intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luyện thi đại học KIT 2 môn Sinh học: Đề số 13 - GV. Nguyễn Thành Công

Chia sẻ: Tóc Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

58
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Luyện thi đại học KIT 2 môn Sinh học: Đề số 13 - GV. Nguyễn Thành Công" có cấu trúc đề được chia làm phần: phần chung gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, phần riêng được chọn theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi này

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luyện thi đại học KIT 2 môn Sinh học: Đề số 13 - GV. Nguyễn Thành Công

  1. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 13 ĐỀ THI TỰ LUYỆN SỐ 13 Giáo viên: NGUYỄN THÀNH CÔNG Đây là đề thi tự luyện số 13 thuộc khoá LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công). Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần làm trước các câu hỏi trong đề trước khi so sánh với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết trong video bài giảng (phần 1 và phần 2). I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Nghiên cứu tế bào học một cơ thể người bệnh, người ta nhận thấy kiểu nhân của tế bào là 44A + X. Những đặc điểm của thể đột biến này: A. Nữ, thấp, lùn, ngón tay ngắn, khe mắt xếch. B. Nam, cao, chân tay dài, si đần. C. Nữ, thấp, lùn, vô sinh, tóc mọc thấp. D. Kiểu hình nữ, sứt môi, sọ biến dạng. Câu 2: Cấu trúc nhiễm sắc thể xếp theo mức độ đặc tăng dần là: A. Nucleosome; sợi nhiễm sắc chất; chuỗi nuleosome; sợi siêu xoắn; chromatit. B. Chất nhiễm sắc; sợi nhiễm sắc;nucleosome; chuỗi nucleosome; chromatit. C. Nucleosome; chuỗi nucleosome; sợi siêu xoắn; sợi chất nhiễm sắc; chromatit. D. Nucleosome; chuỗi nucleosome; sợi nhiễm sắc; sợi siêu xoắn; chromatit. Câu 3: Mức phản ứng của cơ thể được quy định bởi A. kiểu gen. B. kiểu gen và môi trường. C. môi trường mà sinh vật đó sống. D. yếu tố khác. Câu 4: Một NST có trật tự các đoạn ban đầu là ABCDEF*GHIKL, sau khi đột biến trật tự các của chúng như sau: ABCDEFCDEF*GHIKL. Dạng đột biến này A. thường làm mất cân bằng các gen nên thường gây chết đối với thể đột biến, thường dùng để loại bỏ các gen không mong muốn ra khởi NST. B. thường không gây hậu quả nghiêm trọng, chúng tạo điều kiện cho các biến đổi gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa. C. hiện tượng đột biến trên tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa, đặc biệt nếu quá trình trên được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới hình thành loài mới. D. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể. Câu 5: Trong quá trình tái bản của phân tử ADN, enzym ADN polymeraza trượt theo chiều: A. Đối với quá trình tổng hợp sợi nhanh, ADN polymeraza trượt theo chiều 3’ – 5’ trên sợi khuôn, còn quá trình tổng hợp sợi chậm ADN polymeraza trượt trên mạch khuôn theo chiều 5’ – 3’ để tạo các đoạn okazaki. B. Chiều trượt của phân tử ADN polymeraza là ngẫu nhiên do các phân tử quyết định, nó phụ thuộc phía nào của sợi khuôn đã được gắn mồi. C. Trên cả hai mạch khuôn của quá trình tái bản ADN polymeraza trượt theo chiều 3’ – 5’. D. Enzym có thể chuyển động theo hai hướng trên mạch khuôn, điều này phụ thuộc hướng nào có mặt đầu 3’ OH tự do để làm mồi cho quá trình tổng hợp. Câu 6: Khi nuôi cấy E.coli trong môi trường giàu glucozơ các mARN của operon Lactose không được tạo ra vì A. Gen chỉ huy tổng hợp protein ức chế, các protein này ức chế các gen cấu trúc. B. Gen điều hòa tổng hợp ra protein bám vào và ức chế hoạt động của vùng vận hành hay trình tự chỉ huy. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 13 C. Vùng vận hành tổng hợp protein ức chế, bám vào gen điều hòa làm gen này không thể điều hòa quá trình phiên mã của vùng mã hóa. D. Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế trực tiếp các gen cấu trúc. Câu 7: Ở một gen, người ta xác định được rằng tỷ lệ A: T: G: X trên một mạch đơn của gen lần lượt là 15%: 30%: 30%: 25%. Gen này dài 0,306µm. Số liên kết hidro có mặt trong gen là A. 2205. B. 2295. C. 1800. D. 540000. Câu 8: Khi nghiên cứu cấu trúc operon lactose của E.coli, khẳng định nào dưới đây về gen điều hòa là chính xác? A. Gen điều hòa là một trong những thành phần quan trọng nằm trong cấu trúc của operon. B. Gen điều hòa nằm xen kẽ giữa trình tự vận hành và trình tự khởi động của nhóm gen cấu trúc. C. Gen điều hòa khi hoạt động sẽ tổng hợp nên protein ức chế, có khả năng liên kết với vùng khởi động ngăn cản quá trình tái bản. D. Sản phẩm của gen điều hòa bị mất cấu hình không gian khi các phân tử lactose bám vào làm chúng không thể bám vào vùng vận hành của operon. Câu 9: Theo quy luật phân ly độc lập của Menden, cơ thể có kiểu gen AaBbCcDd tự thụ phấn sẽ thu được tối đa bao nhiêu kiểu gen và kiểu hình ở F2 (cho rằng không có đột biến và hoán vị gen)? A. 16 kiểu hình và 81 kiểu gen. B. 8 kiểu hình và 9 kiểu gen. C. 4 kiểu hình và 12 kiểu gen. D. 8 kiểu hình và 27 kiểu gen. Câu 10: Các alen của cùng một gen có thể tương tác với nhau theo những kiểu nào dưới đây? A. Trội lặn hoàn toàn, tương tác át chế. B. Trội lặn không hoàn toàn, tương tác cộng gộp, tương tác bổ sung. C. Đồng trội, tương tác bổ sung, tương tác cộng gộp. D. Trội lặn hoàn toàn, đồng trội, trội lặn không hoàn toàn. Câu 11: Bệnh thiếu enzim chuyển hóa Galactose là một bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường qui định. Biểu hiện của bệnh bao gồm lớn chậm, buồn nôn, vàng da, chậm phát triển trí tuệ. Một người đàn ông và một người đàn bà đều mang gen dị hợp qui định enzim này, kết hôn và sinh con. Đứa con sinh ra được sàng lọc trước sinh và kết luận rằng đứa trẻ không thiếu enzim này. Nếu đứa trẻ trên kết hôn với một người có kiểu gen dị hợp về tính trạng trên, xác suất sinh ra đứa con trai mắc bệnh là: A. 0%. B.12,5%. C. 16,6%. D. 8,3%. Câu 12: Cho phép lai dưới đây ♀ AaBbccDdEeFf x ♂AabbCcddEeff Biết rằng mỗi alen quy định một tính trạng, phân ly độc lập tổ hợp tự do với nhau. Xác suất để thu được kiểu gen AaBbccDdeeff ở thế hệ sau là A. 1/64. B. 1/128. C. 1/256. D. 1/81. Câu 13: Ở gà, lai gà đen thuần chủng với gà trắng thuần chủng được gà hoa mơ. Biết rằng màu sắc lông được quy định bởi một cặp alen. Nhận định nào là không chính xác khi nói về các cá thể gà hoa mơ? A. Quá trình giao phối gần ở những gà hoa mơ qua nhiều thế hệ sẽ cố định tính trạng và tạo ra gà hoa mơ thuần chủng. B. Gà hoa mơ là kết quả của di truyền trung gian. C. Các gà hoa mơ giao phối với nha có khả năng sinh ra những gà màu đen. D. Nếu đem gà hoa mơ giao phối với gà trắng có thể sinh ra gà màu trắng. Câu 14: Hiện tượng nào dưới đây có sự tham gia của hai gen không alen? A. Lai hai thứ hoa thuần chủng màu trắng và màu đỏ được F1 có 100% hoa màu hồng. B. Người có nhóm máu A kết hôn với người có nhóm máu B, con sinh ra có nhóm máu AB. C. Tương tác át chế dẫn đến tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 12:3:1 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
  3. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 13 D. Tất cả các hiện tượng trên đều ứng với sự di truyền của hai gen không alen. Câu 15: Trường hợp một gen trội át chế không hoàn toàn một gen lặn sẽ gây ra A. Hiện tượng di truyền trung gian. B. Hiện tượng di truyền tương tác bổ sung. C. Tương tác cộng gộp. D. Cả ba trường hợp trên. Câu 16: Với điều kiện quá trình giảm phân hình thành giao tử và quá trình thụ tinh xảy ra bình thường. Tỷ lệ kiểu gen ở các con lai từ phép lai ♀AAaa x ♂AAaa sẽ là A. 1AAAA: 8 AAAa: 18AAaa: 8Aaaa: 1aaaa. B. 1 AAAA: 6AAAa: 22AAaa: 6Aaaa: 1aaaa. C. 1 AAAA: 10AAAa: 14AAaa: 10Aaaa: 1aaaa. D. 1 AAAA: 18Aaaaa: 8AAa: 8 Aaaa: 1 aaaa. Câu 17: Mỗi một quần thể xác định có vốn gen đặc trưng và cấu trúc di truyền đặc trưng. Trong đó cấu trúc di truyền là A. Tổng số gen có mặt ở một cá thể sinh vật trong một loài. B. Những đặc điểm về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. C. Thành phần kiểu gen của một quần thể từ việc tổng hợp thành phần kiểu gen của các cá thể. D. Cả B và C. Câu 18: Khi nói về định luật Hardy – Weinberg và các vấn đề liên quan, khẳng định nào dưới đây là không chính xác? A. Nếu một quần thể không ở trạng thái cân bằng di truyền, thì chỉ cần qua một thế hệ ngẫu phối quần thể sẽ chuyển sang trạng thái cân bằng di truyền. B. Tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của một quần thể có xu hướng duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác nếu đáp ứng được một số điều kiện. C. Đối với một quần thể ngẫu phối, sự có mặt của chọn lọc tự nhiên giúp quần thể hình thành được những đặc điểm thích nghi và giúp cho quần thể tồn tại ở trạng thái cân bằng. D. Định luật Hardy – Weinberg giúp các nhà khoa học xác định được cấu trúc di truyền của quần thể, điều này có giá trị rất lớn tron y học và di truyền chọn giống. Câu 19: Ở một loài lúa, khả năng chịu mặn được quy định bởi một gen đơn gồm hai alen trong đó M quy định khả năng chịu mặn và trội hoàn toàn so với m. Một quần thể lúa ở trạng thái cân bằng di truyền về tính trạng nói trên. Trong một ruộng thí nghiệm, người ta thấy 40 cây lúa bị chết trên tổng số 1000 cây lúa được cấy trong môi trường nhiễm mặn. Tần số các alen M và m ở trạng thái cân bằng di truyền là. A. pM = 0,96; qm = 0,04. B. pM = 0,8; qm = 0,2. C. pM = 0,04; qm = 0,96. D. pM = 0,2; qm = 0,8. Câu 20: Trong số các quy trình tạo giống bằng công nghệ tế bào. Kỹ thuật dung hợp tế bào trần tỏ ra ưu thế trong việc tạo ra các dạng lai khác loài. Trong số các nhận định dưới đây, nhận định không chính xác về kỹ thuật này là A. Quá trình dung hợp phải được tiến hành ở các điều kiện khác biệt. B. Trong quy trình, có giai đoạn tế bào được xử lý loại thành xenlulozo. C. Các tế bào sau khi được tách ra từ các loài khác nhau, được dung hợp trực tiếp với nhau trong những môi trường vật lý, hóa sinh thích hợp. D. Các tế bào sau khi dung hợp có thể được nuôi cấy trong các môi trường thích hợp cho sự phân chia và tái sinh thành cơ thể lai khác loài. Câu 21: Trong số các phương pháp tạo, chọn giống được sử dụng phổ biến có phương pháp gây đột biến thực nghiệm. Nếu chúng ta muốn tạo ra giống dâu tằm có năng suất cao, liệu có thể sử dụng consixin như một tác nhân gây đột biến hay không? A. Không, consixin gây đột biến gen, chỉ ứng dụng trong gây đột biến gen tạo giống mới. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
  4. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 13 B. Không, vì xử lý consixin trên dâu tằm gây phá hủy các mô xử lý, không đạt hiệu quả cao. C. Có thể, vì consixin gây đột biến đa bội thể, có thể tạo thành các giống cây trồng đa bội cho năng suất các phần sinh dưỡng cao. D. Có thể được vì các cây trồng đều có khả năng tự đa bội hóa. Câu 22: Tế bào E.coli được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học, vì A. Tế bào E.coli có cấu trúc đơn giản, dễ dàng chuyển các gen mong muốn vào trong tế bào chất. B. E.coli là một loài vi khuẩn tồn tại phổ biến trong tự nhiên và dễ dàng thu thập được bằng các phương pháp thông thường. C. Trong tế bào chất của tế bào vi khuẩn E.coli có nhiều plasmit tự nhiên, tạo điều kiện cho sự tồn tại của các phân tử ADN tái tổ hợp. D. E. coli có khả năng sinh sản nhanh, dễ dàng nuôi cấy và không có nguy cơ tạo bệnh dịch nguy hiểm đối với con người. Câu 23: Một người mắc bệnh máu khó đông có một em trai sinh đôi bình thường. Người bố bình thường. Vậy người mắc bệnh có giới tính là: A. Nam giới. B. Nữ giới. C. Có thể cả nam giới cũng có thể là nữ giới. D. Chưa xác định. Câu 24: Ở một gia đình, một căn bệnh được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một nhà di truyền người đã ghi chép lại và lập ra một phả hệ như hình dưới: Theo anh (chị) quy luật di truyền của tính trạng đang xét là: A. Gen trội nằm trên NST thường. B. Gen lặn nằm trên NST giới tính X. C. Gen lặn nằm trên NST thường. D. Gen trội nằm trên NST giới tính X. Câu 25: Một trong các ví dụ dưới đây là bằng chứng về cơ quan tương tự A. Manh tràng ở thỏ và ruột thừa ở người B. Gai hoa hồng và gai bưởi C. Xương chi trước ở người và cá voi D. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. Câu 26: Theo quan điểm của Darwin, loại biến dị được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ sau là A. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản theo hướng không xác định ở từng cá thể. B. Những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh C. Các biến dị đột biến nhiễm sắc thể bao gồm đột biến số lượng và đột biến cấu trúc. D. Các đột biến thành gen trội trên NST thường. Câu 27: Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì A. Có tính toàn vẹn trong không gian và trong thời gian. B. Có sự biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ. C. Là đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên. D. Cả ba lý do trên. Câu 28: Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, kết quả của chọn lọc tự nhiên thể hiện ở A. Từ loài gốc ban đầu chưa thích nghi, hình thành những loài mới thích nghi với điều kiện ngoại cảnh nhất định. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -
  5. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 13 B. Hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. C. Sự sống sót của các cá thể thích nghi nhất sau đấu tranh sinh tồn. D. Tạo ra những đơn vị phân loại trên loài, thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Phụ thuộc số lượng các môi trường mà các quần thể đã từng sinh sống. Câu 29: Con lai xa giữa hai loài có thể có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên chúng có thể không tạo ra được các giao tử bình thường do rối loạn quá trình giảm phân dẫn đến bất thụ. Đây là ví dụ về hiện tượng cách ly: A. Cách ly thời gian B. Cách ly tập tính C. Cách ly sau hợp tử D. Cách ly hợp tử Câu 30: Theo ước tính của các nhà khoa học, có ít nhất trên 75% các loài thực vật hiện nay được hình thành theo con đường lai xa và đa bội hóa. Tuy nhiên, đối với các loài động vật, hiện tượng hình thành loài theo phương thức này không phổ biến. Nguyên nhân vì A. Các đột biến đa bội thể tạo cho sinh vật trong đó có động vật một kích thước lớn hơn so với loài gốc, chúng dễ bị phát hiện bởi kẻ săn mồi hay con mồi hơn, điều này thể hiện sự bất lợi và bị chọn lọc đào thải. B. Số lượng các nhiễm sắc thể tăng lên, sự phân ly nhiễm sắc thể bị rối loạn và các thể đột biến sẽ bất thụ. Đột biến sẽ không được truyền cho thế hệ sau. C. Hiện tượng đa bội thường làm cho cơ chế xác định giới tính ở động vật bị rối loạn. D. Động vật khác thực vật ở khả năng di chuyển, kích thước lớn sẽ hạn chế khả năng di chuyển của động vật và bị chọn lọc đào thải. Câu 31: Trong thí nghiệm của S. Milơ và Urey năm 1953 để kiểm chứng lại giả thuyết của I. Opanrin và Handan, loại khí nào sau đây không được sử dụng A. CH4 B. H2 C. NH3 D. N2 Câu 32: Nếu như đặc điểm tay năm ngón xuất hiện cách đây khoảng 300 triệu năm ở tổ tiên loài người và hiện nay vẫn giữ ở các loài động vật bốn chân. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở người mà không có ở các loài động vật khác ngay cả ở tinh tinh một loài họ hàng rất gần của người. A. Ruột thừa B. Xương cụt C. Lồi cằm D. Mí mắt Câu 33: Loài A có ngưỡng nhiệt phát triển là 8 C. Khi nhiệt độ môi trường là 200C thì vòng đời là n ngày. 0 Nếu nhiệt độ tăng thêm 40C thì vòng đời giảm 7 ngày. Tổng nhiệt hữu hiệu là: A. 136. B. 256. C. 308. D. 336. Câu 34: Mối quan hệ không xảy ra trong quần thể động vật: A. Kí sinh. B. Ăn thịt. C. Cộng sinh. D. Hỗ trợ. Câu 35: Kích thước của quần thể được tăng lên khi A. các cá thể lớn lên về kích thước và khối lượng. B. tăng tỷ lệ sinh sản, nhập cư và giảm tỷ lệ tử vong, giảm sự di cư. C. khu vực phân bố của quần thể được mở rộng. D. môi trường sống có nhiều thức ăn và ít kẻ thù. Câu 36: Cá sống ở các tầng nước khác nhau chủ yếu do thích nghi với: A. Ánh sáng B. Nhiệt độ C. pH môi trường D. Nguồn thức ăn Câu 37: Chuỗi thức ăn gồm các yếu tố sau (trong môi trường có đủ các yếu vô sinh khác) không tồn tại được: A. Cỏ, sâu ăn cỏ, chim ăn sâu, mèo, vi khuẩn. B. Mùn bã, giáp xác, cá mè, vi khuẩn. C. Cỏ, bò, hổ, vi khuẩn. D. Thực vật phù du, giáp xác, cá nhỏ, cá lớn. Câu 38: Một trong số các sinh vật kể ra dưới đây là động vật biến nhiệt, đó là A. Bò biển. B. Hải cẩu. C. Rùa biển. D. Cá heo. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -
  6. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 13 Câu 39: Trong chu trình cacbon, lượng cacbon trong khí quyển tăng lên chủ yếu do: A. Hô hấp thực vật. B. Hô hấp động vật. C. Hoạt động của núi lửa. D. Đốt nhiên liệu hóa thạch. Câu 40: Thực vật sử dụng ni tơ dưới dạng A. NO3- và N2 B. N2O và NH4 C. NH4+ và NO3- D. N2 và N2O PHẦN RIÊNG ----------- Thí sinh chỉ làm 1 trong 2 phần: phần I hoặc phần II------------- Phần I. Theo chương trình CƠ BẢN (10 Câu, từ Câu 41 đến Câu 50). Câu 41: Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử có thể xảy ra đột biến tạo thành giao tử đột biến (n- 1), nếu hai giao tử đột biến này kết hợp với nhau hình thành hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành A. Thể không nhiễm. B. Thể một kép. C. Thể một kép hoặc thể không nhiễm tùy trường hợp. D. Thể ba kép. Câu 42: Dựa theo những hiểu biết về chu kỳ tế bào và quá trình phiên mã, dịch mã. Theo anh (chị) quá trình sinh tổng hợp ARN xảy ra trong giai đoạn nào sau đây? A. Kỳ trung gian của chu kỳ tế bào. B. Kỳ đầu nguyên phân khi NST bắt đầu đóng xoắn. C. Kỳ giữa nguyên phân khi NST đóng xoắn cực đại và xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. D. Kỳ cuối của quá trình nguyên phân. Câu 43: Gen liên kết A. Phải nằm ngay liền kề một gen khác trên một NST. B. Có các alen phân chia độc lập với một alen của một gen khác. C. Cùng nằm trên một NST. D. Luôn luôn có hiện tượng đa alen (hai alen trở lên). Câu 44: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là: A. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau dẫn đến các gen đổi vị trí cho nhau và xuất hiện tổ hợp gen mới. B. Các gen nằm trên cùng một NST tạo thành nhóm gen liên kết, trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, các gen này có thể tách ra và đi về các giao tử khác nhau hình thành các nhóm gen mới. C. Các gen trên cùng một NST phân ly cùng nhau trong giảm phân hình thành giao tử và quá trình kết hợp các giao tử trong thụ tinh. D. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các gen trên NST, sự bắt của NST tương đồng trong giảm phân. Câu 45: Trong việc chọn, tạo giống sử dụng ưu thế lai. Để có được những tổ hợp lai mong muốn, và thu được hiệu quả kinh tế cao nhận định nào dưới đây không chính xác? A. Chỉ có một số tổ hợp lai nhất định giữa các dạng bố mẹ mới cho ưu thế lai. Không phải phép lai hữu tính nào cũng có ưu thế lai. B. Ở những tổ hợp lai có ưu thế lai, các con lai thường biểu hiện các đặc điểm như năng suất, phẩm chất, sức chống chịu tốt hơn dạng bố mẹ. C. Không sử dung các con lai có ưu thế lai làm giống vì ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ. D. Các con lai ở thế hệ lai thứ nhất có ưu thế lai cao nhất, ưu thế lai sẽ giảm dần ở các thế hệ sau. Do đó, các giống vật nuôi cây trồng có ưu thế lai không được cho chúng sinh sản hữu tính. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 -
  7. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 13 Câu 46: Hội chứng Turner chỉ gặp ở nữ giới. Cơ chế hình thành thể đột biến này là: A. Rối loạn quá trình hình thành giao tử đực và giao tử cái dẫn đến hiện tượng tạo ra giao tử không chứa nhiễm sắc thể giới tính. Sự kết hợp giữa giao tử này và giao tử bình thường chứa nhiễm sắc thể Y tạo ra thể đột biến mắc hội chứng Turner. B. Sự rối loạn quá trình hình thành giao tử đực và giao tử cái tạo ra những giao tử không chứa NST giới tính. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang NST X tạo ra thể đột biến mắc hội chứng kể trên. C. Quá trình đột biến hình thành thể đột biến mà trong tế bào soma có bộ nhiễm sắc thể chứa 3 nhiễm sắc thể 18. D. Rối loạn quá trình hình thành giao tử, sự hình thành giao tử có cả hai nhiễm sắc thể giới tính kết hợp với giao tử bình thường tạo ra thể đột biến mắc hội chứng Turner. Câu 47: Trong hệ thống phân loại thực vật có những loài cây xương rồng nằm ở hai họ khác nhau. Do những đặc điểm hình thái tương đối giống nhau nên mới có sự trùng tên như vậy. Giải thích nào hợp lý cho sự giống nhau kể trên? A. Sự cách ly địa lý dẫn đến hình thành hai nhóm trên trực tiếp từ một tổ tiên chung. B. Hiện tượng kể trên là ví dụ điển hình của sự tiến hóa hội tụ. C. Sự tiến hóa phân ly các tính trạng. D. Sự cách ly sinh sản đã dẫn tới hai dạng như trên. Câu 48: Các dẫn liệu đã chứng minh rằng Hồ Tây (Hà Nội) trước đây thuộc dòng chảy của sông Hồng, sau đó sự bồi đắp cũng như một số yếu tố khác làm cho Hồ Tây cách ly với sông Hồng. Một số loài cá ở Hồ Tây có đặc điểm ngoại hình rất giống với loài cá ở sông Hồng tuy nhiên các phân tích đã chứng tỏ chúng là các loài khác nhau. Nhận định nào sau đây là hợp lý nhất? A. Đây là ví dụ về sự hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý. B. Các loài trên được hình thành thông qua con đường sinh thái. C. Các đặc điểm giống nhau chứng tỏ hệ gen giống nhau, do vậy các loài trên hình thành theo con đường lai xa và đa bội hóa, hoặc đa bội hóa đồng nguyên. D. Sự hình thành loài bằng con đường cách ly tập tính. Câu 49: Trường hợp là cạnh tranh cùng loài: A. Trong khu rừng, có nhiều cây bạch đàn còi cọc xen lẫn những cây to lớn. B. Cỏ dại mọc lẫn với lúa. C. Những cây thông có hiện tượng liền rễ. D. Đàn linh cẩu cùng đi săn mồi. Câu 50: Ổ sinh thái của một loài là: A. Tập hợp các nhân tố sinh thái có trong môi trường tác động đến sự tồn tại của loài. B. Tập hợp các nhân tố vô sinh và hữu sinh có trong môi trường ảnh hưởng đến sự sống của loài. C. Tập hợp các nhân tố vật lý, hóa học và khí hậu tác động đến sự sống còn của loài. D. Tập hợp các nhân tố sinh thái của môi trường trong giới hạn cho phép sự tồn tại và phát triển của loài. Phần II. Theo chương trình NÂNG CAO (10 Câu, từ Câu 51 đến Câu 60). Câu 51: Ở người, tính trạng răng nâu là do gen lặn liên kết giới tính X quy định. Một người phụ nữ răng trắng (có bố răng nâu) kết hôn với một người đàn ông răng nâu sinh ra người con cleifelter răng nâu. Giải thích hiện tượng trên như thế nào? Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7 -
  8. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 13 A. Có sự phân ly không bình thường trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở người cha trong giảm phân I. B. Cả bố và mẹ đều tạo ra các giao tử có cả hai NST giới tính, sự kết hợp của hai loại giao tử này sẽ sinh ra người con như trên. C. Sự phân ly không bình thường ở giảm phân II của người mẹ. D. Cả A và C đều đúng. Câu 52: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể. Đơn vị cấu trúc nào có đường kính là 30nm A. Chuỗi xoắn kép ADN. B. Sợi nhiễm sắc. C. Vùng xếp cuộn. D. Sợi cơ bản. Câu 53: Nếu xét trong trường hợp di truyền độc lập của n cặp tính trạng thì công thức nào dưới đây chỉ ra tỉ lệ phân ly kiểu gen của F2 A. (3:1)2 B. (1:2:1)n C. (9:3:3:1)n/2 D. (9:3:3:1)n Câu 54: Biết rằng tính trạng nhóm máu ở người là do một locus 3 alen quy định với tương quan trội lặn như sau: IA = IB >IO. Một cặp vợ chồng mới cưới muốn rằng đứa con của họ sinh ra sẽ có nhóm máu O. Trường hợp nào dưới đây không thể sinh ra con nhóm máu O (loại trừ phát sinh đột biến) A. Vợ máu A dị hợp, chồng máu B dị hợp và ngược lại. B. Cả hai vợ chồng đều có nhóm máu B dị hợp. C. Vợ nhóm máu AB, chồng nhóm máu B hoặc ngược lại. D. Vợ nhóm máu O, chồng nhóm máu A dị hợp hoặc ngược lại. Câu 55: Mục đích của việc tạo ra ngân hàng gen trong các nghiên cứu về giống cây trồng là A. Lưu giữ và bảo quản các mẫu hạt giống của các cây trồng tự nhiên thu được ở các trung tâm phát sinh giống trên thế giới. B. Lưu giữ và bảo quản các kết quả của quá trình lai tạo. Các quốc gia có thể trao đổi với nhau, tiết kiệm tài chính và công sức cho việc thu thập và tạo vật liệu ban đầu của công tác chọn giống. C. Lưu giữ các mẫu hạt giống, cây giống, con giống thu được trong tự nhiên cũng như trong quá trình lai tạo tạo ra các giống vật nuôi cây trồng. D. Lưu giữ các gen đặc biệt trong tự nhiên để có thể sử dụng trong tương lai. Câu 56: Khi nghiên cứu Di truyền người, các nhà khoa học sử dụng các phương pháp khác nhau. Trong nhiều trường hợp phải sử dụng cùng một lúc nhiều phương pháp ấy. Trong số các phương pháp dưới đây, phương pháp nghiên cứu không được sử dụng trong nghiên cứu di truyền người là A. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. B. Phương pháp nghiên cứu di truyền học phân tử. C. Phương pháp nghiên cứu tế bào học. D. Phương pháp nghiên cứu giải phẫu học. Câu 57: Học thuyết tiến hóa hiện đại coi đột biến là một trong những nhân tố tiến hóa, trong đó vai trò của đột biến thể hiện ở A. Gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lý, hóa sinh, tập tính sinh học, gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn lên cơ thể sinh vật. B. Quá trình đột biến làm biến đổi những tính trạng vốn có trên cơ thể sinh vật, những điểm khác biệt này sẽ được nhân lên để tạo thành loài mới trong quá trình tiến hóa nhỏ. C. Tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, làm cho mỗi tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú. D. Quá trình biến dị tạo nên sự đa hình cần thiết của một quần thể, giúp quần thể tham gia vào quá trình tiến hóa như một đơn vị cơ sở. Câu 58: Theo quan điểm của A. N Xecvecxop, sự tiến bộ sinh học không chứa dấu hiệu sau đây, đó là Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 8 -
  9. Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 13 A. Số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao B. Tổ chức ngày càng cao, ngày càng đa dạng phong phú. C. Khu phân bố mở rộng và liên tục. D. Phân hóa nội bộ ngày càng đa dạng và phong phú. Câu 59: Loài không phải loài đặc trưng trong quần xã tương ứng là: A. Lúa trên đồng. B. Tôm hùm trong các rạn san hô. C. Tràm trong rừng tràm U Minh. D. Bò trên đồng cỏ. Câu 60: Những loài cỏ thấp, sống ven các lối đi và ở bìa rừng thường là: A. Thực vật ưa sáng B. Thực vật ưa bóng C. Thực vật chịu bóng D. Tất cả đều đúng Giáo viên : NGUYỄN THÀNH CÔNG Nguồn : Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 9 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2