Luyện thi đại học KIT 2 môn Sinh học: Đề số 3 - GV. Nguyễn Thành Công
lượt xem 8
download
"Luyện thi đại học KIT 2 môn Sinh học: Đề số 3 - GV. Nguyễn Thành Công" có cấu trúc đề được chia làm phần: phần chung gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, phần riêng được chọn theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi này
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luyện thi đại học KIT 2 môn Sinh học: Đề số 3 - GV. Nguyễn Thành Công
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 03 ĐỀ THI TỰ LUYỆN SỐ 03 Giáo viên: NGUYỄN THÀNH CÔNG Đây là đề thi tự luyện số 03 thuộc khoá LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công). Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần làm trước các câu hỏi trong đề trước khi so sánh với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết trong video bài giảng (phần 1, phần 2 và phần 3). PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 Câu, từ Câu 1 đến Câu 40) Câu 1: Các tế bào lưỡng bội của hai loài thực vật khác nhau có thể được dung hợp thành một tế bào lai nhờ kỹ thuật dung hợp tế bào trần. Tế bào dung hợp sẽ phát triển thành cây lai A. sinh dưỡng B. song nhị bội. C. tứ bội đồng nguyên. D. lưỡng bội dị nguyên Câu 2: Màu của quả ớt là một tính trạng được chi phối bởi một gen hai alen. A quy định màu đỏ, a quy định màu vàng. Ở một quần thể ớt, cấu trúc di truyền của quần thể đối với tính trạng màu quả như sau: 0,4AA; 0,3Aa; 0,3aa. Cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào sau 3 thế hệ ngẫu phối? A. 0,2025AA; 0,495Aa; 0,3025aa B. 0,4AA; 0,3Aa; 0,3aa C. 0,3025AA; 0,495Aa; 0,2025aa D. 0,55A; 0,45a Câu 3: Cho chuỗi thức ăn và năng lượng đồng hóa tương ứng: Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật sản xuất là: A. 0,75% B. 10% C. 0,6% D. 7,5 % Câu 4: Trong học thuyết tiến hóa của C.R. Darwin, ông đã đưa ra nhiều luận điểm mới có giá trị so với các học thuyết tiến hóa trước đó. Luận điểm nào dưới đây thể hiện được điều đó? A. Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một loài tổ tiên ban đầu. B. Sự tiến hóa của các sinh vật là một quá trình có tính kế thừa lịch sử, sinh vật tiến hóa từ các dạng đơn giản đến các dạng phức tạp. C. Các biến dị được hình thành do sự tương tác của sinh vật với môi trường sống luôn được di truyền cho thế hệ sau. D. Các biến dị đơn lẻ, không xác định phần lớn được di truyền cho thế hệ sau và là nguyên liệu cho quá trình chọn lọc. Câu 5: Xét sự di truyền của một tính trạng trong một gia đình thông qua phả hệ bên dưới. Sự di truyền của tính trạng trong phả hệ theo quy luật nào dưới đây A. Bệnh di truyền kiểu gen lặn nằm trên NST thường. B. Bệnh di truyền gen lặn nằm trên NST giới tính X. C. Bệnh di truyền kiểu gen trội nằm trên NST thường. D. Bệnh di truyền kiểu gen trội nằm trên NST giới tính X. Câu 6: Các cơ quan thực hiện những chức năng giống nhau nhưng không cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi là A. Các cơ quan thoái hóa. B. Các cơ quan tương tự. C. Các cơ quan tương đồng. D. Các cơ quan tương ứng. Câu 7: Thời điểm mà cây hạt trần và bò sát khổng lồ cùng chiếm ưu thế và ngự trị trên mặt đất là Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 03 A. Kỷ đệ tam. B. Kỷ Jura. C. Kỷ Phấn trắng. D. Kỷ tam điệp. Câu 8: Tiến hành phép lai giữa cây tam bội AAa và một cây tứ bội chưa biết kiểu gen thu được quần thể lai với tỷ lệ cây có kiểu hình trội là 35/36. Biết rằng các giao tử tạo ra có sức sống như nhau, cây tứ bội đem lai là: A. AAAA. B. AAaa. C. AAAa. D. Aaaa. Câu 9: Theo quy luật phân ly độc lập của Menden, cây AaBbCcDd khi tự thụ phấn sẽ cho bao nhiêu phần trăm số cá thể đời con có kiểu hình trội về 2 tính trạng? A. 6.25%. B. 21,09375%. C. 12,50%. D. 0,39%. 0 0 Câu 10: Loài A có thể sống trong điều kiện nhiệt độ từ -50 C đến 30 C, loài B có thể sống trong điều kiện nhiệt độ từ 220C đến 280C. Giá trị 280C được gọi là: A. Khoảng thuận lợi đối với loài B. B. Khoảng chống chịu đối với loài B. C. Giới hạn dưới đối với loài B. D. Giới hạn trên đối với loài B. Câu 11: Điều nào KHÔNG chính xác về hiện tượng khống chế sinh học: A. Thường xảy ra trong phạm vi quần thể. B. Thường xảy ra trong phạm vi quần xã. C. Không xảy ra giữa hai loài có mối quan hệ hội sinh. D. Thường xảy ra giữa hai loài đối kháng. Câu 12: Loài đầu tiên xuất hiện trong chi Homo là A. H.nealdertal. B. Homo sapiens. C. Homo habilis. D. Homo erectus. Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải của quá trình tiến hóa nhỏ A. Dẫn đến hình thành loài mới. B. Thời gian diễn ra tiến hóa nhỏ tương đối ngắn so với lịch sử sinh giới. C. Do thời gian diễn ra tương đối ngắn nên có thể nghiên cứu bằng các thực nghiệm. D. Diễn ra trong phạm vi phân bố rộng lớn, trên cả một châu lục hay toàn cầu. Câu 14: Người ta thực hiện phép lai phân tích AaBb x aabb và thu được kết quả ở đời con như sau: 42A- B-: 39aabb: 10A-bb:9aaB-. Nhận định nào sau đây về phép lai là KHÔNG chính xác? A. Có hiện tượng liên kết không hoàn toàn B. Kiểu gen của cá thể đem lai phân tích là dị hợp chéo. C. Tần số hoán vị giữa hai locus là 19% D. Hai cặp gen nói trên cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng Câu 15: Các thực nghiệm cho thấy, tần số đột biến của mỗi alen trong cơ thể sinh vật dao động trong khoảng 10-6 – 10-4, tần số này quá nhỏ để ảnh hưởng tới tần số alen của quần thể nhưng đột biến vẫn được coi là nhân tố tiến hóa, vì A. Quá trình đột biến không những tác dụng lên cơ thể sinh vật mà nó còn tác dụng ngay cả các tế bào, đặc biệt là các tế bào giao tử. Do vậy đột biến rất dễ di truyền cho thế hệ sau. B. Dù tần số đột biến là nhỏ nhưng không phải là không có, nó vẫn ảnh hưởng tới tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. C. Tuy tần số đột biến nhỏ nhưng số lượng gen của mỗi cá thể sinh vật có số lượng gen lớn và quần thể có nhiều cá thể nên số lượng giao tử mang alen đột biến không phải là nhỏ. D. Đột biến phát sinh trong quần thể ở giai đoạn đầu của quá trình tiến hóa nhỏ, nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 16: Trong hệ sinh thái biển, đối tượng sống nào kể ra dưới đây không phải là quần xã sinh vật. A. Đàn Dugon ở Kiên Giang. B. Rặng san hô thềm lục địa. C. Các con cá trong hồ. D. Động vật đáy. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 03 Câu 17: Hạt phấn của loài A tiếp xúc với đầu nhụy của loài B mà không có quá trình kéo dài ống phấn để tiến hành quá trình thụ phấn. Đây là hiện tượng cách ly A. Cách ly sinh thái. B. Cách ly tập tính. C. Cách ly thời gian. D. Cách ly cơ học. Câu 18: Cho đồ thị mức độ sống sót của sinh vật như hình trong đó I, II và III là ba quần thể sinh vật. Quần thể II có đặc điểm: A. Mức tử vong thấp ở giai đoạn còn non và giai đoạn trưởng thành. B. Mức tử vong thấp ở giai đoạn còn non và cao ở giai đoạn trưởng thành. C. Mức tử vong giống nhau ở giai đoạn còn non và giai đoạn trưởng thành. D. Mức tử vong cao ở giai đoạn còn non và thấp ở giai đoạn trưởng thành. Câu 19: “Chúng là các cá thể sinh vật có khả năng giao phối tự nhiên, sinh ra đời con hữu thụ, phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam và địa phận dãy trường sơn, một số được tìm thấy ở quần đảo Trường sa”. Đối tượng đang nói đến là: A. Quần thể sinh vật. B. Một nhóm các cá thể. C. Quần xã của một loài. D. Loài sinh vật. Câu 20: Tiến hành các phân tích di truyền đối với 1 hợp tử loài ngô (2n = 20) người ta đếm được có 640 chromatide ở tất cả các tế bào đang ở kỳ giữa của lần phân chia n. Tính từ thời điểm hợp tử hình thành, nó đã trải qua bao nhiêu lần phân chia ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 21: Khi phân tích sản phẩm của một gen không phân mảnh, người ta thấy có 198 axit amin trong chuỗi polypeptit mà gen đó mã hóa. Các phân tích cũng chỉ ra rằng trong gen này có 484 Guanine. Theo anh (chị) số lượng nucleotit từng loại của gen nói trên là A. 116A; 484T; 11 6 G; 484 X. B. 484A; 484 G; 116 T; 116 X. C. 116A; 116 T; 484 G; 484 X. D. Đáp án khác. Câu 22: Ở một quần thể rắn, tính trạng độ độc của nọc độc có liên quan đến một locus 2 alen trong đó kiểu gen TT có độ độc mạnh, Tt độ độc trung bình và tt không có nọc độc. Các phân tích di truyền từ một quần thể cân bằng di truyền với 2000 cá thể cho thấy có 980 cá thể có nọc độc mạnh. Tính sác xuất để thu được những cá thể không có nọc độc từ phép lai giữa những cá thể có nọc độc. A. 5,32%. B. 4,41%. C. 14,32%. D. 13,41%. Câu 23: Ở sinh vật nhân sơ, trong quá trình tổng hợp protein từ một phân tử mARN có thể hình thành cấu trúc gọi là polyribosome. Nhận định chính xác nhất khi nói về vai trò của polyribosome: A. Làm tăng năng suất tổng hợp các protein cùng loại trong một đơn vị thời gian. B. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục. C. Tăng số lượng các protein khác loại trong một đơn vị thời gian. D. Tăng năng suất tổng hợp protein các loại. Câu 24: Đối với quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa, điều khẳng định nào sau đây là không chính xác? A. Con lai tam bội giữa loài tứ bội và lưỡng bội, bộ nhiễm sắc thể của chúng là 3n do đó không thể giảm phân bình thường sẽ gây nên hiện tượng bất thụ, vậy nên trên thực tế không có các loài tam bội. B. Khi có hiện tượng lai xa, quá trình đa bội hóa sẽ góp phần hình thành nên loài mới trong cùng một khu vực địa lý vì sự sai khác về nhiễm sắc thể đã nhanh chóng dẫn đến sự cách ly sinh sản. C. Phần lớn các loài thực vật đang tồn tại hiện nay đều được hình thành nhờ con đường lai xa kết hợp với đa bội hóa. D. Với một loài lưỡng bội, đột biến đa bội thể tạo thành dạng tứ bội, có thể coi đây là một loài mới xuất phát từ loài lưỡng bội ban đầu. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 03 Câu 25: Biết rằng mỗi locus chứa 2 alen trội lặn hoàn toàn chi phối một cặp tính trạng tương phản, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, diễn biến giảm phân ở bố mẹ như nhau. Người ta tiến hành phép AB Ab lai giữa hai cá thể có kiểu gen như sau: Dd Dd , trong tổng số cá thể thu được ở F1, tổng số cá thể ab aB AB Ab có kiểu gen dd và dd chiếm tỷ lệ 2,875%. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ F1 mang kiểu gen dị hợp về cả AB Ab 3 locus là A. 8,625% B. 17,25% C. 17,75% D. 11,5% Câu 26: Ở ruồi giấm, ba tính trạng đột biến: lông ngắn, lông cứng, mắt đỏ do mấy gen quy định? A. 2 gen. B. 1 gen. C. 4 gen. D. 3 gen. Câu 27: Hội chứng Down liên quan đến bất thường số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. Phương pháp nào dưới đây được sử dụng để xác định hội chứng này trước khi đứa trẻ được sinh ra. A. Phương pháp nghiên cứu tế bào. B. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. C. Phương pháp nghiên cứu phả hệ gia đình của thai nhi. D. Phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử. Câu 28: Phép lai nào sau đây có khả năng tạo nhiều biến dị tổ hợp nhất? Ab AB A. Dd x Dd Có hoán vị gen ở cả hai giới. aB ab AB AB B. Dd x Dd có hoán vị gen ở cả hai giới. ab ab C. AaBbDd x AaBbDd. D. Cả ba phép lai trên đều cho số biến dị tổ hợp như nhau. Câu 29: Yếu tố không tham gia quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ A. Các ribonucleotit tự do. B. tARN. C. mARN. ` D. ATP. Câu 30: Thể truyền được sử dụng trong kỹ thuật ADN tái tổ hợp có bản chất là A. Một phân tử ADN dễ nhận biết, có thể được gắn thêm ADN, có khả năng tự nhân đôi. B. Các plasmit có trong tế bào chất của các vi khuẩn, có khả năng tự nhân đôi độc lập với tế bào chủ. C. Một phân tử protein có khả năng liên kết và vận chuyên gen vào bên trong tế bào đích. D. Một virus có khả năng mang gen của tế bào cho vào trong tế bào nhận. Câu 31: Tỷ lệ 9:3:3:1 ở F2 trong phép lai một tính, bố mẹ thuần chủng chứng tỏ A. Tác động cộng gộp của các alen vào quá trình hình thành của một tính trạng. B. Đây là kiểu tương tác át chế của cặp gen lặn đối với gen trội không alen. C. Hiện tượng tác động bổ trợ giữa hai alen A và B của 2 locus cùng quy định một kiểu hình. D. Tác động át chế của cặp gen lặn đối với các gen không alen. Câu 32: Cơ sở phân tử của hiện tượng sinh sản và di truyền sinh vật là: A. Quá trình nhân đôi của NST. B. Quá trình nhân đôi của phân tử AND. C. Quá trình dịch mã. D. Quá trình sao mã và điều hòa biểu hiện gen. Câu 33: Ở một loài côn trùng, alen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Cả hai locus cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Alen W quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen w quy định mắt trắng. Locus quy định màu mắt nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y. Tiến hành phép lai con cái dị hợp ở cả 3 locus (dị hợp tử đều) và con đực mắt đỏ, dị hợp tử đều ở 2 locus còn lại được F1 gồm 27% số cá thể thân đen, cánh cụt, mắt đỏ. Theo lý thuyết, tỷ lệ cá thể đực, thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 03 A. 5%. B. 9%. C. 13,5%. D. 6,75%. Câu 34: Xét quá trình giảm phân ở một tế bào sinh giao tử có hai gen liên kết ở trạng thái dị hợp tử đều, có hoán vị gen. Tỷ lệ các loại giao tử sau giảm phân là: A. BV = bv = Bv = bV =25%. B. BV = bv 25%. C. BV=bv>Bv=bV, tỷ lệ tùy tần số TĐC. D. Bv = bV = 50%. Câu 35: Trong một quần thể người Mỹ gốc Phi, tỷ lệ người có bệnh hồng cầu hình liềm là 1/10000. Tỷ lệ người mang alen gây bệnh trong quần thể nói trên là: A. 1,98%. B. 1%. C. 99%. D. 0,01%. Câu 36: Một gen có 3000 liên kết hydro, do đột biến tạo alen mới nên số lượng liên kết hydro còn lại là 2999, có thể giải thích sự thay đổi này dựa trên hiện tượng: A. Thay một cặp A-T bằng một cặp G-X. B. Thay một cặp G-X bằng một cặp A-T. C. Mất một cặp G-X, thêm 2 cặp A-T. D. Mất một cặp A-T. Câu 37: Nhóm động vật nào sau đây hẹp nhiệt hơn các nhóm khác: A. Động vật sống ở Thái Bình Dương B. Động vật sống trong vùng ôn đới. C. Động vật sống ở Nam cực D. Các loài chim di trú Câu 38: Hầu hết các thể đa bội gặp ở thực vật, rất ít gặp thể đa bội ở động vật trong tự nhiên vì A. Động vật không sống được trong những môi trường khắc nghiệt – môi trường có các tác nhân gây đột biến. B. Đa bội thể thường phát sinh trong quá trình nguyên phân, mà đa số các loài động vật đều sinh sản hữu tính. C. Với các đột biến NST, động vật rất nhạy cảm do có cơ chế thần kinh phát triển, thể đột biến thường chết trong giai đoạn sơ sinh. D. Vật chất di truyền của động vật ổn định và được đóng gói kỹ hơn trong cấu trúc liên kết với protein histon. Câu 39: Loài A có ngưỡng nhiệt phát triển là 80C. Khi nhiệt độ môi trường là 200C thì vòng đời là n ngày. Nếu nhiệt độ tăng thêm 40C thì vòng đời giảm 7 ngày. n có giá trị là: A. 17. B. 21. C. 28. D. 24. Câu 40: Về phương pháp chọn giống nhờ nuôi cấy hạt phấn, một trong số các nhận định dưới đây không chính xác, đó là A. Cách duy nhất để tạo thành cây lưỡng bội từ các hạt phấn là nuôi cấy hạt phấn, lưỡng bội hóa các tế bào đơn bội rồi từ tế bào lưỡng bội này tái tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh. B. Các giao tử đực ở tế bào thực vật được tạo ra từ quá trình giảm phân, do vậy độ đa dạng của chúng là rất cao, nguồn nguyên liệu cho chọn lọc là vô cùng phong phú C. Đối với các dòng tế bào đơn bội, ngay cả các alen lặn cũng được biểu hiện ra kiểu hình, do đó có thể chọn lọc in vitro những dòng tế bào có đặc tính mong muốn. D. Các hạt phấn của các loài thực vật có khả năng phát triển thành các dòng tế bào đơn bội khi được nuôi cấy in vitro trong môi trường dinh dưỡng thích hợp. PHẦN RIÊNG ----------- Thí sinh chỉ làm 1 trong 2 phần: phần I hoặc phần II------------- Phần I. Theo chương trình CƠ BẢN (10 Câu, từ Câu 41 đến Câu 50). Câu 41: Các đơn vị cấu tạo nên NST của các loài sinh vật nhân thực là một cấu trúc có tên gọi là nucleosome, trong đó cấu trúc của nucleosome gồm A. Lõi là một cuộn ADN chứa 146 cặp nucleotit, bao bên ngoài là 8 phân tử protein loại histon. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 03 B. Lõi là 8 phân tử protein loại histon được một đoạn ADN dài 140 cặp nucleotit cuốn quanh 3/4 vòng, giữa hai nucleosome nối với nhau bằng một đoạn protein khác. C. Một đoạn ADN dài 146 cặp nucleotit quấn quanh một khối gồm 9 phân tử protein loại histon. 3 D. Một đoạn ADN dài 146 cặp nucleotit cuốn quanh khối 8 phân tử protein loại histon 1 vòng, bên 4 ngoài được giữ bởi một phân tử protein histon. Giữa các nucleosome nối với nhau bởi một đoạn ADN nữa. Câu 42: Yếu tố tạo ra các alen quy định các đặc điểm thích nghi ở sinh vật sinh sản hữu tính là A. Chọn lọc tự nhiên. B. Biến dị tổ hợp. C. Quá trình hình thành loài. D. Đột biến gen. Câu 43: Ở một loài hoa, tính trạng màu cánh hoa được chi phối bởi 1 locus 2 alen trội lặn không hoàn toàn. Một locus khác quy định tính trạng kiểu hoa gồm 2 alen, alen trội quy định hoa kép, alen lặn quy định hoa đơn (trội lặn hoàn toàn). Có tối đa bao nhiêu phép lai cho kết quả: Màu sắc hoa phân ly theo tỷ lệ 1:1 còn kiểu hoa là đồng tính? A. 12. B. 6. C. 4. D. 8. Câu 44: Cho biết AA quy định hoa đỏ, Aa hoa hồng và aa hoa trắng. Y hạt vàng, y hạt trắng, L hạt to và l hạt nhỏ. Phép lai nào tạo ra F1 phân ly theo tỷ lệ: 18:9:9:6:6:3:3:3:3:2:1:1? A. AaYyLl x AaYyLl. B. AaYyLl x aayyll. C. AaYyLl x AaYyll. D. AaYyLl x aaYyll. Câu 45: Conxixin được sử dụng trong nghiên cứu di truyền với mục đích A. Gây đột biến tam bội. B. Gây đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể. C. Gây đột biến dị bội. D. Gây đột biến tứ bội. Câu 46: Trường hợp không phải quần thể sinh vật là: A. Các con chim trong một khu rừng. B. Tất cả cá rô đồng trong ao. C. Những cây bạch đàn ở một ngọn đồi. D. Những con hổ trong một khu bảo tồn. Câu 47: Khi nghiên cứu hiện tượng bướm hóa đen ở vùng Manchester của Anh, người ta thấy theo thời gian, tần số của alen quy định màu bướm đen tăng dần. Hiện tượng được giải thích là A. Môi trường thay đổi theo một hướng xác định, điều này quy định chiều hướng của chọn lọc. B. Các cá thể bướm trong quần thể không giao phối một cách ngẫu nhiên với nhau. C. Môi trường thay đổi, các alen quy định bướm trắng đột biến thành các alen quy định màu đen. D. Quần thể bướm trắng ban đầu không được cách ly với các quần thể lân cận, do vậy xảy ra hiện tượng Di nhập gen. Câu 48: Đối với người bị mắc bệnh phenylxeto niệu, nhận định nào dưới đây là KHÔNG chính xác? A. Bệnh gây ra do sự rối loạn chuyển hóa phenylalanin (Phe) bởi cơ thể thiếu một loại enzym cần thiết cho quá trình chuyến hóa. B. Gen đột biến khiến cho protein nó tổng hợp nên không còn chức năng xúc tác chuyển hóa Phe thành tyrosin nên Phe tích tụ và chuyển lên não gây độc cho tế bào thần kinh. C. Bệnh này có thể chữa trị nếu phát hiện sớm và các bệnh nhân phải được chăm sóc bởi chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. D. Sự tích tụ Phe trong máu sẽ chuyển lên tế bào thần kinh gây độc. Vì vậy, hầu hết các phương pháp điều trị căn bệnh này, bệnh nhân phải được chăm sóc bởi chế độ ăn không có Phe. Câu 49: Các bộ ba mã hóa có mặt trên A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. Gen. Câu 50: Hệ sinh thái nào có sự biến động nhiệt nhiều nhất: A. Cửa sông. B. Đồng rêu. C. Đồng cỏ. D. Rừng mưa nhiệt đới. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 -
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 03 Phần II. Theo chương trình NÂNG CAO (10 Câu, từ Câu 51 đến Câu 60). Câu 51: Codon có chức năng khởi đầu cho quá trình dịch mã đồng thời quy định cho axit amin A. Methionin ở sinh vật nhân sơ và Systein ở sinh vật nhân thực. B. Methionin ở sinh vật nhân sơ và formin methionin ở sinh vật nhân thực. C. Formin methionin ở sinh vật nhân sơ và methionin ở sinh vật nhân thực. D. Codon khởi đầu chỉ quy định khởi điểm dịch mã mà không quy định axit amin. Câu 52: Nhận xét nào sau đây không chính xác về thuyết tiến hóa trung tính của Kimura? A. Các đột biến trung tính ở mức phân tử là phổ biến và đã được xác nhận bằng thực nghiệm. B. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tiến hóa ở mức phân tử là quá trình cố định các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên, điều này thúc đẩy tốc độ tiến hóa ở mức độ phân tử. C. Phủ nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hóa của một quần thể sinh vật. D. Sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan tới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Câu 53: Ở ruồi giấm, tiến hành lai P thuần chủng được F1 đồng loạt mắt đỏ, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỷ lệ 56,25% mắt đỏ, cánh dài: 18,75% mắt đỏ, cánh cụt: 18,75% mắt trắng, cánh dài: 6,25% mắt trắng, cánh cụt (những con này toàn là đực cả). Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, quy luật di truyền chi phối là A. Hai cặp gen quy định 2 tính trạng thường, phân ly độc lập. B. Hai cặp gen quy định 2 tính trạng trên một cặp NST thường, hoán vị 50%. C. Hai cặp gen quy định 2 tính trạng, 1 cặp nằm trên NST thường, một cặp trên X. D. Hai cặp gen quy định 2 tính trạng cùng nằm trên X, tần số hoán vị 50%. Câu 54: Sự phát triển kinh tế bằng mọi giá sẽ dẫn đến khủng hoảng, cần phải tiến hành quá trình phát triển bền vững, vậy phát triển bền vững là A. Việc sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội theo cách thức khai thác lần lượt từng nguồn tài nguyên chứ không khai thác cùng lúc các loại tài nguyên. B. Sự phát triển kinh tế dựa trên việc khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên đồng thời giữ cho môi trường trong sạch C. Sự phát triển kinh tế dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, không đi nhập tài nguyên của các nước khác. D. Sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại, nhưng không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Câu 55: Khẳng định nào dưới đây là chính xác khi nói về điều hòa biểu hiện gen ở Eukaryote A. Khác với Prokaryote, ở Eukaryote không có các gen tăng cường và các gen gây bất hoạt, cơ chế điều hòa phụ thuộc chủ yếu vào độ mạnh của vùng điều hòa và vùng khởi động. B. Trong cùng một loại tế bào, các mARN có tuổi thọ khác nhau, ngay cả các protein sau khi được tổng hợp cũng chịu sự kiểm soát bởi một số enzym. C. ADN trong các tế bào Eukaryote có số lượng các cặp nucleotit rất lớn, phần lớn chúng tham gia vào mã hóa cho các protein cấu trúc. D. Vật chất di truyền của Eukaryote được sắp xếp gọn trong NST và hình thành các nucleosom, nên quá trình điều hòa đơn giản hơn ở Prokaryote Câu 56: Việc so sánh các trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng nhằm mục đích Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7 -
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 03 A. Phát hiện các bệnh, tật di truyền để điều trị. B. Xác định vai trò của di truyền trong sự phát triển tính trạng so với tác dụng của môi trường sống. C. Giúp những đứa trẻ thuộc cả hai nhóm nói trên phát triển tốt về mặt tâm sinh lý. D. Phát hiện và bồi dưỡng những khả năng thiên bẩm ở trẻ để đứa trẻ trở thành một con người phát triển tri thức toàn diện. Câu 57: Trong phép lai ruồi cái mắt cam thuần chủng với ruồi đực mắt cam được F1 đồng loạt mắt đỏ. Ở F2 có sự phân ly: Ruồi cái: 3 đỏ: 1 cam và Ruồi đực: 3 đỏ: 5 cam Quy luật di truyền chi phối trường hợp trên là A. Tương tác bổ trợ giữa hai gen cùng quy định mắt màu cam, các gen nằm trên NST giới tính Y. B. Tương tác bổ trợ giữa hai gen cùng quy định một tính trạng nhưng nằm ở các NST khác nhau trong đó có NST giới tính X. C. Tương tác bổ trợ của các gen nằm trên NST giới tính, có thể trên X hoặc trên Y. D. Các gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST giới tính X. Câu 58: Danh sách dưới đây liệt kê một số kiểu chọn lọc 1. Chọn lọc kiểu hình 2. Chọn lọc ổn định 3. Chọn lọc kiểu gen 4. Chọn lọc vận động 5. Chọn lọc định hướng 6. Chọn lọc phân hóa Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên gồm các hình thức nào? A. 2; 3; 6. B. 1; 3; 5. C. 1; 2; 4. D. 2; 4; 6. Câu 59: Consixin là một tác nhân hóa học gây đột biến mạnh. Nó thường được sử dụng trong công tác tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo. Cơ chế tác dụng của nó là A. Cản trở quá trình di chuyển của NST trên dây tơ vô sắc, là cơ chế gây ra hiện tượng đứt đoạn hay trao đổi đoạn nhiễm sắc thể. B. Cản trở quá trình hình thành thoi vô sắc, các nhiễm sắc thể nhân đôi không được di chuyển về hai cực của tế bào gây đột biến đa bội thể. C. Tác dụng vào quá trình tái bản của phân tử ADN dẫn đến hiện tượng đột biến gen mã hóa. D. Tác dụng vào quá trình phân ly của cặp NST tương đồng gây ra hiện tượng đột biến dị bội. Câu 60: Hiện tượng nào sau đây không là nhịp sinh học A. Chim di trú khi mùa đông đến. B. Thực vật rụng lá khi mùa đông đến. C. Dơi đi kiếm ăn vào buổi chiều tối. D. Lá cây khép lại vào buổi trưa nắng. Giáo viên : NGUYỄN THÀNH CÔNG Nguồn : Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 8 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 1 - Thầy Lê Bá Trần Phương
0 p | 97 | 8
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề thi thử Đại học tháng 3/2014
0 p | 80 | 5
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề thi thử Đại học tháng 2/2014
0 p | 87 | 5
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 6 - Thầy Lê Bá Trần Phương
2 p | 94 | 5
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 2 - Thầy Lê Bá Trần Phương
0 p | 95 | 5
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 5 - Thầy Lê Bá Trần Phương
0 p | 105 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề số 6 - GV. Đỗ Thị Thu Hằng
0 p | 82 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề số 5 - GV. Đỗ Thị Thu Hằng
0 p | 75 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề số 4 - GV. Đỗ Thị Thu Hằng
0 p | 65 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề số 3 - GV. Đỗ Thị Thu Hằng
0 p | 69 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề số 2 - GV. Đỗ Thị Thu Hằng
0 p | 97 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề số 1 - GV. Đỗ Thị Thu Hằng
0 p | 75 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 3 - Thầy Lê Bá Trần Phương
0 p | 86 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 9 - Thầy Lê Bá Trần Phương
2 p | 88 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 8 - Thầy Lê Bá Trần Phương
2 p | 86 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 7 - Thầy Lê Bá Trần Phương
2 p | 125 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 4 - Thầy Lê Bá Trần Phương
0 p | 73 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề số 7 - GV. Đỗ Thị Thu Hằng
0 p | 88 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn