intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luật Đặc xá: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

120
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để cung cấp những vấn đề lý luận, thực tiễn và phân tích, bình luận chi tiết, cụ thể những quy định của Luật Đặc xá năm 2007 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành cho cán bộ và nhân dân, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản Tài liệu Bình luận Luật Đặc xá. Tài liệu gồm 2 phần, sau đây là phần 1. Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luật Đặc xá: Phần 1

  1. G S.TS. NGUYÊN NGỌC ANH (Chủ biên) BÌNH LUẬN LUẬT ĐẶC XÁ ■ ■ NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP HÀ N Ộ I-2013
  2. CHỦ BIÊN: THIỂU TƯỚNG, GS.TS. NGƯYEN NGỌC ANH TẬ P T H Ể TÁC GIẢ: THƯ ỢNG TÁ, TS. PH Ạ M XUÂN Đ ỊNH ThS. NGUYỀN T H Ị T H U HƯƠNG CN. CÔNG P H Ư Ơ N G v ũ
  3. LỜI NÓI ĐẦU Ngày 21/11/2007, tại kỳ họp thứ 2 Quõc hội khoá XII đã thông qua L uật Đặc xá, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2008. Trên cơ sở kê thừa kinh nghiệm trong công tác đặc xá của Nhà nước ta trong thời gian qua và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nưỏc vê xây dựng và thực hiện pháp luật vê' đặc xá, L uật Đặc xá đã t-hể chê hoá những quan điểm của Đảng về chính sách khoan hồng, nh ân đạo đôì với người phạm tội, bị kết án phạt tù có thòi hạn, t,ù chung th â n nhằm khuyên khích họ cải tạo tô”t, sớm được trở lại với cộng đồng, gia đình để phấn đấu trở th à n h người có ích cho xã hội. Cùng đó, Luật Đặc xá cũng đã cụ thề hoá quy định về th ẩ m quyền đặc xá của Chủ tịch nước trong Hiến pháp, nh ằm giÚỊ) cho Chủ tịch nưốc thực hiện tôt hơn quyển của mình vối tư cách Nguyên th ủ quốc gia, người đứng đầu N hà nưóc về đôi nội và đôì ngoại, góp phần bảo đảm an ninh, tr ậ t tự, phục vụ tốt hơn công tác đấu tr a n h phòng, chông tội phạm trong tình hình mới. Từ khi L u ật Đặc xá có hiệu lực đến nay, N hà nước ta đã thực hiện bôn lần đặc xá vào các năm 2009, 2010 và 2011 (trong đó năm 2009 có hai đợt đặc xá); theo đó Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá cho gần 50.000 phạm n h â n đang chấp h àn h hình p h ạ t tù, người dang được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hàn h án p h ạ t tù có đủ (ìiều kiện, tiêu chuẩn được hưởng đặc xá theo Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước. Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản thì trong quá trình áp dụng pháp lu ậ t về đặc xá còn một số nội dung chưa thông n h ấ t vê nh ận thức; bộc lộ những tồn tại, h ạn chê cần được nghiên cứu, tổng kết, rú t kinh nghiệm. Nguvén n h â n của tình tr ạ n g này một phần là do đến nay vẫn còn thiếu các công trìn h nghiên cứu, bình luận chuyên sâu về L uật Đặc xá.
  4. Để cung cấp những vấn đề lý luận, thực tiễn và phàn t)ch, bình luận chi tiết, cụ thể những quy định của Luật Đặc xá năm 2007 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành cho cin bộ và nhân dân, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuôn: "'Bir.h lu ậ n L u ã t Đ ă c x á ”. Cuốn sách này do Thiếu tướng, GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công an, thành v.ên Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật Đặc xá (Ctủ biên); Thượng tá, TS. Phạm Xuân Định, Phó trưởng phòng Quản lý nghiêR cứu khoa học, Học viện c ả n h sát nhân dân, ThS. N giiyễn Thị Thu Hương, Giảng viên Bộ môn Pháp luật Học viện Cảinli sát nhân dân và Cử nh ân Công Phương Vũ, cán bộ Vụ PhấỊ c h ế Bộ Công an tham gia biên soạn. Nội dung cuốn sách gồm hai phần: - Phần I. Bình luận L u ật Đặc xá. - Phần II. Các quyết định vê đặc xá của Chủ tịch nước (ộing hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hưóng dẫn của Hội đồng tưvỉấn đặc xá về việc triển khai thực hiện Quyết định về đặc xá của Ohiủ tịch nưóc từ khi Luật Đặc xá có hiệu lực thi h ành (01/3/2008) đến nay. Với nhiều thông tin bổ ích, cập nhật; với sự phân tí:h., bình luận chuyên sâu, các số liệu tin cậy từ các nguồn báo CÍO chính thức, hy vọng rằng, cuô^n sách “Bình luận Luật Đặc xá” sẽ iáip ứng yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, nâng cao nh ận thức và triển khnai thi hàn h có hiệu quả Luật Đặc xá và các văn bản quy định ch ttiíìt và hướng dẫn thi h à n h của cán bộ và n h ân dân. Mặc dù đã có nhiều cô' gắng trong biên tập và xuất bam cuôri sách song chắc chắn sẽ không trá n h khỏi những thiếu sót, lạin chế, Nhà xuất bản Tư pháp và các tác giả râ t mong nhận đưọ: 'lý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau hoàn thiện hơn Xin trân trọng giói thiệu cuốn sách vói bạn đọc./. H à N ộ i - 2013 N H À XUẤT BẢN T l IP H Á P
  5. PHẦN I BÌNH LUẬN LUẬT ĐẶC XÁ • • •
  6. Chương I NHỬNG QUY ĐỊNH CHUNG Đ IỂ U 1. PHẠM VI Đ IỂ U CHỈNH L uật này quy định vé thời điếm, trình tự, thủ tục, thâm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điểu kiện, quyền và nghĩa vụ của người được để nghị đặc xá, người được đặc xá. B ìn h l u ậ n 1. Với phạm VI điểu chỉnh quy định tại Điểu 1 Luật Đặc xá năm 2007 (viết gọn là Luật Đặc xá), cho thấy Luật Đặc xá điều chính toàn diện, đồng bộ và có hệ thông những quan hệ xã hội quan trọng và cơ bản nhất phát sinh trong công tác đặc xá như thời điểm tiến hành đặc xá, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điêu kiện, quyển và nghĩa vụ của người đưỢc đề nghị đặc xá, người được đặc xá. Phạm vi điều chỉnh này bảo đảm cho công tác đặc xá được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, đúng pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của người được đế nghị đặc xá, người được đặc xá; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thực hiện đặc xá. 2. Có ý kiến cho rằng, đặc xá là thẩm quyền đặc biệt của Chủ tịch nước về quyết định tha tù trước thòi hạn đôl với người đang chấp hành hình phạt tù, theo đó Chủ tịch nước căn cứ vào tình hình kinh tô, xã hội của đât nước, tình hình tội phạm, cải tạo phạm nhân... đê quyết định thời điểm đặc xá, đốỉ tượng, điều kiện được đặc xá. Thực tiễn cũng cho thấy, trong mỗi quyêt định về đặc xá của Chủ tịch nước thì việc quy định về đõì tưỢng, điều kiện để được đặc xá cũng khác nhau. Do vậy, Luật Đặc xá chỉ nên quv định về 9
  7. Bình luận Luật Đặc xá trình tự, th ủ tục thực hiện quyết định đặc xá của Chủ tịch nước; không nên quy định những vấn đế khác thuộc th ẩm quyền của Chủ tịch nước, n h ất là điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá, người được đặc xá. Tuy nhiên, đa số ý kiến đều n h ất trí, phạm vi điều chỉnh như quy định tại Điều 1 của Luật Đặc xá là phù hỢp, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện hơn để Chủ tịch nước với tư cách là Nguyên thủ quốc gia được Hiến pháp ghi nhận thực hiện tôt hơn nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp quy định. Đồng thòi, việc xác định phạm vi điều chỉnh nêu trên củng tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh thông nhât dốì vối công tác đặc xá, góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách nhân đạo lớn của Nhà nước ta đổi với người phạm tội bị kết án phạt tù nhưng có lý do để được hưởng sự khoan hồng đặc biệt; bảo đảm việc thực hiện đặc xá đúng trình tự, thủ tục, đúng đối tưỢng, phục vụ tôt công tác bảo đảm an ninh, trậ t tự, đấu tranh phòng, chông tội phạm. Đ IỂ U 2. ĐỐI TƯ ỢNG Á P DỰNG L u ậ t này áp dụng đối với: 1. Người bị kết án p h ạ t tù có thời hạn, tù chung thản; 2. Cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt N am ; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tê cư trú, hoạt động trên lãnh th ổ nước Công hnà xã hỏi chủ nghĩa Việt N am có liên quan đến hoạt động đặc xá. B ình lu â n Luật Đặc xá đã phân biệt cụ thể giữa các đôl tượng áp dụng là đốì tượng được hưởng đặc xá và đôi tượng có liên quan khác có liên quan đến đặc xá. Cụ thể là: khoản 1 Điều 2 đã quy định đôl tưỢng có thể được Chủ tịch nưóc quyết định đặc xá là người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung th â n (nói cách khác, họ là đối tượng hưởng đặc xá); còn khoản 2 Điều 2 quy định những đối tượng khác là các 10
  8. Phẩn I. Binh luận Luệl Đặc xá cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đặc xá hay còn được hiểu là những đôi tượng có trách nhiệm th am gia vào hoạt động đặc xá theo quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể. Từ quy định nêu trên của Luật, về đôi tượng áp dụng cần chú ý một sô" nội dung sau: 1. Luật Đặc xá quv định đối tượng áp dụng chung trong hai trường hợp đặc xá, đó là đặc xá nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước và đặc xá trong trường hợp đặc biệt. Theo đó, đối với trường hợp đặc xá nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước thì đốỉ tượng áp dụng là người bị kết án p hạt tù có thòi hạn đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý (khoản 1 Điều 5). Còn đặc xá trong trường hỢp đặc biệt thì đôi tượng áp dụng bao gồm ngưòi bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân, trong đó có cả đôl tượng đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam và đôi tượng đang được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (khoản 2 Điều 5). Luật Đặc xá phân định hai trưòng hỢp trong đó quy định chặt chẽ đổì tưỢng áp dụng trong trường hỢp đặc xá nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước chỉ là những người bị kết án phạt tù đang chấp hành hình p hạt tù tại trại giam, trại tạm giam là phù hỢp, góp phần bảo đảm thực hiện quyền đặc xá của Chủ tịch nước, đồng thời tăng cưòng trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc xét giảm án, tha tù hàng năm. Từ quy định này của Luật Đặc xá cũng đặt ra yêu cầu các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xây dựng chính sách hình sự cho phù hỢp vói tình hình thực tiễn của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 2. Luật Đặc xá không quy định áp dụng đặc xá đốì vối những ngiíòi đang chấp hành một số hình p h ạt khác như cải tạo không giam giữ, phạt tiền với tư cách là hình p h ạt chính... Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bô sung năm 2009) và pháp luật có liên quan về thi h àn h án hình sự thì tù có thòi hạn là việc buộc ngưòi bị kết án phải chấp hành 11
  9. Bình luận l uậ! Đặc xá hình phạt tại trại giam, trại tạm giam trong một thòi hạn n h ất định, có mức tôi thiếu và mức tôi đa theo quy định của Bộ luật Hình sự hoặc người bị kết án tù chung thân đã đưỢc miễn, giảm xuông tù có thòi hạn. Còn theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì tù chung thân là hình phạt tù không thòi hạn được áp dụng đôi với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đên mức bị xử phạt tử hình hoặc là hình phạt tù không thòi hạn được áp dụng đôi với người bị kết án tử hình được Chủ tịch nưóc xét ân giảm xuông tù chung thân. Xuất phát từ quy định về quyển đặc xá của Chủ tịch nước theo Hiến pháp, trong thòi gian qua, thực tê hoạt động xét đặc xá chỉ dành cho người bị kết án phạt tù, còn các loại hình phạt khác như cải tạo không giam giữ, phạt tiền VỚI tư cách là hình phạt chính... thì được áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật Tô tụng hình sự năm 2003 để xem xét việc miễn, giảm các loại hình phạt này theo trình tự, thủ tục nếu có đủ điều kiện và do các cơ quan tư pháp có thẩm quyền thực hiện. 3. Luật Đặc xá không quy định việc xét ân giảm án tử hình đôi với ngưòi bị kết án tử hình là đặc xá; bởi vì đặc xá và ân giảm án tử hình đều thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước quyết định nhưng khác nhau cơ bản về đốì tượng, hình thức, trình tự, thủ tục áp dụng và hệ quả pháp lý. Theo đó, nếu người bị kết án phạt tù được Chủ tịch nước đặc xá thì họ được tha tù trước thời hạn; trong khi đó, ngưòi bị kết án tử hình được Chủ tịch nước ân giảm án tử hình thì họ chỉ được chuyển thành tù chung thân. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xét ân giảm án tử hình đã được quy định tại Điều 2Õ8 Bộ luật Tô’ tụng hình sự năm 2003; cụ thể là: sau khi bản án tử hình có h:ệu lực pháp luật, trong thòi hạn 07 ngày, người bị kết án đưỢc gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Trường hỢp Chủ tịch nưốc bác đơn xin ân giảm án tử hình thì bản án tử hình được thi hành; trường hỢp được ân giảm thì hình phạt tử hình được chuyển thành hình phạt tù chung thân. Trong thực tiễn hoạt động đặc xá của Nhà nưóc 12
  10. Phẩn I. Binh luận Luật Đặc xả ta cho thấy chỉ có hai lẩn đặc xá quv định bao gồm cá việc ân giảm án tử hình, đó là sắc lệnh sô 04/SL ngày 28/12/1946 ủy cho ủ y ban bảo vệ khu quvền ân xá, ân giảm, phóng thích các tội nh ân và sắc lệnh số 136/SL ngày 15/02/1948 sửa đổi Điều 3 sắc lệnh sô" 04/SL ngàv 28/12/1946 ủy quyền cho ư y ban kháng chiến khu quyển ân xá, ân giảm và phóng thích các tội nhân. Như vậy, việc ân giảm án tử hinh được điều chỉnh bởi các quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 theo một trìn h tự rất cụ thể, liên quan đến quyền quyôt định của Chủ tịch nước, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tô tụng và thực tê là từ năm 1948 đến nay Nhà nước ta chưa bao giò áp dụng đặc xá đôi với người bị Toà án kết án tử hình. 4. Đặc xá là quyền của Chủ tịch nước và việc thực hiện quyền đó dược tiến hành trong một khoảng thòi gian n hất định vói sự th a m gia giúp việc của nhiêu cơ quan, tổ chức, cá n h ân có liên quan. Do vậy, bên cạnh quy định đối tượng áp dụng là những ngưòi bị kết án p h ạ t tù có thòi hạn, tù chung th â n được hưởng đặc xá, Luật Đặc xá còn quy định đốì tượng áp dụng là: ''Cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt N am ; tổ chức, cá nhân nưởc ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt N a m có liên quan đến hoạt động đặc xá" để xác định việc chấp h à n h và tuân thủ nghiêm túc, triệt để Luật Đặc xá là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá n h â n có liên quan đến hoạt động đặc xá. Luật Đặc xá đã dành Chương IV (từ Điều 24 đến Điều 31) quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện đặc xá nhií trách nhiệm của Chính phủ, Hội đồng tư vấn đặc xá, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Toà án n h ân dân tôi cao, Viện kiểm sát n h â n dân tôi cao, Uỷ ban nh ân dân các cấp, cơ quan, tổ chức có liên q uan và trách nhiệm của Mặt tr ậ n Tổ quốc Việt N am và các tổ chức th à n h viên. Đặc xá cũng liên quan đến người bị kết án phạt tù có thòi hạn, tù chung th â n đang chấp hành án là người nước ngoài. Đôi với những đối tượng này, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách 13
  11. Bình luận Luật Đặc xá nhiệm phôi hỢp với các cơ quan có thẩm quyền của nước mà ngưòi nước ngoài bị kết án p hạt tù đó là công dân để thực hiện quyết định đặc xá của Chủ tịch nưốc đôi vói họ. Quy định này bảo đảm phù hợp giữa luật pháp Việt Nam vói luật pháp quốc tê và bảo vệ quyền, lợi ích và nghĩa vụ của ngưòi được đặc xá là ngưòi nước ngoài. Đ IỂ U 3. GIẢI T H Í C H T Ừ N G Ử Trong L u ậ t này, các từ ngữ dưới đây được hiểu nh ư sau: 1. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của N hà nước do Chủ tịch nước quyết định tha từ trước thời hạn cho người bị kết án p h ạ t tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đ ấ t nước hoặc trong trường hỢp đặc biệt. 2. Quyết định về đặc xá là văn bản do Chủ tịch nước ban hành quy định thời điểm đặc xá, đối tượng, điều kiện của người được đề nghị đặc xá và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện đặc xá. 3. Quyết định đặc xá là văn bản của C hủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án p h ạ t tủ có thời hạn, tù chung thân. 4. Hội đồng tư vấn đặc xá là tổ chức liên ngành gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan do Chủ tịch nước quyết định thành lập đ ể triển khai thực hiện Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và tham m ưu, tư vấn cho Chủ tịch nước thực hiện hoạt động đặc xá. B ình lu â n 1. Khi xây dựng L u ậ t Đặc xá, có ý kiến cho rằng, Luật Đặc xá không cần thiết phải quy định một điều về giải thích từ ngữ. N hưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, để thốhg n h ấ t trong nhận thức và áp dụng pháp lu ậ t về đặc xá, bảo đảm tính chính xác, chật chẽ, cụ thể, n h ấ t là một sô" t h u ậ t ngữ m ang tín h chất đặc thù 14
  12. Phẩn I. Bình luận Luật Đặc xá trong L uật này thì cần phải có một điều về giải thích từ ngữ; đồng thòi viộc quy định một điều về giải thích từ ngữ cũng phù hỢp với kỹ t h u ậ t lập pháp của nhiều đạo luật đã được Quổic hội xem xét, thông qua trong thòi gian gần đây. Mặc dù, đặc xá là t h u ậ t ngữ được dùng từ lâu trong lý luận, trong p h á p luật và thực tiễn ở Việt Nam, tuy nhiên, đến trưỏc khi L u ậ t Đặc xá được b a n h à n h thì trong khoa học pháp lý vẫn còn những quan niệm khác n h a u về đặc xá và những khái niệm có liên quan đến đặc xá. C hính vì vậy, việc L u ật Đặc xá dành một điều riêng giải thích khái niệm đặc xá và các từ ngữ khác có liên quan được sử dụng trong L u ậ t là rất cần thiết. 2. Trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn công tác đặc xá thời gian qua, khoản 1 Điều 3 đã đưa ra khái niệm đặc xá như sau; “Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của N h à nước do C hủ tịch nước quyết đ ịn h tha tù trước thời h ạn cho người bị kết án p h ạ t tù có thời hạn, tù chung thăn nhàn sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hỢp đặc biệt". Khái niệm nêu trên đã làm rõ về th ẩ m quyền quyết định đặc xá, đổì tượng được hưởng đặc xá, thòi điểm đặc xá. Theo đó, đặc xá thuộc th ẩ m quyền quyết định của Chủ tịch nước; đổĩ tượng được hưởng đặc xá (người được đề nghị đặc xá) bao gồm: người bị kết án p hạt tù có thòi hạn; người bị kết án phạt tù chung thân và các trường hỢp khác thuộc trường hỢp đặc biệt. Việc xác định thẩm quyển quyết định đặc xá là r ấ t quan trọng vì trong các bản Hiến pháp của N hà nưóc ta chưa có quy định thông nhất. Theo quy định tại Điều thứ 49 Hiến pháp năm 1946 thì đặc xá là thuộc th ẩ m quyền quyết định của Chủ tịch nưóc. Còn tạ i Điều 53 Hiến pháp năm 19Õ9 lại quy định đặc xá là thuộc th ẩ m quyền quyết định của ú y ban thường vụ Quôc hội; Điều 100 Hiến pháp năm 1980 quy định đặc xá là thuộc th ẩ m quyền quyết định của Hội đồng Nhà nước và theo quy định tại Điều 103 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) thì đặc xá là thuộc th ẩ m quyền quyết định của Chủ tịch nưóc. 15
  13. Bình luận Luật Đặc xá Một sô"ý kiến đê nghị thav cụm từ "tha tù trước thời hạn" bằng cụm từ “írả tự do" để thổ hiện rõ hơn chính sách khoan hồng, n hân đạo của Đảng và N hà nước ta đôl với người bị kết án tù có thòi hạn, tù chung thân. Qua thảo luận, n hận thấy, theo quy định của Luật Đặc xá và xét vê' bản chất thì đôi tượng được hưởng đặc xá là những người bị kết án p h ạt tù có thời hạn, người bị kêt án phạt tù chung thân và các trường hdp khác thuộc trường hợp đặc biệt nhưng trong thòi gian chấp h ành hình p h ạ t tù hoặc trong thòi gian được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình p hạt tù họ đã có ý thức cải tạo tốt hoặc có th àn h tích trong công tác, lao động, đấu tran h phòng, chống tội phạm hoặc dể đáp ứng yêu cầu đôi nội và đôl ngoại nên được Chủ tịch nước xem xét đặc xá Vcà được ra tù trước thòi hạn mà bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên đôi với họ. Hđn nữa, th u ậ t ngữ này cũng được quy định và sử dụng nhiều trong lĩnh vực pháp lu ậ t hình sự, tô" tụng hình sự và thi hành án hình sự. Do vậy việc sử dụng th u ậ t ngữ “í/ia tù trước thời hạn" là phù hỢp và bảo đảm tính thông nhất trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, việc sử dụng cụm từ “í/ia t u ’ như tại khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá là chính xác và hợp lý hơn. 3. Khái niệm đặc xá quy định tại khoản 1 Điều 3 đã phân biệt đặc xá với một sô" khái niệm khác có liên quan, như: - P hân biệt đặc xá với giảm hình p hạt và miễn chấp h àn h hình p hạt tù. Đặc xá theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa dổi, bổ sung năm 2001) là chỉ Chủ tịch nưóc mới có quyền quyết định. Còn giảm hình p hạt và miễn chấp hành hình phạt tù là hoạt động thường xuyên của Toà án được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật Tô" tụng hình sự năm 2003. - Phân biệt đặc xá vói đại xá. Đại xá là sự tha miễn hoàn toàn đốì với một số loại tội n h ất định trong một thòi điểm n h ấ t định, không liên quan đến việc người được tha đã bị kết án hay chưa, 16
  14. Phẩn I. Bình luện Luậ! Đặc xá không phụ thuộc vào yếu tô nhân th ân hoặc thái độ cải tạo của ngưòi (ló. Đại xá được áp dụng không chỉ đôl VỚI người đang bị giam giữ dể điều tra hoặc thi hành án mà còn đưỢc áp dụng đôi với bất kỳ ai dã phạm vào một trong những loại tội được hưởng đại xá. Cùng dó, đại xá là sự tha miễn, khoan hồng ở mức độ cao hơn nhiều so với đặc xá do đó đại xá thuộc th ẩ m quyền quyết định của Quôc hội còn đặc xá thuộc thẩm quyển quyết dịnh của Chủ tịch nưóc. Tính đến nay, Nhà nước ta mới có 02 (hai) lần quyết định đại xá tội phạm. Đó là vào năm 194Õ (nhân dịp thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo Sắc lệnh sô" Õ2/SL ngày 20/10/194Õ, khi Nhà nước ta chưa ban hành Hiến pháp) và vào năm 19Õ4 (nhân dịp giải phóng Thủ đô Hà Nội khi Nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp năm 1946 nhưng Hiến pháp này lại không quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định đại xá). Vê hậu quả pháp lý thì người được đại xá được trả tự do ngay, được phục hồi toàn bộ quyền công dân và coi như chưa phạm tội. - P hân biệt đặc xá với ân giảm án tử hình. Mặc dù đặc xá và ân giảm án tử hình đều thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch nước nhưng khác nhau cđ bản về đốỉ tưỢng, hình thức, trình tự, th ủ tục áp dụng và hệ quả pháp lý như đã phân tích và bình luận ở trên về đôi tượng áp dụng của L uật Đặc xá. 4. Khi xây dựng Luật Đặc xá, nội dung khoản 2 Điều 3 có nhiều ý kiên khác nhau, có ý kiên để nghị thay tên gọi hình thức văn b ả n "Quyết định về đặc xá" của Chủ tịch nước bằng tên gọi nh ư ''Lệnh đặc xá" hoặc ''Quyết định thực hiện đặc xá" hoặc '‘Quyết định về chủ trương đặc xá ”. Qua thực tiễn những lần tiến hành đặc xá thòi gian qua cho thấy, Chủ tịch nưổc đều ban hành ''Quyết định về đặc xá ” n h â n sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nưóc, trong đó quy định chủ trương về thời điểm tiến hành đặc xá, đối tưỢng đặc xá, điều kiện được để nghị đặc xá, các trường hỢp không đề nghị đặc xá và những vấn để khác có liên quan. Việc ban h àn h Quyết định về đặc xá như thòi gian qua cũng là phù hợp và thực 17
  15. Bình luận • Luật • Dặc • _ xá tiễn không gây khó khăn, trở ngại gì nên đề nghị giữ nguyôn tòn gọi hình thức văn bản là '‘'Quyết định về đặc xá". 5. Quyết định về đặc xá và Quyết định đặc xá quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 L uật Đặc xá là n hữ ng khái niệm r ấ t quan trọng cần phải được nh ận thức thông n h ấ t và áp dụng có hiộu quả trên thực tế. Quyết định vê đặc xá của Chủ tịch nước là văn bản hướng dẫn những chủ trương lớn về đặc xá trong từng thòi điểm cụ thể. Còn Quyết định đặc xá là một quyết định cá biệt, áp dụng một lần đối vói từng người bị kết án p h ạ t tù có thòi hạn, tù chung th â n được hưởng đặc xá. Trong quá trìn h áp dụng cần lưu ý một sô" nội dung cơ bản sau đây: - Quyết định về đặc xá được quy định trong L u ậ t Đặc xá trước hết là sự cụ th ể hoá quyển của Chủ tịch nước được ghi n h ậ n trong Hiến p h áp n ăm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) VỚI ý nghĩa là quyết định về chủ trương, chính sách, đôl tượng, điêu kiện của người được đê nghị đặc xá và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện đặc xá vối hình thức cụ thể, xác định p hù hỢp vói th ẩ m quyền ban hàn h văn bản của Chủ tịch nước. Tuy nhiên, nhữ ng nội dung của Quyết định về đặc xá phải tu â n theo n h ữ n g quy định trong L uật Đặc xá n h ư đối tượng được hưởng đặc xá (Điểu 2); thòi điểm đặc xá (Điều 5); điều kiện của người được đề nghị đặc xá (Điểu 10); các trường hợp không đề nghị đặc xá (Điểu 11); trách nhiệm của các cơ qu an tổ chức trong việc thực hiện đặc xá (Chương IV) và các quy định khác có liên quan. Hay nói cách khác, Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước là văn b ản quy định vê việc xem xét sẽ thực hiện cụ thể một chính sách n h â n đạo là đặc xá vào một thòi điểm n h ấ t định, trê n cơ sở điều kiện n h ấ t định như đã nêu trên được áp dụng đối với người được hưởng đặc xá là ngưòi bị kết án p h ạ t tù có thòi hạn, tù chung thân đã được giảm xuông tù có thời hạn đang chấp hành hình p h ạ t tù tại trại giam, trạ i tạm giam. 18
  16. Phấn I. Bình luận Luậ! Đặc xả Thực tiễn tiến hành công tác đặc xá của Nhà nưóc ta từ năm 1945 đôn nay cho thấy, quyết định chủ trương về đặc xá đưỢc quy định trong rất nhiều loại văn bản khác nhau như các sắc lệnh, quyết định, nghị quyết... với các chủ thể ban hành khác nhau. Nghiên cứu hơn 90 văn bản quy định chủ trương về đặc xá thời gian qua có 31 quyết định của ư ỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Nhà nưốc và Chủ tịch nước; 18 lệnh và sắc lệnh của Chủ tịch nước; 14 nghị quyết của ưỷ ban thường vụ Quôc hội và Hội đồng nhà nưóc... Điều này xuất phát từ quy định về thẩm quyển quyết định về đặc xá trong các bản Hiến pháp của Nhà nước ta như đã phân tích ở phần trên. Hên cạnh quy định không thông n h ấ t về hình thức, văn bản thê hiện chủ trương về đặc xá từ năm 1945 đến nay cũng có những nội dung rấ t khác nhau vê phạm vi, đôi tượng được hưởng đặc xá, điều kiện của người được đề nghị đặc xá như bao gồm cả ngưòi bị kết án tử hình (Sắc lệnh sô" 04/SL ngày 28/12/1946 ủy cho ủ y ban bảo vệ khu quyền ân xá, ân giảm, phóng thích các tội n h â n và sắc lệnh sô 136/SL ngày 15/02/1948 sửa đổi Điều 3 sắc lệnh sô" 04/SL ngày 28/12/1946 ủy quyền cho ú y ban k háng chiến khu quyền ân xá, ân giảm và phóng thích các tội nhân); giải quyết các hình phạt khác hoặc các biện pháp tư pháp đã hoặc đang được áp dụng đôl với người được đặc xá như quy định việc xử lý tiền p h ạ t và án phí đã thu, của cải đã tịch biên và tang vật đã xử lý (Sắc lệnh s ố 52/SL ngày 20/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thòi Việt Nam dân chủ cộng hoà; Thông tư số 413/TTg ngày 9/11/19Õ4 của Thủ tướng Chính phủ về việc đại xá tội phạm). Từ năm 1990 đến nay, phạm vi và đôi tượng được đê nghị đặc xá thường bao gồm ba lĩnh vực là tha tù trước thòi hạn cho người đang chấp hành hình p h ạ t tù trong trcại giam, trại tạm giam; miễn chấp hàn h hình p hạt tù còn lại cho người đã chấp hành được một phần hình p h ạt tù nhưng đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và miễn chấp h à n h hình phạt tù cho ngưòi bị kết án tù giam nhưng đang được hoãn chấp hành hình phạt tù. 19
  17. Bình luận Luật Đặc xá • • • Điều kiện của người được đê' nghị đặc xá cũng có sự thay đổi tuỳ theo tình hình thực tê của đất nước và yêu cầu chính trị, xã hội của từng đợt đặc xá. Cụ thể là trong đợt đặc xá đầu tiên ngay sau thành công của Cách mạng tháng Tám (Sắc lệnh sô 33D ngày 19/9/194Õ của Chủ tịch Chính phủ lâm thòi Việt Nam dân chủ cộng hoà) không quy định cụ thể vê điều kiện của ngưòi được đê nghị đặc xá hoặc chỉ quy định phạm nhân can tội hình sự thường và phạm nhân can tội về chính trị do Toà án thường xét xử (đặc xá năm 19Õ7); phạm nhân thuộc loại hình sự thường trừ những tội lưu manh, giết người cướp của đã ở tù một thòi gian và đã th ậ t sự cải tạo (đặc xá năm 1960). Đặc xá trong giai đoạn 1966 - 1973 quy định điều kiện về thòi gian đã ở tù là từ một phần hai mức án trở lên; nếu là tù chung thân thì phải ở tù từ 12 năm trở lên, có thể châm chước về thòi gian ở tù đôi vối một số đổi tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc phạm nhân được xét giảm án phải đã ở tù từ một phần năm mức án trở lên, nếu là tù chung thân thì phải ở tù từ Oõ năm trở lên. Đặc xá năm 1990 lại quy định điều kiện là thân nhân của liệt sĩ hoặc những ngưòi trước khi phạm tội là thương binh, bệnh binh; những người đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo; người chưa thành niên, phụ nữ có con nhỏ dưới 03 tuổi, những ngưòi mà gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về đời sống và thời gian đã ỏ tù của những đối tượng nêu trên phải ít n h ất là một phần ba mức án và có thái độ cải tạo tốt, trường hỢp đặc biệt có thể được xét tha sóm hơn. Trong các Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước (2004 - 2007), điều kiện của người được đê nghị đặc xá được quy định cụ thể và đầy đủ hơn về thái độ cải tạo; thời gian đã chấp hành hình phạt tù cho từng đối tượng là phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam; người đang được hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và quy định những trường hỢp ưu tiên đưỢc xét đặc xá, các trường hỢp không đề nghị đặc xá. Điều đó dẫn đến sự thiếu thống n h ất trong hệ thốíng văn bản pháp luật về đặc xá, gây khó khăn cho các cd quan, tổ chức trong 20
  18. Phẩn I. Bình luận Luật Đặc xá việc thực hiện hoạt động đặc xá. Cùng với những quy định khác của Luật Đặc xá, khái niệm ''Quyết định về đặc xá" của Chủ tịch nước quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Đặc xá vừa thể hiện tính pháp điển hoá cao trong công tác lập pháp của Nhà nước ta vừa cụ thể hoá quy định vê thẩm quyền xem xét, quyết định vê đặc xá của Chủ tịch nước trong Hiến pháp vói những nội dung phù hỢp nhằm giúp cho Chủ tịch nưốc thực hiện :ốt nhất quyền của mình vói tư cách nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Nhà nước về đốì nội và đối ngoại. - Cịuyẽt định đặc xá là văn bản của Chủ tịch nước quyết định th a tù trước thời hạn được áp dụng trực tiếp đôi với người bị kết án p h ạ t tù có thòi hạn, tù chung th â n (đã được giảm xuống tù có thời hạn). Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước quy định tại khoản 3 Điều 3 đã phân biệt với các quyết định miễn, giảm thời hạn chấp h à n h hình phạt và các quyết định khác của Toà án; đồng thòi xác định đối tượng được Chủ tịch nước ra Quyết định đặc xá là người bị kêt án phạt tù có thời hạn, tù chung th â n (có thể đã được hoặc chưa được giảm xuông tù có thòi hạn) đang chấp hành hình p h ạt tù tại trại giam, trại tạm giam hoặc ngưòi đang được hoãn hoặc tạm đình chỉ châp hành hình p h ạt tù. - Quyẻt định về đặc xá và Quyết định đặc xá cũng có những điểm khác biệt cần chú ý. Trong trường hỢp đặc xá n h ân sự kiện trọng đại aoặc ngày lễ lớn của đât nưỏc, Quyết định về đặc xá và Quyết địni dặc xá có sự quan hệ chặt chẽ với nhau theo một trình tự, thủ tục quy định tại Chương II của L uật Đặc xá, theo đó Quyết định vê đác xá của Chủ tịch nước là điểm khởi đầu, mang tính nguyên tắ: thể hiện chủ trương về đặc xá đôi với một nhóm đối tưỢng là nỉưòi bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuôr.g tù có thời hạn đang chấp hàn h hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam. Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước là kết quả của Cf. một quá trình khi các cơ quan có thẩm quyền xem xét, th ẩ m định, tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch nước trong việc xem 21
  19. Bình luận Luật Đặc xá xét, quyết định th a tù trước thòi hạn đôl với người đang chấp hành hình p h ạ t tù có thòi hạn, tù chung th ân đã được giảm xuòng tù có thòi h ạn căn cứ vào những quy định cụ thể trong Quyết định về đặc xá. Còn đặc xá trong trường hỢp đặc biệt không phụ thuộc vào thòi điểm và điều kiện quy định tại khoản 1 Điều õ, Điều 10 và Điều 11 của L uật Đặc xá, đổi tượng áp dụng là đôi vối từng người đang bị kết án p h ạ t tù có thời hạn, tù chung thân; người đang được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp h àn h hình phạt tù cụ thể. Vì vậy, đặc xá trong trường hỢp đặc biệt chỉ có Quyết định đặc xá mà không có Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước. Bên cạnh đó, từ quy định của Luật Đặc xá cho thấy, do Quyết định đặc xá của Chủ tịch nưốc có thể áp dụng trong cả hai trường hỢp đặc xá nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nưóc và đặc xá trong trường hợp đặc biệt nên đối tượng áp dụng (đôl tượng được hưởng đặc xá) trong Quyết định đặc xá của Chủ tịch nưóc rộng hđn đối tượng được nêu trong Quyết định vê đặc xá của Chủ tịch nưóc. Cụ th ể là, đôi tượng được hưởng đặc xá trong Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước có thể là người bị kết á n phạt tù có thòi hạn, tù chung th â n đã được giảm xuống tù có thòi hạn (trong trường hỢp đặc xá nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn) hoặc ngưòi bị kết án p h ạ t tù có thòi hạn, tù chung thân chưa được giảm xuông tù có thòi hạn, ngưòi đang được hoãn hoặc tạ m đình chỉ chấp hành hình phạt tù (đặc xá trong trường hỢp đặc biệt). 6. Do vị trí đặc biệt của Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nưóc nên hoạt động của Hội đồng tư vấn đặc xá trung ương có trách nhiệm r ấ t lớn trong việc bảo đảm tính nghiêm minh, khách quan, đúng pháp luật trong hoạt động đặc xá. về bản chất, tuy ý kiến của Hội đồng tư vấn đặc xá tru n g ương chỉ là tư vấn cho Chủ tịch nước và triển khai thực hiện Quyết định vê đặc xá của Chủ tịch nước nhưng lại rấ t q uan trọng để Chủ tịch nưóc xem xét, quyết định. M ặt khác, hoạt động của Hội đồng tư vấn đặc xá tru n g ương có liên 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2