Luận văn Xây dựng phần mềm quản lí điểm thi cho trung tâm giáo dục hợp tác và quản lí quốc tế
lượt xem 33
download
Ngày nay do tốc độ phát triển và ứng dụng rộng rãi của tin học nên hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng vào qui trình làm việc của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động .Do đó yêu cầu xây dựng phần mềm luôn là điều cần thiết trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh,xây dựng phần mềm phục vụ cho ngành giáo dục càng trở nên cấp thiết hơn.Việc có một phần mềm để quản lí các công việc trong tổ chức giáo dục sẽ đem lại hiệu quả trong công việc và tiết kiệm chi phí...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Xây dựng phần mềm quản lí điểm thi cho trung tâm giáo dục hợp tác và quản lí quốc tế
- Luận văn Xây dựng phần mềm quản lí điểm thi cho trung tâm giáo dục hợp tác và quản lí quốc tế
- Mục lục Lời mở đầu ....................................................................................................................................... 3 Chương I:Tổng quan về cơ sở thực tâp và đề tài thực tập tốt nghiệp ............................................ 4 I)Giới thiệu về trung tâm ............................................................................................................. 4 1)Chức năng nhiệm vụ của trung tâm COMEDIC ....................................................................... 4 2)Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trung tâm Giáo Dục Hợp Tác và Quản Lí Quốc Tế ................... 6 3)Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lí của trung tâm giáo dục và hợp tác quản lí quốc tế......................................................................................................... 8 4)Xây dựng đề tài...................................................................................................................... 9 Chương II:Cơ sở và phương pháp luận của quá trình xây dựng phần mềm quản lí điểm thi trung tâm giáo dục và quản trị quốc tế ......................................................................................... 12 1)Khái niệm về phần mềm quản lí ............................................................................................. 12 1.1)Khái niệm Phần mềm ....................................................................................................... 12 1.2)Quản lí............................................................................................................................... 12 2) Phương pháp và phương pháp luận phát triển hướng đối tượng......................................... 13 2.1)Giới thiệu về phương pháp phát triển hướng chức năng ................................................ 13 2.2) Giới thiệu về phương pháp phát triển hướng đối tượng ................................................ 13 2.3)Mô hình ............................................................................................................................. 15 2.4)Mục đích của mô hình hóa ............................................................................................... 16 3)Phương pháp lu ận phát triển hệ thống ................................................................................. 17 3.1)Các giai đo ạn cơ bản của một qui trình ......................................................................... 18 4) Các giai đoạn của chu trình phát triển phần mềm với mô hình hướng đối tượng: ............. 22 4.1) K ĩ thuật phân tích h ướng đối tượng OOA(Object oriented analysis) ........................ 22 4.2)K ĩ thuật mô hình hóa(Object modelling technique) ..................................................... 23 4.3)K ĩ thuật thiết kế hướng đối t ượng (Object oriented design) ........................................ 25 5)Lịch sử và phát triển và hình thành của UML ...................................................................... 26 5.1)UML là gì .......................................................................................................................... 27 5.2)Các đặc trưng của một tiến trình sử dụng UML ............................................................ 27 6)Các sơ đồ trong UM L ............................................................................................................. 29 6.1)Sơ đồ lớp và đối tượng ..................................................................................................... 29 6.2)Sơ đ ồ use case ................................................................................................................... 31 6.3)Sơ đ ồ thành ph ần ............................................................................................................. 32 6.4)Sơ đồ tuần tự và sơ đồ hợp tác ......................................................................................... 32 7) Phần tử mô hình ..................................................................................................................... 33 Chương III: Phân tích thiết kế phần mềm .................................................................................... 35 1)Phân tích .................................................................................................................................. 35 1.1) Xác định các tác nhân (Actor) ......................................................................................... 35 1.2) Xác định các use case của hệ thống ................................................................................. 36 1.3) Bảng danh sách các use case ........................................................................................... 38 1.4) Mô hình use case hệ thống như sau: ............................................................................... 40 1.5) Đặc tả các Use case .......................................................................................................... 42 1.6) Đặc tả use case chi tiết của phần hệ thống ...................................................................... 59 1.7 Xây dựng lược đồ lớp........................................................................................................ 60 1.8) Biểu đồ lớp ....................................................................................................................... 62 1.9) Xây dựng lược đồ tuần tự................................................................................................ 63 1.10) Thiết kế cơ sơ dữ liệu ..................................................................................................... 64 2)Thiết kế form chương trình .................................................................................................... 66 Lời Kết ............................................................................................................................................. 69
- Lời mở đầu Ngày nay do tốc độ phát triển và ứng dụng rộng rãi của tin học nên hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng vào qui trình làm việc của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động .Do đó yêu cầu xây dựng phần mềm luôn là điều cần thiết trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh,xây dựng phần mềm phục vụ cho ngành giáo dục càng trở nên cấp thiết hơn.Việc có một phần mềm để quản lí các công việc trong tổ chức giáo dục sẽ đem lại hiệu quả trong công việc và tiết kiệm chi phí Trung tâm giáo dục hợp tác và quản lí quốc tế- một thành viên trực thuộc viện quản trị doanh nghiệp với chức năng và nhiệm vụ chiêu sinh đào tạo các chương trình bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về quản lý kinh tế ,tài chính ngân hàng theo chức năng đào tạo của viện.Trong thời đại thông tin ngày nay khi tin học được chú trọng trong tất cả các khâu thì việc để có những phần mềm tốt nhất giúp cho những nhà quản lí và bộ phận đào tạo của trung tâm có thể đạt hiệu quả cao nhất và đáp ứng yêu cầu được giao là những vấn đề mà nhà quản lí quan tâm. Xuất phát từ thực tế trung tâm ,sau một thời gian theo dõi,với vốn kiến thức được cung cấp,cùng với việc tìm hiểu hiện trạng trung tâm em quyết định chọn đề tài: “Xây dựng phần mềm quản lí điểm thi cho trung tâm giáo dục hợp tác và quản lí quốc tế”.
- Chương I:Tổng quan về cơ sở thực tâp và đề tài thực tập tốt nghiệp I)Giới thiệu về trung tâm Trung tâm giáo dục hợp tác và quản lí quốc tế gọi tắt là COMEDIC Được thành lập theo quyết đinh số : 66/VP được thành lập ngày 29/08/2000 của viện quản trị doanh nghiệp. Trụ sở chính tại Hà Nội :11/41 Linh Lang, Quận Ba Đình, Hà Nội, điện thoại là 7629752 Giám đốc trung tâm là Th.S: Nguyễn Thị Mai Thu Ngoài ra Trung tâm còn có các chi nhánh khác tại Hải Phòng, Đà Nẵng Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ 1)Chức năng nhiệm vụ của trung tâm COMEDIC Với chức năng và nhiệm vụ đào tạo và chiêu sinh đào tạo và chiêu sinh các chương trình bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ và chuyên môn và quản lý kinh tế , tài chính ngân hàng theo chức năng đào tạo của Viện Quản Trị Doanh Nghiệp Hợp tác với các trường Đại học trong nước và quốc tế mở các khóa đào tạo hệ chuyên viên, hệ chuyên viên, hệ chuyển tiếp và các chương trình đào tạo nâng cao của hệ đại học và hệ sau đại học theo chức năng của các đơn vị hợp tác đào tạo với trung tâm COMEDIC Hiện nay, ngoài hệ đào tạo chuyên viên Ngân hàng, Tài chính kế toán, Kinh tế, Kỹ sư văn bằng II chuyên viên ngành Quản Trị Kinh Doanh, Trung tâm còn tổ chức thêm các lớp nghiệp vụ về kế toán doanh nghiệp, Kế toán tin học, Xuất nhập khẩu, Thủ tục Hải quan, Khai báo thuế, Quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, Giao tiếp và Bán hàng, Nhân viên kinh doanh, Thư ký văn phòng…
- Trung tâm Giáo dục Quản lý và Hợp Tác Quốc Tế(COMEDIC) đã và đang thu hút hàng ngàn học viên, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức trên phạm vi cả nước.Hàng năm, số lượng thí sinh tham gia thi cũng như xét tuyển và học tới hàng ngàn thì sinh. Những thí sinh trúng tuyển sẽ được đào tạo với phương châm:”chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu”, phát huy tính sáng tạo, tinh thần học tập và rèn luyện độc lập có kỷ luật của học viên. Để phục vụ giảng dạy, hiện nay đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy tại Trung tâm COMEDIC đều là các GS, TS, ThS có nhiều năm kinh nghiêm giảng dạy tại các trường Đại học có uy tín như Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Học Viện Tài chính, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh… Ngoài ra, Trung Tâm COMEDIC còn trang bị đầy đủ những công cụ phục vụ cho việc học tập như bàn ghế, phòng học, điện nước, hệ thống loa đài, phòng học, điện nước, hệ thống loa đài, phòng học đạt tiêu Quốc gia. Cùng với phòng máy tính thực hành được trang bị hiện đại, Trung tâm COMEDIC luôn có giáo viên hướng dẫn cho học viên thực hành trên máy ngay sau các buổi học lý thuyết để góp phần trang bị kỹ năng sử dụng máy tính phục vụ cho học viên khi vào chuyên ngành. Đồng thời, thư viện của trung tâm COMEDIC gồm nhiều đầu sách chuyên ngành bằng tiếng việt và tiếng nước ngoài của các tác giả lớn giúp cho học viên có thể tự học ngoài giờ học chính khóa. Từ đó, học viên có thể phát huy tính độc lập, sáng tạo trong việc học tập nghiên cứu trong hiện tại và công việc sau này Không chỉ quan hệ đào tạo với những trường đại học trong nước, để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của mình và tạo cơ hội cho các học viên có điều kiện được tiếp cận với chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài. Trung tâm COMEDIC còn mở rộng hợp tác đào tạo và cấp chứng chỉ quốc tế với trường đại học tổng hợp Sydney hàng năm.Hiện nay COMEDIC đã cấp chứng chỉ cho nhiều cán bộ và học viên do chính những giảng viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy và kiểm tra
- Tại Trung tâm COMEDIC có tập hợp đội ngũ sinh viên, học viên của các chương trình đào tạo sau : Hệ kỹ sư II ngành đạo tạo quản trị doanh nghiệp chương trình liên kết đào tạo với đại học Bách Khoa Hà Nội từ tháng 1-2004 Hệ chuyên viên của COMEDIC kết hợp với đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh. Từ tháng 3-2004(viện quản trị doanh nghiệp và Trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh đồng cấp chứng nhận tốt nghiệp hệ chuyên viên ) Hệ Chuyên viên sâu của trung tâm COMEDIC kết hợp với học viện Tài Chính năm 2005(Học viên Tài Chính cấp chứng chỉ chứng nhận tốt nghiệp ) Hệ đào tạo chuyên ngành ngắn hạn do trung tâm COMEDIC tổ chức (Viện Quản Trị Doanh Nghiệp cấp chứng chỉ cho từng khóa học) Ngoài ra Trung tâm COMEDIC còn hợp tác đào tạo với các trường đại học, tổ chức đào tạo nước ngoài (đại học nước ngoài cấp bằng tốt nghiệp MA, BA hoặc chứng chỉ theo từng chương trình hợp tác đào tạo được Bộ Giáo Dục đào tạo cho phép trong từng khóa học cụ thể) 2)Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trung tâm Giáo Dục Hợp Tác và Quản Lí Quốc Tế
- Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Kĩ quản lí Tư Liệu Giảng Thuật Đào Tạo Thư Viên Viện Chi Chi Chi nhánh nhánh nhánh TP Hồ Đà Hải Chí Nẵng Phòng Minh Hình 1: Sơ đồ tổ chức Phòng quản lí đào tạo: Quản lí các hệ thống đào tạo mà trung tâm thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của Viện Quản Trị Doanh Nghiệp giao bao gồm các khóa học, nhóm ngành học quản lí điểm thi của từng học viên, tạo chương trình học cho từng nhóm ngành học theo khung chuẩn chung của bộ giáo dục quy định Chức năng đào tạo trợ giúp cho giam đốc trung tâm tổ chức việc thi tuyển sinh hay cấp bằng cho các hệ thống đào tạo Phòng kĩ thuật Phụ trách về cơ sở vât chất gồm có các thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy, hệ thống liên lạc và thông tin cho Phòng tư liệu thư viện
- Có nhiệ m vụ lưu trữ và cung cấp giáo án tài liệu mới cập nhật đáp ứng cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên trong tương lai có thể bao gồm tài liệu điện tử Phòng trợ giảng Nghỉ và xem tài liệu của giáo viên trung tâm 3)Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lí của trung tâm giáo dục và hợp tác quản lí quốc tế Với nhiệm vụ và chức trách được giao là tổ chức và đào tạo các khóa học với ngành kinh tế, quản trị, tài chính, với nhiều loại hình đào tạo như vậy nên công việc quản lí về điểm thi của sinh viên trong quá trình học các hệ đào tạo sẽ gia tăng nhiều lên và kèm theo đó sẽ tồn tại một số bất cập sẽ phát sinh Việc phân loại chất lượng học tập sẽ gia tăng do có nhiều hệ đào tạo nhiều ngành học Tìm kiếm hoặc kiểm tra một sinh viên, học viên có đủ điều kiện duy trì học tiếp (Trong điều kiện bị nợ một số môn) sẽ trở nên chậm và sẽ có sai xót Việc tìm kiếm và sửa điểm cho một sinh viên dang trong qúa trình học sẽ kéo dài và mất thời gian Nhập điểm cách thủ công cho số lượng lớn sinh viên sẽ xảy ra chuyện nhầm lẫn và sai xót là điều không tránh khỏi Không gian lữu trữ về dữ liệu điểm của sinh viên điểm môn học thành phần sẽ trở nên đầy và tốn không gian nhớ Việc quản lí dữ liệu điểm thi trong qúa trình học tập của sinh viên học viên của trung tâm trên các file dữ liệu excel nhưng trong quá trình tiếp xúc và theo dõi quá trình thực hiện của phòng đào tạo em thấy tồn tại một số vấn đề sau:
- Quá trình tính toán điểm thi thành phần của học viên thành điểm tổng kết sẽ mất nhiều thời gian và lâu Quá trình tìm kiếm thông tin về môn học lớp hay điểm không đáp ứng nhanh về mặt thời gian Chưa phân loại được điểm chi tiết theo nhóm và theo ngành học Với những tồn tại đó cộng thêm những bất cập có thể phát sinh và gia tăng từ đó em đề xuất về việc “Xây dựng phần mềm quản lí điểm thi của trung tâm giáo dục và hợp tác quốc tế” 4)Xây dựng đề tài 4.1)Tên đề tài :Xây dựng phần mềm Quản lí điểm thi của trung tâm giáo dục và hợp tác quốc tế 4.2)Mục tiêu của phần mềm được xây dựng Khách bao gồm học viên ,sinh viên kèm theo đó là họ có các quyền như xem thông tin về các khóa học ,điểm thi môn học Tìm kiếm thông tin về sinh viên Quản lí bao gồm phòng đào tạo và tuyền sinh và kèm theo đó là học có các quyền kế thừa toàn bộ Quyền của Khách và ngoài ra còn có thêm các quyền sau Quản lí điểm môn học (Thêm , Sửa ,Xóa) Quản lí sinh viên (Thêm,Sửa ,Xóa) Quản lí môn học (Thêm ,Sửa,Xóa) Quản trị bao gồm cấp lãnh đạo của trung tâm họ được thừa kế toàn bộ quyền Khách và quyển của quản li ngoài ra còn có thêm chức năng của cấp quản trị như
- Quản lí người dùng Quản lí Hệ đào tạo Quản lí Khóa học Quản lí lớp 4.3)Mục đích: Phần mềm quản lí điểm thi được xây dựng ngoài việc giải quyết các vấn đề khó khăn đang gặp phải ngoài ra còn có thể Giúp cho có thể theo quản lí dữ liệu về điểm thi từng môn học dữ liệu về sinh viên, về môn học theo từng lớp Giúp kiểm tra và tránh nhầm lẫn khi nhập dữ liệu : trong một lớp không thể có hai sinh viên mã trùng nhau hay nhập điểm môn học chuyên ngành bị nhầm khoa 4.4)Yêu cầu về phần mềm: 4.4.1)Giao tiếp người sử dụng Giao diện người sử dụng phải rõ ràng và có sự phân loại rõ,có các thông báo và bẫy lỗi trong quá trình nhập liệu nhằm giảm sai xót Thực hiện nhiều nút chọn lựa nhằm tránh nhập liêu từ bàn phím gây ra sự phức tạp 4.4.2)Môi trường phần mềm hoạt động Phần mềm được xây dựng dựa trên ngôn ngữ visual basic 6.0 và hệ cơ sở dữ liệu access 2003 Phần mềm hoạt động trên hệ điều hành Win 2000 trở lên Phần mềm hoạt động trên mạng LAN 4.4.3)Yêu cầu về phần cứng
- Phần mềm họat động trên máy tính Đông Nam Á có cấu hình PC 2GHz RAM 256 Máy IN Màn hình có độ phân giải 800x600 pixel hoặc tốt hơn(1024x768) pixel 4.4.4)Kế hoạch thực hiện dự án Bảng thời gian kế hoạch thực hiện dự án theo yêu cầu làm Kế hoạch thực hiện dự án được xây dựng theo mô hình làm công nghệ phần mềm được chia làm 6 giai đoạn như trong bảng sau Công việc Thời gian thực hiện dự án Thực tế 4- 6 ngày Xác định yêu cầu 7 – 9 ngày Thiết kế 7 – 9 ngày Lập trình 10 -12 ngày Kiểm thử 3 – 5 ngày Triển khai 6 – 7 ngày
- Chương II :Cơ sở và phương pháp luận của quá trình xây dựng phần mềm quản lí điểm thi trung tâm giáo dục và quản trị quốc tế 1)Khái niệm về phần mềm quản lí Ta có thể tách khái niệm phần mềm quản lí trên ra thành hai khái niệm là khái niệm về phần mềm và khái niệm về quản lí 1.1)Khái niệm phần mềm Phần mềm từ chỗ chỉ là công cụ xử lí tính toán đã trở thành nền công nghiệp ,đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Tại Mỹ nền kinh tế số một thế giới đây là ngành giữ vị trí thứ sáu Khái niệm phần mềm trong chương trình đại học được hiểu đơn thuần là phần mềm máy tính.. Trong khi một phần mềm để trở thành thương mại hóa bao gồm tập hợp các yếu tố sau: Chương trình máy tính Kiểu cấu trúc dữ liệu Tài liệu hướng dẫn sử dụng Tổng hợp ba phần trên gọi là phần mềm 1.2)Khái niệm quản lí Là những nội dung và phương thức hoạt động cơ bản mà nhờ đó chủ thể quản lí tác động đến đối tượng quản lí. Do tính đa dạng của sản xuất và tính phức tạp của quản lí, cần có sự phân công lao động và phân chia chức năng trong quản lí. Hệ thống các
- Chức năng quản lí là tổng thể các loại hoạt động có liên quan với nhau về không gian và thời gian, do chủ thể quản lí tiến hành khi tác động đến đối tượng quản lí 2) Phương pháp và phương pháp luận phát triển hướng đối tượng 2.1)Giới thiệu về phương pháp phát triển hướng chức năng Đây là phương pháp cận truyền thống của ngành công nghiệp phần mề m trong đó quan điể m về phần mề m như là một tập hợp các chương trình (hoặc chức năng) và dữ liệu giả lập. Vậy chương trình là gì? Theo Niklaus W irth, người tạo ra ngôn ngữ lập trình Pascal thì: “Chương trình = thuật giải + cấu trúc dữ liệu”. Điều này có nghĩa rằng có hai khía cạnh khác nhau của hệ thống được tiếp cận, hoặc tập trung vào các chức năng của hệ thống hoặc tập trung vào dữ liệu. Chúng ta chia hướng tiếp cận này thành hai thời k ỳ: thời kỳ vào những nă m thập niên 70, tiếp cận phân tích và thiết kế hệ thống theo phương pháp gọi là Descartes. Ý tưởng chính trong các h tiếp cận này là một quá trình lặp phân rã hệ thống thành các chức năng và ứng dụng phương pháp lập trình cấu trúc đơn thể chương trình, việc phân rã kết thúc khi một chức năng được phân rã có thể lập trình được. Trong thời kỳ nà y, người ta chưa quan tâ m đến các thành phần không được tin học hoá mà chỉ xoay quanh đến các vấn đề trong hệ thống để lập trình, tập trung vào chức năng và ít tập trung vào d ữ liệu (vì thời kỳ nay đang chuẩn hoá và phát triển về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu) 2.2) Giới thiệu về phương pháp phát triển hướng đối tượng Vào thập niên 90, phươ ng pháp tiếp cận phân tích thiết kế đối tượng là sự tổng hợp của phương pháp Descartes và phương pháp hệ thố ng. Trong khi các mô hình được đưa ra trong những thập niên trước thường đưa ra dữ liệu và xứ lý theo hai hướng độc lập nhau. Khái niệ m đối tượng là sự tổng hợp giữa khái niệ m xử lý và khái niệ m dữ liệu chung trong một cách tiếp cận, và một hệ thống là một tập hợp các
- đối tượng liên kết nội. Có nghĩa rằng việc xây dựng hệ thống chính là việc xác định các đối tượng đó bằng cách cố gắng ánh xạ các đối tượng của thế giới thực thành đố i tượng hệ thố ng, thiết kế và xây dựng nó, và hệ thống hình thành chính là qua sự kết hợp của các đối tượng này. Phương pháp hướng đối tượng được xe m là phương pháp phân tích thiết kế thế hệ thứ ba, các phương pháp tiêu biểu là OOD, HOO D, BON, OSA, … và sau này là OOSA, OOA, OM T, CR C, OOM, OO AD, OOSE, RUP/UML 2.2.1)Đặc trưng cơ bản Tính bao bọc (encapsulation): quan niệm mối quan hệ giữa đối tượng nhận và đối tượng cung cấp thông qua khái niệm hộp đen. Nghĩa là đối tượng nhận chỉ truy xuất đối tượng cung cấp qua giao diện đ ược định nghĩa bởi đối tượng cung cấp, đối tượng nhận không được truy cập đến các đặc trưng được xem là “nội bộ” của đối tượng cung cấp. Tính phân loại (classification): gom nhóm các đối tượng có cùng cấu trúc và hành vi vào một lớp (class). Tính kết hợp (aggregation): kết hợp các đối tượng và các đối tượng cấu thành nó để mô tả cấu trúc cục bộ của đối tượng (ví dụ: toà nhà phòng, xe sườn xe, bánh xe,… ) , hoặc sự liên kết phụ thuộc lẫ n nhau giữa các đối tượng. Tính thừa kế (heritage): phân loại tổng quát hoá và chuyên biệt hoá các đối tượng, và cho phép chia sẽ các đặc trưng của một đối tượng. 2.2.2)Phân loại Phương pháp lập trình hướng đối tượng chia làm hai hướng như sau Hướng lập trình: từ lập trình đơn thể chuyển sang lập trình hướng đối tượng với lý thuyết c ơ bản dựa trên việc trừu tượng hóa kiểu dữ liệu.
- Hướng hệ quản trị CSDL: phát triển thành CSDL hướng đối tượng 2.2.3)Ưu điểm Cấu trúc hoá được các cấu trúc phức tạp và sử dụng được cấu trúc đệ qui: các phương pháp đ ối tượng đều sử dụng các mô h ình bao gồm nhiều khái niệm để biểu diễn nhiều ngữ nghĩa khác nhau củ a hệ thống. Ví dụ: trong mô hình lớp của OMT có khái niệm mối kết hợp thành phần cho phép mô tả một đối tượng là một thành phần của đối tượng khác, trong khi nếu d ùng mô hình ER truyền thống không có khái niệm này do đó không thể biểu diễn đ ược quan hệ thành phần. Xác định được đối tượng của hệ thống qua định danh đối t ượng Tính t hừa kế được đưa ra tạo tiền đề cho việc tái sử dụng 2.3)Mô hình Mô hình (model) là một dạng thức trừu tượng về một hệ thống, được hình thành để hiểu hệ thống trước khi xây dựng hoặc thay đổi hệ thống đó. M ô h ình là một dạng trình bày đơn giản hoá của thế giới thực. Bởi vì, hệ thống thực tế thì rất phức tạp và rộng lớn và khi tiếp cận hệ thống, có những chi tiết những mức độ phức tạp không cần thiết phải được mô tả và giải quyết. M ô hình cung cấp một phương tiện (các khái niệ m) để quan niệ m hoá vấ n đề và giúp chúng ta có thể trao đổi các ý tưởng trong một hình thức cụ thể trực quan, không mơ hồ. Các đặc điểm của mô hình Diễn đạt một mức độ trừu tượng hóa (ví dụ: mức qua n niệm, mức tổ chức, mức vật lý,…) Tuân theo một quan điểm (quan điểm của ng ười mô hình hoá) Có một hình thức biểu diễn (văn bản, đồ họa: sơ đồ, biểu đồ, đồ thị,…)
- Hầu hết các kỹ thuật mô hình hóa sử dụng trong phân tích thiết kế là các ngôn ngữ đồ họa (đa số là sơ đồ - diagra m), các ngôn ngữ này bao gồ m một tập hợp các ký hiệu. Các ký hiệu này được dùng đi kèm theo các qui tắc của phương pháp luận giúp cho việc trao đổi các quan hệ thông tin phức tạp được rõ ràng hơn việc mô tả bằng văn bản. Ví dụ Sơ đồ Đồ thị Văn bản Bản đồ Hình 2: M ô hình tĩnh (static model): đ ược xem như là hình ảnh về thông số hệ thống tại một thời điểm xác định. Các mô hình tĩnh được dùng để trình bày c ấu trúc hoặc những khía cạnh tĩnh của hệ thống. M ô hình động (dynamic model): đ ược xem như là một tập hợp các hành vi, thủ tục kết hợp với nhau để mô tả hành vi c ủa hệ thống. Các mô hình động được dùng để biểu diễn sự tương tác của các đối tượng để thực hiện công việc hệ thống. 2.4)Mục đích của mô hình hóa Đứng trước sự gia tăng mức độ phức tạp của một hệ thống, việc trực quan
- hoá và mô hình hóa ngày càng trở nên chính yếu trong cách tiếp cận xe m xét về một hệ thống, đặc biệt là cách tiếp cận hướng đối tượng. Việc sử dụng các ký hiệu để trình bày hoặc mô hình hóa bài toán có các mục đích sau: Làm sáng tỏ vấn đề: chúng ta có thể đ ưa ra được các lỗi hoặc các thiếu xót của hệ thống từ việc tiếp cận trực quan đồ họa hơn là các dạng trình bày khác như văn b ản, đoạn mã,… Hơn nữa, việc mô hình hoá giúp chúng ta dễ dàng hiểu được hệ thống. M ô phỏng được hình ảnh tương tự của hệ thống: h ình thức trình bày c ủa mô hình có thể đưa ra được một hình ảnh giả lập như hoạt động thực sự của hệ thống thực tế, điều này giúp cho người tiếp cận cảm thấy thuận tiện khi làm việc với mô hình Gia tăng khả năng duy trì hệ thống: các ký hiệu trực quan có thể cải tiến khả năng duy trì hệ thống. Thay đổi các vị trí đ ược xác định trực quan và việc xác nhận trực quan trên mô hình các thay đổi đó sẽ giảm đi các lỗi. Do đó, chúng ta có thể tạo ra các thay đổi nhanh hơn và các lỗi được kiểm soát hoặc xảy ra ít hơn. Làm đơn giản hóa vấn đề: mô hình hoá có thể biểu diễn hệ thống ở nhiều mức, từ mức tổng quát đến mức chi tiết, mức c àng tổng quát thì ký hiệu sử dụng càng ít (do đó càng đơn giản hoá việc hiểu) và hệ thống được 3)Phương pháp luận phát triển hệ thống Phương pháp phát triển hệ thống bao gồm hai thành phần: Qui trình (process) : bao gồm các giai đoạn (phase) và tiến trình trong đó định nghĩa thứ tự các giai đoạn và các luật hình thành nên một quá trình phát triển hệ thống từ các công việc khởi tạo đến các công việc kết thúc của một dự án hệ thống. Các khái niệm (notation), phương pháp:các mô hình (bao gồm các
- phương pháp mô hình hoá c ủa mô hình) cho phép mô hình hoá các k ết quả của quá trình phát triển hệ thống. 3.1)Các giai đoạn cơ bản của một qui trình 3.1.1)Giai đoạn khởi tạo Hoạt động chính của giai đoạn này là khảo sát tổng quan hệ thống, vạch ra các vấn đề tồn tại trong hệ thống và các cơ hộ i của hệ thống, cũng như trình bày lý do tạ i sao hệ thống nên hoặc không nên được đầu tư phát triển tự động hóa. Một công việc quan trọng tại thời điể m này là xác định phạ m vi của hệ thống đề xuất, trưởng dự á n và nhó m phân tích viên ban đầu cũng lập một kế hoạch các hoạt động của nhó m trong các giai đoạn tiếp theo của dự án phát triển hệ thống. Kế hoạch này xác định thời gian và nguồn lực cần thiết. Đánh giá khả thi của dự án và nhất là phải xác định được chi phí cần phải đầu tư và lợi ít mang lại từ hệ thống. Kết quả của gia i đoạn này là xác định được dự án hoặc được chấp nhận để phát triển, hoặc bị từ chối, hoặc phải định hướng lại. 3.1.2)Giai đoạn phân tích Giai đoạn phân tích bao gồm các b ước sau: Thu thập yêu cầu hệ thống: các phân tích viên làm việc với người sử dụng đề xác định tất cả những gì mà người dùng mong muốn từ hệ thống đề xuất. Nghiên cứu các yêu cầu và cấu trúc hoá (mô h ình hoá) để dễ dàng nhận biết và loại bỏ những yếu tố d ư thừa. Phát sinh các phương án thiết kế chọn lựa phù hợp với yêu cầu và so sánh các phương án này để xác định giải pháp nào là đáp ứng tốt nhấ t các yêu cầu trong một mức độ cho phép về chi phí, nhân lực, và k ỹ thuật của tổ chức. Kết quả của giai đoạn này là bản mô tả về phương án
- được chọn. Trong phân tích hướng đối tượng giai đoạn này quan tâ m đến mức độ trừ u tượng hoá đầu tiên bằng cách xác định các lớp và các đối tượng đóng vai trò quan trọng nhằ m diễn đạt các yêu cầu cũng như mục tiêu hệ thống. Để hiểu rõ các yêu cầu hệ thống chúng ta cần xác định ai là người dùng và là tác nhân hệ thống. Trong phương pháp phát triển hướng đối tượng cũng như phương pháp truyền thống, các mô tả kịch bản hoạt động được sử dụng để trợ giúp các phân tích viên hiểu được yêu cầu. Tuy nhiên, các kích bản này có thể được mô tả khô ng đầy đủ hoặc không theo một hình thức. Do đó, khái niệ m use case được dùng trong giai đoạn nà y nhằ m biểu diễn chức năng hệ thống và sự tương tác người dùng hệ thống. Các kích bản hoạt động lúc nà y sử dụng các mô hình động (dynamic diagra m) nhằ m mô tả nội dung của use case để là m rõ sự tương tác giữa các đối tượng, vai trò cũng như sự cộng tác của các đối tượng trong hoạt động của use case hệ thống. Trong giai đoạn phân tích, chỉ có các lớp tồn tại trong phạ m vi hệ thống (ở thế giới thực) mớ i được mô hình hoá và như vậy thì k ết quả mô hình hoá trong giai đoạn này sẽ phản ánh phạ m vi của hệ thống, các lớp về kỹ thuật, giao diện định nghĩa phần mề m cũng không quan tâm ở giai đoạn này. 3.1.3)Giai đoạn thiết kế Trong giai đoạn này kết quả của giai đoạn phân tích sẽ được chi tiết hoá để tr ở thành một giải pháp kỹ thuật để thực hiện. Các đối tượng và các lớp mớ i được xác định để bổ sung vào việc cài đặt yêu cầu và tạo ra một hạ tầng cơ sở kỹ thuật về kiến trúc. Ví dụ: các lớp mớ i này có thể là lớp giao diện ( màn hình nhập liệu, mà n hình hỏ i đáp, mà n hình duyệt,…). Các lớp thuộc phạ m vi vấn đề có từ giai đoạn phân tích sẽ được "nhúng" vào hạ tầng cơ sở kỹ thuật này, tạo ra khả năng thay đổi trong cả hai phương diện: P hạ m vi vấn đề và hạ tầng cơ sở. Giai đoạn thiết kế sẽ đưa ra kết quả là bản đặc tả chi tiết cho giai đoạn xây dựng hệ thống.Về mức độ thiết
- kế thì có thể chia kết quả của giai đoạn này thành hai mức: T h i ế t k ế lu ậ n lý Đặc tả hệ thố ng ở mức độ trừu tượng hóa dựa trên kết quả của giải pháp được chọn lựa từ giai đoạn phân tích. Các khái niệ m và mô hình được dùng trong giai đoạn nà y độc lập với phần cứng, phần mề m sẽ sử dụng và sự chọn lựa cài đặt. Theo quan điể m lý thuyết, ở bước này hệ thống có thể cài đặt trên bất kỳ trên nền tảng phần cứng và hệ điều hành nào, điều này cho thấy giai đoạn này chỉ tập trung để biểu diễn khía cạnh hành vi và tính năng của hệ hố ng. T hi ế t k ế v ậ t l ý Chuyển đổi kết quả thiết kế luận lý sang các đặc tả trên phần cứng, phần mề m và kỹ thuật đã chọn để cài đặt hệ thống. Cụ thể là đặc tả trên hệ má y tính , hệ quản trị cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình đã chọn,…. Kết quả c ủa bước này là các đặc tả hệ thống vật lý sẳn sàng chuyển cho các lập trình viên hoặc nhữ ng người xây dựng hệ thống khác để lập trình xây dựng hệ thống. 3.1.4)Giai đoạn xây dựng Trong giai đoạn xây dựng (giai đoạn lập trình), các lớp của giai đoạn thiết kế sẽ được biến thành những dòng mã lệnh (code) cụ thể trong một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng cụ thể (khô ng nên dùng một ngôn ngữ lập trình hướng chức năng!). Phụ thuộc vào khả năng của ngô n ngữ được sử dụng, đây có thể là một công việc khó khăn hay dễ dàng. Khi tạo ra các mô hình phân tích và thiết kế trong UML, tốt nhất nên cố gắng né tránh việc ngay lập tức biến đổi các mô hình này thành các dòng mã lệnh. Trong những giai đoạn trước, mô hình được sử dụng để dễ hiểu, dễ giao tiếp và tạo nên cấu trúc của hệ thống; vì vậy, vội vàng đưa ra những kết luận về việc viết mã lệnh có thể sẽ thành một trở ngại cho việc tạo ra các mô hình chính xác và đơn giản. Giai đoạn xây dựng là một giai đoạn riêng biệt, nơi các mô hình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý thuốc tại hiệu thuốc Long Tâm-Hà Nội
77 p | 622 | 287
-
Luận văn: Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng
68 p | 905 | 210
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng phần mềm dạy học tin học 11 với activinspire
96 p | 318 | 86
-
Luận văn Xây dựng phần mềm quản lý tài liệu dự án (tài liệu kỹ thuật, hồ sơ hoàn công) cho các ban quản lý dự án trong lĩnh vực công nghiệp
64 p | 258 | 73
-
Luận văn đề tài: Xây dựng phần mềm quản lí điểm thi cho trung tâm giáo dục hợp tác và quản lí quốc tế
66 p | 225 | 52
-
Luận văn: Xây dựng phần mềm quản lý thư viện và website tra cứu sách thư viện Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa
91 p | 244 | 44
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Xây dựng phần mềm trắc nghiệm loại hình thông minh cho trẻ 11 – 12 tuổi
30 p | 165 | 30
-
LUẬN VĂN: Kiến trúc phần mềm dựa trên tác tử
53 p | 140 | 21
-
Luận án - Xây dựng phần mềm báo điểm tuyển sinh qua mạng
48 p | 115 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học máy tính: Xây dựng phần mềm trắc nghiệm loại hình thông minh cho trẻ 11-12 tuổi
30 p | 120 | 16
-
Luận văn:Xây dựng phần mềm mô phỏng trong dạy học lý thuyết chuyên môn ngành động lực
108 p | 115 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý cửa hàng bán thuốc
109 p | 26 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý công tác tuyển sinh tại một trường đại học
77 p | 29 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại một phòng khám (Nguyễn Thị Cẩm Dung)
118 p | 29 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng phần mềm hỗ trợ giải bài tập lượng giác
0 p | 113 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng phần mềm hỗ trợ ôn tập Hóa học THPT
0 p | 111 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng phần mềm dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
95 p | 86 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn