intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁO CÁO TRONG NGÂN HÀNG

Chia sẻ: Lan Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

104
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu về mục đích, yêu cầu bài toán và các công nghệ sẽ áp dụng trong bài toán. Từ kết quả nghiên cứu các vấn đề trên tác giả đưa ra các giải pháp hợp lý áp dụng, giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài toán. Các giải pháp bao gồm:• Giải pháp 1: Phân quyền nhóm người sử dụng, người sử dụng theo từng đơn vị.• Giải pháp 2: Sử dụng dịch vụ web (tiếng Anh: web service) tạo kết nối giữa Client đặt tại các đơn vị ngân hàng với Server đặt tại trung tâm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁO CÁO TRONG NGÂN HÀNG

  1. ĐẠI HỌC QUH Co Ố c GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Nguyễn Xuân Hưng XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁO CÁO TRONG NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin HÀ NỘI - 2010
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Nguyễn Xuân Hưng XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁO CÁO TRONG NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin Cán bộ hướng dẫn: TS. Trương Anh Hoàng. Cán bộ đồng hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Hùng. HÀ NỘI - 2010 `
  3. LỜI CAM KẾT Tác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Xây dựng chương trình quản lý báo cáo trong ngân hàng” là do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trương Anh Hoàng thuộc Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội và sự giúp đỡ của các anh: Nguyễn Phúc Đồng, Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Đức Thắng, Trần Lê Khoa, Nguyễn Quang Cường thuộc Công ty Cổ phần hệ thống thông tin FPT. Mọi trích dẫn và tài liệu tham khảo mà tác giả sử dụng đều có ghi rõ nguồn gốc. Trong quá trình xây dựng chương trình demo tác giả đã sử dụng một số chương trình có sẵn của công ty và xây dựng các chương trình riêng cho mình. Cụ thể tác giả đã xây dựng chương trình client trên máy trạm ở các đơn vị. Chương trình web server trên trung tâm ngân hàng các anh Nguyễn Quang Thái và Trần Lê Khoa đã giúp đỡ tác giả xây dựng. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam kết trên. Hà nội, ngày 07 tháng 05 năm 2010 Nguyễn Xuân Hưng `
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn các cô giáo, thầy giáo ở Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả trong thời gian tác giả học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trương Anh Hoàng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tác giả có thể hoàn thành khóa luận này. Tác giả xin cảm ơn các bạn sinh viên trong lớp K51CNPM cũng như các anh (chị) trong cơ quan tác giả đang thực tập đã chia sẻ với tác giả những kinh nghiệm học tập và giúp đỡ tác giả trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, xin cảm ơn các anh: Nguyễn Phúc Đồng, Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Đức Thắng, Trần Lê Khoa, Nguyễn Quang Cường và chị: Văn Thị Hồng Phúc thuộc Công ty Cổ phần hệ thống thông tin FPT đã hỗ trợ tích cực cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo ra sản phẩm cho khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù khóa luận này đã được hoàn thành với tất cả sự cố gắng của bản thân, nhưng khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để tác giả có thể khắc phục những thiếu sót của mình. `
  5. TÓM TẮT Tài liệu khóa luận tốt nghiệp gồm hai phần chính: Phần thứ nhất: Nghiên cứu về mục đích, yêu cầu bài toán và các công nghệ sẽ áp dụng trong bài toán. T ừ kết quả nghiên cứu các vấn đề trên tác giả đưa ra các giải pháp hợp lý áp dụng, giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài toán. Các giải pháp bao gồm:  Giải pháp 1: Phân quyền nhóm người sử dụng, người sử dụng theo từng đơn vị.  Giải pháp 2: Sử dụng dịch vụ web (tiếng Anh: web service) tạo kết nối giữa Client đặt tại các đơn vị ngân hàng với Server đặt tại trung tâm ngân hàng.  Giải pháp 3: Sử dụng công nghệ Entrust bảo mật đường truyền và dữ liệu trong quá trình truyền tin. Phần thứ hai: Áp dụng các giải pháp đã đưa ra ở phần thứ nhất phân tích, thiết kế cho bài toán cũng như đưa ra được sản phẩm cuối cùng. Từ đó rút ra được các kết luận, hướng phát triển cho khóa luận. `
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ .......... 1 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN ................................ ............................. 3 1.1 Mục đích và yêu cầu của bài toán................................ ................................ .... 3 1.2 Khảo sát hiện trạng thực tế và tính cấp thiết của bài toán ................................ 5 1.2.1 Tính cấp thiết của bài toán ................................ ................................ ............... 5 1.2.2 Khảo sát hiện trạng thực tế ................................ ................................ .............. 6 1.3 Các giải pháp và công nghệ áp dụng vào giải quyết bài toán ........................... 8 1.3.1 Các giải pháp áp dụng giải quyết bài toán ................................ ........................ 8 1.3.2 Các công nghệ áp dụng vào bài toán ................................ ................................ 9 1.4 Các chức năng theo yêu cầu bài toán................................ .............................. 12 1.4.1 Chức năng trên chương trình Client ................................ ............................... 12 1.4.2 Chức năng trên Server ................................ ................................ ................... 13 CHƯƠNG 2 – PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ BÀI TOÁN ................................ ........... 14 2.1 Nội dung phân tích ................................ ................................ ........................ 14 2.1.1 Tổng hợp yêu cầu ................................ ................................ .......................... 14 2.1.2 Phân tích yêu cầu chức năng................................ ................................ .......... 15 2.1.3 Biểu đồ ca sử dụng ................................ ................................ ........................ 18 2.1.4 Biểu đồ lớp phân tích ................................ ................................ .................... 19 2.1.5 Các biểu đồ trạng thái ................................ ................................ .................... 20 2.2 Nội dung thiết kế ................................ ................................ ........................... 27 2.2.1 Các biểu đồ tuần tự cho các chức năng ................................ .......................... 27 2.2.2 Biểu đồ lớp chi tiết cho từng chức năng ................................ ......................... 39 2.2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu ................................ ................................ .................... 42 2.2.4 Thiết kế chi tiết màn hình giao diện các chức năng ................................ ........ 50 CHƯƠNG 3 – HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ VẬN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ......... 76 3.1 Yêu cầu hạ tầng để cài đặt hệ thống với chương trình client .......................... 76 3.1.1 Yêu cầu hệ thống ................................ ................................ ........................... 76 3.1.2 Yêu cầu môi trường ................................ ................................ ....................... 76 3.2 Hướng dẫn vận hành chương trình trên client................................ ................ 76 3.2.1 Các bước thực hiện nhập và gửi báo cáo cho ngân hàng ................................ 76 3.3 Hướng dẫn vận hành chương trình trên web server ................................ ....... 79 3.3.1 Các bước thực hiện tạo đơn vị, người sử dụng và biểu mẫu báo cáo .............. 79 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ................ 81 `
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 Biểu đồ ca sử dụng ................................ ................................ ..................... 18 Biểu đồ 2 Biểu đồ lớp phân tích................................ ................................ .................. 19 Biểu đồ 3.1 Trạng thái chức năng thêm NNSD của lớp NNSD ................................ ... 20 Biểu đồ 3.2 Trạng thái chức năng sửa NNSD của lớp NNSD................................ ...... 21 Biểu đồ 3.3 Trạng thái chức năng phân quyền NNSD của lớp NNSD ......................... 21 Biểu đồ 3.4 Trạng thái chức năng thêm người dùng của lớp NSD ............................... 22 Biểu đồ 3.5 Trạng thái chức năng sửa thông tin NSD của lớp NSD ............................ 23 Biểu đồ 3.6 Trạng thái chức năng phân quyền NSD của lớp NSD .............................. 24 Biểu đồ 3.7 Trạng thái chức năng tạo mới báo cáo của lớp báo cáo ............................ 25 Biểu đồ 3.8 Trạng thái chức năng sửa báo cáo của lớp báo cáo................................ ... 26 Biểu đồ 4.1 Tuần tự chức năng đăng nhập ................................ ................................ .. 27 Biểu đồ 4.2 Tuần tự chức năng tìm kiếm báo cáo ................................ ....................... 28 Biểu đồ 4.3 Tuần tự chức năng tìm kiếm NSD................................ ........................... 29 Biểu đồ 4.4 Tuần tự chức năng thêm NNSD ................................ ............................... 30 Biểu đồ 4.5 Tuần tự chức năng sửa NNSD ................................ ................................ . 31 Biểu đồ 4.6 Tuần tự chức năng thêm NSD ................................ ................................ .. 32 Biểu đồ 4.7 Tuần tự chức năng sửa thông tin NSD ................................ ..................... 33 Biểu đồ 4.8 Tuần tự chức năng thêm báo cáo ................................ ............................. 34 Biểu đồ 4.9 Tuần tự chức năng sửa báo cáo ................................ ................................ 35 `
  8. Biểu đồ 4.10 Tuần tự chức năng phê duyệt báo cáo ................................ .................... 36 Biểu đồ 4.11 Tuần tự chức năng hủy phê duyệt báo cáo ................................ ............. 37 Biểu đồ 4.12 Tuần tự chức năng gửi báo cáo ................................ .............................. 38 Biểu đồ 5.1 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng đăng nhập ................................ ................ 39 Biểu đồ 5.2 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng tìm kiếm báo cáo ................................ ...... 39 Biểu đồ 5.3 Biểu đồ lớp chức năng tìm kiếm NSD ................................ ..................... 39 Biểu đồ 5.4 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng thêm NNSD ................................ ............. 40 Biểu đồ 5.5 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng thêm NSD ................................ ................ 40 Biểu đồ 5.6 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng thêm báo cáo ................................ ............ 41 Biểu đồ 5.7 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng phê duyệt báo cáo ................................ .... 41 Biểu đồ 5.8 Biểu đồ lớp chi tiết chức năng gửi báo cáo ................................ .............. 41 `
  9. DANH MỤC HÌNH GIAO DIỆN TRÊN CLIENT Hình 1.1 Cấu hình hệ thống ................................ ................................ ........................ 50 Hình 1.2 Đồng bộ dữ liệu ................................ ................................ ........................... 51 Hình 1.3 Cấu hình báo cáo ................................ ................................ ......................... 52 Hình 1.4 Tạo mới nhóm sử dụng ................................ ................................ ................ 53 Hình 1.5 Phân quyền sử dụng báo cáo cho nhóm sử dụng................................ ........... 54 Hình 1.6 Sửa thông tin nhóm sử dụng................................ ................................ ......... 55 Hình 1.7 Xóa nhóm sử dụng ................................ ................................ ....................... 56 Hình 1.8 Tạo mới người sử dụng ................................ ................................ ................ 57 Hình 1.9 Phân quyền cho người sử dụng ................................ ................................ .... 58 Hình 1.10 Sửa thông tin người sử dụng ................................ ................................ ...... 59 Hình 1.11 Thiết lập lại mật khẩu người sử dụng ................................ ......................... 60 Hình 1.12 Tạo mới báo cáo................................ ................................ ......................... 61 Hình 1.13 Sửa dữ liệu báo cáo ................................ ................................ .................... 62 Hình 1.14 Phê duyệt báo cáo ................................ ................................ ...................... 63 Hình 1.15 Hủy phê duyệt báo cáo ................................ ................................ ............... 64 Hình 1.16 Gửi báo cáo................................ ................................ ................................ 65 Hình 1.17 Thay đổi mật khẩu ................................ ................................ ..................... 66 `
  10. DANH MỤC HÌNH GIAO DIỆN TRÊN WEB SERVER Hình 2.1 Tạo đơn vị................................ ................................ ................................ .... 67 Hình 2.2 Tạo người dùng ................................ ................................ ............................ 67 Hình 2.3 Phân quyền chức năng ................................ ................................ ................. 68 Hình 2.4 Tạo mẫu báo cáo ................................ ................................ .......................... 69 Hình 2.5 Thêm trường trong tạo mẫu báo cáo ................................ ............................. 70 Hình 2.6 Thêm các chỉ tiêu trong chức năng thêm mẫu báo cáo................................ .. 70 Hình 2.7 Sửa mẫu báo cáo ................................ ................................ .......................... 71 Hình 2.8 Cập nhật biểu mẫu báo cáo ................................ ................................ .......... 71 Hình 2.9 Xem mẫu báo cáo ................................ ................................ ........................ 72 Hình 2.10 Xem biểu mẫu báo cáo ................................ ................................ ............... 72 Hình 2.11 Phê duyệt báo cáo ................................ ................................ ...................... 73 Hình 2.12 Khóa báo cáo ................................ ................................ ............................. 73 Hình 2.13 Chọn báo cáo để mở khóa báo cáo ................................ ............................. 74 Hình 2.14 Mở khóa báo cáo................................ ................................ ........................ 75 Hình 2.15 Chọn báo cáo để xem báo cáo ................................ ................................ .... 75 `
  11. BẢNG THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Thuật ngữ Định nghĩa 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 CSDL Cơ sở dữ liệu 3 NSD Người sử dụng 4 NNSD Nhóm người sử dụng 5 SSL Secure Sockets Layer: bảo mật đường truyền 6 Client Máy trạm 7 Server Máy chủ, trung tâm 8 Mail Thư điện tử `
  12. PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của Công nghệ thông tin (CNTT), con người ngày càng được giải phóng dần với các công việc chân tay và bài toán khoảng cách về địa lý. Trước kia mỗi khi cần liên lạc hay gửi thư, người ta tốn bao công sức như: phải mua phong bì, dán tem, đem phong bì thư ra bưu điện, và bác đưa thư sẽ vận chuyển thư cho người nhận. Nhưng ngày nay, chỉ với một vài thao tác đơn giản kích chuột là con người đã có thể truyền đạt các thông điệp cho nhau cho dù có bị xa cách về địa lý. Các sản phẩm ứng dụng của CNTT len lỏi vào trong từng lĩnh vực của cuộc sống như: truyền tin, giải trí, nghiên cứu, và các công việc hằng ngày. Con người luôn khai thác triệt để các lợi ích mà sản phẩm ứng dụng của CNTT mang lại. Nó giúp cho con người giải quyết công việc nhanh hơn, đơn giản hơn và chính xác hơn. Với sự phát triển ngày càng tiến bộ của các sản phẩm CNTT, các sản phẩm này có thể giúp cho các cá nhân, các tổ chức không chỉ làm việc gói gọn trong một đơn vị, một không gian nhất định mà nó giúp cho các cá nhân, các tổ chức có thể làm việc trực tuyến trao đổi thông tin qua các mạng internet, các web service để có thể làm việc và giao dịch cùng nhau. Ngân hàng là một cơ quan, tổ chức bao gồm rất nhiều các đơn vị không chỉ ở trong nước mà còn ở ngoài nước (đối với các ngân hàng đa quốc gia). Mà trong mỗi đơn vị đó lại chỉ được sử dụng một số biểu mẫu báo cáo nhất định và không được sử dụng chung của nhau. Hàng tháng, hàng quý thì mỗi đơn vị, cơ quan trực thuộc ngân hàng phải cập nhật báo cáo, số liệu gửi về ngân hàng. Việc cách xa về địa lý cũng như các báo cáo, số liệu thường xuyên phải cập nhật về ngân hàng đã gây ra những khó khăn nhất định cho việc chuyển báo cáo, số liệu về ngân hàng của các đơn vị. Vì thế áp dụng sản phẩm CNTT vào việc gửi và phê duyệt báo cáo trong ngân hàng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý được các báo cáo từ các đơn vị gửi về cũng như giúp cho các đơn vị giải quyết việc gửi báo cáo, số liệu về ngân hàng đơn giản hơn, đỡ tốn kém và bảo mật hơn. ` 1
  13. Bài toán sẽ được xây dựng trên 3 nền tảng công nghệ CNTT được sử dụng phổ biến nhất ngày nay. Đó là:Dịch vụ web (web service), công nghệ phân quyền và công nghệ bảo mật đường truyền internet (Secure Sockets Layer: SSL). Việc sử dụng các công nghệ này sẽ giúp cho bài toán được giải quyết tối ưu các yêu cầu. Dịch vụ web sẽ tạo ra được mối liên hệ giữa chương trình client ở các đơn vị với web server trên trung tâm ngân hàng. Công nghệ phân quyền sẽ giúp giải quyết vấn đề quản lý đơn vị và các biểu mẫu báo cáo theo đơn vị. Công nghệ bảo mật đường truyền internet giúp giải quyết vấn đề bảo mật thông tin khi gửi dữ liệu trên đường truyền internet. ` 2
  14. CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN 1.1 Mục đích và yêu cầu của bài toán Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành, các lĩnh vực như: giải trí, truyền tin, nghiên cứu. Việc sử dụng Công nghệ thông tin vào công việc giúp cho con người giải quyết công việc nhanh hơn, đơn giản hơn, cũng như giải quyết được bài toán về khoảng cách địa lý và đặc biệt là đảm bảo được tính an toàn và tin cậy cho người sử dụng. Ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Trong ngân hàng bao gồm rất nhiều các đơn vị với các lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy việc quản lý và truyền số liệu, báo cáo của mỗi đơn vị về ngân hàng trung tâm trở nên rất quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ đòi hỏi các số liệu, báo cáo được bảo mật an toàn mà cần phải quản lý một cách chi tiết nhất như: mỗi đơn vị chỉ sử dụng một số dữ liệu và báo cáo khác nhau, các báo cáo phải được phê duyệt qua người quản trị trong mỗi đơn vị trước khi được đưa về trung tâm ngân hàng, sau khi báo cáo, số liệu được chuyển về ngân hàng. Người quản lý phải nắm bắt được báo cáo của từng đơn vị được thống kê theo từng tháng, từng quý khác nhau. Bài toán quản lý và phê duyệt báo cáo trong ngân hàng được xây dựng như sau:  Ngân hàng gồm rất nhiều các đơn vị, chi nhánh nhưng mỗi đơn vị lại ở những địa điểm khác nhau. Mặt khác mỗi đơn vị chỉ sử dụng một loại báo cáo, số liệu và không thể dùng các báo cáo của các đơn vị khác. Như vậy cần phải giải quyết bài toán khoảng cách địa lý của mỗi đơn vị và bài toán quản lý loại báo cáo, số liệu của các đơn vị khác nhau.  Ngoài ra hàng tháng, hàng quý các đơn vị phải tổng hợp và chuyển số liệu về trung tâm ngân hàng. Do đó vấn đề chuyển các số liệu về trung tâm được đặt ra. Ta có thể dùng các biện pháp như: cử người vận chuyển từ đơn vị đến trung tâm, gửi qua đường bưu điện. Nhưng các biện pháp vừa nêu trên sẽ gây ra các vấn đề như: mất công đi lại vận chuyển, thất lạc dữ liệu, tốn các khoản chi phí.  Như vậy việc áp dụng CNTT vào quản lý và phê duyệt báo cáo trở nên rất cần thiết. Đặc biệt với sự phát triển ngày càng mạnh của Internet, CNTT sẽ giúp cho ` 3
  15. những nhân viên ngân hàng giải quyết được các vấn đề như: chuyển báo cáo, số liệu; lữu trữ các dữ liệu.  Nếu sử dụng CNTT trong việc truyền dữ liệu thì việc truyền dữ liệu phải được bảo mật, dữ liệu phải được toàn vẹn không bị thay đổi hay mất mát. Điều này rất quan trọng. Bởi nếu các thông tin trong ngân hàng mà bị kẻ gian lấy được sẽ ảnh hưởng lớn đến các dữ liệu và nguy cơ gây ra các thiệt hại lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy việc bảo mật dữ liệu toàn vẹn trở lên hết sức quan trọng. Nó là vấn đề quan trọng mà chương trình phải đáp ứng được tốt nhất. Tóm lại bài toán được đưa ra với mục đích chính: xây dựng một chương trình phần mềm sao cho thỏa mãn các yêu cầu:  Quản lý các biểu mẫu báo cáo và báo cáo của mỗi đơn vị trên một cơ sở dữ liệu (CSDL). Để mọi người trong đơn vị có thể cùng khai thác và sử dụng. Chương trình cũng phải cung cấp cho người dùng trong đơn vị các quyền khác nhau để đáp ứng được các chức vụ cũng như các quyền trên thực tế của các nhân viên có trong đơn vị như: tạo báo cáo, phê duyệt báo cáo, gửi báo cáo. Sau khi các báo cáo đã được phê duyệt thì nó sẽ được gửi lên CSDL trung tâm của server để người quản trị tại trung tâm có thể nắm bắt được các báo cáo của các đơn vị.  Quản lý việc truyền dữ liệu giữa các đơn vị với trung tâm chính của ngân hàng. Trên CSDL trung tâm của ngân hàng phải tạo được kêt nối tới CSDL của chương trình client phía đơn vị để có thể gửi và truyền dữ liệu giữa hai CSDL. Việc quản lý này sẽ giúp cho người dùng ở đơn vị có thể truyền dữ liệu báo cáo lên CSDL trung tâm. Cũng như việc lấy các thông tin của biểu mẫu báo cáo từ server về client.  Đảm bảo được sự toàn vẹn dữ liệu trong quá trình truyền, gửi. Đây là yêu cầu quan trọng nhất của chương trình. Việc toàn vẹn dữ liệu trong quá trình truyền, gửi sẽ giúp cho các thông tin của ngân hàng không bị rò rỉ ra bên ngoài gây ra các tổn thất nghiêm trọng cho ngân hàng. ` 4
  16. 1.2 Khảo sát hiện trạng thực tế và tính cấp thiết của bài toán 1.2.1 Tính cấp thiết của bài toán Ngày nay, việc sử dụng tin học để truyền dữ liệu và thông tin đã trở nên rất phổ cập. Tất cả các viên chức trong nhà nước, người làm việc văn phòng đều sử dụng rất thành thạo tin học văn phòng và internet. Người ta dùng tin học hằng ngày, hằng giờ, người ta dùng nó trong công việc cũng như để trao đổi thông tin, giải trí sau mỗi giờ làm việc vất vả. Các ứng dụng của CNTT đặc biệt là internet đã trở nên rất gần gũi với dân văn phòng. Nó giúp cho công việc của người văn phòng giảm đi rất nhiều và đơn giản hơn. Ta có thể lấy ví dụ như: ngày xưa khi thời Internet chưa thịnh hành chúng ta vẫn phải viết thư bằng tay rồi gửi qua bưu điện, thư có thể bị thất lạc, hư hỏng, mất nội dung. Còn ngày nay chỉ với một vài thao tác đơn giản người ta đã có thể nói chuyện với nhau, trao đổi thông tin với nhau khi ngồi cách xa nhau rất nhiều (có thể lên tới nửa vòng trái đất). Ví dụ các phần mềm ứng dụng như: Yahoo, Skype. Chính vì vậy việc đưa các sản phẩm phần mềm của tin học vào quản lý công việc và sử dụng chúng như một công cụ sẽ giúp cho con người cắt giảm được bao chi phí, công sức. Ngoài ra nó còn đem lại sự tin tưởng tuyệt đối cho người dùng về bảo mật thông tin toàn vẹn. Ở đây ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Ta thấy việc quản lý báo cáo, dữ liệu của từng đơn vị sẽ trở nên rất khó khăn và phức tạp nếu không áp dụng sản phẩm phần mềm vào quản lý. Tác giả xin lấy ví dụ như sau:  Mỗi tháng, mỗi quý các đơn vị sẽ lần lượt gửi các số liệu báo cáo về trung tâm. Nếu không sử dụng phần mềm các đơn vị sẽ phải cử người gửi theo đường bưu điện hay tự mang đến trung tâm. Điều đó sẽ đem đến các tổn thất kinh phí vận chuyển ngoài ra nó còn có thể gây ra các mất mát về dữ liệu.  Mỗi số liệu báo cáo được lưu vào các tài liệu giấy. Như vậy chỉ sau một thời gian hoạt động ngân hàng sẽ phải bỏ ra bao nhiêu nhà kho để quy hoạch và chứa các báo cáo số liệu quan trọng. Và nếu ngân hàng sử dụng phần mềm vào quản lý và phê duyệt báo cáo. Việc quản lý báo cáo sẽ trở nên thật dễ dàng. Ta có thể hiểu theo sau: ` 5
  17.  Người soạn báo cáo chỉ việc tải mẫu báo cáo trên server về, sau đó dựa theo mẫu đó điền thông tin cho các trường báo cáo. Sau khi báo cáo được soạn xong người sử dụng NSD lưu vào CSDL và chờ cho báo cáo được phê duyệt và gửi đi.  Sau khi báo cáo được tạo xong. Nó sẽ có trạng thái là ‘chờ phê duyệt’. Người dùng có quyền phê duyệt báo cáo sẽ phê duyệt báo cáo đó để báo cáo đó có thể gửi đi. Và NSD có quyền gửi báo cáo sẽ gửi báo cáo đã được phê duyệt lên server trung tâm hoặc hủy phê duyệt báo cáo nếu báo cáo đó không đạt.  Việc truyền báo cáo từ các đơn vị về trung tâm cũng trở nên đơn giản hơn. Báo cáo sẽ được gửi dưới đường truyền internet đảm bảo tính bảo mật thông tin toàn vẹn mà không mất công đi lại gây hao tổn về sức người và kinh phí vận chuyển.  Các báo cáo cũng không phải lưu dưới dạng giấy tờ nữa mà sẽ được lưu trong bộ nhớ của máy tính. Nó vừa không tốn kém về tiền giấy tờ mà đặc biệt sẽ không bị tốn về không gian lưu trữ và rất được bảo mật. Các báo cáo được lưu trong CSDL sẽ giúp cho người dùng có thể tìm kiếm một cách dễ dàng. Như vậy theo tác giả việc xây dựng một chương trình quản lý và phê duyệt báo cáo trong ngân hàng qua internet trở nên thật cần thiết. Và nếu chương trình được áp dụng và đưa vào thực tế nó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các nhân viên tại ngân hàng cũng như đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nước nhà. 1.2.2 Khảo sát hiện trạng thực tế Theo thực tế thì mỗi đơn vị sẽ quản lý một loại báo cáo và các số liệu khác nhau. Các số liệu, báo cáo đó phải được bảo mật và phải do các đơn vị tự quản lý. Sau đó các số liệu, các báo cáo được thống kê theo từng tháng, quý sẽ được gửi lên trung tâm ngân hàng. Các đơn vị sẽ sử dụng mã đơn vị của đơn vị mình để xác định các biểu mẫu báo cáo mà đơn vị đó được phép khai thác. Sau đó NSD khi tạo báo cáo sẽ căn cứ theo biểu mẫu báo cáo của đơn vị mà tạo đúng các dữ liệu. Trong bài toán này các dữ liệu, số liệu, các báo cáo đều được chuyển về dạng chữ hoặc bảng tính. Các số liệu sẽ được lưu theo các trường của file Micrsoft Excel. Mỗi báo cáo sẽ là một file Excel. Các báo cáo sẽ có các trạng thái khác nhau như: chờ phê duyệt, đã phê duyệt chờ gửi và đã gửi. Mỗi người dùng sẽ sử dụng các chức năng riêng của mình ` 6
  18. để khai thác các báo cáo. Người có thể tạo mới báo cáo, người có thể phê duyệt và người có thể gửi. Hay có người dùng có cả ba quyền trên. Đường truyền internet ngày nay được sử dụng phổ biến trong việc chuyền thông tin hay các dữ liệu khác nhau. Ví dụ như: gửi file đính kèm trong mail, tải file lên server. Với rất nhiều công nghệ bảo mật đường truyền, đường truyền internet đang trở thành một trong những công cụ đường truyền tốt nhất hiện nay. Nó được sử dụng trong mọi lĩnh vực: kinh tế, quân sự, chính trị. Tất cả các thông tin quan trọng đều được internet truyền tải. Như vậy việc sử dụng internet làm đường truyền dữ liệu các báo cáo là hoàn toàn phù hợp. Trong thực tế mỗi khi báo cáo hay quyết định được phê duyệt đều được căn cứ theo chữ ký của người phê duyệt. Để xác thực thông tin đó là chính xác. Ở đây thay vì xác thực chữ ký. Người phê duyệt báo cáo sẽ đăng nhập vào tài khoản của mình và chọn chức năng phê duyệt báo cáo. Khi đó CSDL sẽ cập nhật xem ai đã phê duyệt báo cáo đó Sau khi khảo sát thực tế và căn cứ vào yêu cầu bài toán. Bài toán có thể xây dựng theo sơ đồ sau: ` 7
  19. 1. 3 Các giải pháp và công nghệ áp dụng vào giải quyết bài toán 1.3.1 Các giải pháp áp dụng giải quyết bài toán Sau khi đọc yêu cầu bài toán và khảo sát hiện trạng thực tế. Tác giả xin đưa ra các giải pháp giải quyết bài toán như sau: Đối với yêu cầu quản lý các biểu mẫu báo cáo theo các đơn vị. Tác giả sử dụng giải pháp là: quản lý các biểu mẫu báo cáo tập trung. Mỗi đơn vị sẽ được cấp một mã đơn vị duy nhất, thông qua mã đơn vị trung tâm ngân hàng sẽ định nghĩa các biểu mẫu báo cáo cho từng đơn vị. Trong quá trình tạo đơn vị trên CSDL trung tâm ngân hàng người quản lý phải phân quyền sử dụng biểu mẫu báo cáo cho đơn vị đó. Mỗi đơn vị sẽ sử dụng một cơ sở dữ liệu riêng để lưu các báo cáo. Sau mỗi tháng, quý các báo cáo đã được chọn phê duyệt sẽ được truyền từ cơ sở dữ liệu ở đơn vị lên cơ sở dữ liệu của trung tâm. Trong mỗi đơn vị, chương trình client lại cung cấp công nghệ phân quyền sử dụng cho mỗi NSD. Ví dụ: NSD có quyền nhập báo cáo, quyền gửi báo cáo, quyền phê duyệt báo cáo, quyền tổng hợp. Đối với yêu cầu truyền dữ liệu từ các đơn vị về server trung tâm của ngân hàng. Các đơn vị sẽ truyền dữ liệu qua đường truyền internet bằng một chương trình web service. Tác giả sử dụng web service để tạo kết nối từ chương trình client của các máy trạm mỗi đơn vị đến CSDL của trung tâm ngân hàng. Sau khi chương trình client kết nối tới web service trên trung tâm ngân hàng, nó sẽ sử dụng các hàm được xây dựng để truyền dữ liệu lên CSDL của trung tâm ngân hàng. Đối với yêu cầu toàn vẹn dữ liệu trên đường truyền. Ta có thể sử dụng công nghệ bảo mật đường truyền internet SSL để tạo đường truyền an toàn, đảm bảo tính chính xác và bảo mật cho báo cáo. Khi sử dụng công nghệ SSL, đường truyền internet giữa máy trạm client và máy chủ server phía trung tâm ngân hàng sẽ được bảo mật hoàn toàn. Nó giúp cho việc truyền dữ liệu trở nên an toàn hơn và được bảo mật hơn. ` 8
  20. 1.3.2 Các công nghệ áp dụng vào bài toán 1.3.2.1 Dịch vụ web (webservice) Dịch vụ web[1] (tiếng Anh: web service) là sự kết hợp các máy tính cá nhân với các thiết bị khác, các cơ sở dữ liệu và các mạng máy tính để tạo thành một cơ cấu tính toán ảo mà người sử dụng có thể làm việc thông qua các trình duyệt mạng. Bản thân các dịch vụ này sẽ chạy trên các máy phục vụ trên nền Internet chứ không phải là các máy tính cá nhân, do vậy có thể chuyển các chức nǎng từ máy tính cá nhân lên Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các dịch vụ thông qua bất kỳ loại máy nào có hỗ trợ web service và có truy cập internet, kể cả các thiết bị cầm tay. Do đó các web service sẽ làm Internet biến đổi thành một nơi làm việc chứ không phải là một phương tiện để xem và tải nội dung. Điều này cũng sẽ đưa các dữ liệu và các ứng dụng từ máy tính cá nhân tới các máy phục vụ của một nhà cung cấp dịch vụ web. Các máy phục vụ này cũng cần trở thành nguồn cung cấp cho người sử dụng cả về độ an toàn, độ riêng tư và khả nǎng truy nhập. Các máy phục vụ ứng dụng sẽ là một phần quan trọng của các web service bởi vì thường thì các máy phục vụ này thực hiện các hoạt động ứng dụng phức tạp dựa trên sự chuyển giao giữa người sử dụng và các chương trình kinh doanh hay các cơ sở dữ liệu của một tổ chức nào đó. Một số nhà quan sát ngành công nghiệp này cho rằng web service không thực sự là một khái niệm mới và phản ánh một phần không nhỏ khái niệm mạng máy tính vốn đã trở nên quen thuộc trong nhiều nǎm qua. Web service chủ yếu dựa trên một lời gọi thủ tục từ xa không chặt chẽ mà có thể thay thế các lời gọi thủ tục từ xa chặt chẽ, đòi hỏi các kết nối API phù hợp đang phổ biến hiện nay. Dịch vụ web sử dụng XML chứ không phải C hay C++, để gọi các quy trình. [2]Tuy nhiên các chuyên gia khác lại cho rằng web service là một dạng API dựa trên phần mềm trung gian, có sử dụng XML để tạo phần giao diện trên nền Java 2 (J2EE) hay các server ứng dụng .NET. Giống như các phần mềm trung gian, web service sẽ kết nối server ứng dụng với các chương trình khách hàng. ` 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1