MẪU BẢNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ỨNG VIÊN <br />
TUYỂN DỤNG<br />
<br />
Tiêu chí để xây dựng một bảng đánh giá năng lực ứng viên tuyển dụng? Lưu ý khi ghi <br />
chú trong bảng đánh giá ứng viên? Tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.<br />
<br />
Khi một ứng viên đến phỏng vấn, các nhà tuyển dụng luôn theo dõi quá trình trả lời để <br />
đánh giá được tiềm năng cốt lõi của ứng viên này. Nhưng buổi phỏng vấn diễn ra khá <br />
nhanh, và nhiều khi có quá nhiều ứng viên khiến bạn không thể ghi nhớ hết tất cả. Đó là <br />
lý do vì sao bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng ra đời nhằm lưu trữ thông tin và đưa ra <br />
những đánh giá sát sao về ứng viên tại thời điểm phỏng vấn, đồng thời hữu ích cho <br />
các nhà chuyên môn ngồi lại để đưa ra quyết định sau này. <br />
Bảng đánh giá năng lực ứng viên là gì? <br />
<br />
Bảng đánh giá năng lực ứng viên là một biểu mẫu lập sẵn theo cấu trúc từng phần của <br />
buổi phỏng vấn, được thiết kế hợp lý giúp nhà tuyển dụng có thể ghi chép nhanh về ứng <br />
viên của mình. Mỗi một biểu mẫu tương đương cho một ứng viên và có phần chấm <br />
điểm nhanh bên cạnh phần ghi chú để nhà tuyển dụng có thể đưa ra những thông số <br />
nhanh gọn và chính xác nhất. <br />
Ưu, nhược điểm của bảng đánh giá năng lực ứng viên <br />
<br />
1. Ưu điểm <br />
<br />
Việc sử dụng biểu mẫu đánh giá năng lực ứng viên tuyển dụng có thể đem lại rất nhiều <br />
lợi ích như: <br />
Giữ sự tập trung: Khi đã có một danh sách các tiêu chí và cách thức thực hiện, bạn <br />
chỉ cần triển khai tới nhân viên toàn bộ phận HR theo đúng kế hoạch. Việc biết <br />
trước mình cần tìm kiếm điều gì ở ứng viên và việc không phải ứng biến nhiều sẽ <br />
giúp bạn và ban phỏng vấn tập trung vào quá trình phỏng vấn hơn. <br />
Tạo sự minh bạch: Khi nghe ứng viên trả lời, chắc hẳn ban phỏng vấn sẽ đưa ra <br />
những đánh giá tại đúng thời điểm nhất, mà đến lúc ngồi lại bàn bạc họ sẽ không <br />
còn cảm quan đó nữa. Việc nhanh chóng ghi lại các chi tiết ấn tượng, đánh giá kèm <br />
theo số điểm sẽ giúp quá trình sàng lọc nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn. <br />
Tạo sự công bằng: Mọi ứng viên đều được đánh giá trên thang điểm cố định, mọi <br />
thành viên trong ban phỏng vấn đều chấm trên bảng biểu với cùng tiêu chí đó, giúp <br />
sự công bằng sẽ được đảm bảo hơn. <br />
Cải thiện năng lực của quản lý nhân sự: Bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng phải <br />
được xây dựng dựa trên mô tả công việc và khung năng lực cho từng vị trí. Việc này <br />
buộc nhà quản lý phải đào sâu và nghiên cứu để khai thác hết các thông tin phục vụ <br />
cho chiến dịch tuyển dụng điều này phần nào sẽ giúp nâng cao năng lực quản trị. <br />
Cải thiện làm việc nhóm trong bộ phận Nhân sự: Đây là lúc khi ban đại <br />
diện phỏng vấn ngồi lại với nhau để đưa ra quyết định. Sẽ có những tranh cãi xảy ra <br />
nhưng nó sẽ không quá to tát nếu bạn đã chuẩn bị sẵn bảng đánh giá rõ ràng để làm <br />
căn cứ cho mọi lời giải thích. <br />
2. Nhược điểm <br />
<br />
Cũng có một vài lý do có thể khiến nhiều nhà tuyển dụng không lựa chọn bảng đánh giá <br />
ứng viên: <br />
Hạn chế sự tương tác, tiếp xúc giữa nhà tuyển dụng và ứng viên: Khi mà phải <br />
chăm chăm chấm điểm và ghi chép, thật khó để người phỏng vấn giữ được tương <br />
tác nhiều với ứng viên. Tương tác ở đây thường là chỉ tương tác về giao tiếp và cử <br />
chỉ nhìn. <br />
<br />
Mất tự nhiên: Nhiều khi ban phỏng vấn dành quá nhiều thời gian cho ghi chép và <br />
khi ngẩng đầu lên thì ứng viên đã trả lời xong rồi. Sau đó, họ sẽ phải nhìn một cách <br />
trực tiếp vào tờ giấy để xem câu hỏi tiếp theo là gì. Đây là những sự cố hi hữu không <br />
mong đợi. <br />
<br />
Mất thời gian và công sức: Đối với những kế hoạch tuyển dụng có KPI lớn, sẽ <br />
mất thời gian cho HR khi phải vừa phỏng vấn, thu thập các thông tin, ghi chép, đánh <br />
giá, vừa nhắc nhở, thuyết phục các trưởng bộ phận chuyên môn. <br />
Có một cách hữu hiệu để giải quyết các khó khăn trên là phân chia nhiệm vụ phỏng vấn. <br />
Người trưởng phòng chuyên môn sẽ có công việc phỏng vấn và đánh giá về chuyên môn <br />
của các ứng viên. Bạn trưởng phòng nhân sự sẽ giám sát và xem xét tính cách của ứng <br />
viên này. Cuối cùng, mỗi buổi phỏng vấn sẽ có một thư ký giúp 2 người tổng hợp lại ghi <br />
chép để chuẩn bị cho cuộc thảo luận. <br />
<br />
<br />
Tiêu chí cho một bảng đánh giá ứng viên hiệu quả <br />
<br />
Do các bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng sẽ khác nhau ở mỗi doanh nghiệp và từng vị <br />
trí nên việc đưa ra một mẫu chung sẽ không hợp lý. Vì vậy, bài viết này sẽ đưa ra các <br />
tiêu chí ứng viên chi tiết để những nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ và đánh giá chất lượng <br />
trước, rồi sau đó sẽ cung cấp một bảng biểu mẫu tham khảo. <br />
Một bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng có những tiêu chí sau: <br />
1. Đưa ra các tiêu chí đánh giá cho từng vị trí cần tuyển dụng <br />
<br />
Việc đầu tiên và quan trọng nhất là liệt kê được các tiêu chí để đánh giá ứng viên dựa <br />
trên mô tả công việc của từng vị trí. Một cách phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là sử <br />
dụng bộ khung năng lực, trong đó bao gồm các năng lực cần có và các mức độ biểu hiện. <br />
Ở một số mẫu khung năng lực còn có kèm cả bộ câu hỏi kiểm tra năng lực để bạn sử <br />
dụng. <br />
2. Bộ câu hỏi về chuyên môn nghiệp vụ <br />
<br />
Sau khi xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, giờ là lúc bạn bắt tay xây dựng bộ câu hỏi phỏng <br />
vấn. Với câu hỏi chuyên môn nghiệp vụ, đây là công việc của trưởng bộ phận quản lý vị <br />
trí cần tuyển. Họ là người am hiểu nghiệp vụ nhất và hiểu đâu là điều cần thiết cho <br />
công việc của họ. Những người trưởng bộ phận này sẽ đưa ra những câu hỏi liên quan <br />
đến chuyên môn của ứng viên và bên Nhân sự có trách nhiệm tổng hợp chúng. <br />
3. Bộ câu hỏi về tính cách và thái độ <br />
<br />
Đây là công việc của phòng Nhân sự để giúp họ đánh giá độ phù hợp với văn hóa của <br />
doanh nghiệp hay ước lượng thời gian hòa nhập với môi trường làm việc tại đây. Trong <br />
một số trường hợp, đó hoàn toàn có thể là yếu tố quyết định với việc tuyển dụng. <br />
4. Các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ <br />
<br />
Hiện nay tiêu chí về bằng cấp, chứng chỉ có thể không quá bắt buộc như ngày trước. Tuy <br />
nhiên, điều đó không có nghĩa là bằng cấp hay chứng chỉ không quan trọng, đặc biệt đối <br />
với những vị trí yêu cầu chuyên môn cao như kế toán, giáo viên,... <br />
5. Đánh giá ứng viên dựa trên các tiêu chí tuyển dụng <br />
<br />
Ở bước cuối cùng này, bạn nên dành thời gian để đánh giá tổng thể về ứng viên của <br />
mình. Những đánh giá quý báu này có thể giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về ứng viên <br />
và so sánh khách quan hơn giữa các ứng viên, để từ đó đưa ra các quyết định.<br />
Mẫu đánh giá ứng viên tuyển dụng <br />
<br />
Dưới đây là một mẫu đánh giá ứng viên tuyển dụng đã bao gồm các tiêu chí cũng như <br />
thành phần đầy đủ, chuẩn hoá: <br />
Mẫu đánh giá ứng viên tuyển dụng được chuẩn hoá<br />