Lý thuyết Kinh tế và quản lý công nghiệp: Phần 2
lượt xem 71
download
Nối tiếp nội dung của phần 1 Tài liệu Kinh tế và quản lý công nghiệp , phần 2 trình bày các nội dung: Tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp, kinh tế và tổ chức lao động công nghiệp, nguyên liệu và bảo đảm nguyên liệu trong phát triển công nghiệp, quản lý nhà nước với công nghiệp,.... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý thuyết Kinh tế và quản lý công nghiệp: Phần 2
- ÌP Chương mười một: Tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp Chương mười một TỎ CHỬC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP Phát triến đồng bộ hệ thống thị trường là một trong những nội dung trọng yếu của xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Thị trường sản phẩm công nghiệp là một trong những bộ phận cấu thành hệ thong thị trường. Chương này sẽ đề cập những vấn đề cơ bản về tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp. Trên cơ sở các vấn đề lý luận cơ bản về sàn phẩm công nghiệp, thị trường sản phẩm công nghiệp, tổ chức thị trường sàn phẩm công nghiệp, chương này sẽ làm rõ việc xây dựng phương án hoàn thiện các định chế tác động của các chủ thể tới tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp Việt Nam theo các nguyên tắc của thị trường. Theo đó, nội dung cùa chương sẽ đề cập tới các vấn đề cơ bản sau đây: - Thực chất và nội dung tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp. - Vai trò và các định chế của Nhà nước trong tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp. - Hiệp hội sàn xuất và Hiệp hội tiêu dùng trong to chức thị trường sản phẩm công nghiệp. I. T H ự C CHÁT VÀ NỘI DUNG TỎ CHỨC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CÔNG N G H IỆP 1. Sản phẩm công nghiệp Sản phẩm công nghiệp được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau: Theo quan niệm truyền thống, sàn phẩm công nghiệp là tổng hợp các dạng đặc trưng vật lý, hoá học có thể quan sát và được tập hợp ừong một hình thức đồng nhất là vật mang giá trị sử dụng. Theo quan điểm kinh tế hàng hoá, sản phẩm công nghiệp chứa đựng các thuộc tính hàng hoá. Nó không chỉ là sự tổng họp các đặc trưng lý họẹ hoá học và đặc trưng giá trị sử dụng, mà còn là vật mang giá trị trao đổi hay giá trị. 231
- KINH TẾ VÀ QUÁN LÝCÔNG NGHIỆP Theo quan điểm marketing, sản phẩm công nghiệp là một tập hợp đặc trưng vật chất và đặc trưng phi vật chất nhàm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. Cách tiếp cận theo quan điểm marketing mang tính khái quát cao hơn cả. Theo quan điểm này thì: - Đặc trưng vật chất của sản phẩm công nghiệp bao gồm: kiểu dáng chất lượng, màu sắc, khẩu vị, kết cấu, bao bì, nhãn m ác.ử. - Đặc trưng tâm lý của sản phẩm công nghiệp bao gồm: tên gọi, biểu tượng, thẩm m ỹ... - Sản phẩm công nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Một sàn phẩm công nghiệp đáp ứng một nhu cầu, đồng thời một nhu cầu có thể được thoà mãn bằng những sản phẩm khác nhau. Đối với doanh nghiệp, nó là lời giải đáp của doanh nghiệp cho một nhu cầu tìm thấy trên thị trường. Còn đối với người mua, một sản phẩm là một lời hứa hẹn. Nó là cái mà khách hàng mua để thoả mãn nhu cầu của mình. Cũng như các loại hàng hoá khác, sản phẩm công nghiệp cũng đuợc phân chia theo các cách chủ yếu sau: - Theo tính chất sử dụng có hàng hoá công cộng và hàng hoá tư nhân. - Xét trong mối quan hệ với thu nhập có hàng hoá bình thường và hàng hoá xa xỉ. - Theo khả năng thay thế lẫn nhau có hàng hoá bổ sung và hàng hoá thay thế. - Theo tuổi thọ có hàng lâu bền và hàng không lâu bền. - Theo tần số mua có hàng mua thường xuyên và không thường xuyên. - Theo mức độ chế biến có sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng. - Theo khách hàng mua có sản phẩm là tư liệu sản xuất và sàn phẩm là vật phẩm tiêu dùng. Trong các cách phân loại trên, cần chú ý tới cách phân loại theo khách hàng mua vì nó có liên quan nhiều tới hoạt động marketing và tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp. Theo cách phân loại này, nếu khách mua là các doanh nghiệp sàn xuất hoặc các doanh nghiệp cung ứng vật tư, thi thông thường đó là các tư liệu sản xuất. Còn khách hàng là các cá nhân tiêu dùng cuối cùng hay các nhà bán buôn, bán lè phục vụ cho cá nhân thì thông thường đó là những vật phẩm tiêu dùng (xem Bàng 11.1). Mồi loại sàn phẩm trên có đặc điểm, vai trò khác nhau đối với sự phát 232
- ÉỊỊ Chương mười một: Tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp triên xã hội và, do vậy, làm cho thị trường sản phẩm công nghiệp trở nên rât phong phú, đa dạng. Sản phẩm công nghiệp nói chung có những đặc điểm cơ bản sau: - Sản phẩm công nghiệp có được nhờ thực hiện các quá trình khai thác, chế biến. Quá trình đó gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn khác nhau. - Sản phẩm công nghiệp có chủng loại phong phú, đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của người sử dụng. - Thường có kết cấu phức tạp, thường xuyên cải tiến và biến đổi. - Là sản phẩm có tính điển hình của sản xuất hàng hoá, có tính chất động, có thể vận chuyển đến khắp mọi nơi. - Được sản xuất bằng các phương pháp cơ lý hoá, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chu kỳ sản xuất thường rút ngắn, chu kỳ sống luôn thay đổi. Từ những đặc điểm đó cho thấy, sản phẩm công nghiệp là nền tảng cơ bản cho sự giao lưu thương mại trong nước và quốc tế, cho một xã hội phát triển và văn minh. Bảng 11.1- Phân loại sản phẩm công nghiệp theo khách hàng mua Khách hàn g cá nhân Vật phẩm tiêu dùng - Tiêu dùng vật phẩm - Tiêu dùng hàng hoá mode - Tiêu dùng lâu ngày Dịch vụ tiêu dùng - Dành cho của cải của người tiêu dùng yf - Dùng cho bản thân người Vật phẩm tiêu dùng tiêu dùng - Sử dụng dịch vụ tập thể Khách hàng doanh Thiết bị - Thiết bị nặng nghiệp - Thiết bị nhẹ Sản phẩm công - Nguyên liệu, nhiên liệu nghiệp - Sản phẩm trung gian (Nghĩa hẹp) - Vật liệu phụ 1 r Dịch vụ - Lời khuyên cho doanh nghiệp - Phát minh Tư liệu sản xuất - Sừa chữa, bảo dường 233
- KINH TÉ VẢ QUÁN LV CONG NGHIỆP Nếu xem xét một cách cụ thể, ngoài những đặc điểm chung nêu ữên, mỗi loại sản phẩm công nghiệp còn có những đặc thù riêng. Chăng hạn, điện năng là một dạng năng lượng chủ yếu hiện nay và có nhừng đặc điểm riêng như: không nhìn thấy bằng mắt thường được; là dạng năng lượng sạch, ít gây ô nhiễm; sản xuất và tiêu dùng điện năng diễn ra đồng thời, không tồn trữ được; sản phẩm được truyền tải và phân phối theo những kênh nhất định và do vậy phạm vi thị trường cũng chi diễn ra ở những phạm vi nhất định. 2. Thị trường sản phẩm công nghiệp Dựa vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp công nghiệp với các thị trường, người ta chia ra thị trường sàn phẩm công nghiệp và thị trường các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp. Trong thực tế, việc phân định thị trường sản phẩm công nghiệp và thị trường các yếu tố sản xuất kinh doanh chi mang ý nghĩa tương đối, bởi lẽ từng doanh nghiệp công nghiệp, trong quan hệ với thị trường, bao giờ họ cũng vừa là người mua và vòra là người bán. Doanh nghiệp công nghiệp với các thị trường yếu tố sản xuất sẽ được xem xét ờ chương sau (lao động, nguyên liệu, tài chính...). Chương này sẽ chủ yếu đề cập tới quan hệ giữa doanh nghiệp công nghiệp với thị trường đầu ra của nó - thị trường sản phẩm công nghiệp. Có nhiều cách phân loại thị trường. Nếu xem xét theo sự can thiệp của người bán đối với giá cả thị trường, thị trường sản phẩm công nghiệp được chia thành thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh có tính độc quyền, độc quyền nhóm và độc quyền. Mỗi loại thị trường nói trên có đặc điểm riêng và do vậy yêu cầu vận dụng cũng khác nhau. Vì công nghiệp có tính điển hình cao, nên đặc điểm thị trường sàn phẩm công nghiệp về cơ bản tương tự những đặc điểm của thị trường hàng hoá nói chung. Tuy nhiên, so với các thị trường hàng hoá cụ thể khác, thị trường sản phẩm công nghiệp cũng có một số nét khác biệt. Chang hạn, giữa thị trường sản phẩm công nghiệp và thị trường sản phẩm xây dựng có những nét khác biệt cơ bản sau: 23 4
- if Chương mười môt: Tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp Bảng 11.2 Đặc điểm thị trường sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng Tiêu thức phân biệt Thị trường sản phẩm Thị trường sản phẩm công nghiệp tiêu dùng Chùng loại hàng hoá Rất đa dạng Giới hạn nhất định Tính chất hàng hoá Cơ động, biến đổi nhanh Cơ động, thay đổi chậm chóng Cung cầu thị trường Rất phổ biến, phạm vi Giới hạn nhất định mua bán không giới hạn Chu kỳ sản xuất và Ngắn Dài tiêu dùng Định chế của các tổ Lỏng Chặt chẽ chức đến thị trường Trong thực tế, do doanh nghiệp chỉ hoạt động kinh doanh bàng những sản phẩm và trên những thị trường nhất định, nên cần làm rõ đặc điểm của từng loại thị trường sản phẩm cụ thể, ví dụ thị trường dầu mỏ, thị trường điện, thị trường quần áo và thời trang, thị trường hàng điện tử, thị trường ô tô, xe máy... Chẳng hạn, thị trường hàng thời trang có những đặc điểm chủ yếu sau: - Tính chất chủ yếu của sản phẩm là "mode". - Đối tượng phục vụ chủ yếu là giới trẻ và phụ nữ. - Cung cầu thị trường thay đổi nhanh chóng. - Nắm bắt nhu cầu khách hàng, hình thành ý tưởng và thiết kế mầu mã sản phẩm là cốt lõi. - Định chế tác động của các chủ thể tới thị trường chủ yếu thông qua việc định hướng xây dựng bản sẳc văn hoá. 3. Tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp 3.1. Quan hệ giữa thị trường với phát triển công nghiệp và hoạt động kinlt doanh của doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường, giữa phát triển công nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường có mối quan hệ tương hỗ. Tác động của thị trường tới phát triển công nghiệp thể hiện: nó chi ra xu thế phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu sản 235
- m KINH TE VA QUAN LYCONG NGHIẸP phẩm công nghiệp; nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sàn xuất kinh doanh. Tác động trở lại của phát triển công nghiệp tới thị trường thể hiện: tạo nguồn hàng hoá cho lưu thông trên thị trường, giải quyết quan hệ cung - cầu (quan hệ cơ bản nhất của thị trường); mở rộng và quyết định khả năng tham gia thương mại quốc tế của một quốc gia. Doanh nghiệp công nghiệp là một đơn vị cơ bản của hệ thống sản xuất kinh doanh công nghiệp. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp là một hệ thống có tổ chức và là một hệ thống "mở", có quan hệ chặt chẽ với thị trường. Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường thể hiện ờ sơ đồ 11.1. Sơ đồ 11.1: Doanh nghiệp và thị trường Thị trường lao động Thị trường nguyên liệu Thị trường trang thiết bị Thị trường khoa học - công nghệ Thị trường tài chính Thị trường đầu vào Thị trường đầu ra Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp góp phần vào việc thoả mãn các nhu cầu của thị trường, kích thích sự ra đời cùa các nhu cầu mới và nâng cao chất lượng nhu cầu... Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường vừa là động lực, là điều kiện, là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Là động lực, thị trường đề ra nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, định hướng mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. - Là điều kiện, thị trường đảm bảo cung ứng có hiệu quả các yếu tố cần thiết để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Là thước đo, thị trường kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả cùa các phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Jẻ2. Tiếp cận tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp Để xem xét tổ chức thị trường, có hai vấn đề cơ bản cần được làm rò là mô hình luồng luân chuyển và các chủ thể tham gia thị trường. 236
- f8 Chương mười một: Tổ chút thị trường sản phẩm công nghiệp Sơ đò 11.2: Luồng luân chuyển trên thị trường Trong mô hình này: - Hộ gia đình bỏ chi phí ra để nhận lấy các sản phẩm, dịch vụ từ thị trường sản phẩm, đồng thời hộ gia đình cũng thực hiện cung ứng sức lao động và nhận tiền công từ thị trường các yếu tố. - Doanh nghiệp công nghiệp bỏ chi phí để mua (thuê) các yếu tố sản xuất kinh doanh, sử dụng nó để tạo ra sản phẩm, bán sản phẩm cho người tiêu dùng và thu tiền về. - Nhà nước định hướng, tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp và hộ gia đình, đồng thời yêu cầu các chủ thể này làm đúng nghĩa vụ đóng góp đối với Nhà nước. Sơ đồ 11.3: M ối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thị trường 237
- m KINH TẾ VÀ QUẦN LÝCỔNG NGHIỆP Theo sơ đồ này, việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp cần tính tới rất nhiều mối quan hệ với các chủ thể khác ứên thị trường và ngược lại sự thay đổi chính sách của họ cũng có tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ các vấn đề đã xem xét ở trên, có thể nêu lên các vấn đề cơ bản cùa tổ chức thị trường là: Thứ nhất, tổ chức thị trường nhằm hướng tới: - Bảo đảm hiệu quả cao trong hoạt động thương mại của các doanh nghiệp công nghiệp. - Hạn chế các khuyết tật của thị trường. - Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sự phát triển công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, tổ chức thị trường chính là tổ chức các mối quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường nhàm đạt được các mục tiêu kể trên. Ờ đây có thể xem xét trên hai góc độ: 1/ Tổ chức mối quan hệ trực tiếp giừa doanh nghiệp công nghiệp với người tiêu dùng, với người cung ứng, với doanh nghiệp hiệp tác hoặc cạnh tranh và với Nhà nước; 2/ Có thể xem xét theo đối tượng hàng hoá lưu thông trên thị trường, theo đó tổ chức thị trường bao gồm tổ chức thị trường sản phẩm và tổ chức thị trường các yếu tố sản xuất kinh doanh công nghiệp. Thứ ba, tổ chức thị trường là áp dụng các định chế (quy tắc, phong tục, thể chế, chính sách) để khống chế và điều tiết thị trường, hoặc đê chống lại những sự can thiệp không hiệu quả vào sự vận động của thị trường. Thực chất là làm cho các chủ thể trên thị trường trở thành đối tượng tương tác qua lại lẫn nhau theo nhiều chiều. Trong thực tế, các chủ thể thường sử dụng nhiều chính sách, giài pháp để can thiệp và điều tiết các quan hệ thị trường. Nhà nước có vai ưò, chức năng quản lý đối với nền kinh tế, thường sử dụng các chính sách công cộng (xem Bảng 11.3). Các doanh nghiệp, với tư cách là người sàn xuất và bán hàng, thường sử dụng các chính sách, giải pháp như liên kết, cạnh tranh, hợp nhất, thôn tính làm phá sàn, rào cản thâm nhập và rút khỏi thị trường... Hộ tiêu dùng, với tư cách là người mua hàng hoá của doanh nehiệp và là người cung ứng sức lao động cho doanh nghiệp, cũng có nhửna chính sách, giải pháp riêng thông qua hiệp hội những người tiêu dùng, văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng, tự do ngôn luận (khen, chê) trên các phươne tiện thông tin đại chúng, tham gia các tổ chức nghiệp đoàn (hay công đoàn...). 238
- IP Chương mười một: Tố chức thị trường sản phẩm công nghiệp Bảng 11.ỉ ẳ. Sự can thiệp của Nhà nước tới các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công nghiệp Lĩnh vực Biện pháp, chính sách - Giấy phép kinh doanh - Khuyến khích bằng thuế • Sản xuất và tiếp thị - Bất động sản cùa công nghiệp - Kiểm soát giá cả - Doanh nghiệp công ích - Tiền lương tối thiểu • Việc làm và thị trường các - Chương trình đào tạo nhân tố khác - Lãi suất đầu tư và kiểm soát tín dụng - Khuyến khích bàng thuế - Chuyển lợi nhuận về nước • Đầu tư nước ngoài - Chuyển giao công nghệ - Hướng nội - Luật sáng chế • Công nghệ - Trợ giúp R&D - Giấy phép nhập khẩu - Quota • Nhập khẩu - Biểu thuế nhập khẩu - Biểu thuế đặc biệt (hay thay đổi) - Thuế xuất nhập khẩu - Thuế tiêu dùng • Xuất khẩu - Quy chế khu chế xuất - Quota - Tín dụng xuất khẩu 23 9
- m KINH TẾ VÁ QUẢN LÝCỒNG NGHIỆP II. VAI TRÒ VÀ CÁC ĐỊNH CHÉ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP Hệ thống cơ quan nhà nước là các cơ quan công quyền, đảm trách nhiệm vụ lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp. Mỗi tổ chức trong hệ thống cơ quan này thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng theo Hiến pháp và Pháp luật quy định. So với trước đây, vai trò của Nhà nước trong cơ chế thị trường đã có sụ thay đổi cơ bản. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà thông qua chính sách, thể chế điều tiết các quan hệ thị trường và tạo điều kiện, bào đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của phát triển kinh doanh công nghiệp. Trong tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp, Nhà nước điều tiết thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các định chế chủ yếu sau đây: l ế Chính sách điều tiết độc quyền và cạnh tranh J 1.1. Chính sách canh • tranh Cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh không hoàn hảo, đã dẫn tới hình thành các tổ chức độc quyền hay hợp nhất. Các tổ chức này mang lại lợi ích tối đa cho chúng, nhưng cũng mang lại gánh nặng về chi phí của xã hội, của người tiêu dùng. Bởi vậy, để hạn chế các trục trặc của thị trường do lợi thế kinh tế nhờ quy mô và do quyền lực độc quyền đối với thị trường gây nên, ờ các nước thường có chính sách cạnh tranh. Đối tượng chủ yếu của chính sách này là điều tiết độc quyền và điều tiết các hoạt động hợp nhất. v ề điều tiết độc quyền, các nước thường hướng đến: - Ở Anh: lập Ưỷ ban về độc quyền và hợp nhất (Monopolies and Mergers Commission - MMC). - Ở Mỳ: ban hành đạo luật chống Tờ-rớt để phá vỡ các chủ thể độc quyền tư nhân. - Một số nước ờ Châu Âu: đưa ra biện pháp điều tiết mềm dẻo hơn hoặc có khi còn khuyến khích độc quyền. 240
- Chương mười một: Tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp Hộp 11.1: Các vấn đề cơ bản mà độc quyền đặt ra Hai vấn đề cơ bản mà độc quyền thường đặt ra: 1/ Chi phí của xã hội cho sức mạnh độc quyền? 2/ Độc quyền có làm giảm chi phí kinh doanh không? Dưới đây là một số phân tích cho hai vấn đề cơ bản này: Sơ đồ 11.4: Chi phí của xã hội cho độc quyền Lợi nhuận của độc quyền Chi phí của xã hội B Ngành có đường chi phí bình quân dài hạn và chi phí biên dài hạn là đường nằm ngang. Với một ngành cạnh tranh hoàn hảo sẽ sản xuất tại điểm B, lượng sản xuất Qc, giá bán Pc, nhưng một nhà độc quyền sẽ chọn lượng sản xuất và bán là Qm tức MC=MR
- m KINH TẾ VÁ QUẢN LÝCỒNG NGHIỆP Đường đâu với đường chi phí biên LMC, một ngành cạnh tranh sẽ sản xuất tại E. Nếu một nhà độc quyền có thể sản xuất ờ mức chi phí thấp nhất LMC' thì họ sẽ chọn M C -M R < Pm để sản xuất lượng Qm. Ờ đây, mức mất mát vô ích đối với người tiêu dùng do sản lượng thấp và giá cao là A. Nhưng xã hội sẽ lợi vì bây giờ sản lượng làm ra sừ dụng ít nguồn lực hơn (theo sơ đồ diện tích hình chữ nhật B > diện tích của tam giác A). Các giải pháp cụ thể điều tiết độc quyền: Ban hành luật cạnh tranh Ở Anh, Luật Cạnh tranh được ban hành năm 1980. Những điểm chủ yếu của luật này là: - Một hãng cung ứng trên 25% toàn bộ sản phẩm trên thị trường có thể bị đệ trình lên MMC. - Tổng giám đốc hãng có trách nhiệm giám sát hành vi của hãng và chịu sự kiểm soát của cơ quan chủ quyết cấp Bộ hoặc có thể đệ trình các trường hợp riêng biệt cho MMC yêu cầu điều tra. - Các trường hợp hai hoặc nhiều công ty ngầm cấu kết hoạt động hạn chế thị trường cũng được đệ trình lên MMC. - Trách nhiệm chính của MMC là điều tra độc quyền có hoạt động đi ngược lại quyền lợi của xã hội hay không. Trong trường hợp có vi phạm, luật sẽ được xử lý trước toà án chuyên về độc quyền và hợp nhất. Luật • về hoạt • động • o hạn • chế Đối tượng điều tiết chủ yếu của Luật này là chống lại các thoà thuận ngầm giữa các hãng (thường là các nhóm độc quyền). Chẳng hạn, thoà thuận ngầm về đặt giá, các thoả thuận về thông tin, về đầu cơ... Yêu cầu của luật về hoạt động hạn chế là các thoả thuận đó cần đệ trình lên toà án và thông báo công khai. Chính sách điều tiết độc quyền tự nhiên (một người) Chính sách này sử dụng các biện pháp chủ yếu sau: - Sử dụng cơ quan điều tiết (chẳng hạn ở Anh, OFTEL điều tiết British Telecom) mức sản lượng để chi phí cho xã hội càng thấp càng tốt. - Sử dụng hệ thống giá 2 phần. Giá 2 phần là một hệ thống giá khi người sử dụng trả một số tiền cố định để được vào hệ thống dịch vụ và sau đó trả thêm một mức giá theo đơn vị sản phẩm, mức này phản ánh chi phí biên cho quá trình sản xuất. 24 2
- fjp Chương mười một: Tô’chức thị trường sản phẩm công nghiệp - Ra lệnh cho hãng độc quyền sản xuất tại điểm có hiệu quả đối với xã hội. Sau đó có thể áp dụng chính sách trợ cấp đối với các hãng. về điểu tiết họp nhất: Hai hãng (hay nhiều hãng) hiện hành có thể hoà nhập với nhau theo 2 cách khác nhau: - Mua đứt: một hãng này bỏ tiền ra mua lại tất cả các cổ phiếu của hãng kia. - Hợp nhất: hai hãng liên minh tự nguyện vì họ cho ràng sẽ làm ăn tốt hơn khi kết hợp với nhau. Họp nhất có 3 dạng chủ yếu: hợp nhất theo chiều ngang;, hợp nhất theo chiều dọc; họp nhất theo kiểu kết khối (Conglomerate). Nếu lợi ích tư nhân và lợi ích xã hội của việc hợp nhất là thống nhất, Nhà nước nên khuyến khích họp nhất. Nếu có sự vi phạm'lợi ích xã hội, Nhà nước sẽ có chính sách điều tiết hay hạn chế hợp nhất (ở Anh tương tự như điều tiết cạnh tranh, độc quyền thông qua MMC). Ở nước ta, để điều tiết độc quyền và cạnh tranh, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, ngày 03 tháng 12 năm 2004, Quốc hội đã thông qua Luật Cạnh tranh. Đây là căn cứ pháp lý để tổ chức thị trường và hoạch định chính sách thị trường sản phẩm công nghiệp. Luật này gồm 123 điều, chia thành 6 chương từ những quy định chung đến các quy định cụ thể cho các trường họp liên quan tới cạnh tranh. 1.2. Chính sách ngành Nhàm làm hạn chế các trục trặc của thị trường do các nguyên nhân khác gây ra, chính sách ngành thường bao gồm: - Hệ thống đăng kỷphát minh Cần có hệ thống này vì việc phát minh đã đưa ra các thông tin mới về quá trình sản xuất sản phẩm. Song, các phát minh lại là hàng hoá công cộng. Không chỉ có người phát minh thu được lợi nhuận mà cả những người bắt chước cũng kiếm được lợi nhuận. Hệ thống đăng ký phát minh ra đời trao độc quyền tạm thời về mặt pháp lý cho người đăng ký phát minh của mình. Độc quyền tạm thời, khi chưa phát minh ra, đảm bảo rằng nếu quá trình nghiên cứu phát minh thành công, người phát minh được hưởng khoản tiền lớn sau khi phát minh ra. Neu không có tính tạm thời, người phát minh thành đạt sẽ có một hàng rào kiên cố luôn ngăn chặn sự cạnh tranh từ các hãng khác hoặc từ các hãne vừa mới nhập ngành. 243
- m KINH TẾ VÀ QUẢN LÝCÔNG NGHIỆP - Khuyến khích nghiên cứu và triển khai (R & D) Một trong những mục tiêu của chính sách ngành là khuyến khích nghiên cứu và triển khai. Thông thường, các dự án lớn có mức độ rủi ro quá cao đối với một hãng riêng biệt. Neu có sự trục trặc xảy ra với những dự án này sẽ đe dọa chính sự tồn tại của hãng. Như vậy, có mâu thuẫn giữa việc tiến hành nghiên cứu và triển khai của các hãng tư nhân với nhu cầu của xã hội. Nhà nước sẽ trợ cấp cho chi tiêu về nghiên cứu và triển khai, bời lẽ Nhà nước có thể rải mức rủi ro cho một số dự án trong danh mục đầu tư cùa Nhà nước và nếu dự án bị trục trặc, Nhà nước có thể rải mòng số tiền mất mát cho nhiều người gánh chịu. - H ỗ trợ ngành mới ra đời và ngành suy thoái Ngành mới ra đời thường gặp những khó khăn như: - Khó khăn về tài chính, bởi ngân hàng và các hãng cho vay khác không muốn rủi ro. - Khó khăn về lao động chuyên môn, các trường, các hãng đào tạo chưa nhận biết nhu cầu lao động chuyên môn của các ngành mới. Trong những trường hợp đó, không thể dùng giải pháp thị trường, mà cần có sự trợ giúp của Nhà nước thông qua chính sách ngành. Với các ngành suy thoái, Nhà nước có thể trợ giúp về tài chính cho một hãng để thải những hãng khác quá kém hiệu quả. 1.3- Chính sách thương mại (gắn với tài chính và giả cả) - Ban hành Luật thương mại (luật riêng) điều tiết các quan hệ kinh tế giữa các thể nhân và pháp nhân tham gia hoạt động kinh doanh, ơ nước ta, để điều tiết các hành vi thương mại và hoạt động thương mại, thực hiện thương mại bình đẳng, ngày 14 tháng 6 năm 2006, Quốc hội đã thông qua Luật Thương mại. Đây là một căn cứ pháp lý rất quan trọng đê tổ chức thị trường, hoạch định chính sách thị trường và tổ chức kinh doanh sản phẩm công nghiệp. Luật này gồm 324 điều chia thành 9 chương, từ những quy định chung đến những quy định cho các trường hợp cụ thể trong hoạt động thương mạiỗ - Điều tiết bàng công cụ thuế, chủ yếu là thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu... Trong chính sách thuế đáng chú ý là đối tượng tính thuế, thuế suất, xét và miễn eiảm thuế. Thí dụ sau đây nói về quan hệ giữa thuế suất và doanh thu từ thuế. 244
- Chương mười môt: Tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp Sơ đồ 11.6.ẾTác động của thuế suất đến doanh thu thuế Đồng thời cũng chú ý chính sách thuế bảo hộ hàng sản xuất trong nước. Dưới đây là một ví dụ nói lên tác động của chính sách này. Ta thấy với giá Pw, nhu cầu Qi, sản xuất trong nước Q2 , lượng cần nhập Mi(Qi- Q 2 ) —> Tốn ngoại tệ. Đánh thuế to. giá tăng lên P 3 , lượng cầu giảm Q 3 , sản xuất trong nước tăng lên Q 4, lượng nhập giảm còn M 2 (Q 2 - QẠ Sơ đò 11.7ềẳ Tác động của chính sách thuế bảo hộ M,
- KINH TẾ VÀ QUẢN LÝCỒNG NGHIỆP Dc: Cầu trong nước Pw: Giá thế giới về loại hàng to! Mức thuế Pc: Giá trong nước sau đánh thuế - Quota (xuất, nhập khẩu), nhờ đó Nhà nước nắm được hàng nhập, xuất và điều tiết cung cầu. Hiện nay, khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, nên phương thức này rất hạn chế. - Can thiệp bàng công cụ giá. Chẳng hạn: giá trần (giá tối đa) thường áp dụng với những sản phẩm thiết yếu (gạo, thực phẩm, nhà ở...) thường đưa ra khi thiếu hàng và hạn chế tăng giá; giá sàn (giá tối thiểu). Neu mục tiêu định giá trần là giảm giá cho người tiêu dùng thì mục tiêu đạt sàn là tăng giá cho người sản xuất; bình ổn giá - sử dụng chính sách dự trữ hàng hoá. ra. CÁC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP VÀ CÁC HIỆP HỘI TIÊU DỪNG TRONG TỎ CHỬC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP 1. Hiệp hội doanh nghiệp Hiệp hội doanh nghiệp theo ngành kinh doanh, theo vùng hoặc hỗn hợp (sau đây gọi chung là Hiệp hội doanh nghiệp) là tổ chức kinh tế - xã hội cùa những người sản xuất, là tổ chức phải chính phủ được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi. Hiệp hội tổ chức và hoạt động theo Điều lệ và theo quy định của pháp luật. Hiệp hội chịu sự quản lý của Nhà nước và được sự bảo trợ của Nhà nước. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc, có con dấu và tài khoản riêng. Chức năng chủ yếu của Hiệp hội là đại diện cộng đồng doanh nghiệp, xúc tiến thực hiện các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác, khoa học - công nghệ, sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp ờ trong nước và nước ngoài. Hiệp hội doanh nghiệp với các hình thức tổ chức hoạt động khá phong phú như Câu lạc bộ doanh nghiệp, Liên minh hợp tác xã sản xuất, Hội doanh nghiệp. Hiệp hội doanh nghiệp theo ngành, Hiệp hội doanh nghiệp theo vùng, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Nội dung hoạt động chủ yếu của Hiệp hội hướng vào: - Tư vấn hoặc tham mưu cho Chính phủ, tập đoàn, doanh nghiệp... về 246
- n Chương mười một: Tố chút thị trường sán phẩm công nghiệp lĩnh vực kinh tế, chính sách như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển và việc huy động các nguồn lực để thực hiện các chính sách đó; - Tổ chức thực hiện hoặc tham mưu cho tập đoàn, doanh nghiệp về xúc tiến thương mại như nghiên cứu thị trường, chiến lược thị trường, ứng dụng các giải pháp thị trường có tính khả thi; - Tư vấn hoặc tham mưu cho tập đoàn, doanh nghiệp về xúc tiến đầu tư như chiến lược đầu tư, liên doanh liên kết, gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước, lựa chọn nhà đầu tư; - Tư vấn hoặc tham mưu cho tập đoàn, doanh nghiệp về lĩnh vực khoa học - công nghệ, lĩnh vực tài chính... - Đại diện cộng đồng doanh nghiệp trong việc đấu tranh bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất khi có những tranh chấp thương mại, nhất là trong thương mại quốc tế (vi phạm sở hữu trí tuệ, bán phá giá...). Hiện nay, các hiệp hội sản xuất phát triển khá mạnh, rộng khắp và có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển công nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp (Ví dụ, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội chè Việt Nam (VITAS), Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). 2ẵ Hiệp hội tiêu dùng Những người tiêu dùng tự thành lập những tổ chức quần chúng để gây áp lực với người sàn xuất. Hiệp hội thông qua các cơ quan chính quyền và các nhà chuyên môn để đưa ra các kiến nghị, quan điểm của mình. Mục tiêu chủ yếu của Hiệp hội là thông tin, bảo vệ sức khoẻ, bảo đảm an toàn, phát triển bào hành sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng. Quy định những thoả thuận và những ứng dụng thương mại, chất lượng sản phẩm và chất lượng đối với đời sống, những phương tiện hoạt động chủ yếu của tổ chức Hiệp hội. Phát triển phương tiện thông tin đại chúng, sừ dụng nhừng thử nghiệm, so sánh, tố cáo những vụ bê bối, tẩy chay sản phẩm. Lên án những doanh nghiệp làm ngơ đối với luật pháp và quy tắc. Ờ Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng đã được thành lập và hoạt động. Hội được Nhà nước bảo trợ. Tuy vậy, trên thực tế quyền’ lợi người tiêu dùng hiện nay ở nước ta vẫn chưa được coi ưọng, tình trạng vi phạm quyền lợi này trên thực tế vẫn còn phổ biến, việc xử lý chưa thật nghiêm minh. 247
- m kinh t ế v à q u ản l ý c ổ n g nghiệp Vai trò và nội dung hoạt động của Hiệp hội này hướng vào: - Tuyên truyền, giáo dục những kiến thức cần thiết về hàng hoá, về quyền lợi của người tiêu dùng trong cơ chế thị trường; - Khuyến khích sự tiêu dùng văn minh và hiệu quả; - Bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng; - Hỗ trợ, hướng dẫn người tiêu dùng trong việc lựa chọn và sử dụng hàng hoá; - Đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm lợi ích chính đáng của người tiêu dùng (xin lỗi, bồi thường, thay thế, cam kết...) CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THAO LUẬN 1. Phân rích đặc điếm một sổ sản phẩm công nghiệp cụ thể và đặc điếm cm từng thị trường sản phẩm công nghiệp cụ thể (điện năng, ô tô, máy tính, công nghệ phần mềm, thời trang, dịch vụ bảo hành sửa chừa...)? 2. Sự khác biệt giữa tổ chức thị trường trong cơ chế cũ và cơ chế mới? 3. Phân tích nội dung các định chế chù yếu của Nhà nước trong tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp và liên hệ thực tế thrc hiện? 4. Phân tích nội dung các định chế chủ yếu và thực tiễn hoạt động cùa các hiệp hội sàn xuất trong tố chức thị trường sản phẩm công nghiệp ? 5. Phân tích nội dung các định chế chủ yếu và thực tiền hoạt động cùa Hiệp hội tiêu dùng trong tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp? 248
- if Chương mười hai: Kinh tê và tổ chức lao động công nghiệp Chưong mười hai KINH TÉ VÀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP Trên cơ sở nắm vững và vận dụng được những vấn đề cơ bàn về kinh tế lao động công nghiệp trong cơ chế thị trường, chương này sẽ tập trung làm rõ những nội dung, phương pháp tổ chức và quản lý lao động công nghiệp. Nội dung cơ bản của chương sẽ đề cập bốn nội dung sau đây: - Vốn nhâu lực và tạo vốn nhân lực công nghiệp. - Thị trường lao động công nghiệp và vấn đề giải quyết việc làm. - Thù lao lao động trong công nghiệp. - Tiêu chuẩn hoả lực lượng lao động công nghiệp. I. VỐN NHÂN L ự • c VÀ TẠO • VÓN NHÂN L ự • c CÔNG NGHIỆP • 1. Vốn nhân lực công nghiệp Các nguồn lực dùng cho sản xuất kinh doanh công nghiệp gồm lao động, thiết bị, nguyên liệu, đất đai và các tài nguyên khác. Trong đó, nguồn lực lao động có vai trò quyết định sự phát triển. Vốn nhân lực thuộc nguồn lực lao động và là bộ phận cốt lõi của các nguồn lực này. Đó là tổng họp các kỹ năng, mức độ đào tạo, trình độ giáo dục có sẵn tạo cho một cá nhân có năng suất lao động cao hơn. Như vậy, vốn nhân lực bao gồm: kỹ năng, kỹ xảo của người lao động; kinh nghiệm nghề nghiệp; trình độ đào tạo và những khả năng khai thác của người lao động. Vốn nhân lực không phải là cái sẽ có, mà đã có sẵn của người lao động, tức là cái có thể trờ thành hàng hoá, có thể bán được, v ố n nhân lực là căn cứ cơ bản để trả công lao động. Bởi vì, tiền lương của người lao động chủ yếu phụ thuộc vào đơn giá lương và lượng sản phẩm biên do họ tạo ra, tức là: W = PxMP Trong đó: - W\ tiền lương - P: đơn giá lươnơ cùa sản phẩm - MP\ lượng sàn phâm biên 249
- m KINH TẾ VÀ QUẢN LÝCỒNG NGHIỆP Do vậy, vốn nhân lực cao sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao năng suất lao động và, do đó, giúp người lao động nhận được mức tiền lương cao hơn. 2ể Tạo vốn nhân lực công nghiệp Theo quan niệm trên, tiền lương của người lao động là hàm sổ của các biến số chủ yếu kỹ năng (S), trình độ đào tạo (T) và kinh nghiệm (E) cùa người lao động. Có thể biểu diễn mối quan hệ đó trong hàm số sau: W=f(S, T, E) Trong các yếu tố trên, trình độ đào tạo được đặc biệt quan tâm. Nó là nhân tố cơ bản trong tạo vốn nhân lực cho lao động công nghiệp. Đến lượt nó, vấn đề đào tạo có liên quan tới mặt khác như đầu tư, kinh tế, xã hội. Dưới đây là một vài khía cạnh kinh tế của công tác đào tạo và ành hường của nó tới tạo vốn nhân lực công nghiệp: Thứ nhất, vấn đề đầu tư vào đào tạo. Trong kinh tế thị trường, vấn đề này được quyết định phụ thuộc trước hết vào từng người lao động. Nói chung họ quyết định đầu tư vào đào tạo, nếu họ kỳ vọng: Giá trị hiện tại hoả I Giá trị hiện tại hoá cùa các lợi ích >- cùa các chi ph í thu nhận được phải bỏ ra Giả sử gọi: B ị\ Các lợi ích thu nhận được tại thời điểm t C{. Các chi phí tại thời điểm t R: Tỷ lệ chiết khấu Ta có bất đẳng thức sau: n n B c Thứ hai, quyết định đầu tư vào đào tạo của từng người lao động riêng biệt, hay của chính một người với những độ tuổi khác nhau. Nhìn chung, người lao động có những quyết định rất khác nhau. Bởi vậy, khi vận dụng công thức trên, cần chú ý tới tổng lợi ích ] iay tông chi phí không chì thu một lần, mà là của một quá trình, thậm chí 1; I cà một đời người. 25 0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế học quản lý
206 p | 1612 | 355
-
Sách lý thuyết kinh tế vi mô
186 p | 702 | 310
-
Tổng quan lý thuyết kinh tế vĩ mô
8 p | 739 | 259
-
CHƯƠNG VII: LÝ THUYẾT KINH TẾ VĨ MÔ VỀ NỀN KINH TẾ MỞ
19 p | 1412 | 185
-
Lý thuyết Kinh tế và quản lý công nghiệp: Phần 1
228 p | 521 | 91
-
Bài giảng và thực hành Lý thuyết Kinh tế vĩ mô: Phần 2
211 p | 388 | 88
-
Bài giảng và thực hành Lý thuyết Kinh tế vĩ mô: Phần 1
129 p | 376 | 84
-
Vai trò của Chính phủ trong công nghiệp hóa ở Đông Á - Điều tiết thị trường và lý thuyết kinh tế: Phần 1 2
308 p | 154 | 44
-
Vai trò của Chính phủ trong công nghiệp hóa ở Đông Á - Điều tiết thị trường và lý thuyết kinh tế: Phần 1 1
339 p | 141 | 40
-
Bài giảng Lý thuyết kinh tế học vi mô: Chương 3 - GV. Đinh Thiện Đức
31 p | 187 | 10
-
Bài giảng Lý thuyết kinh tế học vi mô: Chương 2 - GV. Đinh Thiện Đức
23 p | 145 | 10
-
Bài giảng Lý thuyết kinh tế học vi mô: Chương 1 - TS. Phan Thế Công
4 p | 117 | 6
-
Lý thuyết kinh tế và thực tế của phát triển bền vững: Kinh tế học bền vững - Phần 2
323 p | 8 | 6
-
Bài giảng Kinh tế và quản lý công nghiệp: Chương 1 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
55 p | 10 | 4
-
Bài giảng Kinh tế và quản lý công nghiệp: Chương 3.3 + 3.4 + 3.5 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
49 p | 16 | 3
-
Bài giảng Kinh tế và quản lý công nghiệp: Chương 4.1 và 4.2 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
17 p | 12 | 3
-
Bài giảng Kinh tế và quản lý công nghiệp: Chương 6.1 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
19 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn