intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luyện thi đại học KIT 2 môn Hóa học: Đề số 9 - Thầy Phạm Ngọc Sơn

Chia sẻ: Luyện Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Luyện thi đại học KIT 2 môn Hóa học: Đề số 9 - Thầy Phạm Ngọc Sơn" được chia làm 2 phần: phần chung có 40 câu hỏi trắc nghiệm, phần riêng được chọn theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luyện thi đại học KIT 2 môn Hóa học: Đề số 9 - Thầy Phạm Ngọc Sơn

  1. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 09 ĐỀ SỐ 09 Giáo viên: PHẠM NGỌC SƠN Đây là đề thi tự luyện số 09 thuộc khoá LTĐH KIT-2: Môn Hóa học (Thầy Phạm Ngọc Sơn). Để sử dụng hiệu quả, bạn cần làm trước các câu hỏi trong đề trước khi so sánh với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết trong video bài giảng (phần 1 , phần 2 và phần 3). I. Phần chung (40 câu) Câu 1. Trong các dãy nguyên tố dưới đây, dãy gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau là: A. He (Z = 2), Ne (Z = 10), và Ar (Z = 18). B. Ca (Z = 20), Cr (Z = 24) và Cu (Z = 29). C. He (Z = 2), Mg (Z = 12) và Fe (Z = 26). D. F (Z = 9), Cl (Z = 17) và Mn (Z = 25). Câu 2. Nhận định nào dưới đây sai ? A. Độ bền liên kết cacbon – cacbon của dãy chất sau tăng dần: C2H2, C2H4 và C2H6. B. Độ dài liên kết cacbon- oxi của dãy chất sau tăng dần: CO, CH2O và C2H6O. C. Độ bền phân tử của dãy chất sau tăng dần: HClO, HClO2, HClO3 và HClO4. D. Số liên kết đôi trong phân tử của dãy chất sau tăng dần: H3PO4, H2SO4 và HClO4. Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X cần 6,4 gam O2 thu được 16 gam CuO và 6,4 gam SO2. Hòa tan hết m gam X bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thì số mol HNO3 đã dùng là A. 0,4 mol. B. 0,8 mol. C. 1,0 mol. D. 1,2 mol. Câu 4. Trong phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol, yếu tố không làm tăng hiệu suất của phản ứng là A. dùng dư axit hoặc ancol. B. dùng H2SO4 đặc hấp thụ nước. C. tăng áp suất chung. D. chưng cất đuổi este. Câu 5. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl xM và H2SO4 yM với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1 M thì thu được 2,9125 gam kết tủa và dung dịch thu được có pH = 1. Giá trị của x và y lần lượt là: A. 0,3 và 0,05. B. 0,015 và 0,015. C. 0,6 và 0,06. D. 0,3 và 0,1. Câu 6. Cho rất từ từ dung dịch X chứa 0,0150 mol HCl vào dung dịch Y chứa K2CO3 thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và 0,005 mol CO2. Nếu cho từ từ dung dịch Y vào dung dịch X thì số mol khí CO2 thu được bằng A. 0,0050. B. 0,0075. C. 0,0100. D. 0,0150. Câu 7. Đốt cháy trong bình thuỷ tinh một hợp chất khí X thu được 14,2 gam P2O5 và 5,4 gam H2O. Cho thêm vào bình đó 37 ml dung dịch NaOH 32% (D = 1,35 g/ml) thu được dung dịch Y. Nồng độ % chất tan trong dung dịch Y bằng: A. 10,2%. B. 20,4%. C. 40,8%. D. 61,2%. Câu 8. Hỗn hợp X gồm BaO, FeO và Al2O3. Hoà tan X trong lượng dư nước thu được dung dịch Z và phần không tan Y. Sục khí CO2 dư vào Z thấy có kết tủa. Cho khí CO dư qua Y nung nóng được chất rắn T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần, còn lại chất rắn G. Các chất Y, Z, T, gam lần lượt là A. (FeO + Al2O3), Ba(AlO2)2, (Fe + Al), Fe. B. (FeO + Al2O3), Ba(AlO2)2, (Fe + Al2O3), Fe. C. (FeO + Al2O3), NaAlO2, (Fe + Al2O3), Fe. D. FeO, Ba(AlO2)2, Al, Fe. Câu 9. Trộn 100 ml dung dịch FeCl2 1 M với 300 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là A. 10,8 gam. B. 14,35 gam. C. 28,7 gam. D. 39,5 gam. Câu 10. Phát biểu nào dưới đây sai ? A. Na được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy NaCl. B. Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy AlCl3. C. Fe được điều chế bằng cách khử Fe2O3 bằng CO, đốt nóng. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 09 D. Cu được điều chế bằng cách điện phân dung dịch CuCl2. Câu 11. Lượng kết tủa tạo thành khi trộn lẫn dung dịch chứa 0,0075 mol NaHCO3 với dung dịch chứa 0,01 mol Ba(OH)2 bằng A. 0,73875 gam. B. 1,47750 gam. C. 1,97000 gam. D. 2,95500 gam. Câu 12. Đốt hoàn toàn 1,6 gam kim loại M thuộc nhóm IIA trong lượng dư không khí, được hỗn hợp chất rắn X (gồm oxit và nitrua của M). Hòa tan X vào nước được dung dịch Y. Thổi CO2 vào dung dịch Y đến dư thu được 6,48 gam muối. Kim loại M là A. Mg. B. Ca. C. Sr. D. Ba. Câu 13. Xét các phản ứng: (1) Ca(HCO3)2  CaCO3 + H2O + CO2 (2) CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2 (3) CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + H2O + CO2 t (4) CaCO3   CaO + CO 2 Các phản ứng giải thích sự hình thành thạch nhũ trong hang động và sự xâm thực của nước mưa với đá vôi là A. 1 và 2. B. 3 và 4. C. 1 và 3. D. 2 và 4. Câu 14. Phát biểu nào dưới đây sai ? A. Thạch cao được dùng để trộn với clanhke sản xuất xi măng, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương. B. Công thức của thạch cao sống là CaSO4.2H2O, thạch cao nung là 2CaSO4.H2O và thạch cao khan là CaSO4. C. Thạch cao khan (hình thành bằng cách nung thạch cao sống ở 600oC) là chất tan khá tốt trong nước và tạo sản phẩm là thạch cao sống. D. Thạch cao nung khi kết hợp với nước có sự giãn nở thể tích, rất ăn khuôn, nên được dùng để nặn tượng, đúc các chi tiết trang trí nội thất. Câu 15. Hòa tan hết 0,965 gam hỗn hợp gồm Fe và Al trong dung dịch HNO3 dư thu được 280 ml (đktc) khí C gồm NO và N2O có tỉ khối so với không khí bằng 1,3241. Giả thiết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu bằng: A. 29%. B. 42%. C. 58%. D. 87%. Câu 16. Chất nào dưới đây được dùng để chế tạo phim ảnh ? A. AgBr . B. HgO. C. KClO3. D. NaClO. Câu 17. Thổi 0,03 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,03 mol NaOH. Khi phản ứng hoàn toàn, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thấy giấy quỳ: A. có màu đỏ. C. không đổi màu. B. có màu xanh. D. không có màu. Câu 18. Hòa tan 8,05 gam Na kim loại vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được bằng: A. 2,7 gam. B. 3,9 gam. C. 7,8 gam. D. 9,5 gam. Câu 19. Hòa tan 26,7 gam hỗn hợp NaI và NaCl vào nước được dung dịch A. Cho brom vừa đủ vào dung dịch A được muối X có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu là 4,7 gam. Khối lượng NaCl trong hỗn hợp bằng: A. 5,37 gam. B. 11,7 gam. C. 8,775 gam D.14,625 gam. 2 SO 4 Câu 20. Để nhận ra ion trong dung dịch hỗn hợp có lẫn các ion CO32–, PO43– SO32– và HPO42–, nên dùng thuốc thử là dung dịch A. BaCl2/H+ B. Ba(OH)2. C. H2SO4 đặc. D. Ca(NO3)2. Câu 21. Trong công nghiệp, khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn thu được hỗn hợp gồm NaOH và NaCl ở khu vực catot. Để tách được NaCl khỏi NaOH người ta sử dụng phương pháp: A. chiết. B. lọc, tách. C. chưng cất. D. kết tinh phân đoạn. Câu 22. Hiđrocacbon X có khối lượng phân tử bằng 104 đvC. Cho 9,36 gam X tác dụng vừa hết dung dịch chứa 14,4 gam Br2. Chất X là Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
  3. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 09 A. vinylbenzen. B. alylbenzen. C. vinylxyclohexan. D. alylxyclohexan. Câu 23. Phản ứng nào dưới đây làm thay đổi cấu tạo của nhân thơm ? as A. toluen + Cl2  as,50o C B. benzen + Cl2   C. stiren + Br2  D. toluen + KMnO4 + H2SO4  Câu 24. Cho các cặp chất: (1) CH3OH và CH3CH2CH2OH; (2) CH2=CH-OH và CH2=CH-CH2OH; (3) C6H5 – OH và C6H5 – CH2 – OH; (4) C6H5 – CH2 – OH và CH3 – C6H4 – CH2 - OH Cặp chất đồng đẳng là A. (2) và (3). B. (2); (3) và (4). C. (1); (2) và (3). D. (1) và (4). Câu 25. Cho 1,06 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp tác dụng hết với Na thu đuợc 224 ml H2 (đktc). Công thức phân tử của hai ancol là: A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H5OH và C4H7OH. D. C4H9OH và C5H10OH. Câu 26. Ứng với công thức phân tử C3H6O2, có x đồng phân làm quỳ tím hóa đỏ; y đồng phân tác dụng được với dung dịch NaOH, nhưng không tác dụng với Na; z đồng phân tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch AgNO3/NH3 và t đồng phân vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. Nhận định nào sau đây là sai: A. x = 1. B. y = 2. C. z = 0. D. t = 2. Câu 27. Công thức phân tử nào dưới đây là công thức của hai este đồng phân, tác dụng được với Cu(OH)2/NaOH tạo kết tủa Cu2O ? A. C2H4O2 B. C3H6O2 C. C4H8O2 D. C5H10O2 Câu 28. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit và môi trường kiềm có điểm giống nhau là: A. đều là phản ứng thuận nghịch. B. hiệu suất phản ứng bằng nhau. C. đều là phản ứng của este với nước. D. hình thành các loại sản phẩm giống nhau. Câu 29. X là este hai chức tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra một muối và một ancol, đều có số mol bằng số mol este, đều có cấu tạo mạch thẳng. Mặt khác, 2,58 gam tác dụng vừa đủ với 0,03 mol KOH thu được 3,33 gam muối. X là: A. etilenglicol oxalat. B. etilenglicol ađipat. C. đimetyl malonat. D. đimetyl ađipat. Câu 30. Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H7O2N. X tác dụng được với dung dịch NaOH, dung dịch HCl, X và với dung dịch Br2, nhưng không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Công thức cấu tạo của X là: A. CH3CH(NH2)COOH. B. H2NCH2CH2COOH. C. CH2=CHCOONH4. D. HCOONH3CH=CH2. Câu 31. X là một   aminoaxit mạch thẳng. Cho 0,015 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo ra 2,5125 gam muối. Cũng lượng X trên khi tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tạo thành 2,295 gam muối. Công thức của X là: A. H2N[CH2]5COOH. B. H2N[CH2]6COOH. C. H2N[CH2]3CH(NH2)COOH. D. H2N[CH2]4CH(NH2)COOH. Câu 32. Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 gam alanin. Nếu phân tử khối của A là 50.000 đvC thì số mắt xích alanin trong phân tử A bằng Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
  4. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 09 A. 191. B. 227. C. 230. D. 455. Câu 33. Chia một hỗn hợp gồm tinh bột và glucozơ thành hai phần bằng nhau. Hòa tan phần thứ nhất trong nước rồi cho phản ứng hoàn toàn với AgNO3 trong NH3 dư thì được 2,16 gam Ag. Đun phần thứ hai với H2SO4 loãng, sau đó trung hòa bằng NaOH rồi cũng cho tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thì được 6,480 gam Ag. Khối lượng tinh bột trong hỗn hợp đầu bằng: A. 3,24 gam. B. 4,86 gam. C. 6,48 gam. D. 9,72 gam. Câu 34. Nếu phân loại theo cách tổng hợp, thì trong bốn polime cho dưới đây polime nào cùng loại polime với cao su buna ? A. Tơ nilon-6,6. B. Nhựa phenolfomandehit. C. Poli(vinyl axetat). D. Tơ capron . Câu 35. Nhiệt phân trong chân không một chất hữu cơ X người ta chỉ thu được muội than và hơi nước, trong đó lượng nước thu được bằng 60% lượng chất X ban đầu. MX = 90 gam/mol. X tác dụng được với Na, NaOH, nhưng không làm đổi màu quì tím, không tham gia phản ứng tráng gương. X có thể là chất nào trong các chất dưới đây ? A. CH3COOCH2CH2OH. B. HOCH2CH2COOH. C. HCOOCH2CH2OH. D. HOCH2COOCH3. Câu 36. Chất Y chứa C, H và N. Phần trăm khối lượng và phân tử khối của chất Y: 61,02% C; 15,15% H; M = 59. Công thức phân tử của Y là: A. C2H3N2. B. C3H9N. C. C3H7N. D. C2H6N2. Câu 37. Ðun nóng hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức A, B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp 3 ete. Ðốt cháy một phần hỗn hợp ete trên thu được 33 gam CO2 và 19,8 gam H2O. A và B lần lượt là: A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4H9OH. D. C3H5OH và C4H7OH. H2, xt CuO,t  O2 , t Câu 38. Cho dãy chuyển hóa: metyl propenal   ?   ?   X Chất X là: A. metyl propenoic. B. metyl propanoic. C. metyl propanal. D. metyl propanol. C H ,AlCl ZnO,600o C Câu 39. Cho dãy chuyển hóa: Benzen  X  Y 2 4 3 Chất Y là: A. etyl benzen (C6H5CH2CH3). B. phenyl axetilen (C6H5CCH). C. stiren (C6H5CH=CH2) . D. p-xilen (p-CH3C6H4CH3). Câu 40. Chuẩn độ 25,0 gam một mẫu huyết tương cần dùng 20,0 ml dung dịch K2Cr2O7 0,010M trong H2SO4. Nồng độ phần trăm của etanol trong mẫu huyết tương này bằng: A. 0,0552%. B. 5,52%. C. 0,0012%. D. 0,12%. II. Phần riêng A. Theo chương trình chuẩn (từ câu 41 đến câu 50) Câu 41. Dung dịch X chứa H+, NH4+, SO42-. Thêm Ba(OH)2 dư vào 4 lít dung dịch A và đun nóng thu được 448 ml khí NH3 (đktc) và 25,63 gam kết tủa. pH của dung dịch X bằng: A. 0,7. B. 1,3. C. 1,0. D. 12,7. Câu 42. Cho anđehit đơn chức X vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 23,76 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 17,38 gam. X là: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -
  5. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 09 A. Fomanđehit. B. Axetanđehit. C. Acrilanđehit. D. Propionanđehit. Câu 43. Hỗn hợp X gồm metanal và etanal. Khi oxi hoá m gam X (hiệu suất 100%) thu được hỗn hợp Y gồm 2 axit hữu cơ tương ứng có dY/X = a. Giá trị của a nằm trong khoảng A. 1,26 < a < 1,47. B. 1,62 < a < 1,75. C. 1,45 < a < 1,50. D. 1,36 < a < 1,53. Câu 44. Điện phân nóng chảy 1 tấn Al2O3 để sản xuất Al với hiệu suất quá trình là 90%. Tính lượng điện cực than chì bị tiêu hao nếu giả thiết toàn bộ lượng O2 sinh ra đã đốt cháy điện cực tạo 80% CO2 và 20% CO (về thể tích) A. 0,177 tấn. B. 0,196 tấn. C. 0,218 tấn. D. 0,392 tấn. Câu 45. Thổi khí NH3 dư qua 1 gam CrO3 đốt nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được lượng chất rắn bằng: A. 0,52 (g). B. 0,68 (g). C. 0,76 (g). D. 1,52 (g). Câu 46. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm ta thu được chất rắn B gồm 4 chất, nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thì thu được 9,062 gam kết tủa. Số mol FeO trong A bằng: A. 0,01 mol. B. 0,02 mol. C. 0,025 mol. D. 0,03 mol. Câu 47. Cho một số loại phân đạm: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, NaNO3, Ca(NO3)2, (NH2)2CO. Loại phân đạm chỉ thích hợp cho loại đất ít chua hoặc đất đã được khử chua trước bằng vôi là: A. NH4Cl, (NH4)2SO4 và NH4NO3. B. NaNO3 và Ca(NO3)2. C. (NH2)2CO. D. NH4NO3, NaNO3 và Ca(NO3)2. Câu 48. Ankađien X liên hợp mạch có nhánh phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch brom tạo chất Y chứa 82,47% khối lượng brom. Cho X tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1: 1 thì số dẫn xuất đibrom thu được bằng: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 49. Cho 0,01 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức của X có dạng: A. H2NRCOOH. B. (H2N)2RCOOH. C. H2NR(COOH)2. D. (H2N)2R(COOH)2. Câu 50. Phát biểu nào dưới đây sai ? A. Xenlulozơ không thể là thực phẩm cho người, do trong cơ thể người không có chứa men thủy phân xenlulozơ. B. Tinh bột không thể ứng dụng làm tơ sợi vì khác với xenlulozơ có cấu tạo sợi, tinh bột có cấu tạo dạng bột. C. Tính dẻo của gạo có được nhờ sự có mặt của amilozơ, hàm lượng amilozơ càng lớn thì gạo càng dẻo. D. Hợp chất hình thành giữa tinh bột với I2 là hợp chất bọc, các phân tử I2 được bọc bởi các phân tử tinh bột cấu tạo xoắn. B. Theo chương trình nâng cao (từ câu 51 đến câu 60) Câu 51. Phát biểu nào dưới đây là Sai ? A. Ion Cl- có lực bazơ mạnh hơn F-. B. Ion Al3+ có lực axit mạnh hơn Mg2+. C. Trong ba dung dịch NH3, NaOH, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, thì dung dịch Ba(OH)2 có giá trị pH lớn nhất. D. Trong hai dung dịch CH3COOH và HCl có cùng giá trị pH, thì dung dịch CH3COOH có nồng độ ban đầu lớn hơn. Câu 52. Để khử hết lượng Au(CN)2- trong dung dịch, đã phải dùng đến 0,65 gam Zn. Lượng Au kim loại sinh ra từ phản ứng này bằng: A. 0,985 gam. B. 1,970 gam. C. 2,955 gam. D. 3,940 gam. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -
  6. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 09 Câu 53. Cho lên men giấm 1 lít ancol etylic 8o. Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml, hiệu suất phản ứng là 100% và oxi chiếm 20% thể tích không khí. Thể tích không khí (đktc) cần để thực hiện quá trình lên men bằng: A.  6,2 lít. B.  31,2 lít. C.  155,8 lít. D.  243,4 lít. Câu 54. Dãy nào dưới đây chỉ gồm các phi kim có khả năng tác dụng với Ag kim loại ? A. O2 và Cl2. B. O3, S và Cl2 . C. N2, S, và I2 . D. N2, O2 và I2. Câu 55. Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 ml khí (đktc). Khối lượng crom có trong hỗn hợp là: A. 0,065 gam. B. 0,520 gam. C. 0,560 gam. D. 1,015 gam. Câu 56. Dưới đây là một số nhận định về cấu tạo của phân tử benzen: (1) Các nguyên tử đều cùng nằm trên một mặt phẳng. (2) Các nguyên tử cacbon đều ở trạng thái lai hóa sp2. (3) Các obitan lai hóa một phần tạo liên kết σ (C-C) và một phần tạo liên kết π (C-C). (4) Các nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành một lục giác đều. (5) Các góc liên kết trong phân tử benzen đều bằng 60o. (6) Các liên kết π trong vòng benzen hình thành hệ liên hợp π bền. Những nhận định đúng là: A. (1), (2), (4), (6) . B. (4), (5), (6). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4), (5), (6). Câu 57. Chỉ dùng một thuốc thử để phân biệt các chất dạng lỏng: phenol, stiren, ancol benzylic, thì thuốc thử nên dùng là: A. Cu(OH)2. B. Na kim loại. C. dung dịch Br2. D. dung dịch AgNO3/NH3. Câu 58. Dãy nào dưới đây đã được xếp không hoàn toàn đúng trật tự tăng dần độ mạnh tính axit từ trái sang phải ? A. H2O < CH3CH2OH < C6H5OH < H2O + CO2. B. C6H5OH < H2O + CO2 < CH3COOH. C. CH3CH2COOH < CH3COOH < HCOOH. D. CH3COOH < C6H5COOH < p-O2NC6H4COOH. Câu 59. Thủy phân peptit: CH3 COOH | | H 2 N  CH 2  C  NH  CH  C  HN  CH  CH 2  CH 2  COOH || || O O Sản phẩm nào dưới đây là không thể có ? A. Ala. B. Gly-Ala. C. Ala-Glu. D. Glu-Gly . Câu 60. Nhận xét nào sau đây sai ? A. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh. B. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt. C. Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh. D. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc. Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2