intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luyện thi đại học KIT 2 môn Hóa học: Đề số 15 - Thầy Phạm Ngọc Sơn

Chia sẻ: Luyện Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

53
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Luyện thi đại học KIT 2 môn Hóa học: Đề số 15 - Thầy Phạm Ngọc Sơn" được chia làm 2 phần: phần chung có 40 câu hỏi trắc nghiệm, phần riêng được chọn theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luyện thi đại học KIT 2 môn Hóa học: Đề số 15 - Thầy Phạm Ngọc Sơn

  1. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 15 ĐỀ SỐ 15 Giáo viên: PHẠM NGỌC SƠN Đây là đề thi tự luyện số 15 thuộc khoá LTĐH KIT-2: Môn Hóa học (Thầy Phạm Ngọc Sơn). Để sử dụng hiệu quả, bạn cần làm trước các câu hỏi trong đề trước khi so sánh với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết trong video bài giảng (phần 1 và phần 2). I. Phần chung (40 câu) Câu 1: Chia m gam hỗn hợp M gồm hai ancol đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng thành 2 phần bằng nhau. Cho phần (1) tác dụng với Na (dư) được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Cho phần (2) phản ứng hoàn toàn với CuO ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp M1 chứa hai anđehit. Toàn bộ lượng M1 phản ứng hết với AgNO3 trong NH3, thu được 86,4 gam Ag. Giá trị của m là A. 24,8 gam. B. 30,4 gam. C. 15,2 gam. D. 45,6 gam. Câu 2: Chia 156,8 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần (1) tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần (2) tác dụng vừa đủ với dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch M là A. 1,75 mol. B. 1,50 mol. C. 1,80 mol. D. 1,00 mol. Câu 3: Nung hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan X vào nước dư thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan và phần không tan T. Cho khí CO dư qua T, nung nóng được hỗn hợp rắn E (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Thành phần E chứa tối đa: A. 1 đơn chất và 2 hợp chất. B. 1 đơn chất và 1 hợp chất. C. 2 đơn chất và 2 hợp chất. D. 2 đơn chất và 1 hợp chất. Câu 4: Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 5,24 gam chất rắn. Giá trị của a là A. 9,43. B. 11,5. C. 9,2. D. 10,35. Câu 5: Cho hỗn hợp Na, Al, Fe, FeCO3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi chia làm 2 phần. Phần (1) đem tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Phần (2) đem tác dụng với dung dịch HCl dư. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra trong các thí nghiệm trên là: A. 5. B. 6. C. 8. D. 7. Câu 6: Cho hỗn hợp chứa 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 100 ml dung dịch AgNO3 xM. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 3 muối. Giá trị của x là A. 2,5. B. 4,5. C. 5,0. D. 3,5 Câu 7: Cho các chất sau: propyl clorua, anlyl clorua, phenyl clorua, natri phenolat, anilin, muối natri của axit amino axetic, ancol benzylic. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng khi đun nóng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 8: Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O. Nếu tỉ khối của hỗn hợp NO và N2O đối với H2 là 19,2. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hóa là A. 6 : 11 B. 8 : 15 C. 11 : 28 D. 38 : 15 Câu 9: Oxi hoá 25,6 gam CH3OH (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần (1) tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Phần (2) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 1M. Hiệu suất quá trình oxi hoá CH3OH là 75%. Giá trị của m là A. 64,8. B. 32,4. C. 129,6. D. 108. Câu 10: Đốt cháy 0,2 mol hợp chất A thuộc loại tạp chức thu được 26,4 gam khí CO2, 12,6 gam hơi H2O, 2,24 lít khí nitơ (đktc) và lượng O2 cần dùng là 0,75 mol. Số đồng phân của A tác dụng được với dung dịch NaOH và HCl là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 11: Số đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C8H10O tác dụng được với NaOH là A. 9. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 12: Hỗn hợp X gồm Ca và 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp. Lấy 9,1 gam hỗn hợp X tác dụng hết với H2O thu được dung dịch Y và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Đem dung dịch Y tác dụng với dung dịch HCl Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 15 dư thu được dung dịch Z, cô cạn dung dịch Z thì thu được m gam chất rắn khan. Hai kim loại kiềm và giá trị m là A. Na, K và 27,17. B. Na, K và 33,95. C. Li, Na và 33,95. D. Li, Na và 27,17. Câu 13: Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H2. Lấy 0,25 mol hỗn hợp X cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam kết tủa và dung dịch Z. Khối lượng dung dịch Z thay đổi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là A. giảm 10,5 gam. B. tăng 11,1 gam. C. giảm 3,9 gam. D. tăng 4,5 gam. Câu 14: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong HCl dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X lần lượt vào các ống nghiệm có chứa: Cu, Ag, dung dịch KMnO4, Na2CO3, AgNO3, KNO3. Số ống nghiệm có phản ứng xảy ra là A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 15: Mệnh đề nào dưới đây là đúng ? A. Tất cả các phản ứng của nitơ với kim loại đều cần đun nóng. B. Silicagen được dùng làm chất hút ẩm và hấp phụ nhiều chất. C. CrO3 tác dụng với nước tạo ra axit cromic. D. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất từ quặng canxit. Câu 16: Thực hiện các thí nghiệm sau: 1) Hòa tan SO3 vào dung dịch H2SO4. 2) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4. 3) Đưa ống nghiệm chứa bạc clorua ra ánh sáng. 4) Sục khí SO2 vào nước brom. 5) Sục khí SO2 vào dung dịch KOH. 6) Sục khí NO2 vào dung dịch Ba(OH)2. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 17: Cho V lít hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với hỗn hợp B gồm 0,2 mol Al và 0,1 mol Mg thì thu được 25,2 gam hỗn hợp muối clorua và oxit của 2 kim loại. Số mol của Cl2 có trong V lít hỗn hợp khí A là A. 0,15. B. 0,3. C. 0,2. D. 0,25. Câu 18: Cho các cặp chất phản ứng: 1) SO2 + H2S 2) H2S + Cl2 3) Mg + CO2 4) Na2SO3 + H2SO4 5) H2O2 + KNO2 6) KClO3 + HCl (đặc) 7) HI + FeCl3 8) O3 + Ag 9) NH3 + CuO Số phản ứng tạo ra đơn chất là: A. 6. B. 9. C. 7. D. 8. Câu 19: Cho 2,0 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X chứa H2SO4 0,1M; CuSO4 0,15M; Fe(NO3)3 0,1M thu được dung dịch Y; hỗn hợp rắn Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 6,05. B. 9,20. C. 6,65. D. 8,15. Câu 20: Tripeptit X và tetrapeptit Y được tạo từ một amino axit Z mạch hở (phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2). Phần trăm khối lượng nitơ trong Z bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y (có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam X; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam Z. Giá trị của m là A. 12,58. B. 4,195. C. 8,38. D. 25,167. Câu 21: Có các nhận định sau đây: 1) Nguyên tắc sản xuất gang là oxi hóa oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. 2) Nguyên tắc sản xuất thép là khử các tạp chất trong gang. 3) Tính chất hóa học của Fe2+ là tính khử. 4) Nước cứng là nước có chứa ion Ca2+, Mg2+ dưới dạng muối Cl-, HCO3-, SO42-. Số nhận định luôn đúng là Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
  3. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 15 A. 2. B. 3. C. 0. D. 1. Câu 22: Có các nhận định sau: 1) Cấu hình electron của ion X2+ là [Ar] 3d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB. 2) Các ion và nguyên tử: Ne, Na+ , F− có cùng số electron. 3) Khi đốt cháy ancol no thì ta có số mol H2O > CO2. 4) Dãy K, Mg, Si, N có bán kính nguyên tử giảm dần từ trái sang phải. 5) Tính bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 giảm dần. Số nhận định luôn đúng: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 3 ancol đơn chức X, Y và Z trong đó Y và Z là 2 ancol đồng phân, thu được 3,96 gam H2O và 3,136 lít khí CO2 (đktc). Số mol ancol X bằng 5/3 tổng số mol 2 ancol Y và Z. Khối lượng của Y và Z trong hỗn hợp là: A. 3,6 gam B. 0,9 gam C. 1,8 gam D. 2,22 gam Câu 24: Cho hỗn hợp gồm x mol Zn và 0,12 mol Fe vào 150 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và CuSO4 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được 10,72 gam chất rắn. Giá trị của x là A. 0,125. B. 0,45. C. 0,15. D. 0,2. Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol no, mạch hở X cần vừa đủ 5,6 lít oxi (đktc). X cùng với axit HOOCC6H4COOH là 2 monome được dùng để điều chế polime, làm nguyên liệu sản xuất tơ: A. Nilon-6,6. B. Lapsan. C. Capron. D. Enang Câu 26: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: N2 = 84,77%; SO2 = 10,6% còn lại là O2. Thành phần % theo khối lượng của FeS trong X là A. 68,75%. B. 59,46%. C. 26,83%. D. 42,3%. Câu 27: Cho 32,8 gam hỗn hợp gồm axit glutamic và tyrosin (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 49,2 B. 52,8 C. 43,8 D. 45,6 - Câu 28: Cho các chất và ion sau đây: NO2 , Br2, SO2, N2, H2O2, HCl, S. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 29: Cho quỳ tím vào lần lượt các dung dịch: CH3COOK, FeCl3, NH4NO3, K2S, Zn(NO3)2, Na2CO3. Số dung dịch làm đổi màu giấy quỳ là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 30: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo là: A. Tơ nilon – 6,6 và tơ capron. B. Tơ tằm và tơ enang. C. Tơ visco và tơ nilon-6,6. D. Tơ visco và tơ axetat. Câu 31: Cho phản ứng sau: 2SO2(k) + O2(k)    2SO3(k) ;  H < 0  Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận thì: (1): tăng tăng nhiệt độ, (2): tăng áp suất, (3): hạ nhiệt độ, (4): dùng xúc tác là V2O5, (5): Giảm nồng độ SO3. Biện pháp đúng là: A. 1, 2, 5. B. 2, 3, 5. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 2, 3, 4, 5. Câu 32: Một muối X có công thức C3H10O3N2. Lấy 17,08 gam X cho phản ứng hết với 200 ml dung dịch KOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi và chất rắn. Trong phần hơi có một chất hữu cơ Y (bậc I), trong phần rắn chỉ là hỗn hợp các chất vô cơ. Khối lượng của phần rắn là: A. 28,7 gam. B. 16,16 gam. C. 16,6 gam. D. 11,8 gam. Câu 33: Xà phòng hóa hoàn toàn 100 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần a gam dung dịch NaOH 25%, thu được 9,43 gam glixerol và b gam muối natri. Giá trị của a, b lần lượt là: A. 49,2 và 103,37 B. 51,2 và 103,145 C. 51,2 và 103,37 D. 49,2 và 103,145 Câu 34: Tích số ion của nước ở một số nhiệt độ như sau: 20 C là 7,00.10-15; 250C là 1,00.10-14; 300C là 0 1,50.10-14. Sự điện li của nước là A. thu nhiệt B. tỏa nhiệt hay thu nhiệt tùy theo điều kiện phản ứng Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
  4. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 15 C. tỏa nhiệt D. không xác định tỏa nhiệt hay thu nhiệt Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este đơn chức no, mạch hở cần 3,976 lít oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ. Công thức của hai chất hữu cơ trong hỗn hợp đầu là: A. HCOOC3H7 và HCOOC2H5 B. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 C. C2H5COOC2H5 và C2H5COOCH3 D. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7 Câu 36: Xét các chất: đimetylete (1), ancol metylic (2), ancol etylic (3), axit axetic (4), axeton (5). Các chất trên được xếp theo nhiệt độ sôi tăng dần (từ trái sang phải) là: A. 1, 5, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 5, 1. C. 5, 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4, 5. Câu 37: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp BaO, Al2O3 và FeO đốt nóng thu được chất rắn X1. Hoà tan chất rắn X1 vào nước thu được dung dịch Y1 và chất rắn E1. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y1 thu được kết tủa F1. Hoà tan E1 vào dung dịch NaOH dư thấy bị tan một phần và còn chất rắn G1. Cho G1 vào dung dịch AgNO3 dư. Tổng số phản ứng xảy ra là A. 7. B. 8. C. 6. D. 9. Câu 38: Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO41M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng muối do H2NCH2COONa tạo thành là: A. 29,25 gam B. 18,6 gam C. 37,9 gam D. 12,4 gam Câu 39: Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được 11 gam chất rắn Y và O2. Trộn lượng O2 trên với không khí theo tỉ lệ thể tích VO :Vkk 1:3 trong một bình kín ta thu được hỗn hợp khí Z. Cho 2 vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí O2, N2, CO2, trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Giá trị m là A. 12,53. B. 12,67. C. 12,73. D. 12,92. Câu 40: Thực hiện phản ứng este hoá 1 mol C2H5OH với 1 mol HCOOH ở nhiệt độ không đổi (xúc tác H2SO4 đặc) khi hệ cân bằng thu được 0,6 mol este. Ở cùng điều kiện trên este hoá 1 mol C2H5OH và x mol HCOOH. Khi hệ cân bằng thu được 0,75 mol este. Giá trị của x là A.1,25. B.1,75. C.2,0. D.1,0. II. Phần riêng (10 câu) A. Theo chương trình Chuẩn (từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 200 ml dung dịch HNO3 2M, thu được một chất khí (sản phẩm khử duy nhất) không màu, hóa nâu trong không khí và có một kim loại dư. Sau đó cho thêm 33,33 ml dung dịch H2SO4 2M thì kim loại vừa tan hết, thấy chất khí trên tiếp tục thoát ra. Khối lượng Fe trong hỗn hợp là A. 8,4 gam. B. 5,6 gam. C. 2,8 gam. D. 1,4 gam. Câu 42: Cho lần lượt từng chất O3, Cl2, H2O2, FeCl3, AgNO3 vào dung dịch X gồm KI và một ít hồ tinh bột. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là A. 4 chất. B. 5 chất. C. 3 chất. D. 2 chất. Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là: A. 17,545 gam B. 18,355 gam C. 15,145 gam D. 2,4 gam Câu 44: Người ta có thể điều chế cao su buna từ gỗ theo sơ đồ sau: Xenlulozơ  35%  glucozơ  80%  C2H5OH  60%  Buta-1,3-đien  Trung hop  Cao su Buna Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su Buna là A. 25,625 tấn. B. 37,875 tấn. C. 5,806 tấn. D. 17,857 tấn. Câu 45: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp A một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni, thu được hỗn hợp hơi B gồm hỗn hợp các ancol, các anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của B so với He bằng 95/12. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa anđehit metacrylic là: A. 100% B. 70% C. 65% D. 80% Câu 46: Cho m gam hỗn hợp gồm kim loại K và Al2O3 tan hết vào H2O thu được dung dịch X và 5,6 lít khí (ở đktc). Cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào X đến khi phản ứng kết thúc thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 29,7. B. 39,9. C. 19,95. D. 34,8. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -
  5. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 15 Câu 47: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Dãy các chất đều có phản ứng với dung dịch X là A. KMnO4, HNO3, Cu, HCl, BaCl2, K2Cr2O7, NaNO3. B. K2Cr2O7, Br2, H2S, KI, NaNO3, NH4Cl, Cu. C. K2Cr2O7, Fe, Cl2, KI, KNO3, (NH4)2SO4, Cu. D. KMnO4, HNO3, Cu, KI, BaCl2, K2Cr2O7, KNO3. Câu 48: : Cho dung dịch X chứa x mol FeCl2 và x mol NaCl vào dung dịch chứa 4x mol AgNO3 thu được 53,85 gam kết tủa và dung dịch Y. Khối lượng chất tan có trong dung dịch Y là A. 37,77 gam. B. 32,7 gam. C. 38,019 gam. D. 54,413 gam. Câu 49: Tìm mệnh đề sai trong các phát biểu sau: A. Nhiệt độ sôi của ankanol cao hơn so với ankanal có phân tử khối tương đương. B. Phenol là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường. C. Metylamin là chất lỏng có mùi khai, tương tự như amoniac. D. Etylamin dễ tan trong H2O. Câu 50: Cho các chất: C2H5OH, C6H5OH, C6H5NH2, dung dịch C6H5ONa, dung dịch NaOH, dung dịch CH3COOH, dung dịch HCl. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau có xúc tác, số cặp có phản ứng xảy ra là A. 12. B. 8. C. 9. D. 10. B. Theo chương trình Nâng cao (từ câu 51 đến câu 60) Câu 51. Trong công nghiệp, amoniac được sản xuất theo phương trình sau:  2N2(k) + 3H2(k)   2NH3(k) H = –92 kJ  Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra amoniac nhiều hơn nếu A. tăng nhiệt độ của hệ. B. giảm nồng độ của khí nitơ và khí hiđro. C. tăng áp suất chung của hệ. D. giảm áp suất chung của hệ. Câu 52. Có ba chất lỏng là anđehit axetic, axit axetic và glixerol đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết của 3 chất là A. quỳ tím. B. Cu(OH)2/OH– . C. Na. D. dung dịch AgNO3/NH3 Câu 53. Đốt cháy một lượng anđehit X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. X là A. anđehit no, đơn chức. B. anđehit no, 2 chức. C. anđehit no. D. anđehit 2 chức, có 1 liên kết đôi. Câu 54. Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tính oxi hoá tăng dần là: A. Ni2+, Fe2+, Cu2+, Ag+, Fe3+, Au3+ . B. Fe2+, Ni2+, Cu2+, Fe3+, Ag+, Au3+ . 2+ 2+ 2+ 3+ + 3+ C. Ni , Fe , Cu , Fe , Ag , Au . D. Fe2+, Ni2+, Cu2+, Ag+, Fe3+, Au3+ . Câu 55. Cho vào ống nghiệm chứa 3 ml dung dịch KOH vài tinh thể K2Cr2O7 và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch HCl vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là A. đỏ da cam và vàng chanh. B. vàng chanh và đỏ da cam. C. nâu đỏ và vàng chanh. D. vàng chanh và nâu đỏ. Câu 56. Để thu được Ag từ hỗn hợp Cu và Ag người ta dùng dung dịch A. H2SO4 đặc, dư. B. HNO3 dư. C. AgNO3 dư. D. Cu(NO3)2 dư. Câu 57. Để phân biệt các chất rắn NaCl, Na2CO3, AgNO3, CuSO4 khan có thể dùng A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl dư. C. nước. D. dung dịch NaCl dư. Câu 58. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic thu được 70,4 gam CO2 và 39,6 gam H2O. Giá trị của a là A. 3,32. B. 33,2. C. 6,64. D. 66,4. Câu 59. Amino axit có khả năng tham gia phản ứng este hoá vì A. amino axit là chất lưỡng tính. B. amino axit có chứa nhóm NH2. C. amino axit có chứa nhóm COOH. D. tồn tại dạng ion lưỡng cực. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -
  6. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 15 Câu 60. Những phản ứng hoá học nào sau đây chứng minh rằng glucozơ là hợp chất tạp chức ? A. Phản ứng tráng bạc và phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ thường với Cu(OH)2. B. Phản ứng tráng bạc và phản ứng lên men rượu. C. Phản ứng tạo phức với Cu(OH)2 và phản ứng lên men rượu. D. Phản ứng lên men rượu và phản ứng thuỷ phân. Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2