LUẬN VĂN: Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đến nay
lượt xem 29
download
Chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, kế hoạch, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một bước chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước ta. Cùng với sự chuyển đổi này, tài chính – một lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế cũng có bước chuyển mình- đặc biệt là trong việc phát huy vai trò của mình trong việc ổn định và phát triển kinh tế. Tài chính ngày nay, các vai trò, đặc điểm, quy mô, tính chất của nó đã khác rất nhiều so với...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đến nay
- LUẬN VĂN: Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đến nay
- Lời mở đầu Chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, kế hoạch, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một bước chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước ta. Cùng với sự chuyển đổi này, tài chính – một lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế cũng có bước chuyển mình- đặc biệt là trong việc phát huy vai trò của mình trong việc ổn định và phát triển kinh tế. Tài chính ngày nay, các vai trò, đặc điểm, quy mô, tính chất của nó đã khác rất nhiều so với hơn chục năm về trước. Do đó yêu cầu nhìn nhận và tìm hiểu sâu thêm về tài chính với vai trò của nó trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Đặc biệt là với em- một sinh viên của khoa Ngân hàng- Tài chính. 1) Tài chính là gì? a) Định nghĩa: Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện trong lĩnh vực hình thành và phân phối quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm xây dựng và phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa. b) Bản chất của tài chính Phân biệt tài chính với với một số phạm trù kinh tế có liên quan khác: - Phân biệt tài chính với tiền tệ: Nhìn bề ngoài, tài chính được người ta cảm nhận như những quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xac hội. Nhưng tài chính
- không phải là tiền tệ. Tiền tệ về bản chất là vật ngang giá chung trong trao đổi hảng hoá với các chức năng vốn có của nó: biểu hiện giá cả hàng hoá , phương tiện trao đổi và phương tiện tích luỹ. Tài chính là sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện tích lũu trong lĩnh vực phân phối, nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. - Tài chính và giá cả: giá cả là một phạm trù kinh tế, liên quan đến phân phối dưới hình thức giá trị. Nhưng sự phân phối của giá cả được tiến hành thông qua sự chênh lệch giữa gía trị và giá cả của hàng hóa trong trao đổi. Tài chính là phạm trù phân phối phản ánh sự chuyển dịch giá trị thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế. - Phân biệt tài chính với tiền lương: tiền lương cũng là phạm trf phân phối. Đó là một lương tiền tệ nhất định được trả cho người lao động, theo những nguyên tắc nhất định. Tiền lương muốn thực hiện được phải thông qua tài chính, tức là thông qua các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, nhằm hình thành và sử dụng quỹ tiền lương trong nền kinh tế . Bản chất của tài chính được thể hiện qua các quan hệ kinh tế chủ yếu trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị sau đây: •Quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các cơ quan, đơn vị kinh tế , dân sư •Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian với các cơ quan, tổ chức kinh tế phi tài chính, dân cư •Quan hệ kinh tế giữa các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư với nhau˚ và các quan hệ kinh tế trong nội bộ các chủ thể đó •Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau trên thế giới… c) Chức năng của tài chính
- -chức năng phân phối -chức năng giám đốc d) Lịch sử hình thành của tài chính: -Tài chính chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi mà ở đó có những hiện tượng kinh tế- xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại. Có thể xem những hiện tượng kinh tế-xã hội khách quan đó như tiền đề khách quan với sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính với tư cách một phạm trù kinh tế- lịch sử. -Người ta đã đánh giá sự phát minh ra đồng tiền là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại, đã góp phần chuyển đổi quan hệ trao đổi hiện vật (hàng đổi hàng) sang quan hệ trao đổi gián tiếp hàng đổi tiền – chính là quan hệ tài chính. Sự vận động độc lập của tiền tệ trong việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ không chỉ là đặc trưng cho hoạt động của nhà nước mà là của tất cả các chủ thể trong xã hội: doanh nghiệp, các gia đình, dân cư và các tổ chức xã hội. Các quỹ tiền tệ chẳng những được hình thành và sử dụng cho những mục đích trực tiếp mà còn được hình thành như những tụ điểm trung gian để cung ứng phương tiện tiền tệ cho những mục đích trực tiếp. Nhà nước chẳng những tác động đến sự vân động độc lập của tiền tệ, trên phương diện ấn hành hiệu lực của đồng triền mà còn tạo ra môi trường pháp lí cho sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhất là các quỹ tiền tệ trung gian và ngân sách nhà nước. Chính trong điều kiện đó, phạm trù tài chính nảy sinh và tồn tại, và người ta coi sản xuất hàng hoá tiền tệ và nhà nước là những tiền đề phát sinh và phát triển của tài chính. -Việt Nam hiện nay có đủ các điều kiện tiền đề để tài chính phát triển và phát huy vai trò của mình.
- 2) Tài chính trong nền kinh tế kế hoạch, bao cấp Tài chính trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ, chịu tác động và ảnh hưởng nặng nề của tính chất đơn nhất hoá nhà nước, nhận thức quan niệm về bản chất, chức năng, vai trò vị trí của tài chính bị gắn chắt vào tính chất nhà nước, bị bó hẹp phạm vi trong các hoạt động kinh tế của khu vực có tầm bao quát của nhà nước. Vì thế đã dẫn đến nhận thức cho rằng tài chính chỉ là các quan hệ phân phối nảy sinh trong các quá tình phân chia tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân hình thành các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung. Quan niệm về hệ thống tài chính theo hình thức phân chia thành tài chính tập trung và tài chính phi tập trung đã toát lên hình ảnh của hệ thống tài chính gắn chặt vào hệ thống nhà nước, tách rời với sự vận động cảu các quy luật kinh tế diễn ta ở cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Do đó, giá trị của cải xã hội và tài sản quốc gia trở nên nằm ngoaì phạm vi phân phối của tài chính. Vai trò của tài chính thụ động trong việc thực hiện các mệnh lệnh hành chính của nhà nước, các công cụ hành chính bị xếp vào hàng thứ yếu, thậm chí bị lãng quên khi nhà nước thực hiện quản lí nền kinh tế – xã hội. Sự vận động của các mối quạ hệ phân phối của tài chính để hình thành nên các quĩ tiền tệ thường không tuân theo sự vận động khách quan của các quy luật giá trị, trái lại nó phụ thuộc và bị khép lại trong giới hạn của các mệnh lệnh hành chính và chỉ tiêu kế hoạch. 3) Đặc điểm của kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển cao khi sản xuất hàng hóa mang tính phổ biến, bản thân sức lao động cũng trở thành hàng hoá, quan hệ hàng hoá - tiền tệ trở thành hình thức nội tại của sản xuất xã hội. Nói cách khác, là
- nền kinh tế là mọi quan hệ kinh tế –xã hội cơ bản được giải quyết thông qua thị trường và cơ chế thị trường. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường là một bước chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước ta để có thể hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, không bị tụt hậu, lạc hậu, nghèo đói đeo đuổi. Kinh tế thị trường có nhiều điểm khác biệt so với kinh tế kế hoạch, bao cấp mà nước ta đã thực hiện trong suốt một thời gian dài trước đó. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của tài chính được đẩy lên một mức mới, quan trọng hơn, cần thiết hơn, cấp thiết hơn rất nhiều so với trong nền kinh tế kế hoạch. 4) Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường Chuyển sang kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế không bị ràng buộc bởi các hàng rào kế hoạch hoá pháp lệnh, sự vận động của các quĩ tiền tệ trở nên đa dạng, vai trò và tính chất nhà nước hoá đã được dung hoà bởi tính chất xã hội hoá, dưới nhiều hình thức sở hữu, hoạt động kinh tế diễn ra ở mọi lĩnh vực theo sự vận động cúa các quy luật thị trường tác động đến các quá trình chu chuyển các nguồn lực tài chính. Xuất phát từ tính chất và đặc điểm của tài chính là vừa gắn liền với tính chất và đặc điểm của nhà nứơc lại vừa nảy sinh từ kinh tế nên trong điều hành vĩ mô, nó có 2 vai trò cơ bản: a) Tài chính là công cụ trọng yếu để điều hành vĩ mô của nhà nước: Trong kinh tế thị trường, tuy mọi hoạt động kinh tế diễn ra trên thị trường, tuân theo những qui luật kinh tế khách quan. Tuy nhiên, để kinh tế thị trường cũng chứa đựng hàng loạt các khuyết tật mà bản thân nó không thể tự giải quyết, đồng
- thời nền kinh tế thị trường Việt Nam cần có những định hướng nhất định để đi đúng con đường lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, nhà nước vẫn cần có sự can thiệp nhất định vào nền kinh tế thị trường- chủ yếu ở tầm vĩ mô. Sự điều chỉnh này được thực hiện bằng các biện pháp kinh tế, chủ yếu thông qua chính sách tài chính và tiền tệ- tín dụng. Thực tế các nước xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường cho thấy thiếu cơ chế tài chính – tiền tệ hoàn thiện thì dứt khoát không thể tạo ra neen kinh tế hiệu quả , có cơ cấu hợp lý, phát triển nhịp nhàng. Trước hết nhà nước thông qua quan hệ tài chính để xây dựng một chính sách tài chính quốc gia có tính chiến lược nhằm: *Điều tiết kinh tế : -Để điều tiết kinh tế nhà nước phải kết hợp cả hai chức năng của tài chính: phân phối và giám đốc. Trên cơ sở kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền, nhà nước nắm được thực tế hoạt động của nền kinh tế, từ đó phát hiện ra những vấn đề cần can thiệp, điều tiết. Bằng các chính sách phân phối, nhà nước điều tiết nền kinh tế theo kế hoạch đã định sao cho tạo vốn, huy động vốn, sử dụng vốn một cách có hiệu quả làm tăng giá thị tài sản quốc gia. Của cải quốc gia xét về mặt hiện vật như máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ có thể vẫn hoạt động ở một chỗ nhất định… trái lại, xét về mặt tiền tệ của mọi của cải thì nó có thể tuần hoàn di động nhanh hơn, linh hoạt hoan, tạo ra những khả năng mới to lớn hơn thông qua quỹ khấu hao, quỹ bảo hiểm, quỹ cổ phần, … Chẳng hạn thiết bị máy móc nhà máy sản xuất đường A vẫn hoạ động ở địa điểm A. Nhưng vốn bằng tiền của thiết bị máy móc đó thông qua quỹ khấy hao, quỹ bảo hiểm đã tái hiện lại dưới hình thức đổi mới tiên tiến và hiện đại ở nhiều nơi khác. Nhà nước có thể thông qua tài chính để đầu tư thiết bị nhà máy ở tỉnh B, nhưng thông qua cổ phần hoá nhà nước có thể vừa duy trì nhà máy cũ hoạt động và rút vốn ra xây dựng một nhà máy mới với hai tác dụng:
- +gây áp lực cạnh tranh để thúc đẩy nhà máy cũ, nhà máy tương tự phải không ngừng vươn lên. + tạo lập những dây chuyền công nghệ mới, nhà máy mới ở địa điểm mới,… Tóm lại, thông qua đầu tư của tài chính nhằm giữ thế cân bằng động cho toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, thông qua công ty di chuyển và mới ra đời tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế . Mặt khác, thông qua đầu tư tài chính mà nhà nước góp phần làm cho cạnh tranh luôn sống động và có tác dụng tích cực. -Nhà nước cũng có thể thông qua việc nâng cao hoặc hạ thấp thuế suất để điều tiết hoạt động đầu tư kinh doanh giữa các ngành. Với tác dụng điều tiết kinh tế, tài chính là công cụ trọng yếu thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển cân đối. *Tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Thông qua chính sách tài chính quốc gia như tính ổn định tiền tệ, tính sinh lãi của các bất động sản, của vốn nhà mỗi, của các vị trí lợi thế so sánh… mà làm cho mọi người dân có ý thức bảo vệ, sử dụng và đưa nhanh các tài sản đó vào kinh doanh. Như vậy nhờ chính sách sinh lợi của tài chính mà biến bất động sản thành vốn kinh doanh, biến tiền nằm im thành tiền kinh doanh…Điều này ở nước ta đã thể hiện ở một phần ở mối liên hệ kinh doanh với nước ngoài như: đất, đồi trọc, sông suối,… trở thành vốn kinh doanh. Các lợi thế so sánh trở thành lực lượng kinh doanh, một số tư liệu sinh hoạt trở thành vốn kinh doanh. *Tài chính góp phần điều hành thực hiện mục tiêu: tiết kiệm, tích luỹ tăng đầu tư đi đến tăng việc làm chống thất nghiệp và góp phần tăng thu nhập tăng trưởng kinh tế.
- Theo tính toán từ năm 1993 đến 1996, nước ta cần một khối lượng vốn tích luỹ đầu tư khoảng 16% GDP hàng năm. Khả năng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng này về phia Chính phủ khoảng 2-3% GDP hàng năm, vì Chính phủ chưa có khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế . Do đó, 8-9% vốn đầu tư còn lại do 3 nguồn sau cung cấp: -huy động vốn tích luỹ trong dân -vốn viện trợ nước ngoài -vốn do khai thác tài nguyên khoáng sản, bất động sản của quốc gia trong đó,vốn trong dân là chủ yếu. Để huy động được nguồn vốn trong dân chúng, hay của cả các nguồn khác vai trò của tài chính là rất to lớn. Tài chính phải : +có chính sách tài chính sinh lợi thế nào để khuyến khích dân tích luỹ, bỏ vốn vào kinh doanh +trình Chính phủ các chính sách: về sở hữu tài sản tư nhân, bảo vệ sở hữu tư nhân bằng văn bản pháp quy, quyền thừa kế về tài sản một cách lâu dài, ổn định để người dân an tâm đầu tư, an tâm tích luỹ. +có chính sách xây dựng tâm lí tích cực làm giàu, sao cho mọi người, mọi ngành đều cố gắng tự phát triển vươn lên. *Hình thành quan hệ tích luỹ, tiêu dùng hợp lí Trong nền kinh tế thị trường, việc phân phối thu nhập được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Tương ứng với từng khu vực kinh tế – xã hội là một hệ thống tiền lương và thu nhập riêng, tương ứng với từng thành phần kinh tế là một hình thức kinh doanh riêng, có quỹ tiêu dùng riêng. Chính vì thế, mà tiền lương và thu nhập của người lao động ở các thành phần kinh tế khác nhau có sự chênh lệch
- cao. Sự chênh lệch quá mức về thu nhập và tiền lương giữa các tầng lớp dân cư dẫn đến mức tiêu dùng hết sức khác nhay và đương nhiên có sự phân hoá trong xã hội. Từ đó tạo nên sự mất công bằng xã hội. VD như sự phân hoá giàu nghèo giữa thành thị- nông thôn. Do đó việc điều tiết thu nhập và tiền lương giữa những người làm công ăn lương, người hưởng theo chế độ, chính sách xã hội và ưu đãi của nhà nước trong phạm vi toàn xã hội là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong đó, tài chính giữ vai trò đặc biệt quan trọng thông qua các chức năng của mình. VD: thông qua thuế, quỹ xoá đói giảm nghèo, nâng lương cho các ngành có thu nhập thấp,…Việc điều chỉnh này không chỉ là điều tiết thu nhập quá cao mà cả việc điều tiết phần thu nhập quá thấp đến mức trung bình để người lao động đảm bảo cuộc sống. b) Điều hành cơ chế thị trường đi theo các mục tiêu kinh tế – xã hội đã được xác định Tài chính vừa là công cụ để góp phần điều hành kinh tế vĩ mô, vừa là lĩnh vực kinh tế hoạt động theo các yêu cầu của kinh tế. Chẳng hạn, trong kinh tế thị trường thì tài chính vừa là mua có trọng lượng, vừa là người bán có vai trò quyết định điều hành thị trường để điều tiết vĩ mô. VD: tháng 6/1992 tài chính đã bỏ tiền ra mua thóc tăng quỹ dự trữ quốc gia, nhằm + giữ giá cho nông dân, bảo vệ lợi ích cho nông dân +khi cần nhà nước bán lương thực để chặn đứng những cơn sốt gạo, ổn định thị trường 5) Khái quát một số thành công nổi bật của tài chính trong việc thực hiện vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường Về phân phối: hoạt động tài chính gắn liền với hoạt động phân phối.
- -Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: kết quả phân phối được nhà nước định đoạ trước qua các mệnh lệnh hành chính. Công cụ tài chính- tiền tệ chính chỉ là hình thức, hay một đồ trang sức. Mọi chỉ tiêu về thiết bị, vật tư lao động đều được xác lập bằng hiện vật trên cơ sở các văn bản hành chính. -Nay: mệnh lệnh hành chính được thay bằng hệ thống luật pháp, các thành phần kinh tế được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động tài chính đã thực sự trở nên rất phong phú và sôi động để đáp ứng các yêu cầu về chi trả, thanh toán, giao dịch. Tài chính vừa là phương tiện của các hành vi đó lại vừa là mục đích của các hành vi đó. Từ đó mà: + thay cho việc chuyên đảm nhận bù lỗ, bù giá, bù lương,… ngân sách nhà nứơc đã có thể giành nguồn vốn của mình để đầu tư cho kết cấu hạ tầng, đảm nhiệm các khoản chi phí theo yêu cầu chung nhất của toàn xã hội, làm tiền đề thúc đẩy quá trình bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp. +thay cho hoạt động cho vay bao cấp của ngân hàng nhà nước, đã xuất hiện hàng loạt các tổ chức tài chính trung gian như các ngân hàng thương mại. Các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng với mục đích làm trung gian và thu hút vốn. +hình thành thị trường tài chính: bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Lạm phát: số liệu thống kê cho thấy, nước ta đã có một thời gian dài nằm trong tình trạng lạm phát với tốc độ tăng giá bình quân hàng năm từ trên 140% đến 600%. Đặc biệt tình trạng siêu lạm phát gần như liên tục suốt 6 năm liền (1982- 1982 và 1985-1988) đã thực sự là một thảm hoạ mà nhân dân ta phải gánh chịu. Có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về nguyên nhân gây ra lạm phát. ở nước ta, sau quá trình nghiên cứu và phân tích tình hình kinh tế –tài chính hơn một
- thập kỉ qua đã cho thấy nguyên nhân chính của tình trạng lạm phát là sự mất cân đối về kinh tế, song nguyên nhân thúc đẩy lạm phát lên mức cao và ngaỳ càng trầm trọng lại thuộc về lĩnh vực tài chính. Tới năm 1988, bên cạnh một số chính sách về kinh tế chung ta bắt đầu sử dụng công cụ tài chính để tấn công trở lại cơn sốt lạm phát. Đó là chính sách sử dụng tỷ giá linh doạt, phù hợp với sự biến động giá cả trên thị trương và đặc biệt là chính sách lãi suất tiết kiệm đảm bảo cho người gửu tiền không bị mất vốn do yếu tố lạm phát gây ra. Việc đưa lãi suất tíêt kiệm có kì hạn( 3 tháng) lên 12%/ tháng là một liều thuốc cực mạnh về mặt tâm lý để đánh vào lạm phát. Lượng tiền gửi vào tiết kiệm lập tức tăng vọt và lạm phát giảm dần. Đến nay với chính sách lãi suất hợp lý, tỷ lệ lạm phát ở nước ta đã giảm hẳn và ở mức cho phép. =>Qua phân tích trên có thể đi đến kết luận: +Nhà nước có vai trò quyết định trong việc điều hành kinh tế vĩ mô thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế –xã hội. Trong đó, tài chính với các công cụ cụ thể như thuế, quỹ, lương, … là một công cụ đắc lực giúp nhà nước trong việc ổn định và phát triển kinh tế. Do đó, nó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt trong cơ chế thị trường của nước ta hiện nay. +Tài chính có vị trí hai mặt: -Vừa là công cụ trọng yếu để Nhà nước điều hành vĩ mô có hiệu quả. -Vừa là sức mạnh với các quĩ tiền tệ hoạt động sinh lời, hoạt động theo quy luật thông qua ngân sách nhà nước. Thuế, bảo hiểm, kho bạc … với tư cách người mua, người bán trong thị trường để thực hiện kiểm kê, kiểm soát đồng tiền.
- Vị trí đó gắn với điều kiện là nhà nước và ôe chức tài chính có năng lực thật sự về hai mặt: Một là: có nhận thức hiểu biết sâu về kinh tế thị trường, cơ chế thị trường, về sức mạnh của đồng tiền. Dưới con mắt tài chính là tiền di động, tiền sinh lời, tièn giữ được chữ tín, tiền để chính phủ chi tiêu, tiền để trợ giúp người nghèo, … chứ không phải là hiện vật, là sản phẩm cụ thể. Hai là: có thực lực, biểu hiện ở có khả năng thu, có khả năng chi, có khả năng cay nợ và trả nợ, … có khả năng dự trữ, sau cùng là một chính sách tài chính quốc gia ổn định có lòng tin của dân chúng: dân chúng tin vào đồng tiền của chính phủ, dân chúng tin tín phiếu kho bạc, dân chúng tin vào sự bảo hiểm nhà nước, … Đó chính là vị trí to lớn của tài chính để thăng bằng ngân sách. Ngoài ra, có thực lực còn biểu hiện ở khả năng trình độ người cán bộ tài chính, tổ chức tài chính tinh gọn, xã hội tin tưởng. Đó là tất cả sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường đối với tài chính hiện nay. 6) Một số biện pháp nhằm đảm bảo và nâng cao vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường Đổi mới chế quản lý, củng cố hệ thống luật pháp và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Dây là một trong những vấn đề nóng bỏng của giai đoạn hiện nay. Bởi tài chính bao gồm nhiều mối quan hệ phức tạp với nhiều thành phần. Trong đó trọng tâm là xây dựng luật thuế, luật ngân hàng,…
- Phát triển hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng quan hệ tài chính quốc tế, kiện toàn chính sách mở cửa giao lưu kinh tế với bên ngoài Vai trò của thông tin trong điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển hiện nay là rất cần thiết. Nó giúp các nhà quản lí tài chính có thông tin nhanh hơn, nhiều hơn, toàn diện hơn không chỉ trong phạm vi quốc gia mà trên toàn thế giới. Từ đó, có thể đề ra các chính sách hợp lí hơn, phù hợp hơn với tình hình thực tế. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật. Mục lục Lời mở đầu 1) Tài chính: a) Khái niệm b) Bản chất c) Chức năng c) Lịch sử hình thành 2) Tài chính trong nền kinh tế kế hoạch, bao cấp 3) Đặc điểm của kinh tế thị trường 4) Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường a) Tài chính là công cụ trọng yếu điều hành nền kinh tế vĩ mô của nhà nước b) Lĩnh vực kinh tế trọng yếu điều hành cơ chế thị trường đi theo các mục tiêu kinh tế –xã hội đã được xác định
- 5) Khái quát một số thành công nổi bật của tài chính trong việc thực hiện vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường. *Phân phối, ổn định kinh tế *Lạm phát 6) Một số biện pháp nhằm đảm bảo và nâng cao vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong quản lý và thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam”
79 p | 674 | 242
-
Luận văn: “Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta’’
57 p | 532 | 170
-
Luận Văn: Vai trò của chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trong phát triển kinh tế
77 p | 1102 | 115
-
Luận văn: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
105 p | 357 | 108
-
Luận văn: Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay
108 p | 687 | 100
-
LUẬN VĂN:Vai trò của ngân hàng trung ương trong nền kinh tế thị trường
40 p | 434 | 94
-
Luận văn: Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con ở các gia đình đô thị hiện nay
51 p | 385 | 43
-
Luận văn: Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc kiểm tra,kiểm soát các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
27 p | 203 | 42
-
Luận văn: Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế Việt Nam
32 p | 193 | 40
-
LUẬN VĂN: Vai trò của lao động trong phát triển kinh tế Việt Nam
37 p | 170 | 31
-
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
52 p | 152 | 30
-
LUẬN VĂN: Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đến nay
15 p | 163 | 27
-
LUẬN VĂN: Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước
20 p | 135 | 27
-
LUẬN VĂN: Vai trò của đầu tư trong việc thúc đẩy kinh tế
47 p | 127 | 20
-
Luận văn: Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý
42 p | 109 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong chiến tranh biên giới Tây Nam (1975-1979)
144 p | 27 | 14
-
Luận văn Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động Du lịch nước ta 1
77 p | 103 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn: Vai trò của khoa học - Công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở thành phố Đà Nẵng hiện nay
102 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn