Minh chỉ huy lực lượng hải thuyền di tản về phương nam với lòng mưu cầu phục Minh sau này . Tướng Trần Thắng Tài vâng lệnh Chúa Nguyễn dẩn một đoàn quân với chiến thuyền đi về vùng Biên Hòa để khai phá và định cư lập nghiệp. Họ mở mang thương mãi và chỉ trong ít lâu biến Cù Lao Phố thành một trung tâm thương mãi trù phú . Đến khi Tây Sơn tiến đánh vào Nam, một phần dân cư ở đây
  5. di tản về Bến Nghé sanh sống . Họ chuyên thu mua và bán nông phẩm từ phía Định Tường chở tới . Bến Nghé sau này trở thành Chợ Lớn và hoạt động kinh tế vẫn còn nằm trong tay người Tàu . Trong lúc đó, tướng Dương Ngạn Địch dẫn một đoàn quân kéo về Định Tường định cư lập nghiệp. Cánh nầy chuyên vê nông nghiệp . Họ lập ra chín nông trại, dần dần mở mang ra thành Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày nay . Người Việt Nam theo chơn người Tàu tiếp tục bước Nam tiến và thành lập Chánh quyền ở những nơi dân cư ổn định đời sống . Nơi nào có Chánh quyền Việt Nam, nơi đó lập tức được hợp thức hóa trở thành lãnh thổ của Việt Nam . Tức nước Việt Nam định hình . Sự kiện lịch sử này hoàn toàn phù hợp với tinh thần công phàp ngày nay . Người học sử có nhận xét đặc biệt về lịch sử lập quốc của Việt Nam, không giống lịch sử lập quốc của phần nhiều các quốc gia khác bởi “chính người Việt Nam từng bước lập thành nước Việt Nam”. Chúng ta có thể mường tượng lịch sử lập quốc Việt Nam như một dòng nước từ trên vùng đất cao chảy loang ra vùng đất thấp . Nước chảy đến đâu thì đất thắm nước là đất của dòng nước ấy. Mà Việt Nam cũng tắm mình trong dòng nước Nam Hải với các quốc gia khác trong Vùng Đông Nam Á . Đất trong Nam là đất của Nhà Nguyễn, nên khi Gia Long tẩu quốc, chạy vào Định Tường, Ba Giồng, được dân chúng miền Nam khắp nơi niềm nở đón tiếp và phục vụ nhà vua tận tình . Cũng vào thời gian ấy, Mạc Cữu từ Thái Lan qua, đặt chơn ở Hà Tiên, lập ra thương cảng, một thời buôn bán phồn thịnh . Sau nhiều lần bị Thái Lan và Cao Miên uy hiếp, Mạc Cữu chấp nhận thuần phục Nhà Nguyễn và được chúa Nguyễn phong chức quan, cai quản phần đất Hà Tiên để về sau nầy nối liền với Rạch Giá . Và lãnh thổ Nhà Nguyễn từ đó chạy dài tận mũi Cà Mau . 2. điều kiện tự nhiên : Địa lí Các điểm của vùng trên đất liền cực tây 106 26´(xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnhCác điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 106 Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 85°33´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Ngoài ra còn có các đảo tiền tiêu của Việt Nam như quần đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, đảo Hòn Khoai. Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 40.548,2 km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
  6. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tíchphù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Khí hậu Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82%. Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa, Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Về mùa vụ sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ 3.Dân tộc : Đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay là vùng đất cư trú của nhiều dân tộc, người Việt, người Khmer, người Hoa, người Chăm… trong những năm gần đây, một số ít dân tộc ở phía bắc cũng có mặt trên vùng đất này a. Người Việt Người Việt, hiện nay là dân tộc chiếm đa số ở đồng bầng sông Cửu Long. Số liệu đều tra dân tộc học và dân số ngày l-4-1999, có 16.130.675 người Việt trên tổng số dân ở ĐBSCL. Khoảng đầu và giữa thế kỷ XVII, những lưu dân người Việt từ Bắc và Bắc Trung Bộ đã vượt biển tìm đến khai khẩn vùng đất Nam Bộ. Nhóm lưu dân người Việt đã mở rộng dần vùng đất khai khẩn từ miền Đông sang miền Tây Nam Bộ. Những lưu dân Việt phần lớn là những nông dân, thợ thủ công nghèo đói ở phía Bắc phải rời bỏ quê hương đi tìm đất mưu sinh. Một số ít khác là quân lính của nhà nước phong kiến được phái đi đồn trú, một số quan lại bị cử đi miền biên viễn, và cả những tội phạm bị lưu đày, những kẻ du đảng trốn tránh lệnh truy nã... Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh, theo lệnh của chúa Nguyễn đến Nam Bô, xác lập cơ cấu hành chính và hệ thống quản lý vùng đất cực Nam. Thực chất, đây là một sự chính thức công nhận kết quả của những cư dân Việt đã đến khai khẩn vùng đất Nam Bộ từ nhiều thập niên trước đó. Những thế hệ tiền bối của cư dân người Việt đã đến ĐBSCL khai khẩn đất đai, tạo lập ruộng vườn, hình thành xóm ấp. Xóm ấp ở
  7. là sự tái lập lai mô hình làng xóm ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mà lưu dân người Việt mang theo đến vùng đất mới. Tuy nhiên, làng xóm ở Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng có những nét khác biệt. Đó là cảnh quan, không gian, mối quan hệ xã hội, nếp sống… của xóm ấp ở ĐBSCL. Ban đầu cư dân làng xóm là quan hệ láng giềng của những nông dân nghèo khổ tụ cư để cùng nhau khai khẩn đất đai, lập làng xóm cũng là lúc xây cất đình chùa, làm nơi thờ cúng, đáp ứng nhu cầu tâm linh, làm vững lòng người trung công cuộc chống chọi với thiên nhiên gian khó. Sau hơn ba thế kỷ khai khẩn vùng ĐBSCL, cộng đồng người Việt ngày thêm đông đúc, hiện diện hầu như khắp đồng bằng cho đến biên giới, hải đảo. làng xóm được lập khắp nơi, cùng với những phố thị trung tâm thương mại - địch vụ. Cùng với những thành tựu kinh tế, chinh phục thiên nhiên, cộng đồng cư dân người Việt còn tạo nên một đời sống văn hóa phong phú vừa thống nhất trong cả nước, vừa có những nét riêng của Nam Bộ, của vùng ĐBSCL. b.Người Khmer ĐBSCL là nơi tụ cư đông đảo của của người Khmer Việt Nam, theo số liệu điều tra năm 1999 dân số người Khmer có hơn một triệu người, chiếm tỷ lệ 6,4% dân số toàn vùng. Người Khmer có mặt khá sớm ở Nam Bộ, nhiều ngôi chùa của người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng được xây dựng từ bốn, năm thế kỹ về trước. Người Khmer là cư dân nộng nghiệp, hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước và một ít loại hoa màu. Buổi đầu người Khmer sống tàhnh các phum, sóc (như các xóm, ấp cảu người Việt) trên các giồng đất cao. Đó là các gò phù sa cổ, có nguồn nước ngọt, cao ráo, khí hậu thoáng mát, tránh được nước ngập vào mùa lũ của sông Cửu Long Người Khmer ở đồng bằng sông Cừu Long có một nền văn hóa truyền thống đặc sắc và phong phú. Phật giáo là tôn giáo gần như độc nhất và có ảnh hưởng đến đời sống nhiều mặt của người Khmer. Mỗi sóc của người Khmer có ít nhất một ngôi chùa. Ngôi chùa là bộ mặt xã hội, là trung tâm tôn giáo, văn hóa của cộng đồng cư dân Khmer trong các sóc. Các vị sư sãi có một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, văn hóa của người Khmer. Mặc dù các sư sãi lo việc thực thi tôn giáo, nhưng tiếng nói của các vị góp phần vào công việc quản lý của phum sóc. Mỗi người Khmer vừa là một thành viên của phum sóc vừa là một tím đồ Phật giáo. Phật giáo Khmer thuộc phái Nam Tông, một số quy tắc tu hành có khác với Phật giáo Bắc tông của người Việt, người Hoa. Người Khmer ở ĐBSCL có mối quan hệ về mặt lịch sử và văn hóa dân tộc khá mật thiết với người Khmer ở Campuchia. Người Khmer ở ĐBSCL là một dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt , là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt . c. Người Hoa
  8. Vào thế kỷ XVII, và những thế kỷ tiếp theo, một luồng di cứ khá đông đảo của người Trung Hoa ở duyên hải phía Nam Trung Quốc tìm đến định cư ở miền Nam Việt . Một bộ phận đông đảo những di dân Trung Hoa này đã được chính quyền phong kiến đương thời do các chúa Nguyễn cai trị đã cho phép đến định cư và sinh sống ở Nam Bộ, trong đó có vùng ĐBSCL. Trong các tài liệu thư tịch, thường nhắc đến cuộc định cư của nhóm người Hoa do Mạc Cửu thống lĩnh đến khai khẩn vùng Hà Tiên và các địa phương kế cận. Một nhóm người Hoa khác do sự hướng dẫn của Dương Ngạn Địch đến định cư ở vùng đất Mỹ Tho, Cần Thơ ngày nay. Những di dân Trung Hoa đến ĐBSCL phần lớn là nông dân, thợ thủ công, một số đáng kể là các binh lính và quan lại cùng gia đình. Họ rời bỏ đất nước Trung Hoa vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu là do nghèo đói, loạn lạc, dịch bệnh... đi tìm đất mưu sinh. Một số các quan lại và và binh lính Trung Hoa phải lưu vong vì họ không chịu thần phục nhà Thanh vừa thay thế nhà Minh thống trị Trung Hoa. Những người này hy vọng vùng đất Nam Bộ là nơi họ nương náo chờ ngày ''phản Thanh phục Minh'' Những người di dần Trung Hoa ban đầu đến Nam Bộ với tư cách kiều dân, nhưng dần dần trong quá trình định cư và tham dự công cuộc khẩn hoang họ đã hội nhập vào công đồng các cư dân Việt Nam, và trở thành công dân Việt Nam với tên gọi người Hoa. Hoạt động kinh tế của người Hoa tập trung chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công, thương nghiệp và thương mại dịch vụ. Ở nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long, người Hoa còn sản xuất nông nghiệp, trồng lúa và các loại hoa màu đặc sần. Một bộ phận đông đảo người Hoa tập trung cư trú ở các đô thị, thành phổ, thị trấn, thị tứ nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế của họ. Trong quá trình hội nhập và sinh sống ở Nam Bộ, người Hoa đã định hình một đời sống văn hóa riêng của mình- Văn hóa Hoa là sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa Trung Hoa (khu vực duyên hải phía nam Trung Hoa) trên vùng đất Nam Bộ và trong quan hệ giao lưu văn hóa với các dần tộc anh em cùng cộng cư như Việt, Khmer, Chăm... d.Người chăm Người Chăm tập trung cư trú ở một số huyện đầu nguồn sông Hậu thuộc tình An Giang như Châu Phú, Tân Châu, TX Châu Đốc... Dân số người Chăm ở ĐBSCL có khoảng 12.500 người. Người Chăm ở ĐBSCL vốn thuộc nhóm của người Chăm ở Trung Bộ Việt di chuyển sang Campuchia vào khoảng thế kỷ thứ XV-XVI (Hiện nay vẫn còn một bộ phận đang sinh sống ở Công pông Chăm Campuchia). Đến khoảng đầu thế kỷ XVIII, một số người Chăm này từ Campuchia theo sông Hậu và định cư ở tỉnh Châu Đốc trước đây (nay thuộc tỉnh An Giang). Nghề làm gốm, một nét văn hóa truyền thống của người Chăm
  9. Hoạt động kinh tế của người Chăm ở ĐBSCL khá đa dạng, một số ít là đánh cá, chài lưới trên sông Hậu và các sông nhánh. Một số người Chăm dệt thủ công các loại vải, và buôn bán dạo hàng vải các loại. Một số ít người Chăm khác lai sản xuất nông nghiệp gieo trồng lúa nước, các loại hoa màu, cây ăn trái. Người Chăm ở ĐBSCL vẫn giữ hình thức cư trú kiểu các paiây Chăm (làng Chăm) giống như ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Đó là các cụm dân cư bố trí dọc Sông Hậu và các chi lưu. ở đây người Chăm sinh sống trên những ngôi nhà sàn có sàn khá cao, tránh được nước ngập mùa lũ. Hồi giáo là tôn giáo duy nhất và hầu hết của người chăm ở ĐBSCL. Các nghi lễ và giáo lý Hối giáo ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt cuộc sống của họ, đặc biệt trong việc quản lý các palây. Vai trờ người đàn ông chăm ở An Giang được đề cao hơn so với đàn ông Chăm Trung Bộ. Mỗi pa/ay chăm An Giang thường có một thánh đường và nhiều nhà nguyện nhỏ. Đàn ông Chăm An Giang tuân thủ nghiêm ngặt các qui định, nghi lễ theo kinh Koran và giáo luật Hơi giáo. Các vị chức sắc Hồi giáo, thường tham dự công việc quản lý và điều hành các palây Chăm. 4.Dân cư Theo số liệu tổng cục thống kê năm 2011. Dân số đồng bằng sông Cửu Long trung bình là 17330,9 ( nghìn người ), Mật độ dân số là 427 người/ km2 5.Kinh Tế Nông nghiệp: Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước.[4] Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang , Kiên Giang , Long An , Đồng Tháp , Sóc Trăng , Tiền Giang . Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước . Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần so với lương thực trung bình cả nước . Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước . Ngoài ra vùng này còn trồng mía , rau đậu , xoài , dừa , sầu riêng , cam , bưởi ... Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh .Nuôi nhiều ở Bạc Liêu ,Cà Mau ,Sóc Trăng,Vĩnh Long.Trà vinh Sản lượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau , Kiên Giang , An Giang . Đặc biệt là Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất 239219 tấn thủy sản ( năm 2000 ) , An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng 80000 tấn thủy sản ( năm 2000 ) .Nghề nuôi trồng tôm cá xuất khẩu đang phát triển mạnh . Tôm cá tập trung rất gần bờ và dễ nuôi nên đánh bắt rất thuận tiện
  10. Nghề rừng cũng giữ vai trò quan trọng , đặc biệt trồng rừng ngập mặn ven biển Cà Mau , đảo Phú Quốc , quần đảo Thổ Chu , hòn Khoai . Vì đây là nghề giữ vai trò trong việc bảo vệ môi trường , sinh học , các loài sinh vật và môi trường sinh thái đa dạng . Công nghiệp: Phát triển rất thấp . Chế biến lượng thực chiếm nhiều nhất của cả vùng . Cần Thơ là trung tâm của cà vùng bao gồm các ngành : nhiệt điện , chế biến lương thực , luyện kim đen, cơ khí , hóa chất , dệt may và vật liệu xây dựng .Thành phố Cần Thơ còn có sân bay góp phần giao lưu hàng hóa , khách du lịch trong và ngoài nước 6. Tiềm năng phát triển du lịch : Đồng bằng sông Cửu Long còn có nhiều rừng ngập mặn ở Bạc Liêu, Cà Mau chủ yếu là đước với diện tích 150.000ha, còn ở Kiên Giang chủ yếu là rừng chàm. Rừng U Minh có diện tích 170.000ha (cây cao tới 3-4m, có 14 loại cây có tinh dầu, 30 loại thân gỗ, 24 loại cây làm phân xanh, 14 loại làm thức ăn cho người, gia súc, 5 loại làm thuốc, 21 loại cho hoa để nuoii ong mật) Với địa hình đồng bằng đất phù sa, khí hậu mang tính chất cận xích đạo, hệ thống kênh rạch dày đặc, đã tạo cho vùng tây nam bộ có nguồn tài nguyên phong phú, mang lại những sắc thái riêng để phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch sông nước... Trên cạn có 366 loài chim sống tại các sân chim nổi tiếng như Ngọc Hiền, Cái Nước, Vĩnh Lộc ( Bạc Liêu, Cà Mau ), vườn cù lao đất Bến Tre, U Minh ( Cà Mau ). Vùng có 4 VQG là U Minh Thượng, Phú Quốc ( Kiên Giang) , Tràm Chim ( Đồng Tháp ) , Đất Mũi ( Cà Mau) II.Tồng quan các tỉnh trong vùng. 1.Tỉnh Long An : Dân số: 1.446,2 nghìn người (2010) Diện tích: 4.493,8 km² Tỉnh lỵ: Thành phố Tân An. Các huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer, Hoa, Tày… Lịch sử :
  11. Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hóa Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể Cụm di tích Bình Tả. Đây là quần thể di tích văn hóa Óc Eo - văn hóa Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hóa và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp. Ngoài các khu di tích lịch sử văn hóa kể trên, Long An còn có 40 di tích lịch sử cách mạng và nhiều công trình kiến trúc cổ khác. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhân dân Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực đánh các đồn bót của người Pháp. Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc. Điều kiện tự nhiên : Địa lý Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài : 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai. Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4492.4 km2, chiếm tỷ lệ 1,3% so với diện tích cả nước và bằng 8,74% diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tọa độ địa lý : 105030' 30 đến 106047' 02 kinh độ Đông và 10023'40 đến 11002' 00 vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svay Rieng của Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km.
  12. Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang. Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Khí hậu Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông. Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 -27,7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC. Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 –1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minhxuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.700 -10.100oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4oC. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%. Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa. Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp. Dân cư : Theo tổng cục thống kê năm 2011 dân số trung bình của tỉnh Long An là 1449.6 mật độ dân số trung bình là 323 người/ km2. Dân tộc :
  13. Long An đông dân, chủ yếu là người Việt (Kinh) và đồng bào gốc Khmer ở phía tây tỉnh. Long An có 4 tôn giáo được đông người theo là đạo Phật, Kitô, đạo Cao đài và đạo Tin lành. Kinh Tế : Nông nghiệp Nông nghiệp Long An từ lâu đã nổi tiếng với nhiều sản phẩm như: gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, dưa hấu Long Trì, dứa (khóm hoặc thơm) Bến Lức, đậu phộng Đức Hoà, mía Thủ Thừa.....Đặc biệt, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ lực, Long An đã có các giống lúa OM, OMCS, IR, VNĐ... chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, nhưng sức cạnh tranh hàng nông sản với các nước trong khu vực nói chung vẫn thấp. Những năm qua, với nhiều cố gắng, tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp gắn liền phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu như vùng lúa cao sản ở Đồng Tháp Mười, vùng lúa đặc sản ở các huyện phía Nam, vùng mía nguyên liệu, đậu phộng và bò sữa, vùng rau màu ở các huyện giáp thành phố Hồ Chí Minh. Ngành chăn nuôi của tỉnh cũng có những lợi thế nhất định, nhưng vẫn sản xuất với quy mô nhỏ, chưa đáp ứng đủ tiêu dùng. Chi phí sản xuất ngành chăn nuôi cũng khá cao. Các nhà máy giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm có quy mô và công suất nhỏ, công nghệ và thiết bị cũ, lạc hậu dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Nông sản hàng hoá của tỉnh tuy phong phú về chủng loại, sản lượng khá nhưng sản xuất còn manh mún, năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng chưa ổn định. Mặc dù bước đầu đã hình thành được các vùng nông sản tập trung nhưng sản xuất còn phân tán, vận chuyển khó, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công nghiệp chế biến. Công Nghiệp Long An là một tỉnh công nghiệp nổi bật trong vài năm gần đây. Luôn đứng trong top 10 về chỉ số cạnh tranh và vốn đầu tư nước ngoài FDI. Công ngiệp đã tồn tại từ khá lâu được biết đến với những sản phẩm: Dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng... Công nghiệp chiếm khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh. Tập trung chủ yếu ở: Đức Hoà, Bến Lức, Tân An, Cần Đước, Cần Giuộc. Riêng 5 huyện, thành phố này đã chiếm hơn 70% sản lương công nghiệp của tỉnh.
  14. Các năm qua Long An tập trung phát triển Công nghiệp chủ yếu là Đức Hoà, Bến Lức tập trung nhiều khu công nghiệp lớn bậc nhất cả nước. Mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển hanh và đồng bộ cũng là một thế mạnh của nền Công nghiệp Long An. Một vài khu công nghiệp lớn: Đức Hoà 1, Xuyên Á, Tân Đức (huyện Đức Hoà), các KCN Thuận Đạo, Vĩnh Lộc 2, Thạnh Đức, Nhựt Chánh (huyện Bến Lức), các KCN Tân Kim, Long Hậu (huyện Cần Giuộc), các KCN Cầu Tràm (huyện Cần Đước). Trong các KCN đã đi vào hoạt động và một số KCN đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của giai đoạn 2 là Đức Hoà 1, Xuyên á, Tân Đức, Thuận Đạo và Long Hậu. Quý 3/2011, KCN Thuận Đạo mở rộng đi vào hoạt động, tiến hành mời gọi đầu tư với tổng quy mô gần 800 ha. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Long An xếp ở vị trí thứ 3/63 tỉnh thành. Ngư nghiệp Giai đoạn 2001 - 2005, ngành ngư nghiệp tỉnh Long An đạt tốc độ phát triển khá cao, bình quân 20,2%/năm. Thủy sản phát triển mạnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và cải thiện đời sống cư dân, tham gia xóa nghèo. Bên cạnh hình thức nuôi quảng canh, đã xuất hiện nhiều mô hình thâm canh - bán công nghiệp và công nghiệp đạt hiệu quả cao. Tỉnh đã thành công trong nuôi tôm sú vùng hạ và đang từng bước phát triển tôm càng xanh và cá nước ngọt ở vùng Đồng Tháp Mười, tạo ra hướng đi mới trong ngành ngư nghiệp. Theo thông tin từ Website Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại thời điểm 29-03-2010, tổng diện tích nuôi tôm của tỉnh là 2.381 ha. Tôm sú có tổng diện tích thả nuôi là 2.049 ha: huyện Cần Đước 1.304 ha, huyện Cần Giuộc 231 ha, huyện Châu Thành 460 ha, huyện Tân Trụ 54,5 ha. Tôm thẻ chân trắng có tổng diện tích thả nuôi đến thời điểm trên là 328 ha; trong đó, huyện Cần Đước 156 ha, huyện Cần Giuộc 159 ha, huyện Châu Thành 7,5 ha và huyện Tân Trụ 5,5 ha. Tôm càng xanh có tổng diện tích thả nuôi khá ít, chỉ đạt 4 ha. Lâm nghiệp Giai đoạn 2001 - 2005, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh tăng bình quân khoảng 5,9%/năm. Rừng tập trung phát triển mạnh, bình quân mỗi năm trồng mới khoảng 6.340 ha. Năm 2005, diện tích rừng của tỉnh đạt 68.748 ha, tăng 24.270 ha so với năm 2000. Tỷ lệ che phủ tính trên diện tích rừng và cây lâu năm tăng từ 15,45% năm 2000 lên 20,53% năm 2005. Những năm qua, tỉnh Long An đã được Chính phủ chọn để triển khai các dự án trồng rừng dưới sự tài trợ và hợp tác của Tổ chức phát triển quốc tế JAICA (Nhật Bản).
  15. Tính đến ngày 11-01-2010, toàn tỉnh có trên 60.000 ha rừng tràm, phần lớn đang ở độ tuổi khai thác chế biến gỗ. Đây là một trong những thuận lợi lớn về nguồn nguyên liệu cho dự án nhà máy chế biến ván ép của tập đoàn lâm nghiệp Sumitomo (Nhật Bản). Dự án có công suất 250.000 m3 ván ép mỗi năm với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD, sử dụng 20 ha đất tại khu công nghiệp Phú An Thạnh ở huyện Bến Lức được xem là dự án lớn nhất trong ngành chế biến và sản xuất ván ép tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 11-2011. Thương mại - Dịch vụ Giai đoạn 2001 - 2005, ngành Thương mại - Dịch vụ của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 8,5%/năm. Mạng lưới thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển rộng khắp, bước đầu đảm bảo tương đối việc giao lưu hàng hoá. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng 11,3%/năm; kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 19,8%, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, hạt điều, sản phẩm may mặc, vải...; kim ngạch nhập khẩu bình quân hàng năm tăng 22,6%, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu. Cửa khẩu quốc gia Bình Hiệp được hình thành bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hoá với Campuchia và các nước trong khu vực. Thương mại nội địa tháng 07-2010 của tỉnh tăng 0,4% so với tháng trước. Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tháng 07-2010 trên địa bàn tỉnh ước tính là 1.455 tỷ VNĐ, tăng 0,4% so với tháng 06-2010 và tăng 26% so với tháng 07-2009; tính chung 7 tháng của năm 2010 ước tính là 10.282,7 tỷ VNĐ, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh tháng 07-2010 ước tính là 130,1 triệu USD, tăng 01,5% so với tháng 06-2010 và tăng 39,7% so với tháng 07-2009; tính chung 7 tháng của năm 2010 là 764 triệu USD, tăng 39,8% so với 7 tháng năm 2009. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của 7 tháng năm 2010 bao gồm: gạo 221.790 tấn, tăng 29,9% so với 7 tháng năm 2009; hạt điều 8.749 tấn, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm may mặc 156,3 triệu USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2009; sản phẩm giày dép 148,9 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước; hàng thủy sản chế biến 51,7 triệu USD, tăng 14,9% so với 7 tháng của năm 2009. Kim ngạch nhập khẩu tháng 07-2010 ước tính là 106 triệu USD, tăng 01,9% so với tháng 06-2010 và tăng 50,1% so với tháng 07-2009; tính chung 7 tháng của năm 2010 là 584,9 triệu USD, tăng 19% so với 7 tháng năm 2009. Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. Tiềm năng phát triển du lịch : Long An hấp dẫn khách du lịch chủ yếu do giá trị nhân văn của nền văn hoá Óc-Eo, một nền văn hoá
  16. đã hình thành và phát triển trên châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau Công nguyên do tiếp nhận tinh hoa văn hoá Ấn Độ. Gần 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hoá Óc Eo đã được phát hiện với 12.000 hiện vật đã thu thập. Ngoài ra Long An có trên 40 di tích lịch sử cách mạng, công trình kiến trúc và danh lam thắng cảnh quan trọng như: cụm di tích Bình Tả (Đức Hoà), di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức (thị xã Long An), di tích đồn Rạch Cát, ngôi nhà trăm cột. 2.Tỉnh Tiền Giang Diện tích: 24842 km2 Dân số:1677 nghin người(2010) Tỉnh lỵ: thành phố Mỹ Tho Các huyện, thị: thị xã Gò Công, huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo,Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phước, Tân Phú Đông Dân tộc: Việt, Hoa, Khmer, Tày…. Lịch sử : Thời phong kiến Trước thế kỷ XVII, đất Tiền Giang thuộc Chân Lạp.Vào đầu thế kỷ XVII, Jayajettha II lên ngôi ở Chân Lạp, để tạo ra một thế lực và liên minh mới đối trọng với nước Xiêm, ông tìm đến chúa Nguyễn qua cuộc hôn nhân với công chúa Ngọc Vạn. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn bó. Khi Batom Reachea trở thành vua Chân Lạp (nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn), người Việt được phép đến định cư ở các vùng đất thuộc lãnh thổ nước này. Từ thế kỷ XVII, vùng Tiền Giang được người Việt - từ miền Trung và miền Bắc, trong đó phần lớn là từ vùng Ngũ Quảng - đến khai hoang và định cư. Năm Nhâm Tý (1772), chúa Nguyễn Phước Thuần quyết định thành lập tại Mỹ Tho một đơn vị hành chánh mang tính quân quản là đạo Trường Đồn. Đứng đầu đạo Trường Đồn có một quan võ cấp Cai cơ (hoặc Cai đội), một quan văn cấp Thư ký và lực lượng tinh binh, thuộc binh. Lỵ sở đạo Trường Đồn đặt tại giồng Kiến Định (nay là khu vực thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành). Năm Kỷ Hợi (1779), Nguyễn Phúc Ánh làm Nhiếp Quốc chính, cắt bớt địa giới các dinh Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ, kết hợp với đạo Trường Đồn để lập dinh Trường Đồn. Đặt các chức Lưu thủ, Ký lục, Cai bạ (toàn các quan văn) cai trị. Lỵ sở dinh Trường Đồn cũng đặt tại giồng Kiến Định như cũ. Dinh Trường Đồn được thành lập trên cơ sở là một “đạo” nên không có “phủ” mà chỉ có một “huyện”, đó là huyện Kiến Khương, gồm các thuộc Kiến Hưng, Kiến Hòa và Kiến Đăng. Tháng giêng năm Canh Tý (1780), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi chúa. Năm sau, Nguyễn Phúc Ánh đổi tên dinh Trường Đồn thành dinh Trấn Định, dời lỵ sở về thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho). Từ đó, Mỹ Tho trở
  17. thành trung tâm chính trị, hành chính, quân sự, văn hoá và kinh tế của một vùng. Đời Gia Long (1802), đơn vị dinh được đổi thành trấn. Lúc bấy giờ ở Nam kỳ có 5 trấn: Biên Hoà, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Long và Hà Tiên; lại đặt thêm thành Gia Định thống lĩnh 5 trấn này. Đất Tiền Giang bấy giờ thuộc trấn Định Tường. Trấn Định Tường có phủ Kiến An gồm ba huyện Kiến Hưng, Kiến Hoà và Kiến Đăng. Năm Đinh Mão (1831), Minh Mạng đổi đơn vị “trấn” thành đơn vị “tỉnh” và bắt đầu xây dựng chế độ phong kiến theo mô hình trung ương tập quyền, xóa bỏ cấp “thành”, đặt ba tỉnh kiêm nhiếp, ba tỉnh phân hạt: tỉnh Gia Định kiêm nhiếp tỉnh Biên Hoà (phân hạt), tỉnh Vĩnh Long kiêm nhiếp tỉnh Định Tường (phân hạt), tỉnh An Giang kiêm nhiếp tỉnh Hà Tiên (phân hạt). Thời Pháp thuộc Thời Pháp thuộc, Pháp bỏ tỉnh và phủ huyện để thành lập các hạt tham biện, đất Tiền Giang thuộc hai tham biện Mỹ Tho và Gò Công. Năm 1899, lại đổi hạt tham biện thành tỉnh. Tỉnh Mỹ Tho có 3 trung tâm hành chính là Châu Thành, Cai Lậy và Chợ Gạo. Sau một thời gian, tỉnh Gò Công bị giải thể, thành lập quận Gò Công cùng với các quận mới là Cai Lậy, An Hoá, Cái Bè, Bến Tranh, Châu Thành, Chợ Gạo đều thuộc tỉnh Mỹ Tho. Thời Việt Nam Cộng hòa đến nay Thời Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Định Tường gồm đất của hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công thời Pháp và thành lập tỉnh Gò Công mới. Trong thời kỳ này, chính quyền cũng đổi tên các quận của tỉnh Mỹ Tho trước đó. Năm 1976, thành lập tỉnh Tiền Giang trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Định Tường và Gò Công trước đó. Trước năm 1994, Tiền Giang có 8 đơn vị hành chánh trực thuộc là: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây. Ngày 11 tháng 07 năm 1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 68/CP, về việc thành lập huyện Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của các huyện Cai Lậy và Châu Thành. Huyện Tân Phước có diện tích là 32.991,44 ha, dân số là 42.031 người. Ngày 21 tháng 01 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 09/2008/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Theo đó, thành lập huyện Tân Phú Đông thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở điều chỉnh 8.632,88 ha diện tích tự nhiên và 33.296 nhân khẩu của huyện Gò Công Tây (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Tân Thới, Tân Phú, Phú
  18. Thạnh, Tân Thạnh); 11.575,43 ha diện tích tự nhiên và 9.630 nhân khẩu của huyện Gò Công Đông (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Phú Đông và xã Phú Tân). Huyện Tân Phú Đông có 20.208,31 ha diện tích tự nhiên và 42.926 nhân khẩu, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Phú Đông, Phú Tân, Tân Thới, Tân Phú, Tân Thạnh và Phú Thạnh. Sau khi điều chỉnh, tỉnh Tiền Giang có 248.177,21 ha diện tích tự nhiên và 1.707.432 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho. Điều kiện tự nhiên : Địa lí Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°45’ đông và bắc. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía đông giáp Biển Đông. Được chính phủ quy hoạch là một trong 8 tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 km. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả ĐBSCL, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Tỉnh lị là thành phố Mỹ Tho, các huyện thị là thị xã Gò Công và các huyện :Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và Tân Phước. Tiền Giang hình thành trên hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công cũ giáp với các tỉnh Long An, Đồng Tháp,Bến Tre phía đông là Biển Đông. Khí hậu Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9oC; tổng tích ôn cả năm 10.183oC/năm. Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8). Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%. Gió : có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s.
  19. Dân tộc : Cộng đồng dân cư tại Tiền Giang gồm các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, các dân tộc khác đã từng sinh sống ở Việt Nam và người nước ngoài. Dân cư : Dân số 1.670.216 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009), mật độ 706 người/km². Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 72,9% dân số. Mật độ dân số ở thành thị khá cao nhưng chiếm cao nhất vẫn là trung tâm TP Mỹ Tho, TX Gò Công và thị trấn Cai Lậy. Cai Lậy 305.906 người Cái Bè: 287.035 người Châu Thành: 259.408 người Mỹ Tho: 181.367 người Chợ Gạo: 182.177 người Gò Công Đông: 140.275 người Gò Công Tây: 124.889 người Gò Công: 94.367 người Tân Phước: 56.417 người Tân Phú Đông: 40.430 người Kinh tế : Là 1 trong 8 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm phía nam. Thu nhập bình quân đầu người 866 USD/người/năm ở nông thôn và 1350 USD/người/năm ở thành thị (2008). Năm 2007, Tiền Giang vươn lên đứng thứ 12 trong 64 tỉnh, thành cả nước về Chỉ số Năng lực Cạnh tranh. Cùng với việc 'nhảy vọt' 21 thứ hạng so với năm 2006, môi trường đầu tư của tỉnh đã được nhiều doanh nghiệp đánh giá tốt, có sức hấp dẫn cao. Số liệu minh chứng cho nhận định trên: trong năm 2007 toàn tỉnh có thêm 358 doanh nghiệp thuộc khối kinh tế dân doanh với số vốn đăng ký 1.664 tỷ đồng và có 222 doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề với vốn đăng ký bổ sung là 421 tỷ đồng;
  20. như vậy, tổng năng lực tăng thêm của khối doanh nghiệp dân doanh trong năm 2007 là 2.085 tỷ đồng, gấp 2,6 lần tổng mức huy động đầu tư của kinh tế dân doanh năm 2006, chiếm xấp xỉ 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động được trên địa bàn tỉnh (con số này của năm 2006 là 1/8), tính ra quy mô đầu tư mới của doanh nghiệp là 4,6 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần quy mô đầu tư bình quân của doanh nghiệp dân doanh trong năm 2006... Rõ ràng, chưa có năm nào trong hơn thập niên gần đây mà đầu tư của tư nhân lại có sự đột biến cực lớn như thế. Từ đó đã góp phần tạo mức tăng khá cao của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trong năm 2007 lên đến trên 49%. Các khu công nghiệp trong tỉnh Khu công nghiệp Mỹ Tho (79,14 ha): TP Mỹ Tho Khu công nghiệp Tân Hương (197 ha): H.Châu Thành Khu công nghiệp Long Giang (600 ha): H.Tân Phứơc Khu công nghiệp tàu thủy Xoài Rạp (600 ha): H.Gò Công Đông Khu công nghiệp Bình Đông (1000 ha):TX Gò Công Khu công nghiệp dầu khí Tiền Giang (1000 ha): H.Gò Công Đông Dự án các khu công nghiệp tập trung giai đoạn 2010-2015 có quy mô lớn như: KCN Đông Nam Tân Phước, KCN Bình Xuân, KCN tập trung ở Bắc Gò Công, cụm công nghiệp Tam Hiệp(Châu Thành), Long Định, CCN Bình Phúở TT. Bình Phú Cai Lậy, CCN Hòa Khánh (Cái Bè), CCN Bắc Mỹ Thuận(Hòa Hưng -Cái Bè)... Và hơn 10 cụm công nghiêp có quy mô lớn như: CCN An Thạnh, CCN Tân Mỹ Chánh, CCN Bình Đức, CCN Bình Xuân,... phân bố rộng khắp tất cả thị thành trong tỉnh. Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, tỉnh đã có nhiều giải pháp về cơ chế chính sách, về đầu tư hạ tầng, đào tạo nghề... nhằm tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và có sức hấp dẫn. Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là 2 vùng kinh tế đang phát triển mạnh. Do nằm giữa 2 vùng kinh tế, nên Tiền Giang rất thuận lợi trong việc tiếp cận với nhiều dự án, lĩnh vực ngành nghề đầu tư, tiếp thu kiến thức khoa học, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, quản lý, điều hành sản xuất... Tiền Giang đã và đang hình thành là một tỉnh công nghiệp có tốc dộ phát triển cực mạnh với tốc độ tăng trưởng khá cao đứng vào hạng nhất nhì trong khu vực với nhiều KCN, CCN tập trung với quy mô lớn và làm ăn có hiệu quả như: KCN Mỹ Tho, KCN Tân Hương, KCN Long Giang, KCN đóng tàu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2