intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh (nghiên cứu trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh (nghiên cứu trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế)" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện vai trò này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh (nghiên cứu trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG CÔNG DUẨN VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG ĐẢM BẢO THU NHẬP, SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID 19 (NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ) Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH CHÍN Phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Sĩ Nguyên Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Duy Phương Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung. Địa điểm: Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung. Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP Huế Thời gian: ....................................................... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến kinh tế - xã hội Việt Nam. Nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong sản xuất kinh doanh, đứt gãy chuỗi cung ứng và tiêu thụ, áp lực lạm phát và chi phí đầu vào tăng, tác động xấu đến vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội... Mặc dù đến nay, với tiến trình đẩy mạnh tiêm chủng vắcxin dịch bệnh đã được kiểm soát, nhưng để nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng, Việt Nam cần phải có chính sách phục hồi kinh tế kịp thời, phù hợp, đúng căn nguyên, đủ liều lượng và thể chế thực thi hiệu quả. Trong lĩnh vực lao động việc làm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng khả năng phục hồi của thị trường lao động năm 2022 chậm và không chắc chắn do đại dịch sẽ tiếp tục tác động đáng kể đến thị trường lao động toàn cầu. ILO đã hạ mức dự báo về khả năng phục hồi của thị trường lao động năm 2022, với mức thâm hụt thời gian làm việc toàn cầu trong năm 2022 so với Quý IV/2019 sẽ tương đương với 52 triệu việc làm toàn thời gian. Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến sẽ duy trì ở mức cao hơn trước đại dịch Covid-19 ít nhất cho đến hết năm 2023. Ước tính thất nghiệp toàn cầu năm 2022 là 207 triệu người, so với 186 triệu năm 2019. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động toàn cầu năm 2022 dự kiến sẽ vẫn thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với năm 2019. Trong nước, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế để không lỡ nhịp với đà phục hồi của kinh tế thế giới, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp. Cùng với đó, sự ủng hộ của Nhân dân cả nước và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ đã phát huy tác động, hiệu quả, tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Nhờ vậy, các hoạt động kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và 1
  4. tăng trưởng trở lại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP của nước ta năm 2022 đạt hơn 8%. Đảm bảo thu nhập, sinh kế (TNSK) của người dân gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính quyền nhà nước cấp huyện, chính quyền cấp huyện có vai trò cung cấp phương tiện vật chất, đồng thời là một công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện đảm bảo TNSK của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 (TĐDB Covid 19). Vai trò của chính quyền cấp huyện trên địa bàn huyện tốt sẽ tạo được nguồn lực tài chính mạnh mẽ, đồng thời đảm bảo TNSK của người dân có hiệu quả, chính là yếu tố có tính quyết định để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trước TĐDB Covid 19 của huyện mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. A Lưới là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của Thừa Thiên Huế (có 85 km đường biên giới giáp với Nước CHDCND Lào), là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - chính trị, quốc phòng - an ninh; huyện có 17 xã, và một thị trấn, với gần 80 % là người đồng bào DTTS; là một huyện với cơ cấu Nông, lâm, ngư nghiệp 38,7%; Công nghiệp xây dựng 30,7%; Du lịch, dịch vụ 30,6%. Ở vị trí tiếp giáp giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, và hai huyện Sa Muội, Kà Lừm nước CHDCND Lào; huyện A Lưới là một huyện giữ vai trò trọng yếu về quốc phòng và đối ngoại. Tuy nhiên, vai trò của chính quyền địa phương huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thực hiện các chính sách đảm bảo TNSK của người dân trên địa bàn huyện A Lưới chưa bảo đảm tính tổng thể, chưa bao quát hết được tính chất, quy mô, mức độ khẩn cấp của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện một số chính sách còn chậm, hiệu quả chưa cao; quy trình, thủ tục còn thiếu linh hoạt; thông tin, hướng dẫn thiếu kịp thời dẫn đến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khó tiếp cận. Nhiều chính sách hiện nay còn mang tính ứng phó trước mắt, có thời hạn áp dụng hạn chế, chưa có những chính sách tập trung cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể có quy mô lớn, có tính chất dài hạn theo hướng phục hồi hơn là giải cứu ngắn hạn. Chính vì vậy, cần phải có những nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực tiễn, tìm giải pháp phù hợp để nâng cao vai trò của chính quyền cấp huyện nhằm hoàn thiện vai trò QLNN của chính quyền địa 2
  5. phương là một nhu cầu cấp thiết. Điều này sẽ giúp địa phương có những chương trình, kế hoạch thúc đẩy cụ thể, góp phần mở rộng TNSK của người dân trong bối cảnh hậu dịch bệnh toàn cầu. Xuất phát từ lý do đó tôi chọn đề tài: “Vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 (nghiên cứu trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế)”. 2. Tổng quan nghiên cứu Các công trình nghiên cứu trong những năm gần đây như: xây dựng nông thôn mới, chính sách xây xây dựng nông thôn mới, vai trò của chính quyền địa phương trong thực hiện chính sách công… là chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan lãnh đạo, quản lý, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học trên nhiều góc độ và phạm vi khác nhau sau đây: - Cuốn sách “Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS.TS Vũ Văn Phúc làm chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2013. [23]. - Cuốn sách "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020" do TS. Nguyễn Thị Tố Quyên chủ biên và Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2011 [25]. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Xuân Nghiêm về “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho người dân tộc Cơ tu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam”. [22]. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Bùi Quốc Thanh về “Chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”. [32]. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Doãn Tuấn về “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam”. Tác giả phân tích, đánh giá thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện và đưa ra các giải pháp giảm nghèo bền vững phù hợp với địa phương[34]. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Thị Quý Hương về “Chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”. [18]. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hằng về “Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi”.[13]. 3
  6. Những công trình nghiên cứu kể trên là một trong những nguồn tư liệu rất hữu ích đối với hoạt động nghiên cứu khoa học về TNSK của người dân, cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn, những kinh nghiệm và bài học rút ra trong vai trò chính quyền địa phương trong đảm bảo TNSK của người dân cũng như thực hiện chính sách về đảm bảo TNSK. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để giúp tôi nghiên cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Vai trò chính quyền địa phương trong đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19 là vấn đề đặc biệt quan trọng trong phát đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19 trên địa bàn huyện A Lưới ở Việt Nam. Từ khi dịch bệnh xảy ra từ cuối năm 2019 đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề trên. Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 (nghiên cứu trên địa bàn huyện A Lưới , tỉnh Thừa Thiên Huế " không trùng lặp với các công trình và bài viết khoa học đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Làm rõ vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện vai trò này. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được những mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hóa các quan điểm lý luận và thực tiễn về vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân nói chung, trước tác động của dịch bệnh Covid 19 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xây dựng một số giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4
  7. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài luận văn được nghiên cứu tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thời gian: Từ khi dịch bệnh Covid 19 xảy ra đến nay. - Về nội dung: nghiên cứu vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trong Huyện trước tác động của dịch bệnh Covid 19 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Phương pháp nghiên cứu luận văn - Khảo cứu tài liệu nghiên cứu hiện có: Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh trong việc tham khảo tài liệu, một số nghiên cứu trong nước, trong tỉnh có liên quan; những tài liệu, văn bản quản lý nhà nước trước TĐDB Covid 19. - Nghiên cứu thực tiễn: vận dụng kiến thức đã được học, thu thập và phân tích dữ liệu thông tin trong thực tiễn ở huyện và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, sử dụng phương pháp chuyên gia trong việc phân tích, đánh giá vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề cốt yếu và cấp thiết nhất để phát huy vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19. Đặc biệt là phân tích, đánh giá đúng vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 5
  8. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, vận dụng những kinh nghiệm hay vai trò của chính quyền, đặc biệt là đối với chính quyền cấp huyện đối với những người trực tiếp quản lý hay quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương. Cụ thể như sau. Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò chính quyền địa phương cấp huyện trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân. Chương 2. Thực trạng vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện vai trò của chính quyền địa phương trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. 6
  9. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN TRONG ĐẢM BẢO THU NHẬP, SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN 1.1. Khái niệm 1.1.1. Chính quyền địa phương, chính quyền cấp huyện 1.1.1.1.Chính quyền địa phương Địa phương là một phạm trù không gian lãnh thổ gắn với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán và lối sống của con người. phù hợp với pháp luật và ý nguyện của cư dân ở địa phương"[26]. Khái niệm chính quyền địa phương có thể được tiếp cận theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, “chính quyền địa phương” được hiểu là “hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương, gồm cả hệ thống cơ quan đại diện (cơ quan quyền lực nhà nước) ở địa phương, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp của địa phương đó. Theo nghĩa hẹp, “chính quyền địa phương” được hiểu gồm cơ quan đại diện (cơ quan quyền lực nhà nước) và cơ quan hành pháp của địa phương. 1.1.1.2. Chính quyền cấp huyện Huyện là đơn vị hành chính địa phương, chính quyền huyện là bộ phận cấu thành chính quyền địa phương, ở vị trí trên cấp cơ sở và dưới cấp tỉnh[26]. Như vậy “chính quyền cấp huyện, là thiết chế nhà nước địa phương, một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước thống nhất nhằm bảo đảm việc thực thi Hiến pháp và pháp luật, tổ chức quản lý các mặt của đời sống xã hội ở huyện theo quy định của pháp luật”[26]. 1.1.2. Thu nhập, sinh kế 1.1.2.1.Thu nhập Thu nhập có thể hiểu là cơ hội tiêu dùng và tiết kiệm mà một đối tượng có được trong một khung thời gian cụ thể. Với đối tượng là hộ gia đình và cá nhân, thì "thu nhập là tổng của lương, tiền công, lợi nhuận, tiền lãi, địa tô và những lợi tức khác mà họ có được trong một khoảng thời gian nhất định". Như vậy, tiền lương và thu nhập là 7
  10. hai khái niệm khác nhau, mặc dù có vẻ tương đương. Đây là những khái niệm rất khác nhau về nội dung và hình thức nhưng lại bổ sung gắn kết cho nhau. Trong thu nhập có một phần là tiền lương, và tiền lương là một phần của thu nhập. Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh[16]. 1.1.2.2. Sinh kế Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu, tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống. Sinh kế bao gồm các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xã hội sở hữu có thể tạo ra thu nhập hoặc có thể được sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ.[16]. 1.2. Vai trò của chính quyền cấp huyện trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 1.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách nhằm đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 Đây là bước đầu tiên và cũng là bước có vai trò quan trọng nhất trong các bước tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19, việc xây dựng kế hoạch tốt sẽ giúp cho công tác triển khai tổ chức thực hiện chính sách được hiệu quả. 1.2.2. Phổ biến, tuyên truyền, thực hiện về chính sách đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 Phổ biến, tuyên truyền, thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19 là khâu đặc biệt quan trọng, thực tế trong những năm qua, nhờ có công tác tuyên truyền mà các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện, người dân chăm lo làm ăn phát triển kinh tế, an ninh chính trị được giữ vững, người dân biết tự cảnh giác với bọn đội lốt tôn giáo làm công tác thiện nguyện nhằm lừa gạt phá hoại chính trị, an ninh trên địa bàn, dần dần đã từng bước xóa bỏ những hủ tục cúng bái lạc hậu, không phù hợp… 8
  11. 1.2.3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 Tổ chức phân công phối hợp thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19, nội dung phải sát thực tế với nhiệm vụ mà người được phân công đảm nhận, phân công công việc phải theo vị trí việc làm, rõ người, rõ nhiệm vụ, tránh những trường hợp không có người nên cán bộ xây dựng kế hoạch đưa vào cho đầy đủ số lượng mà bỏ qua chất lượng công việc. 1.2.4. Duy trì thực hiện chính sách đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 Để chính sách thực hiện tốt và duy trì được thường xuyên, cần phải tổ chức duy trì thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19. Đây là nhiệm vụ chính của cơ quan chuyên môn tại địa phương. Việc duy trì thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19 có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp chính sách dần dần đi vào đời sống của người dân, đem lại hiệu quả thiết thực. 1.2.5. Điều chỉnh chính sách đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 Đây là bước hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19. Quá trình duy trì thực hiện chính sách sẽ xuất hiện nhiều vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống, … đòi hỏi cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung trong thực hiện chính sách đảm bảo TNSK người dân, giúp cho chính sách đầy đủ hơn, sát với thực tế hơn… 1.2.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19 là khâu rất quan trọng, nó thể hiện năng lực quản lý, giám sát và trách nhiệm của cán bộ quản lý về chính sách và đây cũng là khâu giúp cho chính sách được sát với thực tế, sát với nội dung công việc, qua đó rút ra những kinh nghiệm trong những đợt thực hiện tiếp theo. 9
  12. 1.2.7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19 phải nêu lên được kết quả toàn diện về triển khai công việc trong kỳ, kể cả mặt được và mặt chưa được trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng; phải chỉ ra được nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa dẫn tới những mặt đạt được và chưa đạt được của kết quả đã nêu; phải rút ra được những bài học kinh nghiệm qua việc triển khai công việc, nhất là những bài học kinh nghiệm tổng kết ý kiến phản hồi của người dân được thụ hưởng chính sách và chính quyền địa phương; phải đề xuất được các kiến nghị và giải pháp phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, yếu kém hoặc phải đưa ra được những giải pháp khắc phục những hậu quả do việc triển khai công việc không thành công. 1.3. Sự cần thiết tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong thực hiện đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động dịch bệnh Covid 19 1.3.1. Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, nội dung và hiệu quả của thực hiện thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động dịch bệnh Covid 19 tại địa phương 1.3.2. Đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch trong thực hiện thực hiện đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động dịch bệnh Covid 19 1.3.3. Đáp ứng yêu cầu của người dân trong thực hiện đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động dịch bệnh Covid 19 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến vai trò chính quyền cấp huyện trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 1.4.1. Yếu tố khách quan Thứ nhất, tính chất của vấn đề chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19. Thứ hai, môi trường thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19. 10
  13. Thứ ba, mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19. 1.4.2. Yếu tố chủ quan Thứ nhất, việc tổ chức thực các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19. Thứ hai, tổ chức bộ máy và năng lực thực thi chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19 của cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước. Thứ ba, điều kiện vật chất cần cho quá trình thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19. Thứ tư, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân 1.5. Yêu cầu về vai trò của chính quyền cấp huyện trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 Thứ nhất, thực hiện đúng mục tiêu chính sách Thứ hai, đảm bảo tính hệ thống trong thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19 Thứ ba, đảm bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19 Thứ tư, đảm bảo lợi ích thực sự cho các đối tượng thụ hưởng chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19 Nói chung, để chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19 đạt được những hiệu quả, yêu cầu đặc ra, vai trò chính quyền cấp huyện cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây: Một là, phải nắm chắc cơ bản, cốt lõi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19. Đây là một nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện chính sách, nó quyết định sự thành công hay thất bại của người thực hiện chính sách này. Hai là, phải gương mẫu, nghiêm túc và có ý thức cao trong thực hiện đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19. Không thực hiện qua loa, xem nhẹ việc thực hiện chính sách, không coi thường khi làm việc tiếp xúc với người dân, tránh những trường hợp lợi dụng sự kém hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin của người dân, người 11
  14. dân tộc thiểu số mà lừa gạt, ăn chặn chế độ, làm sai trái bóp méo chính sách … 1.6. Kinh nghiệm của chính quyền một số địa phương trong thực hiện đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 và bài học rút ra cho huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 1.6.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước của chính quyền huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 1.6.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước của chính quyền huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam 1.6.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước của chính quyền huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 1.6.4. Kinh nghiệm rút ra cho huyện A Lưới về phát huy vai trò của chính quyền cấp huyện trong thực hiện đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 Qua những kinh nghiệm trong việc thể hiện vai trò của chính quyền cấp huyện trong thực hiện đảm bảo TNSK của người dân trước tác động dịch bệnh Covid 19 của một số địa phương khác, tác giả rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: Một là, cần thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về thực hiện đảm bảo TNSK của người dân trước tác động dịch bệnh Covid 19 Hai là, Phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân tham gia thực hiện đảm bảo TNSK của người dân trước tác động dịch bệnh Covid 19. Ba là, củng cố tổ chức bộ máy, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và thực hiện điều hành, QLNN. Bốn là, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong thực hiện đảm bảo TNSK của người dân trước tác động dịch bệnh Covid 19. Tiểu kết Chương 1 Chương 1 đã nêu được một số khái niệm về thu nhập, sinh kế, chính quyền, chính quyền cấp huyện. Chương 1 cũng đã xác định vai trò, các yếu tố ,yêu cầu của chính quyền cấp huyện trong đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 Những nội dung của của Chương 1 là cơ sở lý luận để tác giả hoàn thành Chương 2 và chương 3 của luận văn. 12
  15. Chương 2 CHÍNH QUYỀN HUYỆN A LƯỚI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO THU NHẬP, SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID 19 TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát một số đặc điểm chính của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện A Lưới là một huyện miền núi được thành lập năm 1976, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế hơn 70 km, là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh. Địa giới huyện A Lưới được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16000’ - 16016’30’ vĩ độ bắc và 107000’ - 107030’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Đa Krông (tỉnh Quảng Trị); Phía Nam giáp huyện Tây Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế; Phía Đông giáp huyện Hương Trà, Nam Đông và thị xã Hương Thủy và phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào. Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện A Lưới Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện A Lưới 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Theo số liệu thống kê năm 2021, dân số toàn huyện có 52.408 người, mật độ dân số chung toàn huyện là 39 người/km2. Dân số nữ 13
  16. có 23.636 người, chiếm khoảng 50,04%. Có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh (22,12%); Pa Cô (42,36%); Tà Ôi (24,77%); Cơ tu (9,99%); Pa Hy (0,39%), còn lại các dân tộc khác (khoảng 0,38%). Dân số trung bình tăng qua các năm, cụ thể là năm 2018 dân số trung bình của huyện A Lưới đạt 50.460 người và đến năm 2021 là 52.408 người, với tốc độ tăng bình quân 4,2%. Tính đến thời điểm 31/12/2021, dân số huyện A Lưới chiếm 4,31% dân số toàn tỉnh và đứng chỉ đứng trước huyện Nam Đông trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh. Nếu như năm 2018 dân số thành thị chỉ có 7.707 người thì đến năm 2021 là 8.131 người, chỉ chiếm 15,5% dân số toàn huyện. Bảng 2.1. Cơ cấu và tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của huyện A Lưới giai đoạn 2020-2022 Năm So sánh 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021 Chỉ tiêu ± % ± % Tổng giá trị sản xuất 100,0 100,0 100,0 0 0,0 0 0,0 1. Nông lâm thủy sản 44,4 41,6 41,6 -2,8 -6,3 0,0 0,0 2. Công nghiệp xây dựng 23,1 25,0 24,0 1,9 8,1 -1,0 -4,0 3. Dịch vụ 32,5 33,4 34,4 0,9 2,9 1,0 3,0 Nguồn: Niên giám thống kê huyện A Lưới Qua bảng 2.1 cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện A Lưới chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản. Năm 2020, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản là 44,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 23,1%, dịch vụ chiếm 32,5%; đến năm 2022, tỷ trọng các ngành kinh tế tương ứng là 41,6%, 24,0%, 34,4%. Tổng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2020-2022 đạt 2.736 tỷ đồng, bình quân đạt 912 tỷ đồng/năm. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2021 đạt 115 tỷ đồng (tăng 6,718 tỷ đồng so với năm 2019). Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 27 triệu đồng/người/năm, tăng 4,0 triệu đồng so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo từ 21,4% năm 2020 giảm xuống còn còn 14,82% năm 2022. Những kết quả đạt được về phát triển kinh tế trong thời gian vừa qua thể hiện sự phù hợp với định hướng của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là xây dựng đô thị A Lưới xứng tầm là đô thị động lực phía Tây của tỉnh trong sự gắn kết với hệ thống đô thị Thừa Thiên Huế. 14
  17. 2.2. Chính quyền Huyện A Lưới với việc đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 tại huyện: kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra 2.2.1. Vài nét về đội ngũ cán bộ chính quyền huyện A Lưới Trong thời gian qua, Huyện A Lưới thực hiện theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 10 năm 2009; Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; ... Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1639/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thuộc huyện A Lưới và Quyết định số 08/QĐ- UBND ngày 09/01/2020 về việc giao số lượng cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng số chỉ tiêu được giao cán bộ, công chức cấp xã cho huyện A Lưới là 416 người. Trên thực tế, tính đến cuối năm 2022 số lượng cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện A Lưới được phân bổ tương đối hợp lý, phù hợp theo quyết định về số lượng cán bộ cấp xã được phân bổ trong toàn tỉnh. Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dân tộc, cán bộ, công chức nữ ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2020 đến năm 2022 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện A Lưới Qua số liệu 3 năm từ năm 2020 - 2022 chỉ ra cho thấy: - Cơ cấu thành phần Dân tộc: Cơ cấu tỷ lệ cán bộ cấp xã là người DTTS chiếm khá cao. Là huyện với trên 80% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số nên số cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khá đông. - Cơ cấu về giới tính: Số lượng cán bộ huyện A Lưới là nam 15
  18. giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới. Bảng 2.2. Độ tuổi đội ngũ cán bộ ở huyện A Lưới từ năm 2020 đến năm 2022 ĐVT: Người Tổng Từ 30 Từ 31 Từ 41 Từ 50 STT Nội dung cộng trở xuống đến 40 đến 50 đến 60 Năm 2020 1 Tổng số 198 8 100 50 40 2 Tỷ lệ (%) 100% 4% 50% 25% 20% Năm 2021 1 Tổng số 197 4 105 66 22 2 Tỷ lệ (%) 100 2% 53% 34% 11% Năm 2022 1 Tổng số 194 4 103 70 17 2 Tỷ lệ (%) 100 2% 53% 36% 9% Nguồn: Phòng Nội vụ huyện A Lưới Qua bảng trên có thể thấy: - Về độ tuổi: Ở mỗi độ tuổi khác nhau cũng có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với hoạt động của một tổ chức. 53 100 50 2 53 34 36 2 9 50 4 25 11 20 Năm 2022 Năm 2020 0 Từ 30 Từ 31 Năm 2020 Năm 2021 trở xuốngđến 40 Từ 41 Từ 50 Năm 2022 Từ 30 đến 50 đến 60 trở xuống Biểu đồ 2.2. Độ tuổi đội ngũ cán bộ ở huyện A Lưới từ năm 2020 đến năm 2022 Nhìn chung ĐNCB chính quyền ở huyện A Lưới chủ yếu đang ở độ tuổi trẻ và đầu trung niên - Đây là độ tuổi sung sức, đã có kinh nghiệm và có độ chín về nghề nghiệp. 2.2.2. Kết quả đạt được trong việc đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 16
  19. 2.2.2.1 Triển khai quy trình thực hiện chính sách đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Để thực hiện tốt chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19, lãnh đạo Huyện đã triển khai thực hiện các bước như sau: Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19 trên địa bàn huyện A Lưới. Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền về chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19. Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính phát đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19. Bước 4: Duy trì chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19. Bước 5: Điều chỉnh chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19 trên địa bàn huyện A Lưới . Bước 6: Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách. Bước 7: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19. 2.2.2.2. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của cán bộ làm công tác thực hiện đảm bảo TNSK của người dân trước TĐDB Covid 19 ở cấp huyện, cấp xã 2.2.2.3. Đối với việc triển khai thực hiện các chính sách đảm bảo thu nhập, sinh kế của người dân trước tác động của dịch bệnh Covid 19 ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế a) Đối với việc đảm bảo an sinh xã hội Tỉ đồng 2 9 Công tác phòng chống dịch vận động quỹ vì người nghèo 31 Biểu đồ 2.3. Kinh phí hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội giai đoạn 2020-2022 ĐVT; Triệu đồng Nguồn: Phòng KH-TC huyện A Lưới 17
  20. b) Đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội c) Nỗ lực hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo Nghị quyết số 42/NQ-CP d) Hỗ trợ cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất e) Hỗ trợ phát triển giống cây trồng vật nuôi g) Thực hiện tốt Chính sách y tế Bảng 2.3. Chính sách hỗ trợ Bảo hiểm y tế Nghị định Năm Hộ nghèo Tổng 07/2021/NĐ-CP. 2021 5.743 4.485 10.228 2022 8.575 3.138 11.713 Tổng 14.996 7.623 22.619 Nguồn: Số liệu báo cáo tổng hợp của UBND huyện A Lưới h) Hỗ trợ phát triển văn hóa, giáo dục Bảng 2.4. Miễn, giảm học phí cho học sinh là con em hộ nghèo, hộ cận nghèo Miễn học phí Giảm học phí Năm Số học Số tiền Số học Số tiền sinh (VNĐ) sinh (VNĐ) 2020-2021 1.257 35.240.000 1.615 21.325.000 2021-2022 1.019 27.619.000 1.598 21.584.000 Nguồn: Số liệu báo cáo tổng hợp của UBND huyện A Lưới i) Đối với chính sách ưu đãi tín dụng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2