Khoá luận tốt nghiệp: Văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
lượt xem 5
download
Khoá luận "Văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề mây tre đan, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, quảng bá các đặc trưng văn hoá vùng miền nói chung và văn hoá làng nghề nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI VĂN HÓA LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN XÃ THƯỢNG HIỀN, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH Khóa luận tốt nghiệp ngành : Văn hóa truyền thông Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Diệu Thúy Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thảo Vân Mã sinh viên : 2005VTTA050 Lớp : 2005VTTA Khóa : 2020 - 2024 Hà Nội - 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tác giả. Các dữ liệu và kết quả mà tác giả đưa ra trong báo cáo này đều là trung thực, được lấy từ nguồn có độ tin cậy và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2024 Tác giả Trần Thị Thảo Vân
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận “Văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”, với tình cảm và lòng biết ơn chân thành: Tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến cô giáo - TS. Trần Thị Diệu Thúy, Khoa Quản lý Xã hội – Học viện Hành chính Quốc gia, đã tận tâm chỉ bảo và hướng dẫn để tác giả hoàn thành khóa luận. Tác giả muốn gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo UBND xã Thượng Hiền và toàn bộ nghệ nhân cũng như người dân trong xã Thượng Hiền đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành khóa luận. Dù đã nỗ lực, tác giả nhận thấy rằng khóa luận này vẫn còn thiếu sót và mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn từ các giảng viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt 1 CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 2 WTO Tổ chức thương mại thế giới 3 UBND Ủy ban Nhân dân
- iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Địa điểm sản xuất của thợ thủ công ............................................... 32 Bảng 2.2: Đối tượng truyền nghề .................................................................... 34 Bảng 2.3: Nhu nhập bình quân của người dân tại làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền ................................................................................................... 50
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 4 5. Giả thiết khoa học ................................................................................................ 5 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 5 7. Đóng góp mới của đề tài...................................................................................... 6 8. Kết cấu của đề tài ................................................................................................. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ VÀ KHÁI QUÁT XÃ THƯỢNG HIỀN, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH ........................................................................................................................... 8 1.1. Cơ sở lý luận chung về văn hóa làng nghề ................................................... 8 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ...................................................................... 8 1.1.2. Các thành tố của văn hóa làng nghề ............................................ 13 1.1.3. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn ................................................................................................................... 15 1.2. Tổng quan về xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình ... 17 1.2.1. Vị trí địa lí....................................................................................... 17 1.2.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 17 1.2.3. Văn hóa – Xã hội ........................................................................... 18 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 19 Chương 2.THỰC TRẠNG VĂN HÓA LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN 20
- vi XÃ THƯỢNG HIỀN, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH ...... 20 2.1. Khái quát về làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền ............................ 20 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển nghề mây tre đan xã Thượng Hiền .......................................................................................................... 20 2.1.2. Quy trình sản xuất mây tre đan..................................................... 21 2.2. Văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền .................................... 23 2.2.1. Phong tục, tập quán của làng nghề .............................................. 23 2.2.2. Tri thức và kinh nghiệm trong sản xuất ....................................... 26 2.2.3. Văn hóa ứng xử trong làng nghề .................................................. 28 2.2.4. Văn hóa tổ chức sản xuất, kinh doanh của làng nghề ................ 31 2.2.5. Nghệ thuật tạo tác các sản phẩm của làng nghề ......................... 32 2.2.6. Phương thức truyền nghề.............................................................. 34 2.3. Sự biến đổi văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền hiện nay36 2.3.1. Biến đổi lĩnh vực văn hóa vật chất và cảnh quan môi trường .... 36 2.3.2. Biến đổi lĩnh vực văn hóa tổ chức làng nghề............................... 38 2.3.3. Biến đổi lĩnh vực văn hóa tinh thần ............................................. 40 2.4. Thực trạng bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình .......................................... 43 2.4.1. Cơ chế chính sách, pháp luật về bảo tồn và phát triển văn hoá làng nghề…. ..................................................................................................... 43 2.4.2. Nguồn nhân lực bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề .......... 47 2.4.3. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động phát triển văn hóa làng nghề mây tre đan ............................................................... 48 2.4.4. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hoá làng nghề…. ..................................................................................................... 49 2.4.5. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, phát triển văn hóa làng nghề 50 2.4.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tại làng nghề .......... 51 2.4.7. Công tác nghiên cứu định hướng phát triển sản phẩm............... 51
- vii 2.5. Đánh giá thực trạng văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình .................................................................... 52 2.5.1. Những thuận lợi, cơ hội để phát triển .......................................... 52 2.5.2. Khó khăn và thách thức ................................................................ 54 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 54 Chương 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN XÃ THƯỢNG HIỀN, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH. ............................... 56 3.1. Một số vấn đề bàn luận .................................................................................. 56 3.1.1. Chiến lược phát triển văn hóa làng nghề ..................................... 56 3.1.2. Nguồn nhân lực phát triển văn hóa làng nghề ............................ 56 3.1.3. Mẫu mã sản phẩm ......................................................................... 57 3.1.4. Phương thức truyền nghề.............................................................. 57 3.1.5. Công tác truyền thông, quảng bá văn hóa làng nghề .................. 58 3.1.6. Công tác bảo vệ môi trường .......................................................... 58 3.2. Giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền ........................................................................................................... 59 3.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển văn hóa làng nghề mây tre đan Thượng Hiền ............................................................................................ 59 3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................ 60 3.2.3. Sáng tạo, cải thiện mẫu mã sản phẩm .......................................... 60 3.2.4. Bảo vệ tập quán truyền nghề ......................................................... 61 3.2.5. Truyền thông, tuyên truyền và quảng bá văn hóa làng nghề ...... 62 3.2.6. Nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường .......... 63 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 64 KẾT LUẬN .................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 69
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làng nghề truyền thống ở Việt Nam không chỉ là nơi tập trung các nghệ nhân xuất sắc, đây còn là bản đồ kết nối giữa kinh tế, văn hóa và xã hội. Nơi đây không chỉ là nơi rèn luyện nhân cách và đạo đức mà còn là động lực thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng. Chính vì thế, việc tôn vinh và phát triển giá trị văn hóa làng nghề luôn được xem là một chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước. Từ lâu, vì nhu cầu của cuộc sống, nước ta đã hình thành nhiều làng nghề thủ công có ý nghĩa lớn đối với cả văn hóa và kinh tế xã hội. Trong bối cảnh hiện nay của tiến trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, nhiều ngành nghề truyền thống đã có cơ hội mở rộng quy mô, chiếm thị phần trong nước và mở rộng ra thị trường quốc tế, trong đó có cả ngành sản xuất mây tre đan. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam sở hữu lợi thế cho việc sản xuất mây tre đan. Ngành công nghiệp mây tre đan ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, cung cấp thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động và góp phần tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, trước đây chủ yếu dựa vào thu nhập từ cây lúa, nhưng hiện đã có nhiều hộ gia đình thoát khỏi cảnh nghèo nhờ vào việc tăng thu nhập từ mây tre đan. Mặc dù qua nhiều giai đoạn phát triển, có những làng nghề đã tàn lụi nhưng làng nghề mây tre đan tại xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương vẫn duy trì được bản sắc truyền thống và giá trị văn hóa của mình. Có thể thấy, chính yếu tố truyền thống và sự yêu nghề là điểm mấu chốt giúp cho người dân Thượng Hiền sống được với nghề mà cha ông để lại. Hi vọng rằng với giá trị tinh hoa văn hóa đó, người dân Thượng Hiền sẽ luôn giữ gìn và lưu truyền lửa nghề cho các thế hệ mai sau. Tác giả nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa làng nghề như một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng địa phương.
- 2 Vì vậy, tác giả quan tâm và mong muốn thực hiện đề tài nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc khám phá và hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa làng nghề. Vậy nên tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghề thủ công truyền thống mây tre đan đã tồn tại hàng trăm năm, nhưng thực tế cho thấy mức độ quan tâm từ các chuyên gia và sự đầu tư vào nghiên cứu để tạo ra các công trình chuyên sâu, sách vở hay giáo trình giảng dạy vẫn còn hạn chế. Hầu hết những thông tin hiện có chỉ dừng lại ở mức giới thiệu và quảng bá về nghề và làng nghề, thiếu đi sự tổ chức và hệ thống hóa. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, đã có một số nghiên cứu sâu hơn về nghề thủ công truyền thống xuất hiện. Các công trình nghiên cứu này tập trung vào khía cạnh chuyên môn của nghề và cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các làng nghề truyền thống như: Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội (2000) của tác giả Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo [13], đã đề cập các vấn đề liên quan đến làng nghề thủ công, nhấn mạnh vào vị trí của chúng trong lịch sử phát triển Việt Nam. Ngoài ra, cũng nêu một số quan điểm về việc phát triển các làng nghề mới, trong đó có cả nghề mây tre đan như: + Việc duy trì sản xuất theo hình thức hộ gia đình được xem là phương pháp hiệu quả nhất đối với nghề thủ công mây tre đan và các ngành nghề thủ công khác. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của gia đình trong việc bảo tồn và thúc đẩy sự phát triển về cả mặt văn hóa và kinh tế của các làng nghề. + Tác giả nêu ra khó khăn cho các làng nghề trong đó có mây tre đan. + Việc hoàn thiện chính sách và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển nghề thủ công là cấp bách. Thúc đẩy du lịch làng nghề và tái khôi phục giá trị truyền thống, bao gồm nghề mây tre đan là điều quan trọng. Đồng thời, cần áp
- 3 dụng các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển cho cả ngành nghề và môi trường sống. Cuốn sách "Phát triển làng nghề truyền thống trong bối cảnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá" của tác giả Mai Thế Hởn được xuất bản bởi Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội vào năm 2003 [4], tập trung nghiên cứu về sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống trước những thách thức đặt ra bởi quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước. Tư liệu về văn hóa của các làng nghề ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, giúp hiểu rõ hơn về lịch sử và tình hình hiện tại của các làng nghề truyền thống. Bên cạnh những công trình nghiên cứu tổng quát về các ngành nghề thủ công cũng có những tác phẩm tư liệu tập trung vào một làng nghề cụ thể như: Quê gốm Bát Tràng; làng Đại Bái gò đồng của tác giả Đỗ Thị Hảo [3]. Những tác phẩm này cung cấp cái nhìn tổng thể và sâu sắc về phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, cảnh quan và quy trình sản xuất đặc trưng của từng làng nghề. Cuốn sách “Tuổi trẻ với nghề truyền thống Việt Nam” của học giả Nguyễn Viết Sự [8], có một cách tiếp cận mới, đặc biệt là cuốn sách đã phân tích vai trò của giới trẻ đối với làng nghề truyền thống, qua đó cuốn sách này tính định hướng thế hệ trẻ sống phải biết có trách nhiệm với làng nghề. Cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” tác giả Phạm Côn Sơn [7], nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh đã nói rõ các quan điểm, lý luận thực tiễn đối với làng nghề truyền thống. Trên tạp chí Di sản văn hóa số 4 (2003) tác giả Lê Thị Minh Lý có bài viết “Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể” [5], ở đó tác giả nêu được lên tầm quan trọng việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa vốn là di sản của dân tộc, như việc lưu truyền bí quyết nghề trong phạm vi làng xã hay những giá trị tinh thần mang đậm nét được phản ánh qua phong tục, tập quán. Trên báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam (2022), một bài báo có tựa đề “Giữ lửa nghề mây tre đan truyền thống Thượng Hiền”, trong đó nêu rõ
- 4 về sự phát triển của làng nghề mây tre đan tại xã Thượng Hiền trong những năm gần đây. Theo bài viết, việc xuất khẩu sản phẩm mây tre đan ra thị trường quốc tế đã có những chuyển biến đáng kể. Đồng thời, làng nghề cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nét văn hóa truyền thống, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển làm điểm đến du lịch văn hóa của làng nghề này. Nhìn chung đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về giá trị văn hóa của làng nghề mây tre đan tại xã Thượng Hiền. Tuy nhiên, những nghiên cứu tổng quan về các ngành nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam đã tạo ra một nền tảng quan trọng, cung cấp tư liệu có giá trị để tác giả có thể sử dụng và khám phá. Thông qua việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đề tài này, hy vọng sẽ đóng góp vào việc phát huy giá trị văn hóa của sản phẩm thủ công truyền thống, đồng thời tôn vinh công lao của cộng đồng dân cư trong bối cảnh đất nước đang tiến vào giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa làng nghề, giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống mây tre đan xã Thượng Hiền. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 04 năm 2024. Phạm vi không gian: Địa bàn khảo sát ở thôn Văn Lăng, xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống lý luận về văn hoá làng nghề, khoá luận tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển văn hoá làng nghề mây tre đan, đặc biệt là các giá trị văn hoá làng nghề mây tre đan xã
- 5 Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Từ đó, bàn luận và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề mây tre đan, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, quảng bá các đặc trưng văn hoá vùng miền nói chung và văn hoá làng nghề nói riêng. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa làng nghề. - Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền. - Bàn luận và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền. 5. Giả thiết khoa học Văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình bao gồm: phong tục, tập quán, tri thức và kinh nghiệm trong sản xuất, cùng với văn hóa ứng xử và văn hóa tổ chức sản xuất, kinh doanh. Những giá trị văn hóa làng nghề hiện nay đang được chính quyền và cộng đồng nhân dân bảo tồn và phát triển bằng các phương pháp và cách thức khác nhau nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa làng nghề truyền thống mà ông cha để lại. 6. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào nội dung và mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế: Tác giả đã thực hiện khảo sát cảnh quan làng nghề, văn hóa làng nghề, các sản phẩm mây tre đan, cơ sở sản xuất,… Đồng thời, phỏng vấn chủ cơ sở sản xuất, các nghệ nhân, người dân,… để tìm hiểu thông tin, số liệu liên quan đến quản lý và phát triển làng nghề.
- 6 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Từ các nguồn ấn phẩm, sách báo, tạp chí, khoá luận,… phân tích tổng hợp để lấy các thông tin cần thiết kết hợp với kết quả điền dã, từ đó hình thành đề mục viết khóa luận. Phương pháp lịch sử: Tác giả đã sử dụng phương pháp này để điều tra, thu thập thông tin về làng nghề mây tre đan Thượng Hiền. Từ các tư liệu được ghi chép lại về làng nghề để từ đó có cơ sở lí luận và triển khai các nội dung có trong đề tài nghiên cứu. 7. Đóng góp mới của đề tài Khảo sát thực trạng văn hóa của làng nghề mây tre đan tại xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã cung cấp dữ liệu thực tế để đánh giá khách quan về văn hóa làng nghề mây tre đan Thượng Hiền trong thời điểm hiện tại. Từ những thông tin này để bàn luận và đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề nói chung và văn hóa làng nghề mây tre đan Thượng Hiền nói riêng. Ngoài ra, đề tài đã tập trung làm rõ vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn ngày nay. Từ các dữ liệu thực tiễn, UBND xã Thượng Hiền cần hợp tác với các doanh nghiệp và nghệ nhân để tổ chức các hoạt động văn hóa tại làng nghề, nhằm bảo tồn giá trị truyền thống và truyền đạt kiến thức cho người dân và thế hệ trẻ. Đồng thời, đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ tập quán truyền nghề và môi trường. Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động truyền thông và quảng bá văn hóa làng nghề mây tre đan đến du khách trong và ngoài nước. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa làng nghề và khái quát xã Thượng Hiền, Huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
- 7 Chương 2: Thực trạng văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Chương 3: Một số vấn đề bàn luận và giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
- 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ VÀ KHÁI QUÁT XÃ THƯỢNG HIỀN, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH 1.1. Cơ sở lý luận chung về văn hóa làng nghề 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa Hiện nay, khái niệm về văn hóa được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ tổng quan, văn hóa là một khái niệm toàn diện bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, và mọi khả năng và thói quen khác mà con người trong xã hội đạt được. Tuy nhiên, từ góc độ hẹp hơn, văn hóa thường được hiểu là các loại hình nghệ thuật, văn chương và các biểu hiện văn hóa trong hành vi, thái độ của con người. Vào thế kỷ XIX, thuật ngữ "văn hóa" đã được những nhà nhân loại học phương Tây sử dụng như một thuật ngữ chính. E.B. Taylor, một nhà nhân loại học người Anh là một trong số những người đại diện. Ông định nghĩa "văn hóa" là tổng thể của kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, các khả năng và thói quen khác mà con người với tư cách là một thành viên của xã hội. Ở phương Đông, thuật ngữ "văn hóa" đã tồn tại trong ngôn ngữ từ rất sớm. Trong sách Chu Dịch, quẻ Bi đã sử dụng cụm từ "văn hóa": “Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ” với ý nghĩa như một phương thức giáo hóa, dạy dỗ con người. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rằng: “Vì mục đích sống và tồn tại, con người đã phát triển ra nhiều thứ như ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, cũng như các công cụ hàng ngày để ăn uống, mặc quần áo, và cách sử dụng chúng, tất cả những điều này đều là một phần của văn hóa”.
- 9 Đối với đề tài này, khái niệm văn hóa được hiểu “Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Ta có thể tạm quy văn hóa về hai loại, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử…Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học vấn… tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau”. 1.1.1.2. Khái niệm làng nghề Ở vùng nông thôn, làng nghề đóng vai trò quan trọng trong cả khía cạnh kinh tế và xã hội. Được hình thành từ sự kết hợp của hai yếu tố chính là làng và nghề, làng nghề không chỉ là nơi dân cư sinh sống mà còn là trung tâm của các hoạt động xã hội và sản xuất. Các cư dân trong làng sống gắn bó và kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Nghề nghiệp trong làng thường liên quan đến các hoạt động phi nông nghiệp và thường được thực hiện trong phạm vi của làng, tạo ra một môi trường sản xuất đặc biệt và độc đáo. Sự phát triển của làng xã có nguồn gốc từ nhu cầu về lao động trong nền sản xuất nông nghiệp khiến cho dân cư tập trung lại thành từng cụm dân cư, dẫn đến việc hình thành các làng và xã. Mỗi làng xã thường có các nhóm dân cư chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công và các kỹ năng truyền đời đời, tạo ra những làng nghề phát triển và duy trì qua các thế hệ. Tác giả Lưu Tuyết Vân trong bài viết “Một số vấn đề về làng nghề ở nước ta hiện nay” đã nêu ra quan niệm về làng nghề như sau: “Làng nghề là một cộng đồng nơi sản xuất các mặt hàng thủ công và đã tồn tại trong lịch sử một thời gian. Các sản phẩm từ làng nghề thường nổi tiếng và có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường cả trong nước và quốc tế. Trong làng nghề, có một số lượng lớn người dân chuyên làm một hoặc nhiều nghề, và việc sản xuất hàng hóa này là nguồn sống chính của cả cộng đồng. Đối với các làng nghề truyền
- 10 thống, điều quan trọng nhất là phải có một lịch sử kéo dài và vẫn tiếp tục sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm có giá trị trên thị trường cả trong và ngoài nước” [12,tr.64]. Theo tác giả Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” thì làng nghề được định nghĩa như sau: “Làng nghề không chỉ là một đơn vị hành chính cổ xưa, mà còn là một cộng đồng đông đúc, tổ chức sinh hoạt có trật tự và tuân thủ các quy ước và truyền thống riêng biệt. Đây không chỉ là nơi sinh sống của những người làm cùng một nghề mà còn là một điểm đến cho sự hợp tác cộng đồng nhằm phát triển kinh tế và cung cấp việc làm. Sự ổn định của các làng nghề được xây dựng trên nền tảng của sự hợp tác trong việc sản xuất, phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa dân tộc cũng như các đặc điểm địa phương”[7, tr11]. Theo tác giả, có một số vấn đề cơ bản cần quan tâm bao gồm: cải thiện điều kiện sống và tăng cường thu nhập cho cư dân trong làng nghề so với các làng nông thôn. Nghề thủ công, từ một vai trò thứ yếu đã trở thành nguồn thu nhập chính trong lịch sử của làng. Làng nghề không chỉ là nơi sản xuất mà còn có tính chất là một làng buôn bán. Điều này phản ánh thực tế rằng cư dân trong làng thường phải mua nguyên liệu từ các nguồn bên ngoài để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường trong khu vực lân cận. Sự kết nối này tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của làng nghề ra thị trường bên ngoài. 1.1.1.3. Khái niệm văn hóa làng nghề Trong cuốn “Từ điển Bách khoa Văn hóa học” của A.A.Radugin xuất bản vào những năm 90 thế kỷ XX có định nghĩa về thủ công mỹ nghệ dân gian như sau: “Thủ công mỹ nghệ dân gian là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân gian, dựa trên sáng tạo tập thể phát triển truyền thống văn hóa tại địa phương”[1]. Trong công trình “Văn hóa dân gian trong các nghề” của tác giả Robert MsCart đăng trong tác phẩm “Một số thuật ngữ đương đại” của hai tác
- 11 giả Ngô Đức Thịnh và Frank Proschan đã nêu ra quan niệm về nghề thủ công: “Các khía cạnh biểu cảm của nơi làm việc với sự chú trọng đến các chuyện kể, kỹ xảo và nghi lễ được biết đến bằng cách không chính thức và được trao truyền từ thế hệ người lao động này đến thế hệ người lao động khác…”[11]. Hai quan điểm được các học giả trình bày đã cho thấy sự khác biệt trong việc nghiên cứu văn hóa nghề giữa Châu Âu, Hoa Kỳ và Việt Nam. Trải qua một lịch sử tiền tư bản kéo dài, nghề thủ công ở Phương Tây thường tập trung ở các thành phố lớn và trung tâm đô thị, vì vậy các nghiên cứu về văn hóa nghề thường tập trung vào các yếu tố như: truyền nghề, kỹ thuật sản xuất và các nghi lễ liên quan đến nghề. Trái lại, ở Việt Nam, nghề thủ công thường gắn liền với các làng xã và việc sử dụng thuật ngữ "làng nghề" là điều tự nhiên. Văn hóa của làng nghề bao gồm cả văn hóa cộng đồng và văn hóa nghề, trong đó, văn hóa cộng đồng là nền tảng và văn hóa nghề được xem là yếu tố quan trọng định hình đặc điểm của văn hóa trong làng nghề. Từ những nghiên cứu của các học giả, tác giả đã đưa ra quan điểm về văn hóa trong làng nghề như sau: “Văn hóa làng nghề là một sự kết hợp đa dạng các yếu tố, bao gồm không gian sinh hoạt của làng, các di tích lịch sử, kiến trúc nhà cửa, các nghi lễ và lễ hội truyền thống, các tín ngưỡng tôn giáo, việc tôn vinh tổ nghề, mối quan hệ xã hội giữa cư dân trong làng, bí quyết và kỹ thuật truyền nghề cũng như biểu tượng văn hóa hiện hữu trong các sản phẩm thủ công của làng nghề... Tất cả các yếu tố này đều liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một tổng thể phong phú của di sản văn hóa trong làng nghề”. 1.1.1.4. Khái niệm làng nghề truyền thống Tác giả Bùi Văn Vượng cho rằng: “Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông (nông dân). Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa đã tạo thành những thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng của mình”[14]. Theo quan
- 12 điểm của tác giả, một làng nghề truyền thống cần phải có lịch sử phát triển lâu đời với nhiều thợ nghề và họ thường kết hợp cả công việc nông nghiệp vào cuộc sống hàng ngày. Những sản phẩm được tạo ra bởi những người thợ giỏi này không chỉ làm nên danh tiếng của làng nghề trong nước mà còn được biết đến rộng rãi trên thị trường quốc tế. Trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi tụ hội nhiều nghệ nhân và gia đình chuyên làm nghề truyền thống, đã từ lâu trở thành điểm sáng của ngành công nghiệp thủ công. Tại đây, những nghệ nhân mang theo truyền thống của gia đình và người thân đã xây dựng một môi trường hỗ trợ, kết nối và phát triển sản xuất. Không chỉ là nơi sản xuất mà còn là tổ chức hợp tác nhỏ và vừa, mỗi thành viên đều tuân theo chế độ và các quy định, truyền thống của gia đình và cộng đồng. Làng nghề không chỉ là nơi tất cả người dân trong làng đều tham gia vào sản xuất thủ công. Một số có thể làm nông nghiệp hoặc thực hiện các công việc phụ khác. Làng nghề thủ công truyền thống thường có một lượng dân số đáng kể tham gia vào nghề truyền thống, tạo ra các sản phẩm không chỉ được ưa chuộng mà còn độc đáo và tinh tế. Trong bối cảnh phát triển kinh tế và xã hội hiện nay, các làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế địa phương và cải thiện đời sống của cộng đồng. 1.1.1.5. Khái niệm bảo tồn và phát triển Khái niệm bảo tồn: Theo Từ điển Tiếng Việt, “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi”. Bảo tồn văn hóa có hai đối tượng để bảo tồn: giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Bảo tồn tức là các hành động nhằm bảo vệ, lưu giữ, không làm cho chúng bị mai một, bị thay đổi và biến dạng. Khái niệm phát triển: Phát triển là hành động nhằm đưa văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như nguồn nội lực góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện mục
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanh làng quốc tế Hướng Dương
83 p | 529 | 183
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong - Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa
91 p | 690 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu loại hình du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê – Ba Vì – Hà Nội
105 p | 385 | 87
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên
95 p | 403 | 84
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa nhằm phát triển du lịch văn hóa ở huyện Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay
80 p | 459 | 79
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Hồng Nhật
67 p | 386 | 78
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Đông Triều – Quảng Ninh phục vụ cho phát triển du lịch
112 p | 313 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác giá trị văn hóa Phật giáo phục vụ phát triển du lịch tại thành phố Huế
123 p | 264 | 58
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu về văn hoá ứng xử trong Công ty Cổ phần Du lịch và Thương Mại Phương Đông
92 p | 304 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
122 p | 253 | 50
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty CPDL - DV Đồ Sơn
82 p | 246 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu nghiệp vụ phục vụ bàn tại khách sạn Sài Gòn Hạ Long
106 p | 285 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Xây dựng một số chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện dành cho sinh viên khoa văn hóa du lịch – trường đại học dân lập Hải Phòng
76 p | 378 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Hoàn thiện hệ thống tài liệu nghiệp vụ lễ tân theo ISO 9001:2000 tại khách sạn Việt Trung
62 p | 222 | 41
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội
80 p | 166 | 41
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Lễ hội Khai Hạ của người Mường ở Mường Bi với việc phát triển du lịch ở Tân Lạc, Hòa Bình
101 p | 132 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu về văn hoá kinh doanh tại khách sạn Sao Biển - Hải phòng
106 p | 154 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Đặc điểm và giá trị văn hóa của dân tộc Tày tại Định Hóa -Thái Nguyên. Hiện trạng và giải pháp
70 p | 171 | 24
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn