Luận văn Vấn đề làng nghề được phản ánh trên Báo Hà Tây
lượt xem 16
download
Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã đổ bao mồ hôi, xương máu để lao động, tìm tòi, sáng tạo nhằm xây dựng các ngành nghề phục vụ cho đời sống. Và trong sự phát triển của lịch sử sản xuất, do nhiều khả năng và đặc trưng riêng về kỹ thuật, về nguyên liệu, về truyền thống tay nghề..... của một số nghề hay một số vùng nào đó đã hình thành dần dần trên đất nước ta những làng nghề, những vùng nghề với trình độ nghề nghiệp rất thuần thục....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Vấn đề làng nghề được phản ánh trên Báo Hà Tây
- Luận văn Vấn đề làng nghề được phản ánh trên Báo Hà Tây 1
- MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đ ã đổ bao mồ hôi, xương máu để lao động, tìm tòi, sáng tạo nhằm xây dựng các ngành nghề phục vụ cho đời sống. Và trong sự phát triển của lịch sử sản xuất, do nhiều khả năng và đặc trưng riêng về kỹ thuật, về nguyên liệu, về truyền thống tay nghề..... của một số nghề hay một số vùng nào đó đã hình thành dần dần trên đất nước ta những làng nghề, những vùng nghề với trình độ nghề nghiệp rất thuần thục. Hà Tây là vùng đất như vậy, nơi tập trung tinh hoa nghề nghiệp và được mệnh danh “ đất trăm nghề”. Phong phú về cảnh quan, đặc sắc về văn hoá - lịch sử, Hà Tây với 1.150 làng có nghề, 121 làng nghề được nhân dân tạo dựng nét văn hoá riêng, có giá trị nổi tiếng: Lụa tơ tằm Vạn Phúc ( Hà Đông), vân sa (Ba Vì), sơn khảm Chuyên Mỹ, sơn mài Duyên Thái ( Thường Tín), nón làng Chuông, chạm khắc Thanh Thuỳ.... Làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. V ai trò của làng nghề cũng được Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định rõ: “Phát triển các ngành nghề truyền thống và cả các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân”. Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và nhân dân tỉnh H à Tây, Báo Hà Tây đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, bám sát nhiệm vụ của tỉnh để tổ chức, tuyên truyền, cổ động. Do vậy, làng nghề là mảng đề tài trung tâm, xuất hiện đều đặn trên Báo với số lượng tin bài rất lớn. 2
- Mặt khác, tuy có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nhưng hiện nay làng nghề đang đứng trước thử thách, bấp bênh: nguồn tiêu thụ sản phẩm không ổn định trong sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, thiếu vốn, thiếu nhân lực có tay nghề...... Thêm vào đó, nhiều mâu thuẫn đang nảy sinh: sản xuất bằng máy móc hiện đại làm mất đi nét đẹp độc đáo, tinh xảo của sản phẩm thủ công truyền thống; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng với tốc độ phát triển của sản xuất nên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Thực tế ở Hà Tây, nhiều làng nghề đang có nguy cơ mất nghề. Vậy làm thế nào để vừa giữ gìn nghề truyền thống vừa đẩy mạnh phát triển nghề mới?. Đây là những vấn đề bức xúc đòi hỏi báo chí phải kịp thời phát hiện và phản ánh sâu sắc. Báo chí là bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. N hiệm vụ của báo chí là mang thông tin đến cho công chúng, tham gia phát hiện và giải thích những vấn đề nóng hổi của xã hội để thực hiện chức năng tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể. Do đó, người làm báo phải luôn bám sát đối tượng, bám sát thực tế để nắm bắt được nhu cầu và những vấn đề mà quần chúng quan tâm. H à Tây là mảnh đất trăm nghề, thấy rõ được tầm quan trọng của làng nghề cũng như những vấn đề bức xúc nảy sinh, Báo Hà Tây đã tích cực phản ánh, tuyên truyền, nêu thực trạng và đề xuất giải pháp. Như vậy, Báo đã thể hiện vai trò to lớn của phương tiện truyền thông đại chúng trong việc phát triển làng nghề, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đ ây chính là những lý do thôi thúc tôi chọn đề tài: Vấn đề làng nghề được phản ánh trên Báo Hà Tây làm khóa luận tốt nghiệp. 2 .MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Thông qua khảo sát tin bài về làng nghề trên báo Hà Tây, ta thấy đ ược nét khái quát b ức tranh làng nghề của tỉnh; thấy được vai trò của Báo chí nói chung và Báo Hà Tây nói riêng trong việc thông tin, tuyên truyền về làng nghề. Ưu điểm nổi bật của báo Hà Tây qua những bài viết chất lượng đã không chỉ biểu 3
- dương thành quả phát triển kinh tế của từng làng nghề mà còn chỉ ra những bức xúc trong mỗi làng nghề, cũng như phương hướng để bảo tồn nét đẹp văn hoá và thúc đẩy sự phát triển làng nghề nhanh, mạnh, vững chắc. Bên cạnh những ưu điểm, khoá luận cũng chỉ ra một số hạn chế của báo trong thông tin về làng nghề. Từ đó, bản thân người viết rút ra những bài học kinh nghiệm, b ài học tác nghiệp quý báu về mảng đề tài làng nghề - m ảng đề tài phong phú nhưng đòi hỏi ở người làm báo không chỉ tâm huyết với nghiệp báo mà còn phải có tình yêu với mỗi làng nghề, phản ánh suy nghĩ, trăn trở với những bất cập của nghề để góp sức gìn giữ và phát triển làng nghề. V à như vậy, nhà báo đã làm tốt nhiệm vụ giữ gìn b ản sắc văn hoá của vùng “ đất trăm nghề” nói riêng và của dân tộc ta nói chung. 3 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Tìm hiểu các văn bản nghị quyết của Đảng, Nhà nước và tỉnh Hà Tây về vấn đề khôi phục phát triển làng nghề; báo cáo mới nhất của Sở Công nghiệp H à Tây về tình hình phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ( Trong đó có làng nghề); các tài liệu sách báo nghiên cứu về lý luận báo chí nói chung và tài liệu liên quan tới làng nghề nói riêng. - Sưu tầm, thống kê, phân loại các tác phẩm báo chí. Phân tích nội dung những tin bài đó và tìm hiểu hình thức thể hiện. Từ phân tích, so sánh để tổng hợp rút ra những nhận xét, đánh giá. 4 . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - K hảo sát tin, bài thông tin về làng nghề đăng tải trên báo Hà Tây. - Trong phạm vi 1 năm: 6/2004- 5/2005. V ì khuôn khổ, thời gian có hạn, nội dung bài khoá luận chỉ tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Mở đầu. - Chương 1: Khái quát về làng nghề ở Hà Tây. 1.1. Tiềm năng làng nghề. 4
- 1.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn ở H à Tây. 1.3. Thực trạng làng nghề ở H à Tây. 1.4. Đường lối của Đảng, Nhà nước và chính quyền Hà Tây trong việc phát triển làng nghề. - Chương 2. Nội dung thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây. 2.1. Từ góc độ hiệu quả kinh tế. 2.2. Từ góc độ văn hoá. 2.3. Từ góc độ xã hội. 2.4. Từ góc độ môi trường. 2.5. Hướng mở cho sự phát triển của làng nghề. - Chương 3. Hệ thống thể loại và hình thức thể hiện. 3.1. Các thể loại thường được sử dụng. 3.2. Hình thức thể hiện. 3.3. Thông tin về làng nghề ở H à Tây trong mối tương quan với một số tờ báo khác. ( Nông thôn ngày nay, Kinh tế nông thôn...). - K ết luận. + Rút ra những nhận xét từ quá trình nghiên cứu. + K iến nghị của người viết để cải thiện, nâng cao hiệu quả phản ánh. 5
- CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ Ở HÀ TÂY 1 .1 TIỀM NĂNG LÀNG NGHỀ. Tỉnh Hà Tây được hợp nhất bởi hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông. Sơn Tây đi ngược lên phía tây là vùng sơn cước, Hà Đông đi xuôi xuống phía nam là vùng trũng, sông nước. Với vị trí nằm sát kinh đô Thăng Long-Đông Đô- Hà Nội về hai phía tây và nam với ba cửa ngõ vào kinh đô( trong bảy cửa ngõ) qua các quốc lộ 1A; 6; 32, nơi đây đã diễn ra các mối quan hệ liên tục, mật thiết với kinh đô. H à Tây nằm cạnh khu vực tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long ( hạt nhân kinh tế của miền Bắc), nằm ở khu vực chuyển tiếp từ tây bắc và trung du miền bắc giàu có về tài nguyên thiên nhiên với đồng bằng sông Hồng nổi tiếng trù phú qua một mạng lưới giao thông về đ ường thuỷ, đường bộ, đường sắt cùng các bến cảng tương đối phát triển. Các ưu thế thứ nhất cận thị( gần chợ búa, đô thị), thứ nhì cận giang( gần các dòng sông lớn, gần các huyết mạch giao thông đường thủy) này đ ã tác động đến sự phát triển kinh tế của Hà Tây. Cùng với vị trí địa lý, nguồn lực lao động cũng là nhân tố đặc biệt quan trọng. Người dân Hà Tây có truyền thống lao động cần cù, có bàn tay khéo léo, có óc sáng tạo biết tận dụng những nguyên liệu sẵn có tại địa phương để sản xuất. 300 năm trước đây, chỉ bằng cây tế- một loại cỏ mọc ở vùng nhiệt đới- người dân Phú Xuyên( Chương Mỹ) đã đưa về quê mình chẻ, tách thành những sợi guột nhỏ để buộc, nức những chiếc rổ, chiếc rá....Nếu như người dân Phú X uyên chỉ bằng cây cỏ tế đ ã sáng tạo nên nhiều sản phẩm cho sinh hoạt hàng ngày thì nhân dân Chương Mỹ từ thế kỷ 17 cũng sử dụng nguyên liệu rất giản đơn là cây tre, cây mây để đan rổ rá và nhiều vật dụng khác phục vụ cuộc sống. 6
- Người dân đ ã có công trong việc phát hiện ra cây mây- thứ cây được trồng nhiều làm hàng rào hoặc mọc dại ven đường, có độ dẻo, dai, chuột nhiều thì bóng, lại dễ làm, phù hợp với các mẫu mã hàng và không ngừng sáng tạo để sản phẩm ngày thêm đa dạng. V à rất nhiều các nguyên liệu, mặt hàng khác của nhiều làng nghề thể hiện rõ sự khéo léo, sáng tạo ho à quyện trong tính cần cù, chịu thương chịu khó của người dân Hà Tây. N hư vậy, những nhân tố vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng thiên nhiên phong phú, dồi d ào và người dân cần cù, tài hoa, khéo léo đã tạo đà cho việc hình thành nên các nghề và phát triển mạnh thành làng nghề, xã nghề ở Hà Tây. N ghề, nghề phụ hay nghề thủ công nhiều nơi có nhưng phát triển trở thành một hoạt động kinh tế, ảnh hưởng tới đời sống của làng, trở thành làng nghề thì không phải đâu cũng có. Song, ở Hà Tây lại rất phổ biến và từ lâu được coi là đất trăm nghề. Trong luỹ tre làng, người nông dân, người thợ thủ công chăm chỉ, miệt mài làm ra các mặt hàng thủ công từ đơn giản tới phức tạp phục vụ cho sản xuất, phục vụ đời sống hàng ngày. Làng nào trong tỉnh cũng có người làm nghề thủ công, có làng ít, có làng hầu hết mọi người cùng tham gia. Những mặt hàng thủ công không thể thiếu đ ược trong sản xuất, trong cuộc sống hàng ngày như cày, bừa, những chiếc gầu tát nước, những chiếc nong, nia, thúng, mủng, dần sàng, chiếc bàn, bộ ghế và những dụng cụ sinh hoạt khác đều do bàn tay người nông dân, người thợ thủ công trong tỉnh làm ra. Những mặt hàng thủ công cao cấp như lụa tơ tằm, gỗ chạm khắc, khảm trai, hàng thêu, ren cũng nổi tiếng từ nghìn năm nay. Chẳng thế khi đi khảo cứu về sự phát triển của thủ công nghiệp Việt Nam, tác giả Phạm Gia Bền đã nhận định: “ở Hà Đông đâu đâu cũng làm nghề thủ công và nghề thủ công nào cũng có và rất nổi tiếng, có nghề đ ã từ lâu đời”( Sơ khảo lịch sử phát triển tiểu thủ công nghiệp Việt Nam. Phạm Gia Bền. Nxb Văn sử địa. 1957). H à Đông ở đây chính là tên gọi cũ của tỉnh Hà Tây bây giờ. Từ xa xưa, tơ lụa Vạn Phúc, lụa hàng Hà Đông, the làng La ....đã có tiếng trong nước và được các thương nhân nước ngoài chú ý, coi như m ột sản phẩm 7
- thủ công quý giá, làm lễ vật dâng tặng, cúng tiến. Nhiều tên tuổi làng nghề đã đi vào ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thống dân gian, trở thành một di sản văn hoá dân gian: Sâm Động là đất trồng hành, Mễ Hoà tre nứa đan mành ta mua. Q uýt Đ ức thêu quạt thêu cờ Nhị Khê tiện gỗ đền thờ trạm hoa. Làng Giai tơi lá che mưa, Trát Cầu bông sợi kém thua gì người, Lược thưa Thuỵ Ứng chàng ơi, Trăm nghề quê thiếp xin mời chàng mua. N hắc đến Hà Tây, người ta nghĩ ngay tới tầm tang canh cửi. Những thềm phù sa mầu mỡ b ên các con sông cổ như sông Hà, sông Hồng, sông Đáy, sông Tích, sông Nhuệ rất thích hợp cho việc trồng dâu nuôi tằm. Làng lụa Vạn Phúc, nơi dệt lụa hàng vân nổi tiếng ở Hà Đông xưa. Từ lúc gà gáy khi xa khi gần là âm thanh vang lên từ những khung dệt lụa, là tiếng thoi đưa rộn ràng, lúc dìu dặt, khoan thai..... bao đời nay như nhịp điệu cuộc sống của làng. Chẳng thế mà người dân có những bài ca nghề nghiệp thể hiện niềm tự hào sâu sắc về quê hương mình: - The La, lụa Vạn, vải Canh Nhanh tay đi bán, ai sành thì mua. - The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng, Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Bỗ Bôn. Cùng với the, lụa, lĩnh.....những chiếc nón che mưa che nắng nhưng cũng góp phần làm duyên cho con người. Nón làng Chuông(Thanh Oai) được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người thợ và trở thành biểu tượng cho nét đẹp dịu dàng, kín đáo, giản dị của thiếu nữ Việt Nam. Có lẽ vì thế mà nhiều bạn bè, du khách quốc tế đến thăm Việt Nam đều thích mang những chiếc nón về làm kỷ niệm. 8
- Đường kim mũi chỉ tinh xảo trong những bức tranh thêu của làng nghề Q uất Động(Thường Tín) được khắp nơi biết đến. Đó là thành quả của đức tính kiên trì và tài khéo léo của người thợ thêu, cái tài đã nở hoa trên vải. N ếu như người thợ thêu dùng chỉ m àu và chất liệu thể hiện sinh động thực tiễn cuộc sống thì người thợ khảm trai dùng vỏ trai, xà cừ. Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ ( Chuyên Mỹ) đã tạo dựng cho mình danh tiếng vang xa. Mỗi sản phẩm khảm trai phản ánh tính thời đại và tính hữu dụng thẩm mỹ thật cầu kỳ, huyền bí. Người thợ bỏ nhiều công phu sáng tác, vẽ, mào, cưa, đ ục mảnh, hạ mặt tranh khảm, m ài, đánh bóng, hoàn thiện một tác phẩm như một tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn khiến lòng người ngẩn ngơ. Còn rất nhiều các làng nghề nổi danh nữa khó có thể kể hết: Làng tiện Nhị K hê cho ra đời hàng loạt sản phẩm thiết kế mẫu trang sức. Sản phẩm sơn mài D uyên Thái nước sơn bóng, lung linh, huyền ảo. Đồ mây Phú Vinh nét đan mềm mại, nét thắt dịu dàng, màu sắc trang nhã....Mỗi làng nghề, mỗi vẻ làm phong phú thêm truyền thống nghề thủ công ở Hà Tây. K hông chỉ khéo tay hay nghề, làng nghề còn là đất văn vật, có nhiều người hiển đạt được truyền tụng trong lịch sử dân tộc. Làng tiện Nhị Khê quê hương của Nguyễn Trãi, của Dương Bá Cung, của Lương Văn Can, của Lương Ngọc Q uyến. Hay làng Bùng quê hương của những người thợ kim khí lại là quê hương của trạng nguyên Phùng Khắc Khoan.....H à Tây đã cung cấp nhiều nhân tài, vật dụng quý giá bồi đắp tinh hoa vẻ vang cho đất nước. N gày nay, Hà Tây đang nỗ lực phát huy lợi thế là vùng đất phát triển và hợp tác trực tiếp - nhất là về kinh tế, kỹ thuật với thủ đô, vừa là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm vừa có điều kiện để tiếp thu nhanh chóng đầu tư, thông tin và công nghệ mới trong nước và quốc tế. Cơ sở hạ tầng của Hà Tây được cải thiện không ngừng, tạo điều kiện tốt cho công nghiệp nói chung và làng nghề nói riêng có điều kiện phát triển. V ề giao thông, m ạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh có chiều dài 4.503 km, trong đó 964 km đường ô tô, các quốc lộ 1A;Q16; 21A; 21B; 32, đường 9
- Láng- Hoà Lạc, đường Hồ Chí Minh xuyên Việt với tổng chiều dài trên 200 km. Đường sắt có các tuyến Hà Nội- Lào Cai qua Hà Đông, Hoài Đức, trong đó ga đầu mối dài 42,5 km; tuyến đường sắt Bắc-Nam đi qua các huyện Thường Tín, Phú Xuyên - nơi tập trung số lượng rất lớn các làng nghề nổi tiếng của H à Tây- dài 29,5 km; về đường sông có 32 km sông Đà, 38 km sông Đáy; 78 km sông Hồng; 35 km sông Tích; 46 km sông Bùi; 49 km sông Nhuệ; có hai cảng quy mô tương đối lớn là cảng Sơn Tây và cảng Hồng Vân, ngoài ra còn nhiều cảng nhỏ đang được phát triển đầu tư. Tổng dân số Hà Tây là 2,5 triệu người, số người trong độ tuổi lao động có trên 1,3 triệu người. Đây là lực lượng lao động dồi dào, có văn hoá, có truyền thống cần cù, thông minh từ xa xưa đã tạo nên nhiều làng nghề nổi tiếng. V ới truyền thống ngành nghề, với nguồn nguyên liệu phong phú và nguồn lực lao động kế thừa, phát triển đức cần cù, khéo léo, sáng tạo từ ông cha kết hợp với cơ sở hạ tầng được đầu tư đúng mức, đây là những tiềm năng lớn cho phép Hà Tây b ảo tồn, phát huy các làng nghề truyền thống; đi đôi khuyến khích nhân cấy phát triển nghề mới, góp phần hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn bằng chính nguồn nội lực, thế mạnh của địa phương. 1 .2. VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN Ở H À TÂY. N gành nghề và làng nghề ở Hà Tây rất đa dạng, phong phú, phần lớn là những làng có nghề cổ truyền được khôi phục, duy trì; ngoài ra còn có làng nghề mới được hình thành và phát triển do tìm được nghề phù hợp với địa phương, sản phẩm sản xuất phù hợp với thị trường, có kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo. Hoạt động trong làng nghề chủ yếu là các hộ gia đ ình, là thành viên của các lo ại hình doanh nghiệp sản xuất trên diện rộng khắp cả làng, có nơi cả xã và cả vùng như: La Phù(Hoài Đ ức); Phú Túc( Phú Xuyên)..... Làng nghề là lực lượng, hình thức chủ yếu của công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển làng nghề đồng nghĩa với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhờ vậy sẽ tăng tỷ trọng của 10
- công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn và tăng tốc độ phát triển kinh tế nông thôn. Đồng thời với phát triển công nghiệp, phát triển các làng nghề sẽ kéo theo phát triển nông nghiệp để cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp và tiêu thụ các sản phẩm của công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các ngành nghề. Phát triển làng nghề góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nếu năm 1997, tỷ trọng nông nghiệp là 40%, công nghiệp là 30% thì năm 2003 lần đầu tiên công nghiệp vượt nông nghiệp và đến năm 2004 nông nghiệp chỉ còn 33,6%, công nghiệp vươn lên 37,1% đưa Hà Tây từng bước trở thành tỉnh công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. X ét riêng một số các huyện ở H à Tây có làng nghề phát triển ta có thể thấy rõ hơn điều này: - Huyện Thường Tín (có 35 làng nghề) tỷ trọng công nghiệp- xây d ựng tăng dần từ 34,69%(năm 2000) lên 42% (năm 2005); Nông nghiệp từ 40,38%( năm2000) giảm xuống 29,5%(năm 2005). - Huyện Chương Mỹ(20 làng nghề) giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp của huyện đạt 120 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay. - Huyện Thạch Thất (có 9 làng nghề) cơ cấu kinh tế tăng trưởng bình quân đúng hướng và mang tính đột phá rõ rệt. Tỷ trọng nông nghiệp giảm khá nhanh, từ 47,5% năm 2000 xuống còn 21,5%, tỷ trọng CN-TTCN tăng đột biến từ 21% lên 59,3%. Làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện nay, thời gian làm nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% quỹ thời gian của người nông dân, làng nghề đảm bảo tận dụng các nguồn lao động hiện đang dư thừa. Mặt khác, tính chất công việc ở các làng nghề chủ yếu yêu cầu lao động chân tay, kỹ năng, trình độ tay nghề được tích luỹ nâng cao trong quá trình sản xuất, phù hợp với lao động ở nông thôn. Khu vực kinh tế làng nghề đã giải quyết việc làm cho 185 nghìn lao động. 11
- Làng nghề chế biến nông sản Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai; các làng nghề cơ khí, chạm khắc gỗ xã Thanh Thuỳ( Thanh Oai); Hợp tác xã khảm trai Ngọ H ạ( Chuyên Mỹ)....có từ 70% đến 90% số hộ tham gia làm nghề CN-TTCN, giá trị sản xuất đạt trên 20 tỷ đồng/năm/làng. Như vậy, phát triển nghề có thể đẩy lùi nạn thất nghiệp ở nông thôn, tránh tình trạng “ nhàn cư vi bất thiện”. H ơn nữa, thu nhập từ sản xuất công nghiệp nông thôn (làng nghề) gấp 2 -3 lần thu nhập thuần nông, chiếm 70% thu nhập của các hộ nông dân kiêm nghề. Có việc làm, có thu nhập sẽ hạn chế rất nhiều tệ nạn xã hội, góp phần lành mạnh hóa cơ sở, đặc biệt trong tầng lớp thanh niên ở nông thôn. Có thể khẳng định, làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động, sử dụng cơ sở vật chất của nông thôn để phát triển sản phẩm, tạo ra khối lượng hàng hoá cung cấp cho xã hội. Đây là sự phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn bằng nội lực. V ề giá trị xuất khẩu, nghề thủ công ở Hà Tây có vị trí rất quan trọng, mang lại số ngoại tệ khá lớn cho tỉnh và nâng cao đời sống người dân làng nghề. Tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh năm 2004 tăng 18,72% so với năm 2003 và tăng bình quân thời kỳ 2001-2004 là 13,6%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc, mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ, giày da các loại. Một nhân tố quan trọng thể hiện rõ vai trò của làng nghề là truyền thống văn hoá. Sản phẩm thủ công của làng nghề mang đậm dấu ấn truyền thống, mang vẻ đẹp văn hoá tâm hồn nghệ nhân, thể hiện bản sắc văn hoá riêng, đ ộc đáo. N ếu như không có làng nghề, người nông dân Hà Tây đơn thuần chỉ biết làm nông nghiệp, hầu như không có sự giao lưu, hoà nhập với các khu vực khác. Làng nghề tồn tại và phát triển tạo cho người dân một cái nhìn rộng hơn ra xung quanh, giúp hội nhập vào khu vực và thế giới. Đồng thời qua các sản phẩm, du khách cũng như bạn bè thế giới có thể hiểu hơn về nét bình dị, chân quê nhưng rất mực tài hoa của người dân trên mảnh đất Hà Tây. Tóm lại, việc phát triển làng nghề là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Làng nghề gắn bó với nông thôn, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, lao động đông đảo, 12
- cần cù, sáng tạo, đầu tư nhỏ nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Do đó, làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phá vỡ thế thuần nông của nhiều vùng, tăng thêm thu nhập của một bộ phận dân cư, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tránh đ ược sức ép lao động thừa đổ ra đô thị, thực hiện xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Hơn nữa, phát triển làng nghề còn là gìn giữ và phát huy b ản sắc văn hoá. Những lợi thế cả về kinh tế- văn hoá- xã hội này cần được khai thác triệt để, góp phần cùng toàn ngành công nghiệp đưa Hà Tây thành tỉnh Công nghiệp trong thời gian tới. 1 .3.TH ỰC TRẠNG LÀNG NGH Ề Ở H À TÂY. 1.3.1. Tổng số lượng làng nghề. Cuối năm 1999, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã ban hành “ Quy đ ịnh tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề và phát triển làng nghề” gồm các điểm sau: - Số hộ và lao động làm nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở làng đ ạt 50% trở lên so với tổng số hộ và lao động của làng. - G iá trị thu nhập từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở làng đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất ở làng trong 1 năm. - Có tổ chức phù hợp với tình hình thực tế ( hội, câu lạc bộ, hợp tác xã), chịu sự quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương, gắn với các mục tiêu kinh tế- x ã hội và làng văn hoá của địa phương. - Tên nghề của làng phải được gắn với tên làng: Nếu là làng nghề truyền thống, cổ truyền còn tồn tại và phát triển thì lấy nghề đó đặt tên cho nghề của làng. N ếu làng có nhiều nghề phát triển, sản phẩm của nghề nào nổi tiếng nhất thì nên lấy nghề đấy đặt tên nghề của làng, hoặc trong làng có nhiều nghề không phải làng nghề truyền thống hay chưa có sản phẩm nghề nào nổi tiếng thì tên nghề của làng nên dựa vào nghề nào có giá trị sản xuất và thu nhập cao nhất để đặt tên nghề gắn với tên làng.” H à Tây- mảnh đất trăm nghề với 1.150 làng có nghề nhưng số lượng làng nghề được tỉnh công nhận theo các tiêu chí trên là 201 làng. Trong đó bao gồm: các làng nghề truyền thống ( chiếm số lượng lớn) và các làng nghề mới đ ược 13
- nhân cấy. Làng nghề truyền thống là những làng có nghề với quy trình công nghệ độc đáo mang tính cổ truyền gắn với tên tuổi của ông tổ nghề, tạo ra sản phẩm có tiếng vang từ lâu đời. Còn làng nghề mới được nhân cấy là những làng có nghề mới được hình thành do áp dụng mô hình ngành nghề có hiệu quả của nơi khác và nhân rộng tại địa phương. Làng nghề H à Tây có các ngành chủ yếu: - N gành thủ công mỹ nghệ chế biến lâm sản: 65 làng nghề - N gành CN dệt may- hàng tiêu dùng: 29 làng nghề - N gành chế biến nông sản thực phẩm: 17 làng nghề - N gành công nghiệp cơ khí- điện: 9 làng nghề N hư vậy, trong các ngành CN-TTCN mà làng nghề tham gia sản xuất thì ngành có số lượng làng nghề sản xuất nhiều nhất là ngành thủ công mỹ nghệ chế biến lâm sản (65 làng). 1.3.2. Tình hình phân bố làng nghề. 201 làng nghề ở H à Tây được phân bố khắp các huyện trong tỉnh với mức độ nhiều ít khác nhau, nhiều nhất là huyện Thanh Oai( 38 làng); ít nhất là thị xã H à Đông (2 làng). Tình hình phân bố làng nghề Hà Tây được sắp xếp giảm dần từ huyện nhiều làng nghề nhất theo thứ tự của bảng sau: Tên Huyện Số làng nghề STT 1 Thanh Oai 38 Thường Tín 2 35 3 Phú Xuyên 33 Chương Mỹ 4 20 Ứng Ho à 5 16 Hoài Đ ức 6 12 7 Ba Vì 11 Quốc Oai 8 9 14
- Thạch Thất 9 9 Đan Phượng 10 7 Phúc Thọ 11 5 Mỹ Đức 12 4 Thị xã Hà Đông 13 2 1.3.3. Thành quả phát triển kinh tế -xã hội cao của làng nghề. Phong trào khôi phục làng nghề theo tiêu chí của tỉnh ngày càng sôi nổi và rộng khắp. Từ 972 làng có nghề năm 2001với 120 làng nghề được tỉnh công nhận, tính đến tháng 10/2004 đã tăng lên 1.150 làng có nghề với 201 làng nghề. N hiều làng nghề truyền thống đã được công nhận là làng văn hoá và bước đầu được đầu tư cơ sở hạ tầng để đón khách trong và ngoài nước đến thăm quan du lịch. Có 29 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như: dệt lụa, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ, khảm trai, sơn mài....với giá trị gần 2000 tỷ đồng năm 2001 tăng lên trên 3000 tỷ đồng năm 2004. N ăm 2004 là năm “ Phát triển công nghiệp”, các làng nghề ở Hà Tây được đầu tư và quan tâm tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh phát triển nên đ ã có những thành công đáng kể. Sản phẩm có sức tiêu thụ tốt trên thị trường: Ước năm 2004, vải lụa thành phẩm đạt 7,43 triệu mét; mây giang đan 72,5 triệu sản phẩm; thức ăn gia súc 194,5 ngàn tấn, tăng bình quân 13,1%...Làng nghề góp phần nâng tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh năm 2004 tăng 18,72% so với năm 2003 và tăng bình quân thời kỳ 2001- 2004 là 13,6%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc, mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ, giày da các loại. Làng nghề có sự phát triển rất sôi động, đạt doanh thu rất cao: - Từ 20 tỷ đồng đến 35 tỷ đồng có 7 làng nghề ( mộc Chàng Sơn, cơ khí V ĩnh Lộc, làng H ữu Bằng). 15
- - Từ 36 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng có 2 làng( làng chế biến nông sản Cát Q uế, Dương Liễu). - Từ 50 tỷ đồng trở lên có 2 làng( Làng chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai, dệt La Phù...). N hững làng nghề truyền thống phát triển mạnh tiêu biểu như làng nghề chế tác tượng Sơn Đồng, làng nghề sơn mài Hạ Thái. Làng nghề chế tác tượng ở Sơn Đồng( Hoài Đức) có truyền thống gần 10 thế kỷ. Sản phẩm tượng và đồ thờ của Sơn Đ ồng hiện nay chiếm 60% thị phần trong nước. Nhờ phát triển nghề truyền thống, người dân Sơn Đồng có việc làm quanh năm với mức thu nhập cao và ổn định. Làng nghề Hạ Thái, xã Duyên Thái( Thường Tín) là một làng nghề sơn mài truyền thống với lịch sử phát triển hơn 200 năm. Hạ Thái hiện có 744 hộ( 2.674 nhân khẩu), trong đó hơn 80% số hộ tham gia phát triển nghề và hơn 70% thu nhập của người dân dựa vào phát triển nghề truyền thống. Sản phẩm sơn mài Hạ Thái chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, Đức.... Bên cạnh các làng nghề truyền thống lâu đời, các làng, xã đ ã phối hợp mở các lớp dạy nghề, truyền nghề thực hiện tốt chủ trương nhân cấy nghề mới của tỉnh nên đ ã xuất hiện thêm nhiều làng nghề mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ làng nghề truyền thống sản xuất hàng mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa( Chương Mỹ), đến nay tất cả 33 xã, thị trấn đều có nghề này, trong đó có 5 làng đạt tiêu chí làng nghề, thu hút trên 2 vạn người sản xuất, hàng năm đạt doanh thu từ 300 tỷ đồng đến 350 tỷ đồng; trong đó có 12 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tập trung đạt giá trị hàng hoá và xuất khẩu từ 8 đến 15 tỷ đồng. Đ ặc biệt làng nghề dệt kim, may mặc, nhuộm gia công La Phù( Hoài Đ ức) không những giải quyết việc làm cho 100% lao động trong x ã mà thu hút gần 300 lao động trong khu vực; doanh thu đạt trên 120 tỷ đồng/năm. So với các làng nghề trong tỉnh, La Phù được đánh giá là làng nghề năng động với cơ chế thị trường. Sản phẩm dệt may của làng nghề đã có mặt tại thị trường Mỹ, EU, N hật Bản....La Phù là xã chỉ có một thôn với 1.850 hộ, trong đó hơn 90% số hộ 16
- phát triển ngành nghề nông thôn, chủ yếu là dệt, may và chế biến nông sản; có 18 công ty TNHH, hơn 100 tổ hợp và hộ sản xuất quy mô lớn, 660 máy dệt vải và bít tất, 8.000 máy dệt len, 3.500 máy may công nghiệp. N hư vậy, sự phát triển của làng nghề giúp tăng thu nhập, ổn định đời sống người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2004, tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 7.225,7 tỷ đồng tăng 20,7 so với 2003, đứng thứ 12/64 tỉnh thành, trong đó có khoảng 50% là giá trị hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu do 201 làng nghề và 1.116 làng có nghề làm ra. Cũng vì lẽ đó, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở Hà Tây được tổ chức JICA của Nhật Bản đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong toàn quốc. 1.3.4. Những tồn tại kìm hãm sự phát triển mạnh của làng nghề. Làng nghề H à Tây đang phát triển mạnh nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít những tồn tại kìm hãm sự phát triển, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến sự mai một của một số ngành nghề. Một loạt những vấn đề nan giải phải đề cập đến. Đó là phát triển sản xuất trong các làng nghề nói chung còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ, chưa theo quy hoạch; cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm; thiết bị máy móc chưa được đổi mới, trang bị chưa đ ầy đủ, đồng bộ nên năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao. Trong khi, kỹ thuật và công nghệ là quyết định sự tồn tại, phát triển hay phá sản của một làng nghề. Thêm vào đó, nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề đòi hỏi ngày càng lớn để hoạt động trong cơ chế thị trường. Nhưng thực tế cho thấy nhiều làng nghề, nhất là các hộ gia đình làm CN-TTCN vẫn còn gặp không ít khó khăn, hạn chế về nguồn vốn đầu tư. Một khó khăn mà hầu hết các làng nghề đều gặp phải là thị trường tiêu thụ hàng CN-TTCN còn hẹp. Sản xuất kinh doanh ở làng nghề hiện nay vẫn là hình thức tự tìm thị trường tiêu thụ là chính, hoặc muốn tiêu thụ đ ược sản phẩm phải qua nhiều khâu trung gian, dẫn tới giảm thu nhập của người lao động trong làng nghề. Mặt khác, mẫu mã chậm cải tiến thay đổi, chất lượng hàng chưa cao, 17
- chưa có sản phẩm mũi nhọn nhất là hàng xuất khẩu nên chưa cạnh tranh đ ược với thị trường các nước. Sản xuất làng nghề phát triển kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường. Đây là vấn đề bức xúc, nan giải vì biện pháp khắc phục còn nhiều vướng mắc trong khi ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và đe doạ sự phát triển mang tính bền vững của làng nghề. N hững khó khăn này đang ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển làng nghề của tỉnh. Bên cạnh đó, việc khôi phục nghề cũ, duy trì nghề mới, trong những năm qua tuy phát triển khá nhưng vẫn còn m ột số vấn đề cần quan tâm. Đó là việc phát triển ngành nghề chưa đ ều, chưa rộng khắp trong tỉnh, toàn tỉnh vẫn còn 30% số làng chưa có nghề TTCN, còn sản xuất thuần nông. Nhiều làng nghề truyền thống hoạt động cầm chừng hoặc bị mai một, thậm chí có nguy cơ mất nghề. Chỉ ra và tích cực tìm biện pháp giải quyết thực trạng trên là nhiệm vụ và cũng là trách nhiệm của nhà báo. V ậy, Báo Hà Tây đã phản ánh và tạo nên hiệu quả thông tin như thế nào để giúp các nhà hoạch định đề ra chính sách đúng đắn, góp phần phát triển nghề truyền thống và nhân cấy nghề mới, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc kết hợp với đạt hiệu quả kinh tế-xã hội cao. 1 .4. ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, NH À NƯỚC VÀ CHÍNH QUYỀN H À TÂY TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG NGH Ề. Bảo tồn và phát triển làng nghề chính là nền tảng phát huy giá trị văn hoá dân tộc đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Nghề thủ công truyền thống thật sự chỉ tồn tại, phát huy thế mạnh vốn có của nó ở các làng nghề. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam, khi bàn về chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã nêu: “ Nghiên cứu, phục hồi các nghề thủ công truyền thống coi như một hướng công nghiệp hoá của Việt Nam”. 18
- N gày 19-1-1993, Quyết định số 25 của Thủ tướng chính phủ về: “ Một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa văn nghệ” ở điều 2 mục 1 đã nêu: - Hỗ trợ nguồn kinh phí và huy động mọi nguồn lực, kể cả thu hút vốn đầu tư và viện trợ nước ngoài, đ ể giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, kể cả những công trình mang tính chất tôn giáo đã đ ược công nhận là di tích lịch sử văn hoá. - Đầu tư 100% cho việc sưu tầm chỉnh lý, biên soạn bảo quản lâu d ài, phổ biến các sản phẩm văn hoá tinh thần như: văn hoá dân gian, các điệu múa, các làn điệu âm nhạc của các dân tộc, giữ gìn nghề thủ công truyền thống. N hư vậy, làng nghề không chỉ đóng góp về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa văn hoá. Sản phẩm của làng nghề nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính văn hoá cao, thể hiện tâm tư, tình cảm, ước nguyện của người lao động. G iữ gìn và phát triển làng nghề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ đem lại giá trị vật chất, nâng cao đời sống người dân mà còn là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Phát triển làng nghề góp phần thực hiện hai trong ba mục tiêu “ Lương thực, hàng tiêu dùng” do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra đồng thời góp phần thực hiện nhiệm vụ trung tâm là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đ ảng Cộng Sản Việt Nam chỉ rõ: “ Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác chế biến các nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống người dân......”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định một lần nữa: “ Đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta là: Phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài....để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững.”. Đường lối này không chỉ triển khai cho nền kinh tế nói 19
- chung mà cả cho nông thôn, trong đó có làng nghề thuộc công nghiệp nông thôn. Để triển khai đường lối này, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010 mà Đại hội thông qua, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX có ghi rõ: “ Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. H ình thành các khu tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Chuyển dần một phần doanh nghiệp gia công( may mặc, da giầy....) và chế biến nông sản ở thành phố về nông thôn. Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp và d ịch vụ ở nông thôn”. Đại hội cũng chủ trương: “ Chuyển nhiều lao động sang khu vực công nghiệp và d ịch vụ. Phát triển mạnh TTCN, các làng nghề, mạng lưới công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các dịch vụ”. N hư vậy, việc phát triển công nghiệp nông thôn trong đó có làng nghề ngày càng được Đảng và Nhà nước ta khẳng định là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. H à Tây là tỉnh có diện tích đất đai không rộng với tổng diện tích là 219,3 nghìn ha. Bình quân đất nông nghiệp tính trên đầu người khoảng 500 m2, đ ất canh tác khoảng 460m2. Với điều kiện thuận lợi trên diện tích đó chỉ có thể thu nhập từ 100 nghìn tới 200 nghìn/1người/1 tháng. Do đó, muốn nâng cao đời sống nhân dân thì đi đôi với sản xuất nông nghiệp phải phát triển ngành nghề và dịch vụ. Quán triệt tinh thần nghị quyết của Đảng, xuất phát từ thực tế, tỉnh H à Tây đ ã xác định: “ xây dựng phát triển các làng nghề truyền thống từ nay đến năm 2000 và những năm đầu thế kỷ XXI giữ vai trò quan trọng, chẳng những góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động, tạo thêm việc làm cho người lao động, m à vấn đề quan trọng là thay đổi nếp nghĩ, cách nhìn mới của nông dân trong thời kỳ đổi mới đất nước.( Nghị quyết 01 tỉnh Hà Tây khoá VIII năm 1998). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tốt nghiệp - Làng nghề truyền thống
90 p | 578 | 219
-
Tiểu luận: Phù điêu
23 p | 360 | 108
-
Luận văn: Phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề thủ công nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
239 p | 289 | 97
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội hiện nay (qua trường hợp làng Triều Khúc và Thiết Úng)
0 p | 198 | 38
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
24 p | 200 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác giá trị văn hoá các làng nghề truyền thống ở Thuỷ Nguyên để phục vụ phát triển du lịch làng nghề ở Hải Phòng
84 p | 195 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thực phẩm: Nghiên cứu quy trình tách chiết saponin từ đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) và ứng dụng trong sản xuất đồ uống
195 p | 182 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
204 p | 76 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế
28 p | 93 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Ứng dụng bi (Business intelligence) trong bài toán thẩm định tài sản bảo đảm của ngân hàng
90 p | 62 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Du lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nay
175 p | 27 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp: Văn hoá làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
75 p | 31 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
86 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Công nghệ thông tin: Ứng dụng BI (business intelligence) trong bài toán thẩm định tài sản bảo đảm của ngân hàng
21 p | 65 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
115 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch mây tre đan Phú Vinh – Chương Mỹ - Hà Nội
107 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng làng nghề truyền thống theo hướng phát triển du lịch tại Phùng Xá Mỹ Đức - Hà Nội
116 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn