intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Việt nam học: Ảnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa

Chia sẻ: Nguyễn Hồng Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

140
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ một số đặc điểm văn hóa truyền thống của tộc người Hmông, Dao ở Sa Pa, sự tham gia của các yếu tố văn hóa truyền thống của hai tộc người này vào các hoạt động du lịch và tác động của hoạt động du lịch đến văn hóa tộc người; làm rõ cách thức khai thác của các nhà tổ chức du lịch, các chuyên gia tư vấn hoạt động du lịch trong việc phát triển du lịch gắn với văn hóa truyền thống tộc người ở Sa Pa, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Việt nam học: Ảnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> DƯƠNG VĂN CHĂM<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỘC NGƯỜI<br /> HMÔNG, DAO TỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH<br /> TUYẾN HÀ NỘI – SA PA<br /> <br /> Chuyên ngành: Việt Nam học<br /> Mã số: 60.22.01.13<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM MINH PHÚC<br /> <br /> HÀ NỘI, 2016<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> <br /> Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu<br /> ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa<br /> từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.<br /> TÁC GIẢ LUẬN VĂN<br /> <br /> DƯƠNG VĂN CHĂM<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> <br /> Luận văn với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỘC NGƯỜI<br /> HMÔNG, DAO TỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TUYẾN HÀ NỘI – SA PA là<br /> kết quả nghiên cứu của tác giả trong thời gian học cao học Việt Nam học<br /> khoá 2014 – 2016 tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa<br /> học xã hội Việt Nam.<br /> Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả được TS. Phạm Minh Phúc trực<br /> tiếp hướng dẫn. Sự tận tình chỉ bảo của TS. Phạm Minh Phúc cùng với sự<br /> định hướng chuyên môn và phương pháp nghiên cứu đã giúp tác giả hoàn<br /> thành luận văn này.<br /> Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới TS. Trần Hữu Sơn và các<br /> nhà nghiên cứu chuyên ngành, các chuyên gia, các nhà quản lý, các công ty<br /> du lịch; UBND huyện Sa Pa; UBND xã Lao Chải; UBND xã Tả Phìn và các<br /> cộng sự đã giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài này.<br /> Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo đã giảng dạy cho<br /> lớp cao học Việt Nam học khóa 2014 – 2016 và ban chủ nhiệm khoa Việt<br /> Nam học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này.<br /> Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2016<br /> <br /> Dương Văn Chăm<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Mở đầu<br /> <br /> 1<br /> <br /> Chương 1: Một số vấn đề lý luận và vài nét về tộc người<br /> Hmông, Dao trong hoạt động du lịch tại Sa Pa.<br /> <br /> 8<br /> <br /> 1.1.<br /> <br /> Các khái niệm<br /> <br /> 8<br /> <br /> 1.2.<br /> <br /> Tộc người Hmông, Dao từ góc nhìn nhân học du lịch<br /> <br /> 11<br /> <br /> Chương 2: Thực trạng khai thác văn hóa tộc người Hmông,<br /> Dao trong hoạt động du lịch tuyến Hà Nội – Sa Pa.<br /> 2.1.<br /> <br /> Khai thác văn hóa tộc người Hmông, Dao trong các chương<br /> trình du lịch tuyến Hà Nội – Sa Pa của các công ty du lịch<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> 35<br /> <br /> Khai thác các giá trị văn hóa tộc người Hmông, Dao trong<br /> hoạt động du lịch của địa phương<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> 35<br /> <br /> 40<br /> <br /> Trải nghiệm của khách du lịch về văn hóa tộc người Hmông,<br /> Dao ở địa bàn nghiên cứu<br /> <br /> 44<br /> <br /> Chương 3: Bàn luận về hoạt động du lịch gắn với văn hóa tộc<br /> người Hmông, Dao ở Sa Pa<br /> 3.1.<br /> <br /> Những tác động của du lịch đến phát triển kinh tế - xã hội<br /> <br /> 3.2.<br /> <br /> 51<br /> <br /> Hoạt động du lịch gắn với văn hóa tộc người từ góc độ nhà<br /> <br /> 51<br /> <br /> nghiên cứu và tổ chức du lịch<br /> <br /> 53<br /> <br /> 3.3.<br /> <br /> Du lịch ở Sa Pa trong “cái nhìn” của du khách<br /> <br /> 60<br /> <br /> 3.4.<br /> <br /> Thế ứng xử của cộng đồng Hmông, Dao trong hoạt động du lịch<br /> <br /> 64<br /> <br /> Kết luận<br /> Tài liệu tham khảo<br /> Phụ lục<br /> <br /> 72<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói và đóng vai<br /> trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều nơi trên thế giới,<br /> trong đó có Việt Nam. Nguồn gốc của du lịch được xem là xuất phát từ cơ cấu<br /> công nghiệp phương Tây thế kỉ XIX [16, tr.7], sau đó lan rộng ra các châu lục<br /> khác và phát triển mạnh mẽ tại châu Á, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của<br /> nhiều nước thuộc châu lục này [31, tr.10].<br /> Do có nhiều lợi thế về nguồn lực tự nhiên, văn hóa và con người, Việt<br /> Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trong thời gian qua,<br /> Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng khách du lịch lẫn<br /> sự đa dạng của các loại hình dịch vụ. Riêng trong tháng 12 năm 2015 lượng<br /> khách quốc tế vào Việt Nam khoảng 760.798 lượt, tăng 2,6% so với tháng 11<br /> và 15% so với cùng kì năm 2014 [32].<br /> Liên quan đến nguồn lực văn hóa và con người, Việt Nam là một quốc gia<br /> đa văn hóa, đa tộc người, với người Kinh đa số và 53 tộc người thiểu số có bản<br /> sắc văn hóa riêng tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng trong thống nhất. Đây<br /> chính là nguồn tài nguyên du lịch, nguồn lực đầu vào, góp phần tạo nên các sản<br /> phẩm du lịch như du lịch văn hóa tộc người, du lịch cộng đồng… Có thể kể đến<br /> các chương trình du lịch tiêu biểu ở phía Bắc như: Hà Nội - Sa Pa; Hà Nội - Hà<br /> Giang; Hà Nội - Mù Cang Chải (Yên Bái) - Bắc Hà (Lào Cai)v.v...<br /> Trong các tuyến du lịch kể trên, Sa Pa nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn là<br /> một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở phía Bắc, bởi nơi đây không chỉ<br /> có đỉnh Phan Xi Păng được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, với những cánh<br /> rừng nguyên sinh, nơi có khí hậu trong lành mang nhiều sắc thái ôn đới, cảnh<br /> quan thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa tươi đẹp, và nhiều sắc thái văn hóa đa dạng<br /> của các tộc người thiểu số Hmông, Dao, Tày, Giáy… rất hấp dẫn du khách.<br /> 1<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2