intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN:XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BÀI BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN QUAN TỚI GỐM SỨ VIỆT NAM PHỤC VỤ ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Chia sẻ: Sunflower Sunflower_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

170
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được chia thành các chương. Trừ chương mở đầu luận văn được cấu trúc.Chương 1: Vai trò của cơ sở dữ liệu đa phương tiện trong công tác dạy và học.Chương 2: Khá phá dữ liệu trong cơ sở dữ liệu liên quan tới gốm sứ cổ truyền

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN:XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BÀI BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN QUAN TỚI GỐM SỨ VIỆT NAM PHỤC VỤ ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ PHẠM VĂN BẰNG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BÀI BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN QUAN TỚI GỐM SỨ VIỆT NAM PHỤC VỤ ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2011
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BÀI BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN QUAN TỚI GỐM SỨ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của riêng ai. Các số liệu và bảng biểu là hoàn toàn chính xác và nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đuợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn. Hà nội, ngày 2 tháng 5 năm 2011 Tác giả luận văn Phạm Văn Bằng -1-
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Đỗ Trung Tuấn, Bộ môn Toán- Tin, khoa Toán-Tin, Trường Đại học Tổng hợp, Đại học Quốc Gia Hà Nội, người đã trực tiếp giảng dạy, định hướng đề tài, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn cao học này. Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc gia Hà nội đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học Cao học. Cuối cùng tôi xin cảm ơn Bố mẹ và gia đình, cảm ơn những người thân và bạn bè đồng nghiệp đă luôn ở bên động viên, giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận cao học. -2-
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. 2 MỤC LỤC ....................................................................................................... 3 BẢNG DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ........................................... 5 DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................... 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................. 7 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 8 Chương 1: VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC .................................................................................... 10 1.1. Các dữ liệu đa phương tiện ............................................................................ 10 1.1.1. Dữ liệu văn bản........................................................................................ 10 1.1.2. Dữ liệu âm thanh...................................................................................... 12 1.1.3. Dữ liệu hình ảnh ...................................................................................... 13 1.1.3. Dữ liệu hình động .................................................................................... 14 1.2. Vai trò của dữ liêu đa phương tiện trong quá trình nhận thức của con người15 1.2.1. Phương pháp học tập cổ điển................................................................... 15 1.2.2. Học tập tương tác, tích cực. ..................................................................... 16 1.2.3. Vai trò của dữ liệu đa phương tiện trong công tác học tích cực.............. 17 1.3. Kho học liệu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền...................................... 18 1.3.1. Kho dữ liệu bài giảng............................................................................... 18 1.3.2. Năng lực truy cập thông tin trên Intrernet của Học viện ......................... 19 1.3.3. Nguồn thông tin của Gốm sứ cổ truyền trong công tác đào tạo của Học viện..................................................................................................................... 20 1.3.4. Nhu cầu về cơ sở dữ liệu thông tin đa phương tiện................................. 20 1.4. Kết luận .......................................................................................................... 20 -3-
  5. Chương 2: KHAI PHÁ DỮ LIỆU TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU LIÊN QUAN TỚI GỐM SỨ CỔ TRUYỀN ................................................................................... 21 2.1. Kiến trúc cơ sở dữ liệu văn bản ..................................................................... 21 2.1.1. Kiến trúc chung........................................................................................ 21 2.1.2. Các chức năng trong cơ sở dữ liệu văn bản............................................. 22 2.2. Kiến trúc cơ sở dữ liệu văn bản liên quan tới Gốm sứ cổ truyền Việt Nam.. 23 2.2.1. Nội dung liên quan tới gốm sứ cổ truyền ................................................ 23 2.2.2. Các chức năng cần thiết đối với cơ sở dữ liệu văn bản gốm sứ .............. 27 2.3. Khai phá dữ liệu văn bản ............................................................................... 28 2.4. Kết luận .......................................................................................................... 35 Chương 3: KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ GỐM SỨ CỔ TRUYỀN TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN .................................................................................................................. 36 3.1. Hạ tầng công nghệ thông tin tại Học viện...................................................... 36 3.2. Một số môn học liên quan tới Gốm sứ cổ truyền........................................... 36 3.3. Thiết kế chi tiết của cơ sở dữ liệu văn bản liên quan tới Gốm sứ cổ truyền.. 37 3.3.1. Công cụ Olap trong SQL Server 2005..................................................... 37 3.3.2. Thiết kế chi tiết cơ sở dữ liệu .................................................................. 42 3.4. Một số trang màn hình cài đặt........................................................................ 44 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .................................................... 51 Các kết quả đạt được ............................................................................................. 51 Phương hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 51 Tiếp tục thiết kế, cài đặt hoàn chỉnh CSDL .......................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 52 Tiếng việt .............................................................................................................. 52 Internet .................................................................................................................. 52 -4-
  6. BẢNG DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT Tên viết tắt Tiếng Việt Cơ sở dữ liệu CSDL Công nghệ thông tin CNTT Xử lý phân tích trực tuyến OLAP Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ ASCII Hệ quản trị cơ sở dữ liệu DBMS Kiến trúc ANSI/SPARC ANSI/SPARC -5-
  7. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Giao diện phần mềm FontCreator v6.2 ..................................................... 11 Hình 1.2 Giao diện phần mềm Fontographer 4.1 ..................................................... 11 Hình 1.3 Giao diện phần mềm CoolEdit 2.0 ............................................................ 12 Hình 1.5 Giao diện phần mềm tạo hình động Blender ............................................. 14 Hình 2.1 Kiến trúc ANSI/SPARC ............................................................................ 22 Hình 2.2 Chân đèn gốm tráng men lam, loại men nổi tiếng của Bát Tràng............. 25 Hình 2.3 Hai bình Âm dương gốm Chu đậu ............................................................ 26 Hinh 2.4 Bình hoa gốm Phù Lãng hiện đại .............................................................. 27 Hình 2.5 Mô hình kiến trúc hệ thống khai phá dữ liệu văn bản ............................... 28 Hình 2.6 Mô hình hệ thống CSDL dạng hỏi đáp...................................................... 33 Hình 2.7 Mô tả quá trình trích rút quan hệ nghữ nghĩa............................................ 33 Hình 3.1 Tạo mô hình liên kết thực thể .................................................................... 44 Hình 3.3 Thêm thông tin bài báo.............................................................................. 44 Hình 3.4 Thêm nội dung thông tin Tác giả .............................................................. 45 Hình 3.5 Thêm nội dung thông tin chuyên mục....................................................... 45 Hình 3.6 Tạo tìm kiếm thông tin .............................................................................. 46 Hình 3.7 Giao diện chương trình Demo ................................................................... 46 Hình 3.8 Giao diện tìm kiếm thông tin..................................................................... 47 Hình 3.9 Giao diện thêm thông tin về tác giả ........................................................... 47 Hình 3.10 Giao diện thêm thông tin về chủ đề ......................................................... 48 Hình 3.11 Giao diện thêm thông tin về bài báo........................................................ 48 Hình 3.12 Hiển thị các báo cáo theo chuyên mục 1 ................................................. 49 Hình 3.13 Hiển thị các báo cáo theo chuyên mục 2 ................................................. 49 Hình 3.14 Hiển thị các báo cáo theo chuyên mục 3 ................................................. 50 -6-
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Thủ tục sinh mẫu mới của phương pháp Snowball................................... 32 Bảng 2.2 Một số ví dụ về mẫu quan hệ .................................................................... 32 Bảng 2.3 Một số mẫu tổng quát................................................................................ 33 Bảng 3.1 Thông tin về bài báo.................................................................................. 43 Bảng 3.2 Thông tin về tác giả bài báo ...................................................................... 43 Bảng 3.3 Thông tin về chuyên mục bài báo ............................................................. 43 -7-
  9. MỞ ĐẦU Học viện báo chí và tuyên truyền trước thách thức về công tác dạy và học, có nhu cầu cấp thiết sử dụng những công cụ hiện đại của Công nghệ thông tin. Một mặt công tác quản lý đào tạo, quản lý học viên, quản lý nghiên cứu khoa học...cần sử dụng năng lực của công nghệ thông tin. Mặt khác việc chuẩn bị tư liệu cho các chuyên nghành đào tạo đã được học viện chú trọng nhằm trang bị học liệu cho công tác dạy và học. Một trong những khoa học liệu đã được xây dựng trong nhiều năm qua là khoa học liệu về văn hóa làng nghề, liên quan đến các đồ gốm sứ cổ truyền việt nam. Để khoa học liệu được tổ chức và khai thác một cách khoa học, phù hợp với công nghê đa phương tiện ngày càng thông dụng, luận văn trong đề tài là: Xây dựng cơ sở dữ liệu bài báo điện tử liên quan tới Gốm sứ phục phụ đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Xây dựng CSDL các bài báo liên quan tới gốm sứ là một bài toán cơ bản, là một bước quan trọng trong quá trình khai phá dữ liệu. CSDL xây dựng được phục vụ, hỗ trợ cho việc truy vấn thông tin, quá trình tìm kiếm thông tin tại Học viện. Mong muốn của Học viên là có được một CSDL các bài báo gốm sứ, một lượng thông tin lớn, có khả năng truy xuất dữ liệu nhanh, đáp ứng nhu cầu về thông tin trong Học viện. Luận văn được chia thành các chương. Trừ chương mở đầu luận văn được cấu trúc. Chương 1: Vai trò của cơ sở dữ liệu đa phương tiện trong công tác dạy và học. Chương 2: Khá phá dữ liệu trong cơ sở dữ liệu liên quan tới gốm sứ cổ truyền. Chương 3: Khai thác cơ sở dữ liệu về gốm sứ cổ truyền trong công tác giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trong chương 1, luận văn trình bày tổng quan về các dữ liệu đa phương tiện, các phương pháp học tập truyền thống, phương pháp dạy học tích cực, kho dữ liệu -8-
  10. bài giảng, nguồn thông tin về Gốm sứ tại Học viện, từ đó ta thấy được nhu cầu cần thiết của dữ liệu đa phương tiện trong công tác dạy học và đào tạo tại Học viện. Trong chương 2, luận văn trình bày khái quát về quá trình khai phá dữ liệu, những vấn đề liện quan tới gốm sứ cổ truyền Việt nam, kiến trúc về cơ sở dữ liệu nói chung và kiến trúc cơ sở dữ liệu văn bản nói riêng. Đó là cơ sở ban đầu cho quá trình khai phá dữ liệu các bài báo liên quan tới gốm sứ cổ truyền Việt nam. Trong chương 3, trọng tâm của chương này là tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu các bài báo liên quan tới gốm sứ phục vụ cho Học viện Báo chí và Tuyên truyền dựa trên ứng dụng trong phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005. Cuối luận văn là các nhận xét đánh giá về những nhiệm vụ công việc trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, đồng thời chia ra phương hướng cho quá trình tiếp theo. -9-
  11. Chương 1: VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC 1.1. Các dữ liệu đa phương tiện 1.1.1. Dữ liệu văn bản Dữ liệu văn bản là tập các ký tự được thao tác từ các phần mềm (Soạn thảo, xử lý văn bản, bộ chữ, bộ gõ) thuộc tính của ký tự: chữ đậm, chữ nghiêng, gạch chân, kiểu chữ…; Ký tự cho một đoạn thụt ra, thụt vào, đầu lề, dòng. Dữ liệu văn bản là một loại dữ liệu rời rạc, dạng thông tin cơ bản nhất trong biểu diễn thông tin. Các loại dữ liệu văn bản điển hình như: • Dữ liệu văn bản có cấu trúc như: Tác giả, Tiêu đề, chương, bảng…; • Dữ liệu văn bản phi cấu trúc như: kiểu chữ, cỡ chữ, font chữ; văn bản đánh dấu: Tách biệt nội dung và cấu trúc Các vấn đề đối với văn bản là thu nhân văn bản từ bàn phím, thu nhận tự động bằng nhận dạng hình ảnh, xử lý tạo văn bản, chỉnh và biên tập, nguyên tắc, lưu trữ: tách biệt nội dung và cấu trúc, mã hóa và nén, nén không mất thông tin; hiển thị, hiển thị và cảm nhận; các vấn đề phổ biến đó là sự không tương thích giữa các văn bản. Có thể kể đến những vấn đề liên quan tới văn bản như sau: • Mã hóa văn bản: Mã ASCII có mã tiêu chuẩn 7 bít, có mã mở rộng 8 bít. • Các thao tác trên văn bản: thao tác trên ký tự, thể hiện thông qua ký tự. • Các thao tác trên xâu: Thao tác trên chuỗi ký tự. • Soạn thảo văn bản và biên tập văn bản: các thao tác thay đổi khuôn dạng và cấu trúc của văn bản. • Định dạng văn bản: thực hiện các thao tác đặt các thuộc tính về bố trí văn bản. • So sánh mẫu và tìm kiếm mẫu cho trước: tìm kiếm bằng cách so sánh với mẫu hoặc các tiêu chí tìm kiếm. • Sắp xếp văn bản. • Phân văn bản theo các tiêu chí xác định - 10 -
  12. • Một số phần mềm chỉnh sửa Font chữ: fontcreator, fontographer, metafont… Fontcreator là một phần mềm chỉnh sửa Font chữ phổ biến, có giao diện trực quan, cho phép người sử dụng làm việc hiệu quả nhờ có công cụ vẽ để tạo và chỉnh sửa Font. Hình 1.1 Giao diện phần mềm FontCreator v6.2 Fontographer là phương tiện đơn giản nhất để tạo nên những phông chữ riêng, độc đáo phục vụ cho việc in ấn, các phương tiện truyền thông hay các ứng dụng trên Internet. Ta dễ dàng sử dụng khi gặp phải những phông chữ có các kí hiệu số, kí tự nước ngoài, ngoài ra với phần mềm này ta có thể tự tạo lập những kiểu chữ hoàn chỉnh từ những bước đơn giản đầu tiên. Hình 1.2 Giao diện phần mềm Fontographer 4.1 - 11 -
  13. 1.1.2. Dữ liệu âm thanh Dữ liệu âm thanh: là một tập hợp các định dạng âm thanh, một định dạng âm thanh là một định dạng Tệp để lưu trữ dữ liệu âm thanh trên một máy tính hệ thống, là một thành phần điển hình của dữ liệu đa phương tiện. Âm thanh gồm có: • Âm thanh có thoại: Như bản nhạc mà tổng phổ phần chính và phần hòa âm, ca từ (văn bản) gồm làn điệu và tiết tấu. • Âm thanh không có thoại: Gồm có tiếng động, tiếng tự nhiên… Dữ liệu âm thanh được số hóa trên đĩa, đoạn nhạc âm thanh thường được xử lý trong hậu trường (phòng thu âm), xử lý bằng phần mềm hay thiết bị xử lý âm thanh • Phần mềm CoolEdit: Cho phép lọc nhiễu lọc ồn; Hình 1.3 Giao diện phần mềm CoolEdit 2.0 • Thiết bị Equaliser: Equaliser là một thiết bị được thiết kế nhằm làm thay đổi tính chất âm thanh khi âm thanh đi qua nó. Nó còn được hiểu là bộ cân bằng âm thanh. Equaliser sử dụng nhiều bộ lọc điện tử mà mỗi cái làm việc theo nguyên lý tăng giảm tín hiệu của từng dải tần. Có nhiều loại Equaliser khác nhau và mỗi loại lại có những nút điều khiển khác nhau làm chúng ta khó phân biệt. Cho phép lấy tần số, thêm tiếng Bass, trầm tăng chất lượng âm thanh, âm nổi. Tín hiệu âm thanh: là tín hiệu liên tục, trong thực tế âm thanh có dạng sóng hình sin. Số hóa âm thanh ta phải chia thời gian của âm thanh thành các khoảng nhỏ, tại mỗi khoảng đó, biên độ âm thanh sẽ được mã hóa thành một con số nhị phân tương ứng. Có rất nhiều các phần mềm sở hữu các định dạng như: - 12 -
  14. • Mp3-mpeg layer 3: Là một phần mềm định dạng tập tin âm thanh dạng MP3, đây là một định dạng âm thanh với nhiều loại khác nhau của các chương trình và các thiết bị âm thanh cầm tay; • Windowns media audio: Là một phầm mềm loại định dạng phổ biến được Microsoft sản xuất, đây là công nghệ nén nhạc độc quyền của công nghệ Windows Media. • Audio real: Là phần mềm được thiết kế âm thanh cho các tuyến âm thanh trên Internet. 1.1.3. Dữ liệu hình ảnh Dữ liệu hình ảnh: bao gồm tập hợp các tệp định dạng hình ảnh. Hình ảnh được số hóa hay chụp (bằng máy quét hay máy kỹ thuật số) thể hiện cố định một nội dung. Tín hiệu ảnh là tín hiệu hai chiều liên tục trên miền không gian, để xử lý hình ảnh ta phải tiến hành số hóa, tín hiệu liên tục được chuyển thành tín hiệu rời rạc, chất lượng hình ảnh thể hiện trên màn hình phụ thuộc vào khả năng biểu diễn mầu, bộ nhớ RAM dành cho màn hình, khoảng cách giữa các điểm ảnh, tốc độ quét trong quá trình tạo lưu ảnh. Điểm ảnh: Ảnh là một tập hợp các phần tử và mỗi phần tử đó gọi là phần tử ảnh, phần tử ảnh đó gọi là điểm ảnh, mỗi điểm ảnh gồm một cặp tọa độ x, y và mầu. Hình 1.4 Biểu diễn ảnh với độ phân giải khác nhau Nhận dạng ảnh: là quá trình phân loại các đối tượng ảnh theo một mô hình nào đó và gán chúng vào một lớp dựa theo những quy luật và các mẫu chuẩn. Ta có ba cách tiếp cận nhận dạng như sau: • Nhận dạng dựa trên phân hoạch không gian • Nhận dạng dựa trên cấu trúc • Nhận dạng dựa vào kỹ thuật mạng Noron - 13 -
  15. Nén ảnh (mã hóa ảnh): là quá trình làm giảm lượng thông tin dư thừa trong ảnh gốc, ảnh thu được sau khi nén nhỏ hơn nhiều so với ảnh gốc. Có nhiều phương pháp nén ảnh khác nhau, mỗi phương pháp cho ảnh thu được sau khi nén là khác nhau. Nếu phân loại theo phương pháp nén dựa trên nguyên lý nén ta chia thành hai phương pháp nén chính sau: • Nén chính xác hay nén không mất mát thông tin: bao gồm các phương pháp nén mà sau khi giải nén ta thu được chính xác dữ liệu ảnh gốc. • Nén có mất mát thông tin: Các phương pháp nén này sau khi giải nén ta không thu được dữ liệu như bản gốc. 1.1.3. Dữ liệu hình động Dữ liệu hình động: là một tập hợp các tệp hình động, hình động có thể do phần mềm động tạo ra. Hình động: là tập hợp các hình tĩnh tạo ra, có liên quan tới nội dung của nó trong một khoảng thời gian, khi xem nhanh các khung hình tĩnh thì ta thấy sự chuyển động. Tập các khung hình tĩnh gắn vào một sự kiện thì ta thấy sự chuyển động và tạo thành một cảnh, nhiều cảnh được gọi là một đoạn, một đoạn gọi là một Video Clip. Hình động thường được sử dụng trong quảng cáo, thương mại, giáo dục… Video: là sự tập hợp của các hình ảnh khác nhau, nhưng cảnh và trình tự sắp xếp theo một cơ cấu hợp lý. Người ta có thể tạo ra video bằng phần mềm tạo hình động từ các hình tĩnh, có thể thu được nhờ máy video. Hình 1.5 Giao diện phần mềm tạo hình động Blender - 14 -
  16. 1.2. Vai trò của dữ liêu đa phương tiện trong quá trình nhân thức của con người Con người có nhiều hình thức để thể hiện nhu cầu trạng thái tâm lý của mình và nhận thức của con người được thông qua các loại hình thể hiện như: chữ viết (văn bản), hình vẽ tĩnh (chụp, vẽ), hoạt hình (hình ảnh động), âm thanh và gọi là dữ liệu đa phương tiện. Như vậy hành động, trạng thái tâm lý đã và đang diễn ra được lưu trữ ở các dạng dữ liệu này, nhờ vào dữ liệu lưu lại ta có thể liên kết, so sánh, những sự kiện, hiện tượng sảy ra trước và sau của nhận thức của con người, đó là thể hiện của quá trình nhận thức của con người. 1.2.1. Phương pháp học tập cổ điển Quá trình dạy: là một quá trình trong đó chứa đựng các yếu tố cơ bản như mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả, mỗi một yếu tố trong quá trình dạy có một vai trò nhất định, tạo nên mối liên kết cơ bản mang tính nhân quả của cả hệ thống dạy học. Học: là một quá trình trong đó người học tiếp nhận kiến thức của thầy, trong sách vở để trở thành kiến thức của mình, đáp ứng nhu cầu của quá trình đòi hỏi cụ thể, học tập phải có phương pháp học cụ thể. Dạy và học bằng phương pháp cổ điển là một hệ thống các hành động của người dạy nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của người học đảm bảo người học lĩnh hội được những nội dung học vấn. Dạy học bằng phương pháp truyền thống là hoạt động là lấy người dạy làm trung tâm, Theo Frire-nhà xã hội học nhà giáo dục nổi tiếng người Brazin đã gọi phương pháp dạy học này là một “hệ thống ban phát kiến thức”, là một quá trình truyền tải thông tin từ người dạy sang người học. Thực hiện cách dạy này người dạy thuyết trình, diễn giảng, là “kho tri thức” sống, người học là người nghe, ghi chép và suy nghĩ, người dạy là chủ thể, là tâm điểm và người học là khách thể, là quỹ đạo. Đặc điểm về nội dung: Nội dung được quy định bởi chương trình giảng dạy và tất cả người học cùng lĩnh hội nội dung tại cùng một thời điểm. Người học sẽ được quyền sử dụng nội dung thông tin trong giới hạn do người dạy hoặc thư viện trường .Các chủ đề được học thường không liên quan tới nhau, đến các lĩnh vực chủ thể và đến thế giới thực. Người học, học thuộc lòng các sự kiện và đôi khi phân tích thông - 15 -
  17. tin một cách độc lập, người học làm việc để tìm ra câu trả lời đúng, người dạy lựa chọn các hoạt động và cung cấp các tài liệu ở cấp độ thích hợp. Đặc điểm về phương pháp: Người dạy cung cấp thông tin trên bục giảng, giúp người học đạt được kỹ năng và kiến thức, Người học hoàn thành những hoạt động và những bài học ngắn, tách rời nhau dựa trên những mảng và những kỹ năng cụ thể, giáo viên là những chuyên gia, dạy học là một quá trình truyền đạt thông tin. Để đánh giá người học, người dạy yêu cầu người học làm bài thi bằng bút, giấy, yên lặng và riêng rẽ và kết quả là điểm của những bài kiểm tra hay bài thi. Công nghệ giảng dạy: người dạy sử dụng nhiều loại công nghệ khác nhau để giải thích chứng minh và minh họa cho các chủ đề khác nhau. Như vậy cách dạy học theo phương pháp truyền thống sẽ rất hiệu quả nếu như việc chia sẻ thông tin không dễ dàng tìm thấy ở nơi khác, việc trình bày thông tin một cách nhanh chóng, tạo ra sự quan tâm của người học vào thông tin, tạo ra kỹ năng lắng nghe tốt trong quá trình học của người học. Tuy nhiên ở phương pháp dạy học truyền thống này có những mặt hạn chế nhất định của nó bởi không phải người học nào cũng có khả năng học tốt về lắng nghe, thường không duy trì lâu sự chú ý của người học, hạn hẹp trong việc tiếp thu thông tin, chưa phát huy hết năng lực vốn có của người học. 1.2.2. Học tập tương tác, tích cực. Phương pháp dạy học tích cực: là dạy học bằng hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. "Tích cực" trong phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì người dạy phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Đổi mới cách học: là phải đổi mới cách dạy, cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập người học cũng ảnh hưởng tới cách dạy của người dạy. Chẳng hạn, có trường hợp người học đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng người dạy chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp người dạy hăng hái áp dụng - 16 -
  18. phương pháp dạy học tích cực nhưng không thành công vì người học chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Học tập tích cực là tích cực nhận thức, ham hiểu biết, có ý chí cố gắng trong quá trình lĩnh hội kiến thức, học tập tích cực tạo ra hứng thú, sinh ra tính tư duy độc lập và từ đó hình thành nên khả năng sáng tạo của người học. Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội, vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. Tính tích cực học tập về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng bởi sự ham hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú, hứng thú là tiền đề của tự giác, hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực, tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập, suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: • Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; • Nêu lên thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; • Chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; • Kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn… Tính tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như: • Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn… • Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề… • Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu. 1.2.3. Vai trò của dữ liệu đa phương tiện trong công tác học tích cực. Công nghê thông tin nói chung, dữ liệu đa phương tiện nói riêng ngày càng trở nên hết sức quan trong công tác dạy và học, đặc biệt là trong công tác học tích cực. - 17 -
  19. Nâng cao được chất lượng dạy và học: thì trong đó phải có sử dụng hình ảnh, âm thanh, video để trích dẫn, làm dẫn chứng hay minh họa cụ thể của một vấn đề cho một bài giảng làm cho bài giảng thêm sinh động và tăng tính thuyết phục, lôi cuốn người học. Tuy nhiên cung không quá lạm dụng việc sử dụng dữ liệu đa phương tiện trong quá trình giảng dạy, điều đó sẽ làm phá vỡ đi cấu trúc trọng tâm chính của vấn đề cần truyền đạt và người học khó nắm được vấn đề. Như vậy, việc sử dụng dữ liệu đa phương tiện trong công tác học tích cực là rất cần thiết, nhưng chèn hình ảnh, âm thanh và video ra sao là do người dạy lựa chọn tùy thuộc vào nội dung bài giảng, tùy thuộc vào thời gian giảng và đối tượng người học. 1.3. Kho học liệu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Kho học liệu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một kho dữ liệu chứa dữ liệu khoa học của Học viện, kho học liệu của Học viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, dữ liệu phong phú, đa dạng. Học viện không ngừng tuyển dụng, đào tạo, nâng cao trình độ khoa học cho các cán bộ, không ngừng sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị máy móc hiện đại phục phụ cho việc tra cứu, tìm hiểu, lấy tư liệu của đội ngũ Cán bộ, Giảng viên, Học viên của Học viện. Dữ liệu trong kho học liệu luôn được cập nhật, bổ sung, để đảm bảo tính mới, tính đầy đủ, tính phong phú và đa dạng, từ đó đáp ứng kịp thời cho công tác dạy và học tại Học viện. 1.3.1. Kho dữ liệu bài giảng Hiện nay, có nhiều các hiểu khác nhau về kho dữ liệu, nhưng ta có thể định nghĩa kho dữ liệu như sau: Kho dữ là tập hợp các dữ liệu định hướng theo chủ đề, được tích hợp lại có tính phiên bản theo thời gian và kiên định được dùng cho việc hỗ trợ việc tạo quyết định quản lý. Tên gọi của bốn thuộc tính “định hướng theo chủ đề”, “được tích hợp lại”, “có tính phiên bản theo thời gian” và “kiên định” ở trên đã cung cấp một số nét cơ bản nhất về đặc trưng của kho dữ liệu. Kho dữ liệu bài giảng: là tập hợp các bài giảng có cấu trúc, thường sử dụng với mục đích dạy học, nghiên cứu khoa học…Ta có thể chia thành hai loại kho dữ liệu như sau: - 18 -
  20. • Kho dữ liệu đơn ngôn ngữ: là một kho dữ liệu lưu trữ bài giảng trong một ngôn ngữ. • Kho dữ liệu đa ngôn ngữ: là một kho dữ liệu lưu trư các bài giảng, các bài giảng có thể được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau. Các kho dữ liệu đa ngôn ngữ được định dạng bằng cách so sánh các thành phần tương ứng giữa các ngôn ngữ này. Các kho dữ liệu bài giảng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong vấn đề giảng dạy, học thống kê, tuy nhiên việc xây dựng một kho dữ liệu tốt không hề đơn giản, trong đó làm sao đảm được tính nhất quán cho dữ liệu gán nhãn trên toàn bộ kho dữ liệu. 1.3.2. Năng lực truy cập thông tin trên Intrernet của Học viện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung, chiến lược phát triển khoa học công nghệ nói riêng là việc tiếp cận và áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới để bắt kịp với trình độ phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Để làm được điều này chúng ta phải sẵn sàng tiếp cận được công nghệ mới, tri thức mới. Ngày nay, Internet là một kho dữ liệu khổng lồ, giàu tài nguyên, Thông tin trên các trang Web rất đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức. Một thách thức đặt ra là khả năng khai thác và sử dụng thông tin trong kho dữ liệu khổng lồ ấy làm sao có hiệu quả cao nhất, để làm được điều này chúng ta phải đào tạo học sinh, sinh viên, học viên, người học khi tốt nghiệp ra trường có những kỹ năng và kiến thức để làm chủ thế giới thông tin. Vậy, năng lực truy cập thông tin trên Internet của người dạy và người học là một trong những vấn đề cấp thiết cần được quan hàng đầu, cần được đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ Giảng viên có trình độ công nghệ thông tin cao. Những năm về trước, khi ngành công nghệ thông tin bắt đầu có ở Việt Nam, hạ tầng cơ sở thấp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin còn rất hạn chế. Tuy nhiên những năm gần đây khi ngành công nghệ thông tin bắt đầu phát triển và mở rộng tại Việt Nam, hạ tầng cơ sở bắt đầu lớn mạnh, nhờ có những lớp bồi dưỡng, tình thần tự tìm tòi, học hỏi của các thầy cô và cán bộ trong trường mà khả năng sử dụng công nghệ thông tin và năng lực truy cập Internet của thầy cô ngày càng tốt hơn. - 19 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2